Báo cáo viên giỏi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh



tải về 0.55 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.55 Mb.
#4550
1   2   3   4   5   6   7

Vũ Kỳ kể, Huyền TímTử Nên ghi

Truyện kể về Bác Hồ những chặng đường Trường kỳ kháng chiến

Nxb CTQG, Hà Nội, 2001



9- [44.] Dưới gốc đa Tân trào.

Qua mấy ngày lội suối, tắt rừng, vượt đèo, đoàn đại biểu Hà Nội do đồng chí Hoàng Đạo Thuý dẫn đầu đã tới cây đa Tân Trào, điểm liên lạc cuối cùng.

Toàn đoàn khá mệt, ngồi nghỉ dưới gốc đa, có liên lạc đón và mời nước chè tươi.

Toàn đoàn đang ngắm nhìn chiến khu với sự cảm kích, hào hùng – Bởi rừng già hùng vĩ, núi non trầm mặc. Vừa lúc ấy, từ bản gần đó, một đoàn người đi ra, người quần áo Tày, người quần áo Dao. Dẫn đầu đoàn người là một cụ già mặc quần áo Tày, đội mũ sợi màu chàm, tay chống gậy. Được biết, đó là nhân dân địa phương ra đón đoàn đại biểu Hà Nội.

Đoàn đại biểu Hà Nội vội đứng lên chào mừng nhân dân địa phương. Sau phút chào hỏi vui vẻ, đồng chí Hoàng Đạo Thuý cử đồng chí Nguyễn Tài, uỷ viên dân vận của đoàn ra nói chuyện cùng nhân dân địa phương. Còn cả đoàn xin phép được ngồi nghỉ dưới gốc đa liền đó để chờ thượng cấp.

Được gặp đồng bào ở chiến khu, với niềm tự hào là đại biểu của Hà Nội đi dự Quốc dân Đại hội (8/1945), đồng chí Nguyễn Tài dùng hết khả năng tuyên truyền của mình để nói chuyện với đồng bào : nào là tội ác của Pháp cùng Nhật xâm lược nước ta, cướp bóc thóc lúa, để hàng triệu đồng bào ta bị chết đói; nào là phát xít Đức đã đầu hàng; Hồng quân Liên Xô đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật; nào là lực lượng Việt Minh ta ở Hà Nội rất mạnh, khắp nước cũng rất mạnh. Thời cơ nổi dậy giành độc lập đã tới, vv... Chúng ta lại có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo...

Đồng chí Nguyễn Tài vừa nói tới đây thì cụ già - người dẫn đầu đoàn nhân dân địa phương vỗ tay ngắt lời, nhân dân cũng vỗ tay hoan hô theo. Ông cụ ra hiệu, một nữ đại biểu từ trong đoàn nhân dân đứng ra đáp lời: “Nhân dân Tân Trào rất cảm ơn đoàn đại biểu Hà Nội đã về dự Đại hội. Đại biểu vừa rồi đã nói chuyện với nhân dân nhiều ý hay, lời đẹp. Dân ở đây cũng được cán bộ Việt Minh, nhất là ông Ké dạy bảo nhiều. Hợp với ý của đại biểu vừa nói. Như vậy là xuôi ngược một lòng cứu nước. Chúc các đại biểu Hà Nội thu nhiều kết quả”.

Nữ đại biểu phát biểu xong, thì nhân dân trở về bản. Đoàn đại biểu Hà Nội cũng đứng dậy, đôi bên vẫy chào nhau.

Ông cụ vẫy đồng chí Nguyễn Tài lại gần, cầm tay như dắt đi. Vừa đi, vừa hỏi:

- Đồng chí thấy nữ đại biểu nói thế nào?

- Dạ, nữ đồng chí ấy nói ngắn, nhưng thể hiện trình độ khá cao. Cháu đang băn khoăn là mình nói hơi thừa…

Ông Ké tủm tỉm cười, nhẹ nhàng bảo đồng chí Tài:

- Chú cần nhớ là Hà Nội bị địch chiếm trước, trên này bị địch chiếm sau. Bây giờ trên này lại được giải phóng trước, Hà Nội vẫn bị quân giặc cướp nước thống trị. Cho nên người đi sau không nên chỉ đường cho người đi trước.

Đồng chí Nguyễn Tài giật mình nhìn ông Ké: Trời ơi! Ông già miền núi gầy gò, mảnh khảnh kia nói đơn giản nhưng đầy ý nghĩa: “Người đi sau sao lại chỉ đường cho người đi trước”. Đồng chí Nguyễn Tài vội vàng nắm chặt tay ông già: “Cháu hiểu ra rồi ạ!”. Nhìn theo bóng ông cụ bước đi, Nguyễn Tài thầm nghĩ: “Việt Minh mình có những sức mạnh, chính là ở những con người này đây”.

Thấy đồng chí Nguyễn Tài đi theo ông Ké một lát rồi bần thần đứng lại, đồng chí Hoàng Đạo Thuý liền tới gần và hỏi: “Ông Ké bảo gì, mà cậu ngẩn ngơ ra vậy?”.

Đồng chí Nguyễn Tài kể lại lời ông Ké. Đồng chí Hoàng Đạo Thuý gật đầu bảo: “Phải nhắc nhở anh chị em mình, trò chuyện với dân vùng giải phóng, phải cẩn trọng”. Nhìn theo bóng ông cụ, rồi đồng chí Thuý thầm thì với đồng chí Tài: “Không khéo ông Ké ấy chính là cụ Nguyễn Ái Quốc đấy!”.

Đến ngày khai mạc Quốc dân Đại hội, những băn khoăn đó của hai đồng chí mới được rõ ràng: Ông Ké ấy chính là cụ Nguyễn Ái Quốc.

Ngọc Châu, Những ngày được gần Bác,

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

[57.] Đánh nó xong rồi ta phải làm gì?

Trong cuộc mít tinh, có chút vốn nào tôi đều đưa ra cả (từ việc phát xít Đức đã bị đánh gục, tới sự suy vong của phát xít Nhật, mâu thuẫn Nhật - Pháp v.v…).

Đang đà thao thao bất tuyệt, tôi bỗng thấy chị Chi hồi hộp ghé tai tôi thầm thì:

- “Đồng chí già” đang đứng nghe đấy. Chắc đồng chí ấy đến từ đầu.

Tôi giật thót mình, tự nhiên khắp người nóng ran lên.

Bỗng “đồng chí già” từ trong đám đông bước ra. Người vẫn mặc bộ quần áo chàm như mọi khi. Dùng tiếng địa phương, Người hỏi:

- Đồng bào nghe cán bộ nói có hay không?

- Hay lớ!

- Đồng bào có biết cán bộ nói cái gì không?

- Á dà…à, cán bộ nói cái hay, cái tốt mà, nói dài mà, không nhớ hết đâu!

Điếng người, tôi tưởng đất dưới chân mình có thể bị sụt. Quay lại nhìn chị Chi, thì mặt chị cũng đỏ như gấc chín, từng giọt mồ hôi đang lấm tấm nơi tóc mai.

Cũng may, “đồng chí già” không hỏi chúng tôi câu nào, Đồng chí chỉ yêu cầu đồng bào đừng về vội, để đồng chí nói lại cho dễ nhớ thôi. Được đồng bào ưng thuận, đồng chí liền hỏi:

- Nhật và bọn quan lại của nó bây giờ so với Pháp và bọn quan lại của Pháp ngày trước, thế nào?

- Pháp như con hổ, con báo thì Nhật cũng như bọn con báo con hổ thôi.

- Bọn quan của Pháp trước là bọn quan của Nhật đấy mà.

- Rắn lột xác vẫn là rắn thôi.

- Không phải rắn lột xác đâu. Chó săn đổi chủ đấy!

“Đồng chí già” lại hỏi:

- Dân ta có thể để cho con rắn, con hổ ăn thịt mình không?

- Không! - Đồng bào cùng cất tiếng trả lời.

Rồi từ các cụ già tới các thanh niên nam nữ thi nhau kể chuyện giặc giết người, tù đày, thuế nặng, bắt lính, bắt phu v.v… Những điều họ kể ra còn sâu sắc, cay đắng hơn những điều tôi vừa nói, vì nó đều là những sự việc ngay trong địa phương, nhân dân đã mắt thấy tai nghe và chính họ kể lại.

Chờ cho đồng bào ngớt lời. “Đồng chí già” kết luận:

- Ta phải quyết tâm đánh Nhật, quyết tâm trừ bọn quan lại của chúng để cứu lấy nước mình. Đồng bào đồng ý không?

Tiếng hô “đánh” vang lên. “Đồng chí già” lại chỉ một thanh niên rất khoẻ, hỏi:

- Một người khoẻ như anh này, đánh được không?

Đồng bào cười ồ lên. Một người nói:

- Không đánh được đâu! Nó đông đấy, lại có súng to, súng nhỏ nhiều mà.

- Thế cả nước một lòng, Kinh, Thổ, Mán, Mèo cùng đứng dậy đánh có được không?

- Được, đánh được! Mọi người cùng một lòng thì sợ gì Nhật, sợ gì Tây. Thấy nó chết thì bọn quan tay sai của nó cũng chết thôi!

- Đánh nó xong rồi ta phải làm gì?

Đồng bào ngơ ngác nhìn nhau. Lúc ấy “Đồng chí già” mới nói thêm:

- Đánh xong rồi ta không lập lại cái quan nữa, vì ta biết nó ác lắm!

Đồng bào đều nói:

- Phải, phải!

- Ta xem trong dân ta, ai tốt và giỏi thì mình chọn người ấy để giúp dân, lo làm ăn, sao cho dân có cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành. Mọi dân tộc, mọi người thương nhau như anh em ruột một nhà.

Tất cả cất tiếng reo lên:

- Ái dà, được thế thì sướng chết mất thôi!

Mắt mọi người đều sáng lên, ngắm nhìn “Đồng chí già” như muốn uống từng lời. “Đồng chí già” lại hỏi:

- Đồng bào nhớ chưa?

- Nhớ rồi, nhớ rồi.

“Đồng chí già” còn dặn thêm về việc phòng gian, chống giặc, cách giữ “ba không” (không nghe, không thấy, không biết).

Cuộc mit tinh kết thúc, “Đồng chí già” cùng tôi và chị Chi trở về. Dọc đường “Đồng chí già” bảo tôi:

- Lần sau nói chuyện ở đâu, phải hiểu rõ trình độ dân nơi ấy, phải nói làm sao cho thiết thực, để đồng bào dễ hiểu, dễ nhớ thì đồng bào mới theo mình được.

Tôi và chị Chi đều vâng lời. Tới chỗ rẽ, chờ cho “Đồng chí già” đi khuất, tôi mới bảo chị Chi:

- Được một bài học thấm thía. Không rõ “Đồng chí già” người Kinh hay người Thổ.

Trích trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.4, tr.30



10- [46.] Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền

Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc Tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử - có 118 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ra ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.

Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác Hồ vào Quốc hội.

Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để cho Bác thực hiện quyền công dân của mình: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”.

Sau ngày hoà bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đó đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi, Bác hiểu ý ngăn lại:

- Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp giành quyền ưu tiên cho mình.



Nguyễn Dung, trong Bác Hồ với chiến sĩ, tập 1

Nxb QĐND, Hà Nội, 2001

[76.] Không ai được vào đây

Sách “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tập 10, do Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996, trang 334, có đoạn:

“Ngày 27 tháng 4 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe hai đồng chí: Lê Đức Anh và Chu Huy Mân báo cáo công việc, sau đó Người mời hai đồng chí ở lại ăn cơm với Người”.

Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã,… Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.

Khi Bác Hồ đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói “sòng phẳng”:

- Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình, mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.

Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ là “hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bấm, rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường:

- Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải đảm bảo tự do và bí mật cho công dân.

Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.

Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai “gợi ý” cả, Bác nói:

- Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lý lịch của những người ứng cử đây để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Bác tự bầu.

Theo Nguyễn Việt Hồng Sđd, tr. 83



11- [94.] Tấm lòng Bác Hồ với chiến sĩ.

Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.

Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.

Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng đầy đủ lắm rồi!”.

Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khoẻ của Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hoà nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó mùi hôi lắm, Bác không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).

Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:

- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.

Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.

Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:

- Các đồng chí có nước ngọt uống không?

- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!

- Dưới hội trường thấy có nước ngọt cơ mà!

- Đấy là dành cho các “ông bà” đến họp mới được uống, còn bọn tôi lấy đâu ra!

Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:

- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!

Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.

Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.

Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp Tết Nguyên Đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón xuân.

Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:

- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).

Bác bảo:

- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!

Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: “Số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!

Trần Đức Hiếu (theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ)

Trích trong “Bác Hồ, con người và phong cách

Tập 1, Nxb Lao động, H.1993

[48.] Tăng tiêu chuẩn cho chiến sĩ

Năm 1952, khi vùng tự do đã được mở rộng sau nhiều chiến dịch lớn các đại đoàn chủ lực đã được thành lập. Chính sách thuế nông nghiệp được ban hành, nhân dân nhiều vùng ra sức đóng góp thuế nông nghiệp để nuôi quân.

Bác đề nghị tăng gấp đôi tiêu chuẩn cho bộ đội (lúc đó chiến sĩ được tiêu chuẩn 1 kg gạo/ngày, kể cả ăn và tiêu vặt), cán bộ thì được hơn.

Chủ trương đó được phổ biến tới Tổng cục Hậu cần và Cục Quân lương. Các đồng chí quân lương nhiều lần làm đề án trình Bác, căn cứ vào thực tế thóc có trong kho và tính toán cân đối với Bộ Tài chính, thì tăng gấp đôi cho cán bộ từ trung đội phó trở lên, còn chiến sĩ thì thêm hai lạng, tức là mỗi ngày được tiêu chuẩn 1,2 kg gạo.

Tôi thấy nhiều đêm Bác thao thức về vấn đề này. Có lần đến phiên tôi trực, Bác hỏi: “Sức trai như chú mỗi bữa ăn mấy bát cơm thì no?”. Lúc ấy ăn uống chẳng có gì, chủ yếu là cơm. Tôi hiểu tâm trạng Bác hỏi là có ý, nên đã thưa thực:

- Thưa Bác, như sức cháu mỗi bữa ăn 5 bát mới no.

- 5 bát cơm phải một bơ bò đầy gạo là 0,33 kg, ngày ba bữa, riêng ăn đã là 1kg rồi.

Vào một đêm tháng Chạp năm đó, trời rét như cắt thịt. Tôi thu mình trong chiếc áo dạ chiến lợi phẩm đứng dưới nhà sàn của Bác. Ánh đèn trên sàn nhà vẫn sáng. Khoảng 1 giờ sáng gì đó có tiếng lẹp xẹp trên sàn nứa, tôi đoán Bác lại suy tư điều gì, xuống hỏi tôi đây.

Đúng như dự đoán, chỉ hơn một phút sau Bác đã đứng cạnh tôi, Bác đưa cho tôi một điếu thuốc lá hút cho đỡ rét rồi hỏi:

- Chú ăn cơm chiều lúc mấy giờ?

- Thưa Bác lúc 5 giờ rưỡi ạ!

- Chú đã đói chưa?

Biết là không thể nói dối Bác được, tôi thú thật:

- Thưa Bác đói rồi ạ!

Bác vui hẳn lên như tìm ra một vật quý và nói - giọng nói đầy thương yêu.

- Đúng rồi, chú bảo vệ ở hậu phương mà lúc này đói, thì các chiến sĩ công đồn, phục kích quân địch, vào lúc này chắc chắn sẽ đói gấp đôi. Vậy mỗi chú chỉ có 1,2 kg gạo thì đánh giặc sao nổi.

Bác lên sàn rồi quay lại rất nhanh đưa cho tôi một bắp ngô nếp luộc rất to.

- Phần của chú đây, chú ăn đi cho đỡ đói để làm nhiệm vụ.

Tôi biết không thể từ chối, nên cầm bắp ngô ăn, trong bụng vẫn băn khoăn không biết đêm nay Bác đã ăn gì chưa?

Khi nhà sàn đã tắt đèn, tôi liếc nhìn đồng hồ thì đã 2 giờ sáng. Những gì diễn ra tiếp đó thì tôi không rõ, chỉ biết rằng đầu tháng sau các chiến sĩ bảo vệ chúng tôi cũng được tăng tiêu chuẩn 2 kg gạo/ngày.

Hồ Vũ, theo lời kể của đồng chí Ma Văn Trường,

Trong Bác Hồ với chiến sĩ, tập 2 - NXB QĐND, Hà Nội, 2001

[92.] Chú ngã có đau không?

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió Bắc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…

Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân về phía mình. Có tiếng hỏi:

- Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác:

- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

ND (theo lời kể của Ngô Văn Núi)

Trích trong “Bác Hồ, con người và phong cách

Tập 2, Nxb Lao động, H.1993

[75.] Câu chuyện về 3 chiếc ba lô

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ.

Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.



Trần Thị Lợi (sưu tầm) Sđd, tr. 82

[77.] Bát chè xẻ đôi

Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

- Cháu ăn đi!

Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:

- Ăn đi, Bác cùng ăn…

Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:

- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.

- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết chắc là các anh mắng mỏ rồi…

Theo Thủy Xuân, Sđd, tr 85.



12- [52.] Các chú có báo không?

Ông cụ bắt tay chúng tôi và hỏi:

- Các chú là tự vệ thôn đây?

- Dạ.


Ông cụ liền chỉ tay vào các đồng chí cùng đi, nói:

- Các chú đây là Giải phóng quân.

Lâu nay ba tiếng Giải phóng quân có sức thu hút mãnh liệt đối với tôi. Hằng ngày cứ đứng trên đê, hướng về dãy núi Tam Đảo, tôi ao ước sao có cánh để bay tới chiến khu Tuyên - Thái mà sống cuộc sống chiến đấu và tự do trên ấy. Tôi đã nhiều lần đề nghị cấp trên cho thoát ly để tham gia Giải phóng quân, nhưng chưa được. Giờ đây trước mặt tôi là những con người ấy đang tươi cười bắt tay mình. Tôi không sao nén được cảm động trước những đồng chí mới gặp lần đầu này, đặc biệt là cụ già trong đoàn.

Sau phút chào hỏi, chúng tôi mời ông cụ về trụ sở tự vệ của chúng tôi trong thôn. Tới cổng thôn, ông cụ dừng lại xem các khẩu hiệu kẻ trên bức tường. Chợt nhìn thấy hàng dây cờ căng trước cổng thôn, ông cụ bỗng nhiên hỏi:

- Sao các chú làm cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng minh?

Chúng tôi cùng nhìn lên, thì ra cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng minh thật!

Một đồng chí trong chúng tôi thưa với cụ:

- Dạ, giấy đỏ và giấy vàng nhân dân ta mua làm cờ nhiều quá nên thiếu ạ! Vì muốn cho đủ, nên chúng cháu phải cắt bỏ đi một chút ạ.

- Không nên - ông cụ khẽ lắc đầu và bảo. Các chú phải hiểu là: Cách mạng đã thành công, nước ta đã giành được độc lập và ngang hàng với các nước khác, vì vậy cờ của ta phải bằng cờ của các nước. Có thế mới tỏ rõ chí tự cường, tự trọng của mình.

Chúng tôi đều vâng lời, một đồng chí tự vệ vội trèo lên lấy dây cờ xuống để sửa lại.

Về tới trụ sở của đội tự vệ (nói là trụ sở, thật ra chỉ là một ngôi miếu gần đình làng tôi, cả ngôi miếu bấy giờ chỉ có 2 cái phản để chúng tôi nghỉ mỗi khi đi tuần tra, canh gác về; sở dĩ chúng tôi chọn nơi đây là cốt để yên tĩnh và chờ đến tối sẽ chuyển sang địa điểm khác), tôi vội đi lên trước, toan trải chiếu, nhưng ông cụ gạt đi và thản nhiên ngồi xuống phản. Hai đồng chí Giải phóng quân cùng anh em tự vệ chúng tôi gác phía ngoài. Số còn lại thì vào nghỉ ở chiếc phản kề bên.

Tôi mang bộ đồ trà tới. Quen như tiếp khách ở nhà, tôi toan rót nước ra chén. Ông cụ bảo:

- Cháu cứ để đấy, ai khát sẽ rót uống, không nên rót sẵn.

Tôi vâng lời. Ông cụ lại hỏi:

- Các chú có báo không?

- Dạ, có ạ.

Tôi vội mang tới cho ông cụ tờ báo Cờ giải phóng chúng tôi vừa mua ban sáng. Ông cụ chỉ đầu bài rồi giao cho một đồng chí Giải phóng quân đọc, các đồng chí khác cùng ngồi quây quần lắng nghe. Ông cụ vừa nghe, vừa thỉnh thoảng ghi gì đó vào sổ tay. Có lúc ông cụ dừng lại, nêu câu hỏi để các đồng chí Giải phóng quân nêu ý kiến, rồi cụ giảng giải thêm sau đó mới cho đọc tiếp.

Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.4,tr.17

[95.] Các chú để Bác thuyết minh cho.

Khi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim cùng các đồng chí phục vụ trong cơ quan. Đó là những giờ phút, Bác cháu thoải mái sau hàng tuần, hàng tháng làm việc trong những hoàn cảnh thiếu thốn, căng thẳng.

Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nối tiếp nhau, tiếng đối thoại của các nhân vật sôi nổi…, nhưng người xem thì không ai hiểu gì cả, vì đó là phim nước ngoài mà không có thuyết minh.

Như biết rõ yêu cầu của mọi người, Bác hỏi đồng chí phụ trách chiếu phim:

- Sao chú không thuyết minh cho mọi người nghe?

Đồng chí phụ trách thưa với Bác là phim mới nhập về, không có bản thuyết minh đi kèm. Nhưng vì thực hiện lịch chiếu phim do cơ quan quy định nên cứ thực hiện chương trình…

Với nụ cười đôn hậu, Bác nói:

- Chú để Bác thuyết minh cho…

Bác cầm micrô, tóm tắt đoạn phim vừa chiếu và trực tiếp thuyết minh hết bộ phim. Mọi người càng thêm mến phục Bác.

Hoà bình lập lại, cơ quan của Bác chuyển về Hà Nội. Lịch chiếu phim trong cơ quan Bác vẫn được duy trì.

Thường vào tối thứ 7, tại phòng lớn ngôi nhà Phủ Chủ tịch có chương trình chiếu phim.

Tối ấy, nghe thấy có phim hay, người xem khá đông.

Đúng giờ, Bác tới. Người ra hiệu cho mọi người ngừng vỗ tay rồi nhanh nhẹn ngồi vào ghế. Một số cháu nhỏ tíu tít quanh Bác.

Buổi chiếu phim: “Hoàng tử Cóc” bắt đầu. Mọi người trật tự theo dõi phim. Song lần này, đồng chí thuyết minh chưa xem trước, nên nhiều đoạn lời thuyết minh và hình ảnh không ăn nhập với nhau. Người xem khó theo dõi. Có người xì xào, phàn nàn… Nhiều người quay lại chỗ đặt máy chiếu có ý chờ đợi…

Hiểu rõ hoàn cảnh, Bác bảo đồng chí thuyết minh:

- Chú thuyết minh như vậy làm mất cả cái hay của bộ phim. Chú để Bác thuyết minh cho.

Nói rồi, Bác cầm micrô chăm chú theo dõi hình ảnh, lắng nghe đối thoại và thuyết minh trực tiếp bộ phim Pháp này. Mọi người chăm chú theo dõi. Có lúc Bác giải thích thêm. Lời thuyết minh rõ ràng, ngắn gọn. Giọng Bác ấm áp gợi cảm… Người xem hướng cả lên màn ảnh.

Cảnh cung điện huy hoàng của nhà vua… Hoàng tử bắn cung để chọn vợ. Mũi tên trúng một con Cóc. Cóc nói tiếng người. Nàng Cóc yêu cầu hoàng tử đưa mình về Cung.

Hoàng từ buồn bã vì phải sống chung với nàng Cóc. Song có điều lạ là, từ khi chung phòng với nàng Cóc, hoàng tử được ăn những bữa ăn ngon hơn yến tiệc trước đây, nhà cửa luôn luôn được ngăn nắp sạch, đẹp. Hoàng tử bí mật theo dõi. Cuối cùng, nàng Cóc hiện nguyên hình là một cô gái đẹp, duyên dáng. Từ đó hai người sống cuộc đời hạnh phúc…

Phim kết thúc. Như thường lệ, mọi người hướng về Bác chờ đợi một lời, một ý của Bác, Bác hỏi mọi người:

- Phim có hay không?

- Dạ, hay lắm ạ! Mọi người đồng thanh trả lời.

Bác lại hỏi:

- Hay vì sao? Và không đợi câu trả lời, Bác giải thích luôn:

- Hay vì có nội dung tốt. Câu chuyện răn mọi người muốn có lứa đôi hạnh phúc, thì đừng quá lệ thuộc vào hình thức bên ngoài; cần phải có cái đẹp bên trong, cái đẹp bản chất, về phẩm giá con người. Các tài tử đóng khéo, màu sắc đẹp, tình tiết hấp dẫn…

Người xem hôm ấy hiểu thêm về nội dung phim, về Bác. Làm việc gì Bác cũng đem lại điều bổ ích cho mọi người, phục vụ mọi người…


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương