QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020



tải về 59.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích59.58 Kb.
#27321
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 932/QĐ-UBND Quảng Bình, ngày 25 tháng 4 năm 2011



QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ các thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP; số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định tạm thời về quản lý quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại các công văn: Số 1578/SNN-KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010; số 218/SNN-KHTC ngày 02 tháng 3 năm 2011 và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 184/KHĐT-KT ngày 25 tháng 02 năm 2011,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

Từng bước đưa ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình phát triển thành một ngành kinh tế mạnh của tỉnh; được công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở hiệu quả, bền vững, hòa nhập với sự phát triển thủy sản cả nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động và giữ gìn an ninh Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2011 - 2015: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm đạt 7,6% (trong đó khai thác tăng 6,4%; nuôi trồng tăng 9,0%, dịch vụ tăng 14,9%). Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2015: Khai thác chiếm 56,6%; nuôi trồng chiếm 40,4% và dịch vụ chiếm 3,0%.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm đạt 6,0% (trong đó khai thác tăng 4,3%; nuôi trồng tăng 7,3%, dịch vụ tăng 19,1%). Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2020: Khai thác chiếm 52,3%; nuôi trồng chiếm 43,0% và dịch vụ chiếm 4,7%.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020:

1. Khai thác thủy sản

1.1. Sản lượng khai thác

Tổng sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2015 đạt 35.000 tấn, đến năm 2020 đạt 40.000 tấn. Trong đó sản lượng khai thác nội địa, khai thác gần bờ có xu hướng giảm; sản lượng khai thác xa bờ theo xu hướng tăng lên.

1.2. Tàu thuyền khai thác thủy sản

Từng bước đóng mới và cải hoán theo hướng gia tăng số lượng tàu thuyền có công suất lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải phục vụ khai thác ở vùng biển xa bờ. Giảm dần các tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác gần bờ. Quy hoạch cụ thể như sau:

- Số lượng tàu thuyền: Đạt 4.650 chiếc năm 2015; 4.700 chiếc năm 2020.

Về cơ cấu:

Tàu < 20 CV: Năm 2015 chiếm 55,6%; năm 2020 chiếm 47,8%.

Tàu 20 - 49 CV: Năm 2015 chiếm 08%; năm 2020 chiếm 06,1%.

Tàu 50 - 89 CV: Năm 2015 chiếm 20,0%; năm 2020 chiếm 21,7%.

Tàu > 90 CV: Năm 2015 chiếm 16,4%; năm 2020 chiếm 24,4%.

- Tổng công suất: Đạt 193.500 CV năm 2015, 250.000 CV năm 2020.

1.3. Nghề nghiệp khai thác thủy sản:

- Chú trọng phát triển các nghề: Vây khơi, rê khơi, câu khơi kết hợp mành chụp. Giảm các nghề lộng như mành đèn, mành chà, giã kéo. Xóa bỏ các nghề khai thác ven bờ mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, xung điện...

- Cơ cấu lại nghề nghiệp khai thác theo hướng đa nghề, trên mỗi tàu kiêm 2 - 3 nghề để có thể sản xuất quanh năm.

- Về lao động khai thác thủy sản: Dự kiến đến năm 2015 là 20.500 người và đến năm 2020 là 21.300 người.

2. Nuôi trồng thủy sản

2.1. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

* Nuôi trồng thủy sản trong các ao hồ:

- Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 1.500 ha; sản lượng 5.290 tấn.

- Năm 2020: Diện tích nuôi trồng 1.650 ha; sản lượng 5.980 tấn.

* Nuôi cá nước ngọt trên ruộng trũng:

- Năm 2015: Diện tích nuôi 2.410 ha; sản lượng 1.620 tấn.

- Năm 2020: Diện tích nuôi 2.840 ha; sản lượng 2.270 tấn.

* Nuôi cá lồng:

- Năm 2015: Số lồng nuôi 1.450 lồng; sản lượng 900 tấn.

- Năm 2020: Số lồng nuôi 1.500 lồng; sản lượng 1.050 tấn.

2.2. Nuôi trồng thủy sản mặn lợ

- Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 2.340 ha; sản lượng 7.500 tấn.

- Năm 2020: Diện tích nuôi trồng 2.400 ha; sản lượng 9.260 tấn.

3. Chế biến thủy sản

3.1. Nguyên liệu cho chế biến thủy sản

- Năm 2015: Khối lượng nguyên liệu 12.000 tấn, chiếm 25% tổng sản lượng thủy sản. Trong đó nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu là 7.300 tấn.

- Năm 2020: Khối lượng nguyên liệu 18.500 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng thủy sản. Trong đó nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu là 12.160 tấn.

3.2. Các nhà máy chế biến

* Giai đoạn 2011 - 2015:

- Di dời và đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Bình, nâng công suất chế biến lên 2.500 tấn/năm.

- Di dời và đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị của Xí nghiệp Chế biến nông thủy sản xuất khẩu (Phú Hải - Đồng Hới), nâng công suất chế biến lên 2.000 tấn/năm.

- Đầu tư mở rộng Nhà máy Chế biến thủy sản Sông Gianh, nâng sản lượng hàng đông xuất khẩu lên 2.000 tấn/năm, hàng khô lên 1.000 tấn/năm.

- Đầu tư xây dựng: Nhà máy chế biến bột cá ở Cảnh Dương; nhà máy chế biến thủy sản ăn liền ở Bố Trạch; các cơ sở sơ chế và bảo quản nguyên liệu cho chế biến ở các khu vực Roòn, Ngư Thủy, Hải Ninh, Nhân Trạch.

* Giai đoạn 2015 - 2020: Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại khu công nghiệp Hòn La (Quảng Trạch) gần với bến cá Sông Roòn, công suất chế biến 5.000 tấn/năm (kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài).

4. Dịch vụ thủy sản

4.1. Dịch vụ nuôi trồng thủy sản

* Dịch vụ giống thủy sản:

- Giống mặn lợ: Đầu tư, nâng cấp vùng giống mặn lợ tại Đức Trạch (Bố Trạch) với diện tích 50 ha, công suất 100 triệu con/năm. Từ năm 2015 trở đi quy hoạch các vùng giống Ngư Thuỷ Bắc (Lệ Thủy) và Hải Ninh (Quảng Ninh) với diện tích 100 ha, công suất 500 triệu con giống/năm.

- Giống ngọt: Phát triển Trại cá giống nước ngọt Đại Phương thành trại giống nước ngọt cấp I chủ lực của tỉnh với khối lượng sản xuất hàng năm 50 triệu cá bột; 8 - 10 triệu cá hương, giống. Nâng cấp các trại cá giống hiện có, đặc biệt quan tâm đầu tư nâng cấp trại cá giống ở Tân Thủy và Cam Liên (Lệ Thủy) để phục vụ tốt cho nhu cầu cá lúa ở huyện Lệ Thủy, phấn đấu đến năm 2020 sản xuất đạt 40 triệu cá bột; 10 - 12 triệu cá hương/năm. Mở rộng vùng ương cá hương, giống hiện có của các hộ gia đình thuộc các xã Gia Ninh, Hồng Thủy (huyện Quảng Ninh) thành một số trại sản xuất cá bột để đến năm 2020 sản xuất khoảng 20 triệu cá bột/năm. Đầu tư xây dựng trại sản xuất cá giống tại các xã Quảng Liên, Quảng Trường (huyện Quảng Trạch) để đến năm 2020 sản xuất 20 triệu cá bột.

* Dịch vụ thức ăn:

- Thức ăn công nghiệp: Xây dựng 01 nhà máy chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản công suất 10.000 tấn/năm.

- Thức ăn tổng hợp chế biến từ các loại cá tạp, giá trị thấp, các loại sản phẩm và phụ phẩm của nông nghiệp, chăn nuôi hay chế biến thực phẩm sẽ được cung cấp qua hai nguồn: Tự chế tại các hộ gia đình và dịch vụ thức ăn gia súc.

* Dịch vụ thú y thủy sản:

- Nâng cao năng lực kiểm dịch của Chi cục Thú y đối với các loại bệnh thủy sản. Tất cả các cơ sở sản xuất giống thủy sản phải được cơ quan chức năng kiểm dịch trước khi xuất bán.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tiến hành kiểm dịch, kiểm tra chất lượng 80 - 100% số giống mặn lợ thả nuôi.

4.2. Dịch vụ khai thác thủy sản

- Dịch vụ hậu cần nghề cá: Xây dựng 01 nhà máy đóng tàu công suất 3.000 tấn (vốn doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài), 01 nhà máy sản xuất nội thất tàu và sửa chữa tàu (vốn doanh nghiệp) ở huyện Quảng Trạch.

- Dịch vụ cung cấp nước đá: Giảm số lượng các cơ sở sản xuất nước đá nhỏ, tăng các cơ sở sản xuất nước đá quy mô lớn, có kho cấp đá dự trữ. Tổng khối lượng nước đá cung cấp cho việc bảo quản các sản phẩm khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 150.000 tấn/năm. Xây dựng thêm các kho chứa đá dự trữ tại các khu sản xuất để cung cấp kịp thời cho khai thác xa bờ.

- Dịch vụ cung cấp xăng dầu: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kho cung cấp xăng dầu tại các cảng cá Sông Gianh và Nhật Lệ.

5. Cơ sở hạ tầng

5.1. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi: Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nuôi thâm canh theo Tiêu chuẩn ngành 28: TCN-171:2001 đối với các vùng nuôi tập trung.

5.2. Cơ sở hạ tầng cho khai thác: Đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền kết hợp cảng cá tại sông Nhật Lệ, Sông Gianh và Sông Roòn. Xây dựng thêm các bến cá, chợ cá tại Sông Roòn, Sông Dinh, sông Nhật Lệ. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả 5 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với quy mô như sau:

- Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Sông Roòn (Quảng Phú - Quảng Trạch): 500 tàu, công suất tàu tối đa 300 CV.

- Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Sông Gianh 1 (Bắc Trạch - Bố Trạch): 450 tàu, công suất tàu tối đa 300 CV.

- Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Sông Gianh 2 (Quảng Phúc - Quảng Trạch): 600 tàu, công suất tàu tối đa 300 CV.

- Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Nhật Lệ 1 (Cửa Phú - Bảo Ninh): 450 tàu, công suất tàu tối đa 300 CV.

- Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Nhật Lệ 2 (Vĩnh Ninh - Quảng Ninh): 200 m - 300 tàu, công suất tàu tối đa 90 CV.

III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ:

Dự kiến vốn đầu tư cho thủy sản cho cả giai đoạn 2011 - 2020 là 4.315 tỷ đồng (khai thác 1.915 tỷ đồng, nuôi trồng 2.085 tỷ đồng, dịch vụ 315 tỷ đồng). Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước khoảng 400 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng (bao gồm các khu neo đậu, hệ thống thủy lợi, bờ bao lớn; đường giao thông, hạ tầng trung tâm giống thủy sản của tỉnh); còn lại là vốn của doanh nghiệp và của người dân; vốn tín dụng, vốn vay thương mại và các nguồn vốn khác.

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Các giải pháp thực hiện:

1.1. Giải pháp về tăng cường năng lực, thể chế quản lý

- Bố trí cán bộ thủy sản chuyên trách lĩnh vực thủy sản để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, hướng dẫn sản xuất và kinh doanh nghề cá.

- Thành lập trung tâm dự báo nguồn lợi hải sản (tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) và hình thành hệ thống thống kê nghề cá tại các địa phương nhằm từng bước nâng cao độ chính xác về thông tin nghề cá và phổ cập đến ngư dân.

- Hình thành các trung tâm đào tạo nghề cho người lao động nghề cá với quy mô vừa và nhỏ. Hoàn thiện chế tài xử lý những vi phạm trong thực hiện các quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

1.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Về khai thác thủy sản: Phát triển các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng hệ chính quy cho ngư dân.

- Về nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ ngân sách đào tạo cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản là người địa phương để làm công tác khuyến ngư. Đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất giống và quản lý nuôi tại các cơ sở. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

1.3. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư

- Trong khai thác thủy sản: Từng bước thay thế vỏ tàu, hầm đá bảo quản sản phẩm bằng các loại vật liệu mới (như vật liệu Composite). Từng bước thăm dò và du nhập một số công nghệ khai thác tiên tiến đang thịnh hành ở các nước trong khu vực có đặc điểm ngư trường tương tự với nước ta.

- Trong nuôi trồng thủy sản: Áp dụng phương thức nuôi trồng thủy sản bền vững bằng theo hướng luân canh, xen canh và nuôi kết hợp nhiều đối tượng. Tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến sản phẩm xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến ngư có hiệu quả. Du nhập và sản xuất các giống thủy sản mới có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.

1.4. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư. Tạo môi trường thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu tư. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách khuyến khích và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư và tín dụng.

- Chú trọng việc huy động vốn đầu tư vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, tranh thủ huy động nguồn vốn tín dụng Nhà nước; phổ biến thông tin về đầu tư các dự án khai thác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao để thu hút nguồn vốn đầu tư.

1.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật để đầu tư sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản; sản xuất thức ăn công nghiệp; đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến xuất khẩu thủy sản.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm; tranh thủ sự giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế về vốn, công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản.

1.6. Giải pháp về sắp xếp lại lao động

- Tùy đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi địa phương để có giải pháp phù hợp sắp xếp lại việc làm cho số lao động dôi dư do giảm số lượng tàu thuyền công suất nhỏ, khai thác gần bờ theo hướng: Ở những xã cửa sông có điều kiện thuận lợi cho việc ra vào, trú đậu của tàu thuyền: Khuyến khích việc cải hoán tàu và chuyển đổi nghề khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ; ở những xã bãi ngang có điều kiện thì chuyển sang nghề nuôi tôm trên cát; ở những xã có các nghề thủ công truyền thống hoặc có quỹ đất để phát triển trồng cây công nghiệp thì sắp xếp lại lao động theo hướng chuyển sang các nghề có tiềm năng và điều kiện phát triển.

- Kịp thời đề xuất Nhà nước có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề; hỗ trợ các hộ gia đình vay vốn để phát triển, ổn định nghề mới.

2. Về cơ chế chính sách

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho ngành Thủy sản của tỉnh; khuyến khích tiếp nhận người có trình độ chuyên môn, quản lý cao; có chính sách bắt buộc nâng cao trình độ đối với cán bộ quản lý, cán bộ khuyến ngư.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ thương mại (trợ giá, trợ vốn, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại), mở rộng thị trường, đặc biệt với thị trường xuất khẩu.

- Có chính sách hỗ trợ vốn cho những lao động chuyển nghề từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ hoặc sang ngành nghề khác; hỗ trợ vốn cho việc cải hoán tàu thuyền; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi về thủy lợi, giao thông, đường điện và trạm biến áp. Quy hoạch và đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo phương án nuôi tôm và thủy sản mặn lợ bền vững. Hỗ trợ vốn cho việc nâng cấp, mở rộng các khu nuôi trồng thủy sản thâm canh, các khu công nghiệp sản xuất giống thủy sản tập trung.

- Tiếp tục thực hiện tốt các quy định hiện hành của Nhà nước về trợ giá, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; về giao sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Có chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai, dịch bệnh.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Dự án quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

2. Dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Nhật Lệ 1, Nhật Lệ 2.

3. Dự án hoàn thiện khu neo đậu tránh trú bão Sông Gianh 1; đầu tư mới khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Sông Gianh 2.

4. Dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Sông Roòn.

5. Các dự án xây dựng bến cá, chợ cá tại Sông Roòn, Sông Dinh, sông Nhật Lệ.

6. Dự án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ.

7. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh trên cát.

8. Dự án phát triển nuôi cá lúa ở Quảng Ninh và Lệ Thủy.

9. Dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại KCN Hòn La.

10. Dự án nâng cấp nhà máy chế biến thủy sản Sông Gianh.

11. Dự án di dời và nâng cấp Công ty Cổ phần XNK thủy sản Quảng Bình.

12. Dự án nâng cấp vùng giống mặn lợ tại Đức Trạch (Bố Trạch).

13. Các dự án xây dựng vùng giống mặn lợ tại Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) và Hải Ninh (huyện Quảng Ninh).

14. Dự án nâng cấp Trại Giống cá nước ngọt Đại Phương thuộc Trung tâm Giống thủy sản.

15. Các dự án nâng cao năng lực khuyến ngư và đào tạo nguồn nhân lực.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Căn cứ Điều 1 của Quyết định này, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm:

1. Công bố công khai Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các chỉ tiêu phát triển phát triển ngành Thủy sản theo Quy hoạch đã được phê duyệt;

3. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Quy hoạch. Hướng dẫn các huyện, thành phố rà soát bổ sung quy hoạch đã có hoặc xây dựng mới quy hoạch nông nghiệp đến năm 2020.



Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Hữu Hoài





Каталог: 3cms -> scripts -> fckeditor -> web -> upload -> File -> KinhTeXaHoi -> QuyHoachDinhHuong -> 2011
2011 -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình thời kỳ 2011 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
2011 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch đến năm 2020
2011 -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
QuyHoachDinhHuong -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
QuyHoachDinhHuong -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
QuyHoachDinhHuong -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bìNH
QuyHoachDinhHuong -> V/v phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2015
QuyHoachDinhHuong -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do

tải về 59.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương