CÓ Ăng ten liền dùng chủ YẾu cho thoại tưƠng tự YÊu cầu kỹ thuậT



tải về 430.03 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích430.03 Kb.
#15957
1   2   3   4   5

5 Yêu cầu kỹ thuật

5.1 Tham số máy phát

5.1.1 Sai số tần số

5.1.1.1 Định nghĩa

Sai số tần số của máy phát là sự chênh lệch giữa tần số sóng mang chưa điều chế đo được với tần số danh định của máy phát.



5.1.1.2 Giới hạn

Trong các điều kiện bình thường, tới hạn hoặc bất kỳ điều kiện trung gian nào khác, sai số tần số không được vượt quá các giá trị cho ở bảng 1.

Trên thực tế, chỉ thực hiện các phép đo trong điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn như trình bày trong mục 5.1.1.3.

Bảng 1 - Sai số tần số

Khoảng cách kênh,

kHz

Giới hạn sai số tần số, kHz

Dưới 47 MHz

Từ 47 MHz đến 137 MHz

Trên 137 MHz đến 300 MHz

Trên 300 MHz đến 500 MHz

Trên 500 MHz đến 1000 MHz

25

± 0,60

± 1,35

± 2,00

± 2,00

± 2,50

(chú ý)


12,5

± 0,60

± 1,00

± 1,50

± 1,50

(chú ý)


Không xác định

Chú ý: Đối với các máy cầm tay có nguồn tích hợp, thì chỉ áp dụng giá trị trong bảng 1 cho dải nhiệt độ giới hạn từ 00C đến +300C. Tuy nhiên, ở điều kiện nhiệt độ tới hạn (mục 4.2.4.1) nằm ngoài dải nhiệt độ giới hạn ở trên thì áp dụng các giới hạn về sai số tần số sau:

±2,50 kHz: từ 300 MHz đến 500 MHz

±3,00 kHz: từ 500 MHz đến 1000 MHz


5.1.1.3 Phương pháp đo

- Sơ đồ đo: như hình 1.



Hình 1. Sơ đồ đo sai số tần số

- Tiến hành đo:

Đặt thiết bị cần đo kiểm trong bộ ghép đo (mục A.6), nối bộ ghép đo với ăng ten giả (mục 4.3.2). Đo tần số sóng mang khi chưa điều chế. Thực hiện phép đo trong điều kiện đo kiểm bình thường (mục 4.2.3) và điều kiện đo kiểm tới hạn (áp dụng đồng thời mục 4.2.4.1 và mục 4.2.4.2).



5.1.2 Công suất bức xạ hiệu dụng

Nhà quản lý có thể công bố giá trị cực đại về công suất bức xạ hiệu dụng cực đại của máy phát, đây có thể là điều kiện để cấp giấy phép chứng nhận.

Nếu thiết bị được thiết kế hoạt động với các công suất sóng mang khác nhau thì công suất bức xạ hiệu dụng cực đại biểu kiến tại mỗi mức hoặc dải các mức sẽ được nhà sản xuất công bố. Người sử dụng không thể can thiệp điều chỉnh thay đổi công suất này được.

Các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn này phải thoả mãn tất cả mức công suất của máy phát có thể hoạt động. Trên thực tế, chỉ thực hiện phép đo tại mức công suất cao nhất và thấp nhất của máy phát.

5.1.2.1 Định nghĩa

Công suất bức xạ hiệu dụng cực đại là công suất bức xạ hiệu dụng theo hướng cường độ trường cực đại tại điều kiện đo kiểm cụ thể khi chưa điều chế.

Công suất bức xạ hiệu dụng cực đại biểu kiến là công suất bức xạ hiệu dụng cực đại do nhà sản xuất công bố.

Công suất bức xạ hiệu dụng trung bình là giá trị trung bình của công suất bức xạ hiệu dụng được đo tại 8 hướng.

Công suất bức xạ hiệu dụng trung bình biểu kiến cũng do nhà sản xuất công bố.

5.1.2.2 Giới hạn

Công suất bức xạ hiệu dụng cực đại trong điều kiện đo kiểm bình thường sẽ nằm trong khoảng df tính từ công suất bức xạ hiệu dụng cực đại biểu kiến.

Công suất bức xạ hiệu dụng trung bình trong điều kiện đo kiểm bình thường cũng sẽ nằm trong khoảng df tính từ công suất bức xạ hiệu dụng trung bình biểu kiến.

Sai số đặc tính của thiết bị (±1,5 dB), kết hợp với độ không đảm bảo đo thực tế để tính df như sau:

Trong đó:

dm là độ không đảm bảo đo thực tế;

de là sai số cho phép của thiết bị (±1,5 dB);

df là sai số tổng;

Tất cả các giá trị phải được biểu diễn dưới dạng tuyến tính.

Sự biến đổi công suất do thay đổi nhiệt độ và điện áp trong phép đo tại điều kiện đo kiểm tới hạn sẽ nằm trong dải từ -3 dB đến +2 dB (thực hiện phép đo sử dụng bộ ghép đo).

Trong mọi trường hợp, độ không đảm bảo đo thực tế phải tuân thủ mục 6.

Hơn nữa, công suất bức xạ hiệu dụng cực đại phải không vượt quá giá trị cực đại quy định bởi nhà quản lý.

Ví dụ về tính toán df:

dm = 6 dB (giá trị có thể chấp nhận như đã đưa ra trong bảng các tham số độ không đảm bảo đo cực đại);

= 3,98 dưới dạng tuyến tính.

de = 1,5 dB (giá trị cố định cho tất cả các thiết bị đo kiểm);

= 1,41 dưới dạng tuyến tính.



= [3,89]2 + [1,41]2

vậy df = 4,22 dưới dạng tuyến tính, hay bằng 6,25 dB.

Tính toán này cho thấy rằng, trong trường hợp này df vượt 0,25 dB so với dm là độ không đảm bảo đo thực tế (6 dB).

5.1.2.3 Phương pháp đo

Phải thực hiện phép đo trong cả điều kiện đo kiểm bình thường (mục 4.2.3) và trong điều kiện đo kiểm tới hạn (áp dụng đồng thời mục 4.2.4.1 và 4.2.4.2).

5.1.2.3.1 Công suất bức xạ hiệu dụng cực đại trong điều kiện đo kiểm bình thường

Sơ đồ đo: như hình 2.

Vị trí đo kiểm



1- Máy phát cần đo kiểm

2- Ăng ten đo kiểm

3- Máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần (máy thu đo)



Hình 2. Sơ đồ đo trong điều kiện đo kiểm bình thường

- Tiến hành đo:

a) Vị trí đo kiểm phải đáp ứng các yêu cầu về dải tần số quy định của phép đo. ăng ten đo kiểm ban đầu được định hướng theo phân cực đứng trừ khi có chỉ dẫn khác.

Đặt máy phát cần đo kiểm tại vị trí chuẩn (mục A.2) và bật ở chế độ không điều chế.

b) Điều chỉnh máy thu đo đến tần số sóng mang của máy phát. Điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp trong phạm vi độ cao quy định cho đến khi máy thu đo thu được mức tín hiệu cực đại.

c) Máy phát sẽ được xoay 3600 quanh trục thẳng đứng cho đến khi tìm được hướng có tín hiệu cực đại.

d) Điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp một lần nữa trong phạm vi độ cao quy định cho đến khi thu được mức cực đại mới. Ghi lại mức này (mức cực đại này có thể thấp hơn giá trị có thể đạt được ở độ cao nằm ngoài giới hạn quy định).

Có thể không cần điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp nếu phép đo được thực hiện tại phòng đo không có phản xạ (mục A.1.2).

Vị trí đo kiểm

1 - Bộ tạo tín hiệu

2 - Ăng ten thay thế

3 - Ăng ten đo kiểm

4 - Máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần (máy thu đo)

Hình 3. Sơ đồ đo sử dụng ăng ten thay thế

e) Khi sử dụng sơ đồ đo như hình 3, ăng ten thay thế sẽ thay cho ăng ten của máy phát ở cùng vị trí và có cùng phân cực đứng. Điều chỉnh tần số của bộ tạo tín hiệu đến tần số sóng mang của máy phát. Nếu cần thiết, ăng ten đo kiểm sẽ được điều chỉnh lên cao hoặc xuống thấp để đảm bảo vẫn thu được mức tín hiệu cực đại.

Có thể không cần điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp nếu phép đo được thực hiện tại phòng đo không có phản xạ (mục A.1.2).

Điều chỉnh mức tín hiệu vào ăng ten thay thế cho đến khi máy thu đo thu được mức tương đương của máy phát hoặc mức ứng với sự tương quan xác định.

Công suất bức xạ sóng mang cực đại tương đương công suất phát của bộ tạo tín hiệu, công suất này cần hiệu chỉnh thêm độ tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao do cáp giữa bộ tạo tín hiệu với ăng ten thay thế.

f) Thực hiện lại các bước từ b) đến e) ở trên nếu ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế được định hướng theo phân cực ngang.

5.1.2.3.2 Công suất bức xạ hiệu dụng trung bình trong điệu kiện đo kiểm bình thường

- Sơ đồ đo: như hình 2 và hình 3.

- Tiến hành đo:

a) Thực hiện lại các thủ tục từ bước b) đến f) như trong mục 5.1.2.3.1, trừ bước c), máy phát sẽ được xoay qua 8 vị trí, cách nhau 450, bắt đầu tại vị trí tương ứng công suất bức xạ hiệu dụng cực đại.

Công suất bức xạ hiệu dụng trung bình tương ứng với 8 giá trị đo được tính như sau:

Công suất bức xạ trung bình =

Trong đó Pn là công suất đo được tại các vị trí tương ứng.

5.1.2.3.3 Công suất bức xạ hiệu dụng cực đại và trung bình trong điều kiện tới hạn

Sơ đồ đo: như hình 4.



Hình 4. Sơ đồ đo trong điều kiện đo kiểm tới hạn

- Tiến hành đo:

a) Thực hiện thủ tục đo giống như mục 5.1.2.3.1 và 5.1.2.3.2 nhưng trong điều kiện đo kiểm tới hạn. Do không thể lặp lại phép đo tại vị trí đo kiểm trong điều kiện nhiệt độ tới hạn nên thực hiện phép đo tương đối, sử dụng bộ ghép đo (mục A.6) và sơ đồ đo như hình 4.

b) Thực hiện đo công suất phát đến tải đo kiểm trong cả điều kiện đo kiểm bình thường (mục 4.2.3) và điều kiện đo kiểm tới hạn (áp dụng đồng thời mục 4.2.4.1 và mục 4.2.4.2), ghi nhớ lại độ chênh lệch công suất, tính bằng dB. Độ chênh lệch này được cộng đại số với công suất bức xạ hiệu dụng trung bình trong điều kiện đo bình thường để tính ra công suất bức xạ hiệu dụng trung bình trong điều kiện đo tới hạn.

c) Tương tự như vậy, ta có thể tính được công suất bức xạ hiệu dụng cực đại.

d) Trong điều kiện đo kiểm tới hạn, do việc hiệu chuẩn bộ ghép đo có thể có thêm độ không đảm bảo đo.



5.1.3 Độ lệch tần số

Độ lệch tần số là sự chênh lệch cực đại giữa tần số tức thời của tín hiệu tần số vô tuyến đã điều chế và tần số sóng mang khi chưa điều chế.

5.1.3.1 Độ lệch tần số cho phép cực đại

5.1.3.1.1. Định nghĩa

Độ lệch tần số cho phép cực đại là giá trị cực đại của độ lệch tần số được quy định cho các khoảng cách kênh tương ứng.

5.1.3.1.2 Giới hạn

Độ lệch tần số cho phép cực đại đối với các tần số điều chế từ tần số thấp nhất (f1) được phát bởi thiết bị (như công bố của nhà sản xuất) đến (f2) được đưa ra trong bảng 2.

Bảng 2 - Độ lệch tần số

Khoảng cách kênh, kHz

Độ lệch tần số cho phép lớn nhất (MPFD), kHz

12,5

25


± 2,5

± 5,0


Trong đó:

- f1: tần số thích hợp thấp nhất;

- f2: 3,0 kHz (cho khoảng cách kênh là 25 kHz); hoặc 2,55 kHz (cho khoảng cách kênh là 12,5 kHz);

- MPFD: độ lệch tần số cho phép cực đại giữa f1 và f2;

A: độ lệch tần số đo được tại f2;

fcs: tần số tương đương khoảng cách kênh.

Hình 5: Độ lệch tần số cực đại cho phép (MPFD) tại các tần số điều chế

5.1.3.1.3 Phương pháp đo

Sơ đồ đo: như hình 6.



Hình 6. Sơ đồ đo độ lệch tần số cực đại

- Tiến hành đo:

Đặt máy phát trong bộ ghép đo (mục A.6) và nối bộ ghép đo với tải đo kiểm. Đo độ lệch tần số bằng độ lệch kế có khả năng đo được độ lệch tần số cho phép cực đại, kể cả độ lệch do các hài và thành phần xuyên điều chế có thể sinh ra trong máy phát. Dải thông của độ lệch kế phải đủ lớn để thích ứng được với những tần số điều chế lớn nhất và thực hiện được dải động theo yêu cầu.

5.1.3.1.4 Tín hiệu tương tự nằm trong độ rộng băng tần thoại

a) Thay đổi tần số điều chế từ tần số thấp nhất được xem là phù hợp đến tần số f2 (xem chú ý). Mức của tín hiệu đo kiểm này phải cao hơn 20 dB so với mức tương ứng với tần số điều chế 1000 Hz tạo ra độ lệch 12% của khoảng cách kênh.

b) Ghi lại độ lệch tần cực đại (dương hoặc âm)



Chú ý: f2 = 3 kHz đối với máy phát có khoảng cách kênh là 25 kHz hoặc f2 = 2,55 kHz đối với máy có khoảng cách kênh 12,5 kHz.

5.1.3.1.5 Tín hiệu tương tự nằm trên độ rộng băng tần thoại

a) Thay đổi tần số điều chế từ tần số f2 (xem chú ý trên) đến tần số bằng khoảng cách kênh của thiết bị. Mức của tín hiệu này bằng mức tương ứng với tần số điều chế 1000 Hz tạo ra độ lệch 12% của khoảng cách kênh.

b) Ghi lại độ lệch tần cực đại (dương hoặc âm).



5.1.4 Công suất kênh lân cận

5.1.4.1 Định nghĩa

Công suất kênh lân cận là một phần của tổng công suất đầu ra của máy phát trong điều kiện điều chế cụ thể lọt sang băng thông quy định có tần số trung tâm là tần số danh định của một trong hai kênh lân cận. Công suất này là tổng công suất trung bình sinh ra do điều chế, tiếng ù và tạp âm của máy phát.

Công suất này có thể được chỉ ra như tỷ số giữa công suất sóng mang và công suất kênh lân cận, tính bằng dB hoặc bằng một giá trị tuyệt đối.

5.1.4.2 Giới hạn

Đối với khoảng cách kênh là 25 kHz, công suất kênh lân cận phải thấp hơn công suất sóng mang của máy phát ít nhất là 70 dB, công suất kênh lân cận không nhất thiết thấp hơn 0,20 W.

Đối với khoảng cách kênh là 12,5 kHz, công suất kênh lân cận phải thấp hơn công suất sóng mang của máy phát ít nhất là 60 dB, công suất kênh lân cận không nhất thiết thấp hơn 0,20 W.

5.1.4.3 Phương pháp đo

- Sơ đồ đo: như hình 7.

Đo công suất kênh lân cận bằng máy thu đo công suất, máy đo này phải thoả mãn các yêu cầu trong phụ lục B.





Hình 7. Sơ đồ đo công suất kênh lân cận

- Tiến hành đo:

a) Đặt máy phát cần đo kiểm trong bộ ghép đo và nối bộ ghép đo với máy thu đo công suất qua ăng ten giả (mục 4.3.2), hiệu chuẩn máy thu đo để đo mức công suất rms. Mức tại đầu vào máy thu đo công suất phải nằm trong giới hạn cho phép. Máy phát cần phải hoạt động ở mức công suất sóng mang cực đại.

b) Khi tín hiệu máy phát chưa điều chế, điều chỉnh máy thu đo công suất sao cho thu được đáp ứng cực đại. Đây là điểm đáp ứng 0 dB. Ghi nhớ lại giá trị thiết lập cho bộ suy hao của máy thu đo công suất.

c) Điều chỉnh máy thu đo công suất lệch khỏi sóng mang sao cho có được đáp ứng -6 dB tại tần số gần nhất với tần số sóng mang của máy phát, tần số này là vị trí dịch chuyển khỏi tần số danh định của sóng mang như cho trong bảng 3.

Bảng 3 - Dịch chuyển tần số

Khoảng cách kênh, kHz

Dịch chuyển tần số, kHz

12,5

8,25

25

17

Nếu máy đã được hiệu chuẩn chính xác thì chỉ cần điều chỉnh máy thu đo công suất (điểm D2 trong hình vẽ dạng lọc trong máy thu đo công suất ở phụ lục B) đến tần số danh định của kênh lân cận cũng thu được kết quả tương tự.

d) Tín hiệu của máy phát phải được điều chế với tần số 1250 Hz và có mức cao hơn 20 dB so với mức yêu cầu để tạo ra độ lệch bình thường.

e) Điều chỉnh bộ suy hao biến đổi của máy thu đo công suất để thu được cùng chỉ số công suất ở bước b). Ghi nhớ lại giá trị này.

f) Tỷ số giữa công suất kênh lân cận và công suất sóng mang chính là sự chênh lệch giá trị thiết lập ở bộ suy hao trong bước b) và bước e).

Có thể tính toán giá trị tuyệt đối của công suất kênh lân cận từ tỷ số trên và công suất sóng mang của máy phát.

Ghi lại công suất kênh lân cận của từng kênh lân cận.

g) Thực hiện lặp lại từ bước c) đến bước f) với máy thu đo công suất điều chỉnh tới sườn bên kia của sóng mang.

Công suất kênh lân cận của thiết bị cần đo kiểm là giá trị lớn nhất trong 2 giá trị ghi được ở bước f) đối với kênh trên và kênh dưới của kênh đo kiểm.

5.1.5 Phát xạ giả

5.1.5.1 Định nghĩa

Phát xạ giả là các phát xạ do ăng ten và vỏ thiết bị máy phát bức xạ tại các tần số khác tần số sóng mang và các biên tần có điều chế bình thường.

Chúng được xem như là công suất bức xạ của bất kỳ tín hiệu rời rạc nào.

5.1.5.2 Giới hạn

Công suất của bất kỳ phát xạ giả nào cũng không được phép vượt quá giá trị cho trong bảng 4.



Bảng 4 - Phát xạ bức xạ

Dải tần số

Từ 30 MHz đến 1 GHz

Trên 1 GHz đến 12,75 GHz

Tx ở chế độ hoạt động

0,25 W (-36,0 dBm)

1,00 W (-30,0 dBm)

Tx ở chế độ chờ

2,0 nW (-57 dBm)

20,0 nW (-47,0 dBm)

5.1.5.3 Phương pháp đo

- Sơ đồ đo: như hình 8.

- Tiến hành đo:

a) Sử dụng vị trí đo kiểm sao cho đáp ứng được các yêu cầu về dải tần quy định của phép đo.

Vị trí đo kiểm

1- Máy phát cần đo kiểm

2- Ăng ten đo kiểm

3- Bộ lọc "Q" cao hoặc bộ lọc thông cao.

4- Máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần (máy thu đo)

Hình 8. Sơ đồ đo phát xạ giả

Ăng ten đo kiểm ban đầu được định hướng theo phân cực đứng, ăng ten nối với máy thu đo qua bộ lọc thích hợp để tránh quá tải cho máy thu đo. Độ rộng băng tần của máy thu đo phải nằm trong khoảng từ 10 kHz đến 100 kHz và được thiết lập tại giá trị thích hợp để thực hiện phép đo chính xác.

- Để đo các phát xạ giả dưới hài bậc 2 của tần số sóng mang, bộ lọc được dùng là bộ lọc "Q" cao có tần số trung tâm là tần số sóng mang của máy phát, gây suy hao cho tín hiệu này ít nhất là 30 dB.

- Để đo các phát xạ giả tại và trên hài bậc 2 của tần số sóng mang, bộ lọc được dùng là bộ lọc thông cao có độ triệt chắn dải lớn hơn 40 dB. Tần số cắt của bộ lọc thông cao xấp xỉ bằng 1,5 lần tần số sóng mang.

- Đặt máy phát cần đo kiểm trên giá tại vị trí chuẩn (mục A.2) và bật ở chế độ chưa điều chế.

b) Bức xạ của bất kỳ phát xạ giả nào trong dải tần từ 30 MHz đến 4 GHz thì ăng ten đo kiểm và máy thu đo đều phải đo được, ngoại trừ tần số của kênh mà máy phát hoạt động và các kênh lân cận nó. Ngoài ra, đối với thiết bị hoạt động ở tần số lớn hơn 470 MHz, các phép đo sẽ được lặp lại trên dải tần từ 4 GHz đến 12,75 GHz, ghi lại tần số của các phát xạ giả phát hiện được. Nếu vị trí đo kiểm bị nhiễu từ bên ngoài vào, phép đo phải thực hiện trong phòng có màn che, khoảng cách giữa máy phát và ăng ten đo kiểm được rút ngắn lại.

c) Tại mỗi tần số phát hiện ra phát xạ, điều chỉnh máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần và điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp trong phạm vi độ cao quy định cho đến khi máy thu đo thu được tín hiệu cực đại.

d) Xoay máy phát 3600 quanh trục thẳng đứng đến khi thu được tín hiệu cực đại lớn hơn.

e) Điều chỉnh lên cao hoặc xuống thấp trong phạm vi độ cao quy định cho ăng ten đo kiểm một lần nữa cho đến khi thu được mức cực đại mới. Ghi lại mức này.

- Có thể không cần điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp nếu phép đo được thực hiện tại phòng đo không có phản xạ (mục A.1.2).

Vị trí đo kiểm

1 - Bộ tạo tín hiệu

2 - Ăng ten thay thế

3 - Ăng ten đo kiểm

4 - Máy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn tần (máy thu đo)

Hình 9. Sơ đồ đo phát xạ giả sử dụng ăng ten thay thế

f) Sử dụng sơ đồ đo như hình 9, ăng ten thay thế lắp vào vị trí ăng ten của máy phát và cũng có phân cực đứng, nối ăng ten thay thế với bộ tạo tín hiệu.

g) Tại mỗi tần số phát hiện ra phát xạ, bộ tạo tín hiệu, ăng ten thay thế và máy thu đo cần điều chỉnh thích ứng. Điều chỉnh ăng ten đo kiểm được lên cao hoặc xuống thấp trong phạm vi độ cao quy định cho đến khi thu được tín hiệu cực đại trên máy thu đo.

- Có thể không cần điều chỉnh ăng ten đo kiểm lên cao hoặc xuống thấp nếu phép đo được thực hiện tại phòng đo không có phản xạ (mục A.1.2).

- Điều chỉnh mức của bộ tạo tín hiệu cho đến khi máy thu đo thu được mức bằng với mức tại bước e) ở trên, ghi lại mức bộ tạo tín hiệu này. Giá trị này sau khi được hiệu chỉnh thêm độ tăng ích ăng ten thay thế và suy hao cáp nối giữa bộ tạo tín hiệu và ăng ten thay thế chính là mức phát xạ giả tại tần số này.

- Độ rộng băng tần phân giải của thiết bị đo là độ rộng băng tần nhỏ nhất khả dụng nhưng lớn hơn độ rộng phổ của thành phần phát xạ giả đang cần đo. Cần chú ý để đạt được điều này khi độ rộng băng tần cao nhất tiếp theo gây nên sự gia tăng biên độ nhỏ hơn 1 dB. Điều kiện trong phép đo phải ghi trong báo cáo.

h) Thực hiện lại từ bước c) đến bước g) đối với ăng ten phân cực ngang.

i) Thực hiện lại từ bước c) đến bước h) đối với máy phát có thêm chức năng ở trạng thái chờ.



5.1.6 Tần số quá độ của máy phát

5.1.6.1 Định nghĩa

Tần số quá độ của máy phát: là sự biến thiên theo thời gian của tần số máy phát so với tần số danh định của máy khi bật và tắt công suất ra RF.

- ton : theo phép đo trình bày trong mục 5.1.6.3, ton lúc bật của máy phát được xác định khi công suất ra đo tại kết cuối ăng ten vượt quá 0,1% tổng công suất ra (-30 dBc).

- t1 : khoảng thời gian bắt đầu từ ton và kết thúc tại thời điểm cho ở bảng 5, mục 5.1.6.2.

- t2 : khoảng thời gian bắt đầu từ cuối t1 và kết thúc tại thời điểm cho trong bảng 5, mục 5.1.6.2.

toff : lúc tắt được xác định khi công suất ra giảm xuống dưới 0,1% tổng công suất ra (-30 dBc).

- t3 : khoảng thời gian bắt đầu như ở bảng 5, mục 5.1.6.2 và kết thúc ở toff.

5.1.6.2 Giới hạn

Khoảng thời gian quá độ được cho trong bảng 5. Đồ thị cho các khoảng thời gian quá độ này trong trường hợp thiết bị hoạt động ở dải tần số từ 300 MHz đến 500 MHz được minh hoạ trong hình 11.



Bảng 5 - Khoảng thời gian quá độ

Dải tần số

Từ 30 MHz đến 300 MHz

Trên 300 MHz đến 500 MHz

Trên 500 MHz đến 1 000 MHz

t1 (ms)

5,0

10,0

20,0

t2 (ms)

20,0

25,0

50,0

t3 (ms)

5,0

10,0

10,0


tải về 430.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương