CÓ Ăng ten liền dùng chủ YẾu cho thoại tưƠng tự YÊu cầu kỹ thuậT



tải về 430.03 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích430.03 Kb.
#15957
1   2   3   4   5

5.2.3.3 Phương pháp đo

- Sơ đồ đo: như hình 15.





Hình 15. Sơ đồ đo độ chọn lọc kênh lân cận

- Tiến hành đo:

a) Đặt máy thu trong bộ ghép đo (mục A.6.)

Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với bộ ghép đo qua mạch phối hợp.

Tín hiệu mong muốn do bộ tạo tín hiệu A tạo ra sẽ có tần số bằng tần số danh định của máy thu và được điều chế đo kiểm bình thường A-M1 (xem mục 4.3.1.)

Tín hiệu không mong muốn do bộ tạo tín hiệu B tạo ra sẽ được điều chế với tín hiệu A-M3 (xem mục 4.3.1) và có tần số bằng tần số của kênh lân cận trên đối với tín hiệu mong muốn.

b) Đầu tiên, tắt bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn) nhưng vẫn duy trì trở kháng đầu ra.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn của bộ tạo tín hiệu A đến mức tương đương với mức giới hạn của độ nhạy trung bình của loại thiết bị được sử dụng, tính bằng cường độ trường (mục 5.2.1.2 và 5.2.1.5).

Điều chỉnh âm lượng của máy thu để có công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến, hoặc trong trường hợp điều chỉnh âm lượng từng nấc thì phải điều chỉnh đến nấc đầu tiên cho ra công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến.

c) Bật bộ tạo tín hiệu B để tạo tín hiệu không mong muốn.

d) Điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn của bộ tạo tín hiệu B cho đến khi:

- Mức ra của tín hiệu mong muốn giảm 3 dB, hoặc

- Tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu giảm đến 14 dB (với bộ lọc tạp âm thoại), không kể điều kiện nào xảy ra trước.

e) Ghi nhớ lại mức của tín hiệu không mong muốn.

f) Đối với mỗi kênh lân cận, độ chọn lọc được biểu thị như tỷ số giữa mức tín hiệu không mong muốn với mức tín hiệu mong muốn, tính bằng dB.

Sau đó chuyển đổi đơn vị này thành cường độ trường của tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu, tính bằng dBV/m.

Ghi lại giá trị này.

g) Thực hiện lại phép đo đối với tín hiệu không mong muốn tại tần số của kênh lân cận dưới của tín hiệu mong muốn.

h) Độ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị cần đo kiểm là giá trị thấp hơn trong 2 giá trị tính được ở bước f) đối với các kênh lân cận trên và dưới gần nhất với kênh thu.

i) Thực hiện lại phép đo trong điều kiện đo kiểm tới hạn (áp dụng đồng thời cả mục 4.2.4.1 và 4.2.4.2) với mức của tín hiệu không mong muốn được điều chỉnh tương đương với mức giới hạn độ nhạy khả dụng trung bình (trong điều kiện đo kiểm tới hạn) của loại thiết bị được đo kiểm, tính bằng cường độ trường (xem mục 5.2.1.2 và 5.2.1.5).



5.2.4 Triệt đáp ứng giả

Các đáp ứng giả có thể xảy ra tại tất các tần số trong phổ tần và yêu cầu của tiêu chuẩn này phải thoả mãn cho tất cả các tần số. Tuy nhiên, vì các lý do thực tế nên các phép đo phải được thực hiện như quy định trong tiêu chuẩn. Đặc biệt, phương pháp đo này không chủ định đo tất cả đáp ứng giả mà chỉ lựa chọn các đáp ứng giả có xác suất xuất hiện cao. Tuy nhiên, trong dải tần số giới hạn gần với tần số danh định của máy thu thì không thể xác định được xác suất đáp ứng giả, vì vậy cần thực hiện việc tìm kiếm trong dải tần số giới hạn này. Phương pháp này có mức độ tin cậy cao cho thiết bị thoả mãn các yêu cầu tại các tần số không được đo kiểm.

5.2.4.1 Định nghĩa

Triệt đáp ứng giả là khả năng của máy thu thu được tín hiệu mong muốn không vượt quá độ suy giảm chất lượng quy định do sự xuất hiện tín hiệu điều chế không mong muốn ở bất kỳ tần số khác mà có đáp ứng.

5.2.4.2 Giới hạn

Triệt đáp ứng giả của thiết bị phải đảm bảo để trong các điều kiện đo kiểm quy định, độ suy giảm chất lượng quy định không được vượt quá đối với các mức của tín hiệu không mong muốn lên tới:

- 75 dBV/m: cho các tín hiệu không mong muốn có tần số  68 MHz;

- (20 log10(f) + 38,3) dBV/m: cho các tín hiệu không mong muốn có tần số > 68 MHz;

Trong đó f là tần số tính bằng MHz.

5.2.4.3 Giới thiệu phương pháp đo

Để xác định những tần số có thể xảy ra đáp ứng giả, phải tiến hành các tính toán sau:

a) Tính dải tần giới hạn:

- "Dải tần giới hạn" được định nghĩa là tần số tín hiệu dao động nội (fLO) đưa vào bộ trộn thứ nhất của máy thu, cộng hoặc trừ đi tổng tần số trung tần (fI1...fIn) và 1/2 dải tần các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu, xem mục 4.

- Do đó, tần số fL của dải tần giới hạn là:



- Tính tần số nằm ngoài dải tần giới hạn:

- Việc tính toán những tần số mà nằm ngoài dải xác định ở bước a) có thể xảy ra đáp ứng giả, được thực hiện ở phần còn lại của dải tần đo kiểm, xem mục 5.2.4.6 d);

- Các tần số nằm ngoài dải tần giới hạn chính là các hài của tần số tín hiệu dao động nội fLO đưa vào bộ trộn thứ nhất của máy thu cộng hoặc trừ đi tần số trung tần thứ nhất (fI1) của máy thu;

- Do vậy, tần số của các đáp ứng giả này là:

* nfLO  fI1; trong đó n là số nguyên  2.

Để thực hiện tính các tần số của đáp ứng giả trước hết cần đo đáp ứng ảnh thứ nhất của máy thu.

Đối với các tính toán bước a) và bước b) ở trên, nhà sản xuất phải thông báo tần số của máy thu, tần số tín hiệu dao động nội fLo đưa vào bộ trộn thứ nhất trong máy thu, tần số trung tần (fi1...fin) và dải tần các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu.

5.2.4.4 Sơ đồ đo

1. Máy đo SINAD và bộ lọc tạp âm thoại.

2. Tải AF/ bộ phối âm.

3. Máy thu cần đo kiểm.

4. Ăng ten đo kiểm băng rộng.

5. Mạch phối hợp (chỉ dụng khi sử dụng 1 ăng ten).

6. Bộ tạo tín hiệu A.

7. Bộ tạo tín hiệu B.

8. Ăng ten đo kiểm cho tín hiệu mong muốn (xem mục 5.2.4.4 e))

Hình 16. Sơ đồ đo triệt đáp ứng giả

Tiến hành đo như sau:

a) Vị trí đo kiểm giống như để thực hiện phép đo độ nhạy khả dụng trung bình (mục 5.2.1);

b) Chiều cao của ăng ten đo kiểm băng rộng và hướng (góc) của thiết bị cần đo kiểm được đặt ở vị trí như mục 5.2.1.3 và 5.2.1.5;

c) Trong quá trình đo, cần thiết là công suất bức xạ phải lớn trong dải tần rộng, nhưng phải thận trọng để các tín hiệu không gây nhiễu đến các dịch vụ đang khai thác ở khu vực lân cận;

d) Trong trường hợp có sự phản xạ của mặt phẳng đất thì chiều cao của ăng ten đo kiểm băng rộng phải được thay đổi để tối ưu hoá sự phản xạ từ mặt phẳng đất. Điều này không thể tiến hành đồng thời cho cả hai tần số khác nhau.

Nếu sử dụng ăng ten phân cực đứng, sự phản xạ từ mặt phẳng đất có thể triệt dễ dàng bằng cách đặt một ăng ten đơn cực thích hợp trực tiếp trên mặt phẳng đất.

e) Trong trường hợp ăng ten đo kiểm băng rộng không bao trùm được dải tần cần thiết thì có thể sử dụng 2 ăng ten khác nhau ghép cho đủ để thay thế;

f) Thiết bị cần đo kiểm được đặt trên giá ở vị trí chuẩn (mục A.2) và theo hướng chuẩn như đã chỉ dẫn (mục 5.2.1.3 và 5.2.1.5).

5.2.4.5 Phương pháp khảo sát

Sử dụng sơ đồ đo ở mục 5.2.4.4, tiến hành khảo sát như sau:

a) Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với ăng ten đo kiểm băng rộng qua mạch phối hợp nếu thích hợp hoặc được thay thế bằng 2 ăng ten khác nhau như mục 5.2.4.4 e).

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A tạo ra có tần số bằng tần số danh định của máy thu và được điều chế đo kiểm bình thường A-M1 (mục 4.3.1).

Tín hiệu không mong muốn của bộ tạo tín hiệu B tạo ra được điều chế bởi tần số 400 Hz tại mức tạo ra độ lệch tần là 5 kHz.

b) Đầu tiên, tắt bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn), nhưng vẫn duy trì trở kháng đầu ra.

Điều chỉnh tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A đến mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình của loại thiết bị được đo kiểm, tính bằng cường độ trường và sử dụng thủ tục hiệu chuẩn trong mục 5.2.1.5.3 (xem mục 5.2.1.2 và mục 5.2.1.5)

c) Bật bộ tạo tín hiệu B để tạo tín hiệu không mong muốn.

Điều chỉnh mức của bộ tạo tín hiệu B để có được cường độ trường cao hơn giới hạn triệt đáp ứng giả được đo ở nơi thu (xem mục 5.2.4.2) ít nhất là 10 dB, thậm chí đối với một số vị trí đo kiểm, mức của tín hiệu không mong muốn biến đổi đáng kể theo tần số do có sự phản xạ của mặt đất.

Thay đổi tần số tín hiệu không mong muốn từng khoảng 10 kHz trong dải tần giới hạn (xem mục 5.2.4.3 a)) và trong các dải tần tính toán nằm ngoài dải tần này (xem mục 5.2.4.3 b)).

d) Quan sát tỷ số SINAD.

e) Nếu tỷ số SINAD lớn hơn 20 dB thì không phát hiện được ảnh hưởng của phát xạ giả và phép đo sẽ phải tiếp tục ở bước tần số tiếp theo.

f) Nếu tỷ số SINAD nhỏ hơn 20 dB thì giảm mức tín hiệu không mong muốn theo từng nấc 1 dB cho đến khi thu được tỷ số SINAD là 20 dB hoặc lớn hơn.

g) Trong trường hợp mặt sàn nhà có phản xạ, chiều cao ăng ten sẽ được thay đổi tương ứng tại từng thay đổi mức của tín hiệu không mong muốn để đạt được tỷ số SINAD bằng 20 dB hoặc lớn hơn.

Ăng ten đo kiểm có thể không cần điều chỉnh nếu sử dụng vị trí đo kiểm tại phòng không có phản xạ (mục A1.2) hoặc nếu loại bỏ hiệu quả sự phản xạ của mặt đất (xem 5.2.4.4 d)).

h) Trong quá trình khảo sát, nếu phát hiện bất kỳ đáp ứng giả cần ghi lại tần số, vị trí và chiều cao ăng ten để sử dụng cho những phép đo ở mục 5.2.4.6.

5.2.4.6 Phương pháp đo

Tại mỗi tần số phát hiện đáp ứng giả ở trong và ngoài dải tần giới hạn, tiến hành phép đo như sau:

a) Sơ đồ đo như mục 5.2.4.4.

Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với ăng ten đo kiểm băng rộng qua mạch phối hợp nếu thích hợp hoặc được thay thế bằng 2 ăng ten khác nhau như mục 5.2.4.4 e).

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A tạo ra có tần số bằng tần số danh định của máy thu và được điều chế đo kiểm bình thường A-M1 (mục 4.3.1).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B tạo ra được điều chế bởi tần số 400 Hz với độ lệch tần là 12% khoảng cách kênh (A-M3).

b) Đầu tiên, tắt bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn), nhưng vẫn duy trì trở kháng đầu ra.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A đến mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình (mục 5.2.1.5) của loại thiết bị được đo kiểm (mục 5.2.1.2), tính bằng cường độ trường tại vị trí máy thu.

Điều chỉnh âm lượng của máy thu để có công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến, hoặc trong trường hợp điều chỉnh âm lượng từng nấc thì phải điều chỉnh đến nấc đầu tiên cho ra công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến.

c) Bật bộ tạo tín hiệu B để tạo tín hiệu không mong muốn;

d) Quan sát tỷ số SINAD;

e) Điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi thu được tỷ lệ SINAD là 14 dB với bộ lọc tạp âm thoại.

Ghi nhớ lại mức tín hiệu không mong muốn.

f) Tần số của tín hiệu không mong muốn được tăng lên hoặc giảm xuống từng bước bằng 20% khoảng cách kênh và lặp lại bước e) cho đến khi tìm được mức thấp nhất.

Đối với mỗi tần số, triệt đáp ứng giả được biểu thị như mức dBV/m của cường độ trường tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu, tương ứng với giá trị thấp nhất ghi trong các bước e).

Ghi lại giá trị này.

g) Thực hiện lại phép đo ở tất cả các tần số phát hiện đáp ứng giả trong quá trình khảo sát của dải tần giới hạn, mục 5.2.4.3, và các tần số có đáp ứng giả còn lại được tính toán trong dải tần fRx/ 3,2 MHz hoặc 30 MHz, tần số cao hơn 3,2  fRx, trong đó fRx là tần số danh định của máy thu, vị trí và chiều cao ăng ten được ghi trong mục 5.2.4.5 h).

h) Triệt đáp ứng giả của thiết bị cần đo kiểm được biểu thị như mức dBV/m của cường độ trường tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu, tương ứng với giá trị thấp nhất ghi trong bước f).

5.2.5 Triệt đáp ứng xuyên điều chế

5.2.5.1 Định nghĩa

Triệt đáp ứng xuyên điều chế là số đo khả năng của máy thu thu được tín hiệu mong muốn đã điều chế không vượt quá độ suy giảm chất lượng quy định do sự xuất hiện của hai hay nhiều tín hiệu không mong muốn có mối quan hệ tần số đặc biệt với tần số tín hiệu mong muốn.

5.2.5.2 Giới hạn

Triệt đáp ứng xuyên điều chế của thiết bị phải đảm bảo để trong các điều kiện đo kiểm quy định, độ suy giảm chất lượng quy định không được vượt quá đối với các mức của tín hiệu không mong muốn lên tới:

- 70 dBV/m cho các tín hiệu không mong muốn có tần số  68 MHz;

- (20 log10(f) + 33,3) dBV/m cho các tín hiệu không mong muốn có tần số > 68 MHz;

Trong đó f là tần số tính bằng MHz.

5.2.5.3 Phương pháp đo

- Sơ đồ đo: như hình 17.





Hình 17. Sơ đồ đo triệt đáp ứng xuyên điều chế

- Tiến hành đo:

a) Đặt máy thu trong bộ ghép đo (mục A.6).

Nối ba bộ tạo tín hiệu A, B và C với bộ ghép đo thông qua qua mạch phối hợp.

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A tạo ra có tần số bằng tần số danh định của máy thu và được điều chế đo kiểm bình thường A-M1 (mục 4.3.1).

Tín hiệu không mong muốn thứ nhất từ bộ tạo tín hiệu B tạo ra, chưa điều chế được điều chỉnh đến tần số cao hơn tần số danh định của máy thu là 50 kHz.

Tín hiệu không mong muốn thứ hai từ bộ tạo tín hiệu C tạo ra, được điều chế bởi tín hiệu A-M3 (mục 4.3.1) và được điều chỉnh tới tần số cao hơn tần số danh định của máy thu 100 kHz.

b) Đầu tiên, tắt bộ tạo tín hiệu B và C (tín hiệu không mong muốn), nhưng vẫn duy trì trở kháng đầu ra.

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A đến mức tương đương mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình của loại thiết bị được đo kiểm, tính bằng cường độ trường (mục 5.2.1.2 và 5.2.1.5).

Điều chỉnh âm lượng của máy thu để có công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến, mục 4.3.8 hoặc trong trường hợp điều chỉnh âm lượng từng nấc thì phải điều chỉnh đến nấc đầu tiên cho ra công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến.

c) Bật hai bộ tạo tín hiệu B và C để tạo tín hiệu không mong muốn;

d) Duy trì và điều chỉnh mức của hai tín hiệu này cho đến khi tín hiệu không mong muốn gây ra:

- Mức ra của tín hiệu mong muốn giảm 3 dB, hoặc

- Tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu giảm đến 14 dB (với bộ lọc tạp âm thoại),

không kể điều kiện nào xảy ra trước.

e) Ghi nhớ lại mức của các tín hiệu không mong muốn.

f) Đối với mỗi cấu hình của các tín hiệu không mong muốn, độ triệt đáp ứng xuyên điều chế được biểu diễn như tỷ số, tính băng dB giữa mức tín hiệu không mong muốn và mức tín hiệu mong muốn.

Sau đó chuyển đổi đơn vị này thành cường độ trường của tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu, tính bằng dBV/m.

Ghi lại giá trị này.

g) Thực hiện lặp lại phép đo đối với tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B có tần số thấp hơn tín hiệu mong muốn là 50 kHz và tần số tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu C có tần số thấp hơn tín hiệu mong muốn là 100 kHz.

h) Độ triệt đáp ứng xuyên điều chế của thiết bị cần đo kiểm chính là mức thấp hơn trong hai giá trị ghi được trong bước f).

5.2.6 Nghẹt

5.2.6.1 Định nghĩa

Nghẹt là khả năng của máy thu thu được tín hiệu điều chế mong muốn không vượt quá suy giảm chất lượng quy định do có sự xuất hiện một tín hiệu không mong muốn ở tần số khác với tần số của đáp ứng giả hoặc kênh lân cận.

5.2.6.2 Giới hạn

Mức độ nghẹt đối với bất kỳ tần số nào nằm trong các dải tần số quy định phải:

-  89 dBV/m: cho các tín hiệu không mong muốn có tần số  68 MHz;

- (20 log10(f) + 52,3) dBV/m: cho các tín hiệu không mong muốn có tần số > 68 MHz;

Trong đó f là tần số tính bằng MHz.

5.2.6.3 Phương pháp đo

- Sơ đồ đo: như hình 18.



1 - Máy đo SINAD và bộ lọc tạp âm thoại.

2 - Tải HF/ bộ phối âm.

3 - Máy thu cần đo kiểm.

4 - Ăng ten đo kiểm băng rộng.

5 - Mạch phối hợp.

6 - Bộ tạo tín hiệu A.

7 - Bộ tạo tín hiệu B.



Hình 18. Sơ đồ đo nghẹt

Vị trí đo kiểm tương ứng với vị trí đo kiểm để đo độ nhạy khả dụng trung bình (mục 5.2.1)

Thiết bị cần đo kiểm được đặt trên giá ở vị trí tiêu chuẩn (xem mục A.2) và theo một hướng chuẩn (xem mục 5.2.1.3 k)).

- Tiến hành đo:

a) Nối hai bộ tạo tín hiệu A và B với ăng ten đo kiểm băng rộng qua mạch phối hợp.

Tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A tạo ra có tần số bằng tần số danh định của máy thu và được điều chế đo kiểm bình thường A-M1 (mục 4.3.1).

Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu B tạo ra không điều chế và có tần số cách tần số danh định của máy thu từ 1 đến 10 MHz .

Thực tế, phép đo được tiến hành ở những tín hiệu không mong muốn có tần số xấp xỉ bằng 1 MHz, 2 MHz, 5 MHz và 10 MHz, tránh những tần số tại đó đáp ứng giả xảy ra (xem mục 5.2.4).

b) Đầu tiên, tắt bộ tạo tín hiệu B (tín hiệu không mong muốn) (trong khi duy trì trở kháng đầu ra).

Điều chỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A đến mức tương đương mức giới hạn của độ nhạy khả dụng trung bình, tính bằng cường độ trường (mục 5.2.1.2 và 5.2.1.5).

Điều chỉnh âm lượng của máy thu để có công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến, hoặc trong trường hợp điều chỉnh âm lượng từng nấc thì phải điều chỉnh đến nấc đầu tiên có công suất ít nhất bằng 50% công suất ra biểu kiến.

c) Bật bộ tạo tín hiệu B để tạo tín hiệu không mong muốn;

d) Điều chỉnh mức của bộ tạo tín hiệu B cho đến khi tín hiệu không mong muốn gây ra:

- Mức ra của tín hiệu mong muốn giảm 3 dB, hoặc

- Tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu giảm đến 14 dB (với bộ lọc tạp âm thoại), không kể điều kiện nào xảy ra trước.

e) Ghi nhớ lại mức của các tín hiệu không mong muốn.

f) Đối với mỗi tần số, độ nghẹt được biểu thị như mức dBV/m của cường độ trường tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu.

Ghi lại giá trị này.

g) Thực hiện lại phép đo tại tất cả các tần số còn lại đã liệt kê trong bước a).

h) Độ nghẹt của thiết bị cần đo kiểm là cường độ trường của tín hiệu không mong muốn tại vị trí máy thu, tính bằng dBV/m, tương ứng với giá trị thấp nhất ghi trong bước f).



5.2.7 Bức xạ giả

5.2.7.1 Định nghĩa

Bức xạ giả từ máy thu là các thành phần bức xạ tại tần số bất kỳ do thiết bị và ăng ten phát ra.

Chúng được xác định như công suất bức xạ của bất tín hiệu rời rạc nào.

5.2.7.2 Giới hạn

Công suất của bất kỳ bức xạ giả nào cũng không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 8.



Bảng 8 - Thành phần bức xạ

Dải tần số

Từ 30 MHz đến 1GHz

Trên 1 GHz đến 12,75 GHz

Giới hạn

2,0 nW (-57,0 dBm)

20,0 nW (-47,0 dBm)

5.2.7.3 Phương pháp đo

- Sơ đồ đo: như hình 19.



1 - Máy thu cần đo kiểm

2 - Ăng ten đo kiểm

3 - máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần (máy thu đo)



Hình 19. Sơ đồ đo bức xạ giả

- Tiến hành đo:

a) Chọn vị trí đo kiểm phải đáp ứng được các yêu cầu của dải tần quy định trong phép đo.

- Ăng ten đo kiểm định hướng theo phân cực thẳng đứng và được nối với máy thu đo. Độ phân giải băng tần của máy thu đo phải là độ rộng băng tần nhỏ nhất khả dụng nhưng lớn hơn độ rộng phổ của thành phần bức xạ giả được đo. Cần chý ý để đạt được điều này khi độ rộng băng tần cao nhất tiếp theo gây nên sự gia tăng biên độ nhỏ hơn 1 dB. Điều kiện sử dụng khi đo phải ghi trong báo cáo đo kiểm.

b) Đặt máy thu cần đo kiểm trên giá đỡ ở vị trí chuẩn (xem mục A.2). Bất kỳ thành phần bức xạ giả nào trong dải tần số từ 30 MHz đến 4 GHz sẽ được ăng ten đo kiểm và máy thu đo phát hiện ra. Ngoài ra, đối với thiết bị hoạt động ở tần số trên 470 MHz thì phải thực hiện lại phép đo trong dải tần số từ 4 GHz đến 12,75 GHz.

Ghi lại tần số của từng thành phần bức xạ giả. Nếu vị trí đo kiểm bị nhiễu từ bức xạ bên ngoài thì thực hiện việc khảo sát định tính trong phòng có màn che và khoảng cách giữa máy thu và ăng ten đo kiểm được rút ngắn lại.

c) Tại mỗi tần số phát hiện thành phần bức xạ giả, điều chỉnh máy thu đo và hiệu chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp trong phạm vi độ cao quy định cho đến khi thu được mức tín hiệu cực đại trên máy thu đo.

d) Máy thu được xoay 3600 quanh trục thẳng đứng cho đến khi thu được tín hiệu cực đại cao hơn.

e) Điều chỉnh ăng ten đo kiểm một lần nữa trong phạm vi độ cao quy định đến khi thu được mức tín hiệu cực đại. Ghi lại mức này.

1 - Bộ tạo tín hiệu

2 - Ăng ten thay thế

3 - Ăng ten đo kiểm

4 - Máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần (máy thu đo)

Hình 20. Sơ đồ đo bức xạ giả sử dụng ăng ten thay thế

f) Sử dụng sơ đồ đo hình 20, ăng ten thay thế được thay vào vị trí ăng ten đo kiểm và cũng có cùng phân cực đứng. Nó được nối với bộ tạo tín hiệu.

g) Tại mỗi tần số phát hiện thành phần bức xạ giả, điều chỉnh bộ tạo tín hiệu và máy thu đo và điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp trong phạm vi quy định cho đến khi thu được mức tín hiệu cực đại trên máy thu đo.

Có thể không cần điều chỉnh ăng ten đo kiểm nếu phép đo tiến hành ở phòng đo không có phản xạ (mục A.1.2).

Ghi lại mức của bộ tạo tín hiệu mà tạo ra cùng mức tín hiệu trên máy thu đo như bước e). Giá trị này, sau khi được hiệu chỉnh thêm độ tăng ích của ăng ten và suy hao của cáp nối giữa máy phát và ăng ten thay thế, chính là thành phần bức xạ giả tại tần số này.

h) Thực hiện lặp lại phép đo từ bước b) đến bước g) đối với ăng ten đo kiểm có phân cực ngang.



6. Độ không đảm bảo đo

Độ không đảm bảo đo tuyệt đối: giá trị cực đại

Những qui định này có hiệu lực cho tần số đến 1 GHz đối với các tham số RF, trừ khi có chỉ định khác.

- Tần số RF < 1  10-7

- Công suất bức xạ RF < 6 dB

- Các thay đổi công suất RF dẫn khi sử dụng bộ ghép đo < 0,75 dB

- Độ lệch tần số lớn nhất

+ Từ 300 Hz đến 6 kHz < 5%

+ Từ 6 kHz đến 25 kHz <  3 dB

- Giới hạn độ lệch < 5%

- Công suất kênh lân cận < 5 dB

- Công suất ra âm tần < 0,5 dB

- Đặc tính biên độ của bộ giới hạn thu < 1,5 dB

- Độ nhạy tại 20 dB SINAD < 3 dB

- Phép đo 2-tín hiệu, hiệu lực đến 4 GHz

(sử dụng bộ ghép đo) < 4 dB

- Phép đo 2-tín hiệu sử dụng trường phát xạ < 6 dB

- Phép đo 3-tín hiệu (sử dụng bộ ghép đo) < 3 dB

- Phát xạ bức xạ của máy phát,

hiệu lực đến 12,75 GHz < 6 dB

- Phát xạ bức xạ của máy thu,

hiệu lực đến 12,75 GHz < 6 dB

- Thời gian quá độ của máy phát < 20 %

- Tần số quá độ của máy phát < 250 Hz

Đối với mỗi phương pháp thử, độ không đảm bảo đo được tính toán tương ứng với hệ số triển khai (hệ số phủ) k = 1,96 hoặc k = 2 (tạo ra các mức với độ tin cậy 95% hoặc 94,5% trong trường hợp các phân bố đặc tính hoá cho độ không đảm bảo đo thực tế là chuẩn (phân bố Gauss)).

Các giá trị đưa ra ở trên được dựa trên các hệ số triển khai như vậy.


PHỤ LỤC A

(Quy định)

CÁC PHÉP ĐO BỨC XẠ

A.1 CÁC VỊ TRÍ ĐO KIỂM VÀ SƠ ĐỒ CHUNG CHO CÁC PHÉP ĐO LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TRƯỜNG BỨC XẠ

Chúng ta có thể sử dụng một trong bốn vị trí đo kiểm dưới dây:



A.1.1 Vị trí đo kiểm ngoài trời

A.1.1.1 Mô tả

Khái niệm “ngoài trời” được hiểu theo quan điểm điện từ trường. Một vị trí đo kiểm như vậy có thể nằm thực sự ngoài trời hoặc ở vị trí các bức tường và trần nhà trong suốt đối với các sóng vô tuyến tại các tần số sử dụng.

Sử dụng vị trí đo kiểm ngoài trời để thực hiện các phép đo bức xạ trình bày trong mục 5.1 và mục 5.2. Các phép đo giá trị tuyệt đối và tương đối có thể thực hiện với máy phát hoặc máy thu; các phép đo giá trị tuyệt đối về cường độ trường yêu cầu cần hiệu chuẩn vị trí đo kiểm.

1: Thiết bị cần đo kiểm

2: Ăng ten đo kiểm

3: Bộ lọc thông cao

4: Máy phân tích phổ hoặc máy thu đo

Hình A.1. Sơ đồ đo cho vị trí đo kiểm ngoài trời

Cần đề phòng cẩn thận để đảm bảo rằng các phản xạ từ các vật bên ngoài, bên cạnh vị trí đo kiểm sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả đo kiểm, cụ thể như sau:

- Không có các vật dẫn điện bên cạnh vị trí đo kiểm với bất cứ kích thước nào vượt quá một phần tư bước sóng của tần số đo kiểm lớn nhất.

- Tất cả các cáp nối càng ngắn càng tốt; càng nhiều cáp được đặt trên mặt phẳng đất càng tốt hoặc tốt nhất là đặt thấp hơn mặt phẳng đất; và các cáp có trở kháng thấp cần được che chắn.



A.1.1.2 Thiết lập mối quan hệ giữa mức tín hiệu và cường độ trường

Tại một vị trí cụ thể, thủ tục này cho phép tạo ra cường độ trường biết được bằng cách nối bộ tạo tín hiệu với ăng ten đo kiểm. Điều này chỉ đúng tại một tần số cho trước đối với một phân cực cụ thể và tại vị trí chính xác của ăng ten đo kiểm.



1: Vôn kế chọn tần

2: Ăng ten thay thế

3: Ăng ten đo kiểm

4: Bộ tạo tín hiệu

Hình A.2. Sơ đồ đo

Tất cả thiết bị cần điều chỉnh tới tần số được sử dụng.

Ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế phải có phân cực giống nhau.

Ăng ten thay thế được nối vào vôn kế chọn tần để tạo thành một máy đo cường độ trường.

a) Điều chỉnh mức của bộ tạo tín hiệu để tạo ra cường độ trường theo yêu cầu hiển thị trên vôn kế chọn tần.

b) Điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp trong phạm vi độ cao quy định để cho đến khi vôn kế chọn tần thu được mức tín hiệu cực đại.

c) Điều chỉnh lại mức của bộ tạo tín hiệu để tạo ra cường độ trường theo yêu cầu hiển thị trên vôn kế chọn tần. Vậy có thể thiết lập được mối quan hệ giữa mức của bộ tạo tín hiệu và cường độ trường.

A.1.2 Phòng đo không có phản xạ

A.1.2.1 Yêu cầu chung

Phòng đo không có phản xạ là một phòng được che chắn tốt toàn bộ bên trong bằng các vật liệu hấp thụ tần số vô tuyến và mô phỏng một môi trường không gian tự do. Phòng này được chọn là vị trí để thực hiện các phép đo bức xạ được trình bày trong mục 5.1 và mục 5.2. Phép đo giá trị tuyệt đối và tương đối có thể thực hiện với máy phát hoặc máy thu. Phép đo tuyệt đối về cường độ trường yêu cầu cần hiệu chuẩn phòng không có phản xạ. ăng ten đo kiểm, thiết bị cần đo kiểm và ăng ten thay thế được sử dụng tương tự như tại vị trí đo kiểm ngoài trời, chỉ khác ở chỗ là chúng được đặt cùng độ cao cố định trên nền nhà.



A.1.2.2 Mô tả

Phòng đo không có phản xạ cần thoả mãn các yêu cầu về suy hao che chắn và suy hao phản xạ tường như trong hình A.3.

Hình A.4 minh hoạ một ví dụ về cách xây dựng một phòng không có phản xạ với diện tích mặt bằng là 5 m  10 m và có chiều cao là 5 m. Trần nhà và các bức tường được bao phủ bởi các vật liệu hấp thụ có dạng hình chóp có chiều cao xấp xỉ 1 m. Mặt nền được bao phủ bằng các vật liệu hấp thụ đặc biệt để có thể tạo thành một mặt phẳng nền. Kích thước bên trong còn lại của phòng là 3 m  8 m  3 m, vì vậy với khoảng cách đo cực đại 5 m và chỉ thực hiện được theo chiều dài của phòng. Các vật liệu hấp thụ trên nền nhà sẽ triệt các phản xạ của nền nhà, vì vậy không cần thay đổi độ cao ăng ten. Chúng ta có thể sử dụng phòng không có phản xạ với các kích thước khác nhau.

Tại tần số 100 MHz thì khoảng cách đo có thể kéo dài tối đa bằng hai lần bước sóng.





Hình A.3. Chỉ tiêu kỹ thuật đối với lớp che chắn và phản xạ

Mặt phẳng đất





Hình A.4. Phòng che chắn không có phản xạ cho các phép đo mô phỏng không gian tự do

A.1.2.3 Ảnh hưởng của phản xạ ký sinh

Đối với truyền dẫn không gian tự do trong trường xa thì mối quan hệ giữa cường độ trường E và khoảng cách R được tính bằng E = E0 (R0/R), trong đó E0 là cường độ trường chuẩn và R0 là khoảng cách chuẩn. Mối quan hệ này cho phép thực hiện các phép đo tương đối khi loại bỏ tất cả các hệ số trong tỷ số và không tính đến suy hao cáp, mất phối hợp ăng ten hoặc kích thước ăng ten.

Nếu lấy lôgarít phương trình ở trên thì độ lệch khỏi đường cong lý tưởng dễ dàng quan sát bởi vì sự tương quan lý tưởng của cường độ trường và khoảng cách biểu diễn như một đường thẳng. Độ lệch xảy ra trong thực nghiệm dễ dàng nhìn thấy. Phương pháp gián tiếp này cho thấy nhanh chóng và dễ dàng bất cứ nhiễu loạn nào do phản xạ gây ra và không khó bằng phương pháp đo trực tiếp suy hao phản xạ.

Với một phòng không có phản xạ có kích thược như ở trên thì tại các tần số thấp hơn 100 MHz không cần các điều kiện về trường xa, nhưng nếu các phản xạ của bức tường mạnh hơn thì cần thiết phải hiệu chuẩn cẩn thận. Trong dải tần số trung gian từ 100 MHz đến 1 GHz thì sự phụ thuộc cường độ trường vào khoảng cách phù hợp với cách tính. Tại tần số lớn hơn 1 GHz, do có nhiều phản xạ xảy ra nên sự phụ thuộc của cường độ trường vào khoảng cách sẽ không tương quan chặt chẽ với nhau.



A.1.2.4 Phương thức thực hiện

Phương thức thực hiện giống như đối với vị trí đo kiểm ngoài trời, khác biệt duy nhất là ăng ten đo kiểm không cần thiết phải lên cao và xuống thấp để tìm kiếm mức tín hiệu cực đại, điều này giúp là đơn giản hoá phép đo.



A.1.3 Sơ đồ đo với dây trần

A.1.3.1 Yêu cầu chung

Dây trần là một phương tiện ghép nối RF để ghép ăng ten liền của thiết bị với một kết cuối tần số vô tuyến 50 . Điều này cho phép thực hiện được các phép đo bức xạ mà không cần đặt tại vị trí đo kiểm ngoài trời nhưng chỉ trong một dải tần số giới hạn. Có thể thực hiện các phép đo giá trị tuyệt đối và tương đối; các phép đo giá trị tuyệt đối yêu cầu cần hiệu chuẩn sơ đồ đo với dây trần.



A.1.3.2 Mô tả

Dây trần được làm bằng ba tấm dẫn điện tốt có dạng như một phần dây truyền dẫn, cho phép thiết bị cần đo kiểm được đặt vào một trường điện kiểm soát được. Các tấm dẫn điện này phải đủ cứng để đỡ được thiết bị cần đo kiểm.

Dưới đây là hai ví dụ về đặc tính của dây trần

- Dải tần số sử dụng: MHz 1 đến 200 0,1 đến 4 000

- Giới hạn về kích thước thiết bị dài 200 mm 1 200 mm

(tính cả ăng ten): rộng 200 mm 1 200 mm

cao 250 mm 400 mm.

A.1.3.3 Hiệu chuẩn

Mục đích của hiệu chuẩn là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa điện áp cung cấp từ bộ tạo tín hiệu và cường độ trường tại khu vực đo kiểm được thiết kế bên trong dây trần tại bất kỳ tần số nào.



A.1.3.4 Phương thức thực hiện

Sơ đồ đo với dây trần có thể sử dụng cho tất cả các phép đo bức xạ trong dải tần hiệu chuẩn của nó.

Phương pháp đo giống như phương pháp đo tại vị trí đo kiểm ngoài trời với sự thay đổi sau: ổ cắm đầu vào của sơ đồ đo với dây trần được sử dụng thay cho ăng ten đo kiểm.

A.1.4 Vị trí đo kiểm trong nhà

A.1.4.1 Mô tả

Vị trí đo kiểm trong nhà là một vị trí được che chắn một phần, trong đó bức tường phía sau mẫu đo kiểm được phủ bằng vật liệu hấp thụ tần số vô tuyến và một gương phản xạ góc được sử dụng cùng với ăng ten đo kiểm. Vị trí này được sử dụng khi tần số của tín hiệu được đo lớn hơn 80 MHz.





Hình A.5. Sơ đồ vị trí đo trong nhà (trường hợp phân cực ngang)

Vị trí đo có thể là một phòng thử nghiệm với diện tích tối thiểu là 6 m  7 m và cao hơn 2,7 m.

Ngoài nhân viên và các thiết bị đo kiểm thì phòng càng trống càng tốt để tránh các vật gây ra hiện tượng phản xạ.

Các phản xạ tiềm tàng từ bức tường phía sau thiết bị cần đo kiểm được giảm bằng cách đặt một hàng rào vật liệu hấp thụ phía trước nó. Sử dụng gương phản xạ góc xung quanh ăng ten đo kiểm để làm giảm ảnh hưởng các phản xạ từ bức tường đối diện và từ sàn và trần nhà trong trường hợp các phép đo phân cực ngang. Đối với phần dưới của dải tần số (thấp hơn 175 MHz) không cần thiết có gương phản xạ góc và hàng rào hấp thụ. Thực tế, ăng ten nửa bước sóng như trong hình A.5 có thể được thay thế bằng ăng ten có độ dài cố định với điều kiện độ dài này nằm trong khoảng độ dài từ 1/4 đến 1 bước sóng của tần số phép đo và hệ thống đo phải đủ nhạy. Cũng giống như vậy khoảng cách nửa bước sóng có thể thay đổi.



A.1.4.2 Đo kiểm các phản xạ ký sinh

Để đảm bảo không có lỗi do đường truyền dẫn tới điểm mà tại đó xảy ra triệt pha giữa các tín hiệu trực tiếp và các tín hiệu phản xạ còn lại, ăng ten thay thế sẽ phải dịch chuyển trong khoảng  10 cm theo hướng của ăng ten đo kiểm cũng như theo hai hướng vuông góc với hướng trên.

Nếu việc thay đổi trong khoảng cách này gây ra sự thay đổi tín hiệu lớn hơn 2 dB thì mẫu đo kiểm cần thay đổi vị trí cho đến khi tìm được sự thay đổi nhỏ hơn 2 dB.

A.1.4.3 Phương thức thực hiện

Phương thức thực hiện giống như đối với vị trí đo kiểm ngoài trời, chỉ khác là ăng ten đo kiểm không cần thiết phải lên cao và xuống thấp để tìm kiếm mức tín hiệu cực đại, điều này giúp đơn giản hoá phép đo.




tải về 430.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương