BÁo cáo tình hình kinh tế XÃ HỘi năM 2013, KẾ hoạch phát triển kinh tế XÃ HỘi năM 2014


Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư



tải về 334.25 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích334.25 Kb.
#16358
1   2   3   4

8. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư

Công tác ngoại vụ: Chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh lân cận của nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan... Việc quản lý đoàn vào, đoàn ra đã được thực hiện đúng quy định 41. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh uỷ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc đi công tác nước ngoài.

- Các dự án ODA: Đã tích cực làm việc với Trung ương, các tổ chức quốc tế để tháo gỡ khó khăn cho các dự án ODA 42. Các dự án chuẩn bị kết thúc đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện để kết thúc theo hiệp định 43. Các dự án chuyển tiếp và dự án khởi công mới đang đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ giải ngân vốn. Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Quảng Bình đã được phê chuẩn hiệp định, đang chuẩn bị triển khai dự án; một số dự án khác đang tiếp tục vận động để tranh thủ nguồn vốn từ các nhà tài trợ 44. Tổng số vốn các dự án ODA đã giải ngân: 1.141,7 tỷ đồng, trong đó vốn ODA: 1.031 tỷ đồng, vốn đối ứng 110,7 tỷ đồng.

Tiếp tục vận động các dự án NGO. Trong năm 2013 đã vận động viện trợ thực hiện 16 chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh với tổng mức vốn cam kết là 3,436 triệu USD. Các dự án tập trung vào việc hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn và người nghèo, khắc phục thiên tai lụt bão, phòng chống diễn biến khí hậu, hỗ trợ sản xuất tiếp cận thị trường...

Công tác xúc tiến đầu tư được đổi mới theo hướng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ công, rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Năm 2011, 2012, Quảng Bình xếp hạng đầu cả nước về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 45. Đây là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Bình trong thời gian tới. UBND tỉnh đã làm việc với một số nhà đầu tư 46 để kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh. Năm 2013, đã có 6 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh 47.



Tuy vậy, một số dự án ODA triển khai gặp khó khăn, đặt biệt là thiếu vốn đối ứng, chỉ đáp ứng được khoảng trên 50% so với nhu cầu kế hoạch năm 2013 (tính cả vốn ứng trước năm 2014); các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư triển khai chậm, do khó khăn trong việc huy động vốn.

9. Phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế

Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, cố gắng tổ chức lại bộ máy; tiết kiệm chi phí đầu tư, chủ động tìm kiếm thị trường, duy trì và mở rộng sản xuất. UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tập trung giải quyết nợ xấu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất thấp, thực hiện giãn, hoãn thuế cho các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đã tổ chức thành công Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân Quảng Bình và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất.



Công tác đổi mới, sắp xếp DNNN: Đã phê duyệt 9 Đề án tái cơ cấu DNNN thuộc tỉnh quản lý và hiện đang tích cực triển khai Đề án. Chỉ đạo thực hiện đổi mới quản lý doanh nghiệp theo hướng nâng cao quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước. Thực hiện phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động, xác định nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước xây dựng kế hoạch, biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí quản lý năm 2013 nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2013. Đẩy nhanh các thủ tục thực hiện cổ phần hóa 3 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo đúng lộ trình của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 48.

Công tác đăng ký kinh doanh: đã thành lập mới 370 doanh nghiệp 49, tăng 12% so cùng kỳ với số vốn đăng ký 1.331 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký lên 3.490 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 15.500 tỷ đồng. Công tác hậu kiểm được chú trọng, đã tiến hành 45 đợt hậu kiểm, thu hồi 80 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 50. Tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 162 doanh nghiệp.

Kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình có bước phát triển, tiếp tục phát huy vai trò, vị trí trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, người lao động. Nhiều mô hình hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã kinh tế trang trại, liên kết hộ trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả, đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

Tuy vậy, quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, năng lực tài chính hạn chế (bình quân vốn đăng ký 4,4 tỷ đồng/doanh nghiệp), nhiều doanh nghiệp đã giải thể, tạm ngừng hoạt động 51. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do khó khăn chung của nền kinh tế đất nước và ảnh hưởng của bão số 10, số 11 gây ra, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, lâm công nghiệp, thủy sản.

10. Tài nguyên và môi trường

Tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 đã được Chính phủ phê duyệt. Đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất 7 huyện, thành phố, quy hoạch sử dụng đất cấp xã gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới 52. Công tác giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất đáp ứng kịp thời yêu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và tổ chức 53. Rà soát, thu hồi đất các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả 54. Tập trung chỉ đạo công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 530.732 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 568.520 ha, đạt 94,5% diện tích các đối tượng sử dụng đất 55. Công tác phát triển quỹ đất, trong điều kiện thị trường bất động sản trầm lắng, tiếp tục được đẩy mạnh đã tạo được nguồn lực đáng kể cho đầu tư phát triển, tăng thu ngân sách cho tỉnh 56. Đã thực hiện rà soát và thu hồi đất của các nông lâm trường để giao đất cho đồng bào dân tộc với tổng diện tích 3.597,7 ha57.

Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước tiếp tục được tăng cường 58. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2020; lập danh mục các điểm mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng. Tăng cường chỉ đạo các huyện, thành phố làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục xây dựng lộ trình đưa các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi danh sách theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



Tuy vậy, công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã ở một số địa phương còn chậm. Hoạt động quản lý và phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản ở một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc. Tình trạng khai thác cát sạn trái phép trên lòng sông còn diễn ra ở một số địa phương.

11. Giáo dục- Đào tạo

Tiếp tục thực hiện Kết luận 51-KL/TW, Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện kết luận Hội nghị TW 6 (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt các biện pháp để duy trì sỹ số các cấp học nên số học sinh bỏ học giảm đáng kể so với năm trước 59. Tiếp tục củng cố và phát triển vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, phấn đấu năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS 60. Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực, chất lượng "mũi nhọn" tiếp tục được khẳng định, khả năng tiếp thu kiến thức, kỷ năng thực hành của học sinh được nâng lên. Giáo dục miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được chú trọng, chất lượng có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm, cơ sở vật chất trường học được chú trọng đầu tư. Mạng lưới trường, lớp ở các cấp học, cơ sở đào tạo và trình độ đào tạo tiếp tục được củng cố và phát triển hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân 61. Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT và kỳ thi tuyển sinh và lớp 10 THPT và THPT chuyên năm học 2013-2014 an toàn, đúng quy chế. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,46%. Đã chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm và quản lý thu, chi các khoản đóng góp tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

Đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề tiếp tục phát triển cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề. Đa dạng hóa các ngành nghề, các loại hình đào tạo, duy trì và mở rộng quy mô đào tạo. Công tác cử tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng được chỉ đạo thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định. Công tác liên kết đào tạo, đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng tiếp tục phát triển, quản lý chất lượng được chú trọng và chặt chẽ hơn.

Tuy vậy, công tác phổ cập giáo dục ở một số địa phương còn khó khăn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, số 11 nhiều trường học bị hư hỏng nặng làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Chất lượng giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng miền và giữa các loại hình. Công tác xã hội hoá giáo dục còn thiếu cơ chế cụ thể để huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục.

12. Khoa học và công nghệ

Công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được chú trọng. Các đề tài, dự án tập trung vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mang tính ứng dụng ngày càng cao 62. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, xét chọn, đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án khoa học, công nghệ. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý về khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học về Phong Nha - Kẻ Bàng nhân kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; Hội thảo khoa học về cây cao su trên đất Quảng Bình.

Công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng được quản lý chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng sản phẩm hàng hóa và đo lường; đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tốt chất lượng các sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm phát hiện và xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở SXKD và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 63. Công tác xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN được đẩy mạnh.

Tuy vậy, tiến độ thực hiện một số đề tài chậm còn chậm, chất lượng chưa cao, đưa vào ứng dụng thực tế còn gặp khó khăn. Công tác xã hội hóa các hoạt động khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn.

13. Y tế và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được được nâng lên. Công tác y tế dự phòng được tăng cường nên chưa có dịch bệnh lớn xảy ra64. Nhiều công trình bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Tăng cường quản lý, kiểm soát thuốc, giá thuốc, đấu thầu thuốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các Chương trình MTQG và các chương trình y tế khác. Công tác khám, chữa bệnh được duy trì và thực hiện tốt, nhất là đối với người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Kiểm soát chặt chẽ số người bị nhiễm HIV, tích cực tuyên truyền, can thiệp giảm tác hại và tăng cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Duy trì các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác hành nghề y, dược tư nhân 65. Công tác xã hội hóa về y tế phát triển khá, góp phần phục vụ chẩn đoán và nâng cao chất lượng điều trị. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố 66; các trạm y tế đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ khám chữa bệnh. Thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới. Đã tổ chức xử lý nguồn nước sinh hoạt, phun thuốc tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn các loại dịch bệnh, tránh lây lan trên diện rộng sau bão, lụt.



Tuy vậy, đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu, đặc biệt là thiếu bác sĩ, dược sĩ, cán bộ có trình độ chuyên môn sâu 67; cơ sở vật chất y tế đã được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đồng bộ, điều kiện trang, thiết bị y tế ở tất cả các tuyến còn thiếu; việc đầu tư, nâng cấp các trạm y tế xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế vẫn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 và số 11, nhiều cơ sở y tế bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám và điều trị cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân trong vùng lũ.

14. Văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông

Hướng tới các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh, các hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh 68. Đặc biệt, đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đảm bảo trang nghiêm, tôn kính theo nghi thức Quốc tang của Nhà nước, thể hiện sự tiếc thương và lòng biết ơn vô hạn của nhân dân tỉnh Quảng Bình đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được duy trì. Phong trào thể dục, thể thao có những chuyển biến mạnh, góp phần đáng kể vào việc duy trì và nâng cao thể chất cho nhân dân, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Thể thao thành tích cao ngày càng được chú trọng và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ 69.



Hoạt động quản lý báo chí, xuất bản, in và phát hành; bưu chính và thông tin truyền thông: Đã đưa tin kịp thời, sát thực các sự kiện quan trọng của tỉnh, đặc biệt là đưa tin phản ánh tình hình bão lũ, lốc xoáy và công tác triển khai khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 10, số 11 gây ra và Lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh.

Hoạt động báo chí, thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp và nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông tin của nhân dân. Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư ngày đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phòng, chống bão lụt 70. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước đã được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh. Tăng cường QLNN về hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, thông tin và truyền thông, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở địa phương.



Tuy vậy, việc quản lý kiểm tra chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa chưa thường xuyên; việc quản lý xây dựng hạ tầng mạng của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông còn chưa đồng bộ; hoạt động xã hội hoá lĩnh vực văn hoá thông tin, TDTT chưa mạnh.

15. Lao động, Thương binh và Xã hội

Công tác giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo, công tác đào tạo nghề được chú trọng, tăng cường đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài... Năm 2013, đã giải quyết việc làm cho 31.140 lao động, đạt 101,4% kế hoạch 71. Đã theo dõi sát, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, nhất là trong thời kỳ giáp hạt, trong và sau khi cơn bão số 10, số 11 xảy ra, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời 72. Thu nhập và đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tiếp tục triển khai tốt các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tổ chức vận động quỹ bảo trợ trẻ em, hỗ trợ gia đình trẻ em khó khăn bị thiệt hại sau cơn bão số 10 và số 11.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2013-2015, chỉ đạo rà soát kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức tập huấn hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho lao động nông thôn, các hộ nghèo 73; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án tác động đến thực hiện Chương trình giảm nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2013 giảm còn 13,86% 74. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện Minh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đạt kết quả tốt 75. Tổ chức đón nhận và làm lễ an táng 50 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại chiến trường Lào.

Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở một số địa bàn còn cao, một số vùng có nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng bị thiệt hại do bão lụt gây ra; lao động chưa có việc làm, chưa qua đào tạo nghề còn lớn, ý thức vượt khó đi lên thoát nghèo của một bộ phận dân cư chưa cao.



16. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thông qua việc triển khai các chương trình, dự án như: giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc ổn định sản xuất và đời sống, thực hiện hỗ trợ tín dụng cho đồng bào dân tộc phát triển sản xuất lâm nghiệp, chương trình 135, chương trình 30a, định canh định cư, hỗ trợ các xã biên giới, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số... Từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá thông tin phục vụ đồng bào dân tộc 76. Hỗ trợ kịp thời đồng bào dân tộc bị thiệt hại sau bão số 10 và 11. Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, phối hợp nắm tình hình thực hiện các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn.



Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo có bước chuyển biến nhất định. Tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản đúng quy định. Các ngành, các cấp quan tâm, tạo điều kiện cho bà con giáo dân, tín đồ phật giáo tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, “sống tốt đời đẹp đạo”, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Phần lớn các chức sắc, chức việc, giáo dân, tín đồ phật tử tuân thủ quy định của pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở các địa phương. Việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo 77 được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội.

Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo vùng đồng bào dân tộc còn cao, ở một số vùng người dân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hoạt động tôn giáo một số nơi vẫn còn vi phạm pháp luật, nhất là trong việc xây dựng các cơ sở thờ tự và công trình tôn giáo.

17. Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ; xây dựng chính quyền

Tổ chức bộ máy: Công tác xây dựng chính quyền tiếp tục được tăng cường, đã tập trung chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, củng cố và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở 78. Thực hiện tốt việc thu hút nhân tài năm 2013 79. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ 80. Triển khai tập huấn đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng thí điểm đề án vị trí việc làm tại một số đơn vị sự nghiệp. Đã công nhận danh hiệu “Chính quyền cơ sở vững mạnh” năm 2012 cho 43/159 xã, phường, thị trấn. Quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các trí thức trẻ tăng cường về làm Phó chủ tịch UBND các xã thuộc huyện Minh Hoá theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Chỉ đạo triển khai việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập thị xã Ba Đồn và các phường trực thuộc thị xã Ba Đồn. Bộ Nội vụ đã tổ chức thẩm định và sẽ gửi hồ sơ xin ý kiến các thành viên Chính phủ trong tháng 12/2013 81. Kiện toàn bộ máy các tổ chức, ban chỉ đạo đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Công tác cải cách hành chính đã thực sự được chú trọng và có nhiều chuyển biến đáng kể. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo thực hiện rà soát thủ tục hành chính trọng tâm của tỉnh năm 2013 làm cơ sở cho việc bãi bỏ, bổ sung, thay thế hoặc kiến nghị bãi bỏ, bổ sung, thay thế các quy định về thủ tục hành chính 82. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động cơ chế một cửa và mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

Công tác thi đua khen thưởng: Phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được đẩy mạnh 83. Đã chỉ đạo tổng kết phong trào thi đua và thực hiện khen thưởng thành tích công tác năm 2012. Tổ chức phát động các phong trào thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2013) và Lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất.

Tuy vậy, cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" một số nơi hiệu quả chưa cao; cải cách thủ tục hành chính một số sở, ban ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng phong trào thi đua và công tác khen thưởng có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng chất lượng; một số cán bộ, công chức chưa đề cao trách nhiệm trong thực thi công vụ được giao.

18. Công tác thanh tra, tư pháp, phòng chống tham nhũng

Công tác thanh tra tiếp tục được đẩy mạnh 84, tập trung vào các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, đầu tư XDCB, tài chính, ngân sách, đầu tư mua sắm công, việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển KTXH... Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được chú trọng, đã chỉ đạo giải quyết kịp thời theo đúng thẩm quyền của từng cấp 85.

Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm rà soát đơn thư khiếu nại, tố cáo; xem xét, giải quyết kịp thời, đúng trình tự, thủ tục quy định. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, phức tạp đã được tập trung giải quyết.

Công tác xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản QPPL được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, tiến độ 86. Đã chủ động xây dựng và tham mưu ban hành văn bản QPPL đúng quy định và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật, Pháp lệnh và các văn bản QPPL, đặc biệt là chỉ đạo tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Đất đai một cách thiết thực, có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật. Chú trọng và đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bước đầu gắn nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật với theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Hoạt động hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và trợ giúp pháp lý đi vào nền nếp 87. Công tác thi hành án dân sự có chuyển biến tiến bộ.

Công tác phòng chống tham nhũng: Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, triển khai có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Việc công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước; thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện chế độ định mức tiêu chuẩn; thực hiện Quy tắc ứng xử CBCC, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp được thực hiện theo quy định.

Tuy vậy, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, vẫn còn một số vụ việc tồn đọng kéo dài. Một số đối tượng chưa thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra. Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành về xây dựng và thi hành pháp luật chưa tích cực, có lúc còn chậm trễ.

Каталог: 3cms -> scripts -> fckeditor -> web -> upload -> File -> KinhTeXaHoi
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình thời kỳ 2011 2020
KinhTeXaHoi -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch đến năm 2020
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
KinhTeXaHoi -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
KinhTeXaHoi -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
KinhTeXaHoi -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bìNH
KinhTeXaHoi -> V/v phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2015
KinhTeXaHoi -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

tải về 334.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương