BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 02 tháng 11 năm 2011)


TIN QUỐC HỘI Dứt khoát không cho nước ngoài thuê đất rừng



tải về 134.27 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích134.27 Kb.
#34952
1   2   3

TIN QUỐC HỘI

Dứt khoát không cho nước ngoài thuê đất rừng


Đó là ý kiến của đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) trong phiên thảo luận tổ của Quốc hội về Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và “Kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2020”.
Đại biểu Dân cho rằng, ở Quảng Nam đã từng cho nước ngoài thuê đất trồng rừng ở huyện Tây Giang, nhưng sau khi có chủ trương của Chính phủ, tỉnh đã dừng lại ngay.
Theo ông Dân, đối với người nước ngoài, dứt khoát không cho thuê đất trồng rừng. Với 289.000ha đã lỡ cho thuê rồi đành thôi nhưng phải kiểm soát chặt chẽ diện tích này. Còn hiện tại, sau này và cả thế hệ mai sau cũng dứt khoát không được cho người nước ngoài thuê đất trồng rừng.
Cùng với đó, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh (Quảng Nam) cho rằng, nếu muốn giao rừng cho dân thì ngành chức năng phải lập bản đồ và thường xuyên kiểm đếm, còn để trình trạng 10 năm nay không kiểm tra, kiểm đếm thì sẽ không biết rừng còn, mất ra sao? (Nông Thôn Ngày Nay 2/11, tr3’ Đại Đoàn Kết 2/11, tr3) (Về đầu trang)

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Đại Lộc: Sạt lở đất đe dọa xóa sổ nhiều ngôi làng


Từ năm 2005 đến nay, bình quân mỗi năm huyện mất hơn 50 ha đất sản xuất do sạt lở; cảnh mất nhà, mất đất không còn là nguy cơ nữa.
Mùa mưa lũ năm nay, mặc lũ mới chỉ ở mức báo động 2 nhưng cũng đã có gần 30 ha đất sản xuất của người dân dọc 2 bên bờ sông Vu Gia và Thu Bồn bị nước lũ cuốn trôi.
Mấy ngày qua, bà con thôn Phước Yên (xã Đại Quang) ăn ngủ không yên do nạn sạt lở đe dọa khu dân cư. Thôn Phước Yên có 200 hộ với 800 nhân khẩu, đoạn sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến 100 hộ dân. Ông Hồ Thanh Tuấn, một người dân trong thôn cho biết: Mấy ngày qua, sạt lở xảy ra đã lấn vào từ 30-50m, hiện vẫn đang còn lở.
Còn tại thôn Mỹ Thuận (xã Đại Nghĩa), trước đây, diện tích cả thôn có đến vài trăm ha, nhưng nay chỉ còn dưới 100 ha. Hằng năm, sau mỗi mùa lũ, dân làng lại làm nhà lùi vào trong đất liền vài chục mét. Cánh đồng Mỹ Thuận rộng 50 ha, nay chỉ còn hơn 20 ha.
Phương án mà huyện Đại Lộc đưa ra lúc này là di dời dân đến nơi an toàn để đảm bảo tính mạng và tài sản, nhất là đối với những hộ chỉ còn cách bờ sông khoảng 20- 30m. Các thôn Giao Thủy, xã Đại Hòa; Phước Yên, xã Đại Quang, chính quyền xã đã chọn phương án di dời xen ghép vì không còn quỹ đất để bố trí tái định cư. Tuy nhiên, nhiều hộ chưa thống nhất với phương án này. “Đi cũng dở, ở chẳng xong”, nhiều người cố trụ bám để mong chờ Nhà nước đưa ra giải pháp hữu hiệu hơn giúp họ định cư lâu dài.
Ông Nguyễn Văn Thuấn - Phó Chủ tịch xã Đại Hòa cho biết: Muốn di dời 200 hộ dân vùng sạt lở đòi hỏi diện tích đất rất lớn, phải đầu tư lại toàn bộ cơ sở hạ tầng. Muốn làm nhà nơi ở mới phải tốn từ 150- 200 triệu đồng/hộ nên bà con rất khó khăn.
“Dòng sông bên lở bên bồi”. Trước đây, người ta bỏ bên lở để lập làng về phía bên bồi. Nhưng hiện nay, đầu nguồn làm thủy điện, cuối sông ồ ạt nạn khai thác cát sạn, khiến cho dòng sông cả 2 bên đều lở.
Để giữ làng, người dân sống 2 bên bờ sông Vu Gia và Thu Bồn ở huyện Đại Lộc cùng nhau trồng tre, vừa để chắn gió, vừa chống xói lở. Thế nhưng ngay cả rễ tre cũng không chịu nổi sự tàn phá của nước lũ. (Theo VOVNews 1/11; Công An Nhân Dân 2/11, tr14) (Về đầu trang)

CHÍNH SÁCH

451.000 USD cho chương trình phát triển huyện Bắc Trà My


UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt việc tiếp nhận chương trình Phát triển vùng huyện Bắc Trà My năm 2012 với 451.000 USD do tổ chức Tầm nhìn thế giới tài trợ.
Mục tiêu chủ yếu của dự án nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phòng chống thiên tai, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong vùng dự án. (Đại Đoàn Kết 2/11, tr2) (Về đầu trang)

KIỂM LÂM

Thịt thú rừng ngang nhiên được chào bán


Hiện các loại thú rừng được chào bán công khai ở các quán nhậu trên địa bàn tỉnh. Những nhà hàng, quán nhậu luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đặc sản thú rừng của khách bất cứ lúc nào. Phần lớn, các đầu nậu cung cấp thịt rừng đều mở rộng thị trường xuống phố do nhu cầu rất mạnh.
Ngay ở một quán nhậu ở Núi Thành, thịt heo rừng được chào giá 250.000 đồng/kg; thịt nai 200.000 đồng/kg; thịt tê tê giá 1,2 triệu đồng/kg…
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện gần 300 vụ buôn bán, tàng trữ động vật haoang dã với khoảng hơn 8.000kg thị thú rừng bị tịch thu vì không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, hiện tình trạng săn bắt, buôn bán động vậy hoang dã vẫn diễn ra khá phổ biến và tinh vi. (Đất Việt 2/11, tr8) (Về đầu trang)

GIÁO DỤC

Nam Giang: Một trường có 84 học sinh bỏ học


1/11, Ban giám hiệu Trường THPT Nam Giang cho biết, trong năm học này tình hình học sinh bỏ học tăng đột biến khi có đến 84 học sinh của trường gần như đồng loạt bỏ học.
Theo tìm hiểu của nhà trường, trong số học sinh bỏ học nói trên có hơn một nửa chuyển sang học nghề, tám học sinh lập gia đình, số còn lại do gia đình khó khăn ở nhà làm nương rẫy. (Tuổi Trẻ 2/11, tr8) (Về đầu trang)

GIAO THÔNG

TP Tam Kỳ: Kiên quyết xử lý vụ dầm bó vỉa hè làm bằng gỗ mục


1/11, ông Nguyễn Văn Lúa - Chủ tịch thành phố cho biết, chính quyền sẽ họp và buộc lãnh đạo Trung tâm Phát triển khai thác quỹ đất báo cáo về vụ dầm bó vỉa hè của công trình khu B thuộc khu phố mới phường Tân Thạnh bị phát hiện độn gỗ mục thay cốt thép.
Công ty cổ phần xây dựng công trình Minh Sơn (thành phố Đà Nẵng), đơn vị trúng thầu công trình, đã cho công nhân đập toàn bộ dầm bó vỉa hè để xây mới lại từ đầu. Ngày 30/10, người dân địa phương cho biết toàn bộ dầm bó vỉa hè trong khu đô thị mới này gãy vụn, thay vì cốt thép bên trong đơn vị thi công đã dùng những thanh gỗ mục lát độn xuống dưới để đổ bêtông.
Theo ông Nguyễn Đức Thái - chỉ huy trưởng công trình, toàn bộ 234 hố ga chắn rác nằm trên 5 tuyến đường của khu B khu phố mới Tân Thạnh được công ty giao khoán cho hai công nhân làm với tiền công mỗi hố 70.000-80.000 đồng. Họ làm ẩu và bỏ gỗ vào khi người quản lý đi vắng. Công ty đã cho những công nhân này thôi việc.
Ông Trần Đình Đức - Giám đốc Trung tâm Phát triển khai thác quỹ đất, chủ đầu tư quản lý dự án cho biết: Bó vỉa hè của công trình có thay đổi thiết kế vì làm bằng cốt thép thì bị người dân đập phá lấy thép, cống thoát nước có chắn rác bằng sắt thì bị hoen gỉ, làm bằng gang cũng bị mất cắp nên đã chuyển qua làm bằng ống nhựa đường kính 60.
Ông Đức cho rằng việc thay đổi thiết kế từ bêtông cốt thép sang ống nhựa của dự án này đã được báo cáo miệng với Chủ tịch thành phố. Tuy nhiên, ông ăn Lúa cho rằng: Chỉ nghe ông Đức nói miệng, nguyên tắc là phải bằng văn bản. Tất cả phải làm đúng luật, nếu thay đổi thiết kế công trình phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư. Sai đến đâu xử lý đến đó một cách kiên quyết. (Tuổi Trẻ 2/11, tr5; Người Lao Động 1/11, tr10; Đất Việt 2/11, tr5; Tiền Phong 2/11, tr10) (Về đầu trang)

Núi Thành: Người dân xã Tam Thạnh mong có một con đường


Tuyến đường giao thông liên thôn 2, 3 (xã Tam Thạnh) đã xuống cấp, hư hại hàng chục năm nay khiến cho việc đi lại của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Ông Hồ Khánh Tâm, người dân ở đây cho biết, con đường trên được mở từ cuối những năm 1970, trước khi thành lập Nông trường Chè Đức Phú, nay đã xuống cấp trầm trọng, nhiều "ổ voi", "sống trâu" gồ ghề, lại thêm xe tải chở keo lá tràm phá nát.
Do đường xấu nên vào mùa mưa học sinh nơi đây phải nghỉ học, người ốm hoặc người bị mắc bệnh nguy kịch phải cấp cứu, xe ô tô không vào được đến nơi nên đều phải khiêng võng đi đến bệnh xá...
Trước tình trạng như vậy, bà con hai thôn đã nhiều lần kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay con đường vẫn chưa được sửa chữa, cải thiện.
Ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch xã cho biết, Tam Thạnh là một trong những xã nghèo nhất của huyện. Do kinh tế hạn hẹp của địa phương, hàng năm để san lấp những đoạn sụt lún, huyện cấp kinh phí với chủ trương là chống lầy lội nhưng chỉ được vài ngày các loại vật liệu này cũng sẽ bị trộn lẫn với đất và nước thành bùn trên đường. Ông Bình cũng cho biết, ngày 31/10, cán bộ huyện đã về khảo sát và tính tổng kinh phí lần cuối cho việc chống lầy lội tại xã. (Theo Chinhphu.vn 1/11) (Về đầu trang)

Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia đảm bảo an toàn giao thông


1/11, tại Quảng Nam diễn ra tọa đàm về “Thực trạng, giải pháp đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Tọa đảm do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của đại diện 5 tỉnh gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Kon Tum. (Thanh Niên 2/11, tr2; Đại Đoàn Kết 2/11, tr7) (Về đầu trang)

PHÁP LUẬT

BHXH tỉnh khởi kiện 12 doanh nghiệp nợ tiền


Bà Lương Thị Huệ - Trưởng phòng Kiểm tra Bảo hiểm xã hội tỉnh cho biết, Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ khởi kiện ra tòa 12 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng. Trong đó, sẽ khởi kiện 4-5 doanh nghiệp trong năm nay.
Theo kết quả mới đây của đoàn thanh tra liên ngành, có 194 doanh nghiệp trên địa bàn còn nợ bảo hiểm xã hội với tống số tiền lên đến trên 21 tỷ đồng. Điển hình như Công ty cổ phần Gạch men Anh Em DIC (Khu công nghiệp Bắc Chu Lai) nợ trên 2,7 tỷ đồng, Công ty Liên doanh công trình Miền Trung (Tam Nghĩa, Núi Thành) nợ gần 1,5 tỷ đồng. (Tiền Phong 2/11, tr5) (Về đầu trang)

Một phóng viên bị dọa giết


Phóng viên Hồng Sơn – báo Đất Việt vừa báo cáo với PC 45 (Công an tỉnh) về việc phóng viên này bị một người đàn ông đe dọa giết qua điện thoại
Ngày 1/11, người đàn ông này liên tục gọi vào điện thoại của phóng viên Hồng Sơn nhưng khi anh Sơn gọi lại thì người đàn ông này nói “a lô” rồi cup máy.
Được biết, đây là lần thứ 3, phóng viên Hồng Sơn bị đe dọa giết từ số điện thoại này. (Đất Việt 2/11, tr2) (Về đầu trang)

TP Tam Kỳ: Bắt nhóm trộm gà, tấn công lực lượng công an


1/11, Công an phường Trường Xuân bắt được nhóm chuyên trộm gà. Các đối tượng gồm Nguyễn Văn Trạng, Dương Trường Huân, Lê Văn Hậu (thôn 4, xã Tam Phước, Phú Ninh).
Điều đáng nói, sau khi bị phát hiện, các đối tượng đã dùng bình hơi cay tấn công lực lượng công an hòng chạy thoát khiến một dân phòng trúng hơi cay vào mặt và ngất xỉu tại chỗ. (Đại Đoàn Kết 2/11, tr10) (Về đầu trang)

AN NINH – TRẬT TỰ

Đại Lộc: Trộm đột nhập nhà dân, lấy cắp tài sản


Chỉ trong một thời gian ngắn, người dân ở 2 xã Đại Minh và Đại Cường hết sức hoang mang khi trên địa bàn liên tục xảy ra nhiều vụ trộm đột nhập nhà dân, lấy cắp tài sản.
Ngày 15/7, Công an huyện bắt khẩn cấp Vũ Sơn Ca (xã Đại An). Tại cơ quan điều tra, Ca khai nhận đã thực hiện 6 vụ trộm, lấy được 30 triệu đồng, 6 điện thoại di động và 1 máy ảnh. (Công Lý 2/11, tr9) (Về đầu trang)

AN NINH – QUỐC PHÒNG

Lữ đoàn Công binh 270 kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống


1/11, tại thành phố Tam Kỳ, Lữ đoàn Công binh 270 (Quân khu 5) tổ chức kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.
Trong dịp này, Thiếu tướng Lê Chiêm - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 5 đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho Lữ đoàn Công binh 270.
Đại tướng Phùng Quang Thanh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng. (Quân Đội Nhân Dân Online 1/11) (Về đầu trang)

XÃ HỘI

Agribank Quảng Nam trao nhà tình nghĩa cho người dân


1/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Nam bàn giao nhà tình nghĩa cho bà Lê Thị Lộc (thôn 4, xã Tiên Phong, Tiên Phước), thương binh 4/4.
Công trình có tổng kinh phí xây dựng gần 80 triệu đồng, trong đó, cán bộ, viên chức ngân hàng hỗ trợ 30 triệu đồng từ nguồn trích lương hàng tháng. (Thanh Niên 2/11, tr18) (Về đầu trang)

Phận phu đá giữa rừng sâu


Làm ruộng, chài lưới không đủ trang trải cuộc sống, những nông dân chân lấm tay bùn ở đồng bằng đã quyết định lên miền sơn cước làm phu. Để có bát cơm, đồng tiền gửi về cho gia đình, phu vùng cao phải đánh đổi mồ hôi nước mắt và thậm chí cả mạng sống...
Anh Hôih Chót (bản A Điêu, xã Arooih, Đông Giang) cho biết: Toàn bộ anh em phu đá ở đây là người dưới xuôi lên mưu sinh. Để làm được công việc nặng nhọc này, họ phải dựng lán ngay cạnh công trường. Làm được ngần nào, bán lại cho công trình xây dựng ngần ấy.
Anh Nguyễn Lực (thành phố Đà Nẵng) đã có ba năm làm phu keo thổ lộ về công việc của mình: Đoàn phu keo của anh có cả đàn ông và phụ nữ. Thường thì đàn ông thực hiện công đoạn cưa, vác keo xuống tập trung lại một nơi còn phụ nữ thì lột vỏ keo, nấu cơm nước, giặt giũ.
Mỗi ngày, đoàn nhận khoán khai thác keo cho chủ rừng. Một tấn keo đã lột vỏ chủ rừng trả tiền công khoảng 100.000 đồng. Số tiền đó đem chia đều cho cả nhóm. Ngoài mồ hôi nước mắt ra, để có được đồng tiền công, anh chị em phải bất chấp nguy hiểm. Đã có người bị cây đổ đè gãy tay, chân mà vẫn cắn răng chịu đựng.
Anh Lực cho biết thêm, ngoài những khó khăn, hiểm nguy trong công việc thì phu đá làm ở rừng sâu còn phải đối mặt với nỗi lo bị đẩy đuổi dẫn đến thất nghiệp. Ở đây, tất cả công trường đều làm lậu. Chủ bưởng thuê làm trả công là mình cứ làm chứ có giấy phép, giấy tờ chi mô. Chính quyền địa phương mà bắt được là họ đẩy đuổi, không cho làm nữa. Cách đây nửa tháng, công an ở hai huyện Đại Lộc, Nam Giang truy quét nên chủ bưởng điều động chúng tôi sang đây.
So với phu đá thì phu làm keo có phần “hợp pháp” hơn bởi rừng keo nào cũng có chủ trồng. Nhưng đổi lại, phu keo phải di chuyển thường xuyên mới có việc làm. Mùa mưa cũng như mùa nắng, mỗi lúc chủ rừng điều động, họ đều có mặt kịp thời đánh vật với công việc nặng nhọc.
Để có được tiền công ít ỏi, phu miền sơn cước phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt và có lúc là cả mạng sống của mình. Nhưng bù lại phu rừng rất biết sẻ chia và đoàn kết một lòng. Nơi rừng thiêng nước độc, đầy rẫy muỗi, vắt, rắn rít cùng những trận sốt rét, bệnh tật hoành hành, tinh thần biết sẻ chia, cưu mang đùm bọc lẫn nhau đã giúp anh em phu núi vượt qua tất cả. (Công An TPHCM 1/11, tr10) (Về đầu trang)


tải về 134.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương