Các nội dung chất vấn của Đbqh liên quan đến 13/22 lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành: Văn hóa cơ sở: 18 nội dung; Di sản văn hóa: 14 nội dung; Du lịch: 13 nội dung; Thể dục thể thao: 10 nội dung



tải về 258.25 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu31.10.2017
Kích258.25 Kb.
#33944
1   2   3

TT

Năm

NSSN 

ĐTPT

Tổng cộng

Tổng số di tích

Tổng kinh phí
(
triệu đồng)

NSSN

ĐTPT

Tổng số

1

2012

118.900

316.000

231

100

331

434.900

2

2013

119.000

234.600

210

95

305

353.600

3

2104

35.000

101.600

178

66

244

136.600

4

2015 (DK)

301.000

400.000

180

111

291

701.000

Tổng cộng

573.900

1.052.200

799

372

1.171

1.626.100

6. Chấn chỉnh hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật

Nhằm chấn chỉnh những bất cập trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trương tăng cường công tác quản lý, trước hết là xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Ngày 16/4/2012, Bộ đã ban hành Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL về việc “chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” và quán triệt sâu rộng đến các cấp ngành, các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Đồng thời gửi văn bản đến các cơ quan gồm Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trên toàn quốc đề nghị phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, nhằm chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Chỉ đạo các cơ quan Thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch trên toàn quốc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, nhằm đảm bảo các chương trình tuân thủ đúng quy định của pháp luật, những trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định.

Ngày 05/10/2012, Bộ đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Ngày 28/01/2013, Bộ đã ban hành Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với những chế tài mạnh để xử lý và ngăn chặn sai phạm.

Cùng với việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy, Bộ đã chỉ đạo tổ chức tốt các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật, khuyến khích các nhà sản xuất tìm tòi sáng tạo nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, trước hết là các đài truyền hình, các cơ quan thông tin đại chúng... đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm định hướng ý thức hưởng thụ nghệ thuật lành mạnh cho công chúng khán giả, đặc biệt trong lớp trẻ, tạo dư luận xã hội mạnh mẽ phản đối, bài trừ những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng như trong sản xuất, phát hành băng đĩa ca nhạc.

Đến nay, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đã có nhiều thay đổi tích cực. Các hành vi sai phạm đã giảm rất nhiều so với các năm trước. Một số hành vi sai phạm đều được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật như: Công ty TNHH Quốc tế Thời trang Vệ Nữ tổ chức chương trình “Đêm hội chân dài 7 - Giấc mơ xa hoa” có hành vi vi phạm, đã bị xử phạt số tiền 35 triệu đồng, đồng thời Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu không cấp phép và hạn chế tối đa hoạt động biểu diễn của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh; Công ty Thanh Phong quảng cáo, tổ chức không đúng nội dung chương trình biểu diễn tại Bến Tre đã bị rút giấy phép tổ chức biểu diễn; rút giấy phép tổ chức cuộc thi Nữ hoàng biển Việt Nam 2013 tại Khánh Hòa do Công ty TNHH Quảng cáo Truyền thông Rồng Việt tổ chức; Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội xử phạt ông Ngọc Đại về các hành vi sai phạm trong việc sản xuất, phát hành CD “Thằng Mõ 1” mức phạt là 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) và yêu cầu thu hồi, không tiếp tục phát tán ra thị trường; Cục Nghệ thuật biểu diễn có Công văn không cấp phép cho các nghệ sĩ hải ngoại tham gia chương trình ASIA 71 về Việt Nam tham gia biểu diễn nghệ thuật...

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý nhà nước, yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, kiên quyết xử lý và ngăn chặn các sai phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn để đảm bảo hoạt động này tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, tạo môi trường nghệ thuật lành mạnh, cụ thể:

- Tăng cường công tác tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Ban hành theo thẩm quyền Đề án cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; Thông tư quy định chi tiết việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Báo cáo Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội đưa dự án Luật Nghệ thuật biểu diễn vào chương trình xây dựng Luật trong nhiệm kỳ tới.

- Tiếp tục đôn đốc các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghiêm Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ, Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL ngày 16/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Tiếp tục phối hợp và đề nghị với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Đài Truyền hình, Đài phát thanh có sự kiểm duyệt chặt chẽ đối với các chương trình nghệ thuật thu, phát trên sóng truyền hình, truyền thanh, trên mạng internet để xây dựng các tác phẩm, các chương trình nghệ thuật có nội dung, hình ảnh, tư tưởng tốt.

- Thường xuyên nhắc nhở các địa phương kiểm duyệt chương trình chặt chẽ, thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục tiếp nhận và tổ chức biểu diễn như ghi trong hồ sơ cấp phép. Tăng cường công tác hậu kiểm tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa do khán giả ít có thông tin.

- Chỉ đạo Thanh tra Ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật gây phản tác dụng trong việc giáo dục thẩm mỹ cũng như giáo dục đạo đức công dân.



7. Tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu trong hoạt động lễ hội

a) Về lễ hội

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng được diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội ở mọi thời kỳ. Theo thống kê sơ bộ, nước ta có gần 8000 lễ hội lớn, nhỏ, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài và 40 lễ hội khác. Lễ hội là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ sáng tạo văn hóa của nhân dân.

Biện pháp quản lý:

- Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật, như: Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12/01/1998; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Chính phủ; Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản chỉ đạo như Chỉ thị số 265/CT-BVHTTDL ngày 18/12/2012 về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội; Chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL ngày 15/01/2013 về việc tổ chức đón Tết Nguyên Đán Quý Tỵ năm 2013; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội...

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các tỉnh/thành điều chỉnh kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với tình hình kinh tế địa phương theo hướng: rà soát tổ chức lễ hội có quy mô lớn 5 năm/lần, tổ chức lễ hội tiết kiệm, văn minh, xây dựng nếp sống văn minh trong sinh hoạt lễ hội, nâng cao chất lượng lễ hội.



b) Về bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu trong lễ hội

Lễ hội là hoạt động tín ngưỡng tâm linh, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong sinh hoạt tín ngưỡng hiện nay, một số lễ hội còn một số hoạt động biến tướng tồn tại như: lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan như bói toán, xóc thẻ, giải thẻ thu tiền, xem tướng, khấn thuê...

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội quy định cụ thể: “Tổ chức cá nhân khi tổ chức lễ hội phải tuân thủ nguyên tắc: Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan” đồng thời chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội các cấp cần chấn chỉnh giải quyết triệt để hoạt động này, tuy nhiên các hiện tượng này vẫn hoạt động lén lút không dám công khai.

Nguyên nhân:

- Một số Ban tổ chức lễ hội còn buông lỏng quản lý, né tránh thiếu nhắc nhở chủ thể hoạt động này.

- Ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín khó phân biệt, một bộ phận nhân dân vẫn còn niềm tin “thái quá” vào các hoạt động tín ngưỡng dẫn đến xuất hiện xu thế có cung, có cầu “có người tin nên có người xem”.

- Giáo dục thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động văn hóa tín ngưỡng còn yếu.

- Chế tài xử lý chưa đủ mạnh

Biện pháp chấn chỉnh:

- Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa lễ hội tại các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự.

- Tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm triệt để

- Tổ chức các chương trình hoạt động hội phong phú “lấy cái tốt dẹp cái xấu”, xây dựng nếp sống văn hóa kết hợp chống các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong lễ hội.

Để chuẩn bị cho mùa lễ hội 2014, hiện nay, Bộ VHTTDL đang xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại các địa phương công tác chuẩn bị trước khi tổ chức lễ hội và công tác tổ chức lễ hội năm 2014. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề cụ thể như: việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND các cấp và Sở VHTTDL các địa phương về lễ hội, thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức, các tiểu ban, nội dung phần lễ và phần hội của lễ hội, phương án đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường, bố trí nơi trông giữ phương tiện giao thông, bố trí hàng quán dịch vụ, đặt hòm công đức, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, thu gom tiền lễ nơi thờ tự.

8. Về củng cố hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở

a) Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở

Hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở có vai trò, vị trí quan trọng trong tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức tốt các hoạt động tại chỗ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; hướng dẫn, tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Hoạt động của các Trung tâm Văn hóa-Thể thao đang từng bước được mở rộng, đa dạng và phong phú, nội dung chương trình hoạt động ngày càng tinh, gọn, thiết thực và phù hợp hơn với nhu cầu của đông đảo người tham gia. Đặc biệt các lớp học và các câu lạc bộ sở thích đã nhanh nhạy, bắt kịp với những thay đổi thị hiếu của xã hội.

- Một số hạn chế hiện nay:

Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, xuống cấp. Quy hoạch quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, một số địa phương quỹ đất dành cho thiết chế văn hóa, thể thao đang mất dần để nhường chỗ cho các công trình đô thị khác, vị trí cách xa dần các khu trung tâm và khu dân cư.

Đội ngũ cán bộ của các Trung tâm Văn hóa-Thể thao vẫn còn yếu về năng lực và chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều nơi vẫn sử dụng cán bộ trái ngành trái nghề. Cán bộ văn hóa ở các Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã và ở thôn, làng, ấp, bản chưa thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều lúng túng. Việc xã hội hóa hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao đang có nguy cơ bị lạm dụng dẫn đến mất thiết chế văn hóa-thể thao.

b) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở

b1) Về Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật

- Tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020”.

- Đầu tư phát triển thiết chế văn hoá-thể thao phải đồng bộ cả về cơ sở vật chất, thiết bị hoạt động, không dàn trải, phù hợp với đặc thù vùng, miền, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá, luyện tâp thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân.

- Cải tạo, nâng cấp các Trung tâm Văn hóa-Thể thao hiện có, trang bị thêm những trang thiết bị phục vụ hoạt động, thay thế những trang thiết bị cũ lạc hậu, duy tu, sửa chữa công trình theo định kỳ.

- Nguồn vốn đầu tư:

Đối với các Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh, Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp huyện và cấp xã, Nhà nước đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị phương tiện chuyên dùng. Ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội; kinh phí duy trì bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với Nhà Văn hóa-Khu Thể thao ở thôn, làng, ấp, bản, ngân sách địa phương có thể hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động tùy theo khả năng của địa phương. Với những vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số nghèo, vùng sâu, vùng xa, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và hỗ trợ một phần chi phí hoạt động.

Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội, các tổ chức phi chính phủ và nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và xây dựng quỹ để duy trì hoạt động thường xuyên của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư liên kết tổ chức các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trong các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật.



b.2) Về đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ

Các địa phương căn cứ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ văn hóa, thể thao được quy định đối với từng cấp để lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở.



b.3) Về quản lý nhà nước

Một là: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, chế độ, chính sách đối với cán bộ hoạt động văn hóa thể thao cơ sở

- Ban hành các chính sách nhằm khuyến khích xã hội hóa trong huy động nguồn lực để xây dựng các thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở.

- Bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách về lương, chế độ thù lao công tác đối với đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao ở cơ sở.

- Xây dựng chính sách ưu tiên hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở ở vùng miền núi, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo tôn giáo.

- Khuyến khích Trung tâm Văn hóa-Thể thao các cấp được quyền tự chủ, tự trang trải kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp với việc tổ chức các hoạt động dịch vụ công phù hợp với lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật.

Hai là: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030”.

- Tổ chức thực hiện tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh viên chức trong hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ đối với các thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở.

- Tổ chức việc công nhận thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở đạt chuẩn, làm cơ sở cho việc quy hoạch đầu tư xây dựng.

- Tập huấn nâng cao và cập nhật các kiến thức về quản lý và kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng.



b.4) Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa, thể thao, gắn với thực tiễn đời sống xã hội và nhu cầu người dân; đưa các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ vào nề nếp, theo hướng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa; tổ chức tốt các hoạt động tại chỗ; tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ và đưa các hoạt động văn hóa, thể thao về cơ sở.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng, miền, các nhóm đối tượng và lứa tuổi như người cao tuổi, trẻ em; đặc biệt là thu hút những người có tài năng nghệ thuật và có nghề làm cộng tác viên trong các hoạt động của thiết chế văn hoá, thể thao.

- Hiện nay nhiều thiết chế văn hoá-thể thao tổ chức hoạt động còn yếu, hiệu quả sử dụng còn thấp. Cần phải đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao ở cơ sở gắn với mở rộng dịch vụ và thị trường.

- Chú trọng phát triển nhiều loại hình hoạt động, học tập phục vụ cộng đồng.

9. Về thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành luôn được chú trọng và tiến hành thường xuyên, đạt hiệu quả tốt.

Riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, Thanh tra Bộ đã tiến hành 113 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch, phòng chống tệ nạn mại dâm đối với 326 tổ chức và cá nhân. Nổi bật là đã kiểm tra lễ hội tại 60 di tích lớn thuộc 21 tỉnh, thành phố trọng điểm, qua đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hành vi vi phạm các quy định, góp phần làm cho các lễ hội diễn ra năm 2013 cơ bản là tốt, hạn chế được hành vi mê tín dị đoan, an ninh trật tự được đảm bảo, an toàn; kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại 10 tỉnh thành phố, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động này; kiểm tra các hoạt động triển lãm, công tác quản lý nhà nước về gia đình, kiểm tra việc sử dụng phần mềm máy tính tại 60 doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra hơn 20 cuộc đối với hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú khách du lịch, môi trường tại điểm du lịch, khu du lịch; thanh tra kiểm tra hơn 10 giải thể thao, dịch vụ thể dục thể thao, công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ... Đã ban hành 128 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 128 tổ chức và cá nhân, số tiền xử phạt là: 2.170.000.000 đồng.

Thanh tra các Sở VHTTDL đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 8.118 lượt, phát hiện 2.125 cơ sở vi phạm; phạt cảnh cáo 30 cơ sở, thu giữ 110.959 băng đĩa vi phạm, 512 đĩa có nội dung đồi trụy, 105 sách có nội dung mê tín, 332 đầu máy tivi, karaoke, 505 âm ly, 73 máy đánh bạc. Đã xử phạt vi phạm hành chính hơn 18.421.175.000 đồng.

Theo kế hoạch năm 2014 và 2015, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được đẩy mạnh và tập trung, tăng cường vào một số lĩnh vực sau: lễ hội, nghệ thuật biểu diễn, trùng tu tôn tạo di tích, quyền tác giả quyền liên quan, kinh doanh dịch vụ văn hóa, điện ảnh, phòng, chống bạo lực gia đình; kinh doanh lưu trú, lữ hành, môi trường du lịch (trong đó kiểm tra và chấn chỉnh nạn chèo kéo khách, nâng giá, ép giá khách du lịch). Thanh tra, kiểm tra các giải thi đấu thể thao (chú trọng ngăn chặn, xử lý tình trạng bạo lực sân cỏ), kinh doanh dịch vụ thể thao.

B. NHÓM NHIỆM VỤ VỀ THỂ DỤC, THỂ THAO

1. Về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển rộng khắp phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, nhất là trong thanh niên, thiếu niên nhằm nâng cao thể chất con người Việt Nam và thành tích thi đấu tại các giải trong nước và quốc tế

Trong thời gian qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản, đề án liên quan đến cơ chế, chính sách, triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy phát triển thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, cụ thể:

- Đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010); Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 (Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011); Quy hoạch phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch cơ sở Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1752/QĐ-TTg); Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08/3/2013); Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao (Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg ngày 26/5/2008); Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu (Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011); Quyết định của Thủ tướng về một số chế độ, chính sách đặc thù cho vận động viên trọng điểm, tham dự Olympic... Bên cạnh đó, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các đề án tổ chức Đại hội thể thao quốc tế và Đại hội TDTT toàn quốc: Đề án tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016 tại Việt Nam (Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 28/01/2013); Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam; Đề án tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 (Quyết định số 670/QĐ-TTg, ngày 06/6/2012).

- Đã xây dựng, ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn chuyên môn của các cơ sở thể thao (Billiards & Snooker, thể dục thể hình, bơi, lặn, khiêu vũ thể thao, thể dục thẩm mỹ, Quyền Anh, Taekwondo, Lân Sư Rồng, Judo, Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông, Patin...).

- Tăng cường ký kết các thỏa thuận hợp tác với các quốc gia có nền thể thao phát triển. Từ năm 2007 đến nay đã ký thoả thuận hợp tác về lĩnh vực thể dục thể thao với 13 quốc gia: Cuba, Belarus, Tây Ban Nha, CHLB Đức, Angieri, Hungary, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Brunei, Singapore, Lào, Campuchia).

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng kết hợp với việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 năm 2014 (đến nay đã có 85% cấp xã, 30% cấp huyện đã tổ chức xong Đại hội, 03 địa phương đã tổ chức Đại hội cấp tỉnh).

- Chỉ đạo triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030: Chương trình 1 “Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam”; Chương trình 2 “Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan”; Chương trình 3 “Phát triển thể lực tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi”; Chương trình 4 “Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam”.

- Tập trung chuẩn bị lực lượng tham dự các đại hội thể thao quốc tế như SEA Games, ASIAD, Olympic và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thể giới; thành tích thể thao Việt Nam trong thời gian qua đã có sự tiến bộ rõ nét, khẳng định vị thế trong khu vực Đông Nam Á và bước đầu tiếp cận trình độ của châu lục và thế giới. Nhiều vận động viên ở một số môn Olympic như Điền kinh, Bơi lội, Bắn súng, Bắn cung, Cử tạ, Cầu lông, Cầu mây, Cờ vua, Cờ tướng, Đá cầu, Karatedo, Pencak Silat, Thể dục dụng cụ, Thể dục nhịp điệu, Vật, Vovinam, Xe đạp, Wushu… đã tiếp cận được trình độ châu lục và thế giới.

Kết quả tham dự các giải thể thao quốc tế 9 tháng đầu năm 2013: Thể thao Việt Nam giành được tổng số 260 HCV, 199 HCB, 174 HCĐ. Trong đó, có: 19 HCV, 24 HCB, 18 HCĐ thế giới; 27 HCV, 49HCB, 36 HCĐ Châu Á; 202 HCV, 119 HCB, 113 HCĐ Đông Nam Á; 12 HCV, 7HCB, 7 HCĐ các giải khác. Đặc biệt, đã thi đấu xuất sắc tại 03 Đại hội thể thao quốc tế: Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật Châu Á lần thứ 4 tại Hàn Quốc, Đại hội Thể thao thế giới tại Colombia và Đại hội thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2 tại Trung Quốc.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 258.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương