CÓ Ăng ten liền dùng chủ YẾu cho thoại tưƠng tự YÊu cầu kỹ thuậT



tải về 430.03 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích430.03 Kb.
#15957
1   2   3   4   5

A.2 Vị trí chuẩn

Ngoại trừ sơ đồ đo với dây trần, vị trí chuẩn nằm trong các vị trí đo kiểm, đối với thiết bị không dùng để đeo bên người, kể cả thiết bị cầm tay sẽ được đặt trên mặt bàn không dẫn điện, cao 1,5 m, có khả năng xoay xung quanh trục thẳng đứng. Vị trí chuẩn của thiết bị như sau:

a) Đối với thiết bị có ăng ten liền thì nó sẽ được đặt tại vị trí gần nhất với cách sử dụng bình thường như nhà sản xuất quy định;

b) Đối với thiết bị có ăng ten ngoài cố định, ăng ten sẽ đặt theo phương thẳng đứng;

c) Đối với thiết bị có ăng ten ngoài không cố định, thiết bị đặt trên giá không dẫn điện và ăng ten sẽ được kéo ra theo phương thẳng đứng.

Đối với thiết bị được đeo bên người, thiết bị sẽ được đo kiểm bằng cách sử dụng người giả để trợ giúp.

Người giả gồm có một ống acrylic xoay được, đổ đầy nước muối và đặt trên mặt đất.

Ống này có kích thước như sau:

Cao 1,7 m  0,1 m

Đường kính trong 300 mm  5 mm

Bề dầy thành ống 5 mm  0,5 mm.

Ống sẽ đổ đầy nước muối (NaCl) pha theo tỷ lệ 1,5 g muối trên 1 lít nước cất.

Thiết bị sẽ được gắn cố định vào bề mặt người giả tại một vị trí cao thích hợp.

Chú ý: Để làm giảm khối lượng của người giả, cần sử dụng một ống khác có đường trong cực đại 220 mm.

Trong sơ đồ đo với dây trần, thiết bị cần đo kiểm hoặc ăng ten thay thế được đặt trong vùng đo kiểm thiết kế tại điểm hoạt động bình thường, tuỳ theo trường tạo ra và tất cả đặt trên một bệ làm bằng vật liệu điện môi thấp (hệ số điện mối nhỏ hơn 2).



A.3 Bộ phối âm

A.3.1 Yêu cầu chung

Khi thực hiện các phép đo bức xạ cho máy thu, điện áp đầu ra âm tần cần phải dẫn từ máy thu đến thiết bị đo mà không làm xáo trộn trường điện gần máy thu.

Việc xáo trộn này có thể tối thiểu hoá bằng cách sử dụng các dây có điện trở suất cao cùng với thiết bị đo kiểm có trở kháng đầu vào cao.

Khi không thể áp dụng trường hợp trên thì chúng ta sẽ sử dụng bộ phối âm.



Chú ý: Khi sử dụng bộ phối âm, cần cẩn thận để tạp âm xung quanh không làm ảnh hưởng đến kết quả đo kiểm.

A.3.2 Mô tả

Bộ phối âm bao gồm một cái phễu bằng chất dẻo, một ống dẫn âm thanh và một microphone có bộ khuếch đại phù hợp.

Ống dẫn âm thanh phải đủ dài (ví dụ 2 m) để có thể nối từ thiết bị cần đo kiểm đến microphone, ống này được đặt tại vị trí không làm ảnh hưởng đến trường RF. Ống dẫn âm thanh phải có đường kích trong khoảng 6 mm và có thành ống dày khoảng 1,5 mm và cần đủ độ dẻo để dễ dàng uốn được.

Phễu chất dẻo phải có đường kích xấp xỉ kích cỡ của chiếc loa trong thiết bị cần đo kiểm, phễu này có gioăng cao su mềm gắn vào gờ của nó, một đầu để nối với ống dẫn âm thanh còn đầu kia gắn với loa. Việc gắn cố định phần giữa của phễu vào một vị trí thích hợp của thiết bị cần đo kiểm là rất quan trọng bởi vì vị trí của phần giữa của phễu có ảnh hưởng lớn đến đáp ứng tần số sẽ được đo. Điều này có thể thực hiện được bằng cách đặt thiết bị vào gần một giá đỡ âm thanh do nhà sản xuất cung cấp trong đó phễu là một phần trong đó.

Microphone phải có đặc tính đáp ứng phẳng trong khoảng 1 dB trong dải tần từ 50 Hz đến 20 kHz, dải động tuyến tính ít nhất 50 dB. Độ nhạy của microphone và mức đầu ra âm tần của máy thu phải phù hợp để đo được tỷ số tín hiệu trên tạp âm lớn hơn 40 dB tại mức đầu ra âm tần danh định của thiết bị cần đo kiểm. Kích thước của microphone phải đủ nhỏ để có thể nối được với ống dẫn âm thanh.

A.3.3 Hiệu chuẩn

Mục đích của việc hiệu chuẩn bộ phối âm là để xác định tỷ số SINAD âm thanh, điều này tương đương với tỷ số SINAD tại đầu ra máy thu.





Hình A.6. Sơ đồ đo để hiệu chuẩn

a) Bộ phối âm sẽ được lắp ráp vào thiết bị, nếu cần thiết thì sử dụng bộ ghép đo. Cần nối điện trực tiếp đến các kết cuối từ các đầu ra của bộ chuyển đổi. Bộ tạo tín hiệu sẽ được nối với đầu vào máy thu (hoặc vào đầu vào của bộ ghép đo). Tín hiệu từ bộ tạo tín hiệu sẽ có tần số bằng tần số danh định của máy thu và được điều chế bằng phương pháp điều chế đo kiểm bình thường.

b) Nếu có thể, điều chỉnh âm lượng máy thu bằng ít nhất 50% công suất đầu ra âm tần biểu kiến và, trong trường hợp việc điều khiển âm lượng từng nấc, điều chỉnh đến nấc đầu tiên mà có công suất ít nhất bằng 50% công suất đầu ra âm tần biểu kiến.

c) Mức đầu vào của tín hiệu đo kiểm cần giảm cho đến khi thu được tỷ số SINAD điện là 20 dB, kết nối vào vị trí 1. Ghi lại mức đầu vào tín hiệu;

d) Với cùng mức đầu vào tín hiệu này, cần đo và ghi lại tỷ số SINAD tương đương âm thanh, kết nối vào vị trí 2;

e) Lặp lại các bước c) và d) đối với tỷ số SINAD điện là 14 dB, đo và ghi lại tỷ số SINAD tương đương âm thanh.



A.4 Ăng ten đo kiểm

Khi vị trí đo kiểm được sử dụng để thực hiện các phép đo bức xạ thì sử dụng ăng ten đo kiểm để phát hiện trường bức xạ cho cả hai ăng ten thay thế và mẫu cần đo kiểm. Khi vị trí đo kiểm được sử dụng cho phép đo các đặc tính của máy thu thì ăng ten này sử dụng như một ăng ten phát. ăng ten được gắn vào giá đỡ có khả năng giúp cho ăng ten sử dụng được trong cả phân cực ngang và phân cực đứng và chiều cao đặt ăng ten so với mặt đất có thể thay đổi trong phạm vi đã quy định. Tốt nhất là sử dụng các ăng ten có sự hướng dẫn rõ ràng. Kích thước của ăng ten đo kiểm dọc theo trục đo không được vượt quá 20% khoảng cách đo kiểm.



A.5 Ăng ten thay thế

Ăng ten thay thế được sử dụng để thay cho thiết bị cần đo kiểm. Đối với phép đo có tần số nhỏ hơn 1 GHz thì ăng ten thay thế phải là một ăng ten lưỡng cực nửa bước sóng cộng hưởng tại tần số đo kiểm, hoặc lưỡng cực ngắn hơn, được hiệu chuẩn tới lưỡng cực nửa bước sóng. Đối với phép đo có tần số 1 GHz đến 4 GHz thì có thể sử dụng ăng ten lưỡng cực nửa bước sóng hoặc ăng ten loa. Đối với các phép đo có tần số lớn hơn 4 GHz thì sử dụng ăng ten loa. Tâm của ăng ten này phải trùng với điểm chuẩn của mẫu đo kiểm mà nó thay thế. Điểm chuẩn này sẽ là tâm thể tích của mẫu đo khi ăng ten của nó được gắn bên trong vỏ máy, hoặc là điểm mà ăng ten ngoài được nối vào vỏ máy.

Khoảng cách giữa điểm thấp nhất của ăng ten lưỡng cực và đất phải không nhỏ hơn 30 cm.

Chú ý: độ tăng ích của ăng ten loa thông thường được biểu diễn tương ứng với một bộ bức xạ đẳng hướng.

A.6 Bộ ghép đo

A.6.1 Mô tả

Bộ ghép đo là một thiết bị ghép nối tần số vô tuyến kết hợp với thiết bị ăng ten liền trong việc ghép ăng ten liền với kết cuối tần số vô tuyến 50  tại tần số công tác của thiết bị cần đo kiểm. Điều này cho phép thực hiện các phép đo nào đó mà sử dụng các phương pháp đo dẫn. Chỉ có thể thực hiện các phép đo giá trị tương đối tại hoặc xấp xỉ các tần số mà bộ ghép đo đã được hiệu chuẩn.

Ngoài ra, bộ ghép đo phải cung cấp:

a) Một kết nối với một nguồn cung cấp điện ngoài;

b) Một giao diện âm tần hoặc bằng kết nối trực tiếp hoặc bằng một bộ phối âm.

Thông thường bộ ghép đo này do nhà sản xuất cung cấp.

Đặc tính chỉ tiêu chất lượng của bộ ghép đo cần tuân thủ những tham số cơ bản sau đây:

a) Suy hao ghép nối không vượt quá 30 dB;

b) Sự thay đổi suy hao kết nối qua dải tần số sử dụng trong phép đo không được vượt quá 2 dB;

c) Bộ phận mạch liên đới tới ghép nối RF phải không chứa các thiết bị tích cực hoặc phi tuyến;

d) VSWR tại chân cắm 50  không vượt quá 1,5 trong dải tần số phép đo;

e) Suy hao ghép nối không phụ thuộc vào vị trí của bộ ghép đo và cũng không bị ảnh hưởng bởi các vật và người xung quanh. Suy hao ghép nối sẽ thay đổi khi thiết bị cần đo kiểm được di chuyển và thay thế;

f) Suy hao ghép nối phải cơ bản được giữ nguyên khi có thay đổi về điều kiện môi trường.

Trong trường hợp các phép đo được thực hiện bởi bên thứ ba thì các đặc tính chỉ tiêu chất lượng của bộ ghép đo sẽ phải được chứng nhận bởi phòng thử nghiệm.

Các đặc tính và hiệu chuẩn phải được đưa vào báo cáo đo.

A.6.2 Hiệu chuẩn

Việc hiệu chuẩn bộ ghép đo sẽ thiết lập mối quan hệ giữa đầu ra của bộ tạo tín hiệu và cường độ trường đưa vào thiết bị bên trong bộ ghép đo.

Hiệu chuẩn chỉ có hiệu lực tại một tần số nào đó và một phân cực nào đó của trường chuẩn.

1) Tải AF/bộ phối âm

2) Hệ số méo/máy đo mức âm tần và bộ lọc tạp âm thoại



Hình A.7. Sơ đồ đo để hiệu chuẩn

a) Sử dụng phương pháp đo mô tả ở mục 5.2.1, đo độ nhạy, tính bằng cường độ trường và cần ghi lại giá trị của cường độ trường này tính bằng dBV/m và phân cực được sử dụng;

b) Bây giờ máy thu được đặt vào bộ ghép đo đã được kết nối với bộ tạo tín hiệu. Ghi lại mức của bộ tạo tín hiệu tạo ra một SINAD là 20 dB;

c) Việc hiệu chuẩn bộ ghép đo là quan hệ tuyến tính giữa cường độ trường tính bằng dBV/m và mức bộ tạo tín hiệu tính bằng dBV emf.



A.6.3 Phương thức thực hiện

Bộ ghép đo này có thể được sử dụng để trợ giúp thực hiện một số phép đo trong mục 5.1 và mục 5.2 cho thiết bị sử dụng ăng ten liền.

Bộ ghép đo được sử dụng để đo công suất sóng mang bức xạ và độ nhạy khả dụng biễu thị như các phép đo cường độ trường trong mục 5.1 và mục 5.2, có thể thực hiện phép đo trong điều kiện đo kiểm tới hạn.

Đối với các phép đo cho máy phát thì không cần hiệu chuẩn.

Đối với các phép đo cho máy thu thì yêu cầu phải hiệu chuẩn.

Để áp dụng được mức tín hiệu mong muốn quy định biểu diễn theo cường độ trường, cần chuyển đổi nó thành mức bộ tạo tín hiệu (emf) sử dụng hiệu chuẩn bộ ghép đo. Áp dụng giá trị này cho bộ tạo tín hiệu.


PHỤ LỤC B

(Quy định)

CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHO SƠ ĐỒ ĐO CÔNG SUẤT KÊNH LÂN CẬN

B.1 Chỉ tiêu kỹ thuật máy thu đo công suất

B.1.1 Yêu cầu chung

Máy thu đo công suất được sử dụng để đo công suất kênh lân cận của máy phát. Nó bao gồm bộ trộn, máy dao động ký, bộ lọc IF, bộ khuếch đại, bộ suy hao biến đổi và một máy chỉ thị mức như hình vẽ B.1.





Hình B.1. Máy thu đo công suất

Đặc tính kỹ thuật của máy thu đo công suất được trình bày ở các mục dưới đây:



B.1.2 Bộ lọc IF

Bộ lọc IF phải nằm trong giới hạn về các đặc tính chọn lọc cho trong hình B.2 dưới đây. Tuỳ thuộc vào khoảng cách kênh, các đặc tính chọn lọc phải giữ khoảng cách tần số và dung sai cho trong bảng B.1. Suy hao tối thiểu của bộ lọc nằm ngoài điểm suy hao 90 dB thì phải lớn hơn hoặc bằng 90 dB





Hình B.2. Các giới hạn về đặc tính chọn lọc

Chú ý: Một bộ lọc đối xứng có thể được sử dụng với điều kiện mỗi bên thoả mãn dung sai bé hơn và các điểm D2 được điều chỉnh đến đáp ứng -6 dB. Khi sử dụng bộ lọc không đối xứng máy thu cần được thiết kế để dung sai nhỏ được sử dụng gần với sóng mang.

Bảng B.1 - Đặc tính chọn lọc

Khoảng cách kênh,

kHz

Khoảng cách tần số của đường cong bộ lọc tính từ tần số trung tâm danh định của kênh lân cận, kHz

D1

D2

D3

D4

12,5

25


3

5


4,25

8,0


5,5

9,25


9,4

13,25


Phụ thuộc vào khoảng cách kênh, các điểm suy hao sẽ không được vượt quá các dung sai cho trong bảng B.2 và bảng B.3

Bảng B.2 - Các điểm suy hao gần với sóng mang

Khoảng cách kênh,

kHz

Dải dung sai, kHz

D1

D2

D3

D4

12,5

25


+ 1,35

+ 3,10


 0,1

 0,1


- 1,35

- 1,35


- 5,35

- 5,35


Bảng B.3 - Các điểm suy hao xa sóng mang

Khoảng cách kênh,

kHz

Dải dung sai, kHz

D1

D2

D3

D4

12,5

 2,0

 2,0

 2,0


+ 2,0

- 6,0

25

 3,5

 3,5

 3,5


+ 3,5

- 7,5


Suy hao tối thiểu của bộ lọc nằm ngoài điểm suy hao 90 dB sẽ lớn hơn hoặc bằng 90 dB.

Bảng B.4 - Độ dịch chuyển tần số

Khoảng cách kênh,

kHz

Độ rộng băng tần cần thiết quy định, kHz

Độ dịch chuyển khỏi điểm - 6 dB, kHz

12,5

25


8,5

16


8,25

17


Điều chỉnh máy thu đo công suất xa sóng mang, sao cho đáp ứng -6 dB gần nhất với tần số sóng mang máy phát được đặt tại vị trí dịch chuyển khỏi tần số sóng mang danh định cho trong bảng B.4.

B.1.3 Bộ dao động và bộ khuếch đại

Phép đo các tần số chuẩn và thiết lập tần số của bộ dao động nội phải nằm trong khoảng  50 Hz.

Bộ trộn, bộ dao động và bộ khuếch đại phải được thiết kế theo cách để phép đo công suất kênh lân cận của một nguồn tín hiệu đo kiểm chưa điều chế, có ảnh hưởng tạp âm không đáng kể đến kết quả đo kiểm, đưa ra giá trị đo được  -90 dB đối với khoảng cách kênh 25 kHz và  -80 dB đối với khoảng cách kênh là 12,5 kHz so với mức của nguồn tín hiệu đo kiểm.

Độ tuyến tính của bộ khuếch đại phải đảm bảo để một lỗi khi đọc nhỏ hơn 1,5 dB với sự thay đổi mức đầu vào là 100 dB.



B.1.4 Bộ chỉ thị suy hao

Bộ chỉ thị suy hao phải có dải tối thiểu là 80 dB và bước điều chỉnh 1 dB.



B.1.5 Bộ chỉ thị mức

Cần yêu cầu hai bộ chỉ thị mức để thực hiện phép đo mức điện áp rms và phép đo đột biến đỉnh.



B.1.5.1 Bộ chỉ thị mức rms

Bộ chỉ thị mức rms phải chỉ thị chính xác các tín hiệu không phải hình sin trong tỷ lệ 10:1 giữa giá trị đỉnh và giá trị rms



B.1.5.2 Bộ chỉ thị mức đỉnh

Bộ chỉ thị mức đỉnh phải chỉ thị chính xác và lưu giữ mức công suất đỉnh. Đối với phép đo công suất đột biến, độ rộng băng tần bộ chỉ thị sẽ phải lớn hơn hai lần khoảng cách kênh.

Máy dao động ký có nhớ hoặc máy phân tích phổ có thể được sử dụng như bộ chỉ thị mức đỉnh.
PHỤ LỤC C

(Quy định)

MINH HOẠ BẰNG HÌNH VẼ CHO VIỆC LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀ TẦN SỐ PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH ĐO KIỂM



Hình C.1



Hình C.2
PHỤ LỤC D

(Quy định)

BỘ PHÂN BIỆT ĐO KIỂM

D.1 Đặc tính của bộ phân biệt đo kiểm

Bộ phân biệt đo kiểm bao gồm một bộ trộn và bộ dao động nội (tần số phụ) để chuyển đổi tần số máy phát được đo thành tần số của bộ khuếch đại hạn chế băng rộng và bộ phân biệt băng rộng với đặc tính sau đây:

- Bộ phân biệt phải có độ nhạy và độ chính xác đủ để hoạt động được khi công suất sóng mang của máy phát thấp khoảng 1 mW;

- Bộ phân biệt phải đủ linh hoạt để hiển thị được độ lệch tần số (xấp xỉ bằng 100 kHz/100 s);



- Đầu ra bộ phân biệt phải được ghép dc.

tải về 430.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương