Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina


- Thời gian hoạt động của dự án là 40 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (từ 27/05/2010 đến 27/05/2050



tải về 0.52 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.52 Mb.
#2161
1   2   3   4   5   6   7   8   9

- Thời gian hoạt động của dự án là 40 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (từ 27/05/2010 đến 27/05/2050.

CHƯƠNG II.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất


  • Vị trí địa lý:

Tiên Du là một huyện của tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Nam thành phố Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống. Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơnphía Tây Nam, Quế Võphía Đông và cũng có tiếp giáp một chút với huyện Yên Phongphía Tây (phía Tây xã Phú Lâm tiếp giáp với phía Đông xã Đông Thọ, huyện Yên Phong).

  • Địa hình, địa mạo:

Khu công nghiệp Tiên Sơn được quy hoạch với diện tích khoảng 600 ha, nằm trên 2 huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn. Địa hình khu vực này tương đối bằng phẳng, chỗ thấp nhất có độ cao 2,1m, chỗ cao nhất có độ cao 5,1m. Căn cứ vào tổng mức úng lụt năm 1971 là năm tỉnh Bắc Ninh có trận lụt lớn nhất, mức nước tại khu vực này chỉ lên tới 6,2 m. Chính vì vậy, cao độ san nền của cả khu vực khu công nghiệp Tiên Sơn được tính toán là 6,2 m.

Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối trung bình 5 - 12m. Căn cứ về thành phần thạch học, tính thấm, tính chứa nước, độ giàu nước và đặc điểm thủy động lực có thể phân chia địa chất thủy văn các đơn vị chứa nước và cách nước sau:

- Tầng chứa nước vỉa – lỗ hổng trầm tích Holocen (Qh): có thành phần là cát thô, cát, bột sét. Bề dày thay đổi từ 10,4 m -18,2 m. Kết quả hút nước ở lỗ khoan LK 8 cho thấy Q = 2,22 l/s; S = 1,12 m; T = 192 m2/ngày; M = 0,3 – 0,5 g/l, nước thuộc loại Bicacbonat – clorua – canxi.

- Lớp cách nước trầm tích Holocen – Pleistocen (LCN1). Thành phần gồm cát pha sét, sét, sét pha loang lổ. Đây là tầng cách nước có chiều dầy từ 3 -5 m và là tầng bảo vệ tốt tránh ô nhiễm cho tầng chứa nước bên dưới.



- Tầng chứa nước áp lực vỉa – lỗ hổng trầm tích Pleistocen. Đây là tầng chứa nước khá phong phú. Nước ngầm có chất lượng khá tốt, độ tổng khoáng hóa M = 0,059 – 0,28 g/l, thuộc loại hình Bicabonat Magie- canxi.

2.1.2. Khí hậu

Huyện Tiên Du nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông nhưng chủ yếu có 2 mùa chính. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 07, 08 và 09; hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, tháng 01 tháng 02 thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh, gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc, đặc trưng các yếu tố khí tượng chủ yếu như sau:


Bảng 2.1. Tổng lượng mưa, lượng bốc hơi và nhiệt độ năm 2008

Tháng

Lượng mưa

(mm/năm)

Lượng bốc hơi

(mm/năm)

Nhiệt độ

(toC)

Tháng 1

10,2

68,2

17,2

Tháng 2

30,6

61,2

18,1

Tháng 3

89,7

60,2

20,7

Tháng 4

115,8

54,1

24,2

Tháng 5

195,3

75,9

26,6

Tháng 6

67,8

100,9

29,7

Tháng 7

293,7

79,3

32,6

Tháng 8

210,1

78,4

29,1

Tháng 9

51,5

76,7

28,3

Tháng 10

0,7

123,9

26,1

Tháng 11

15,3

99,1

23,2

Tháng 12

35,2

81,2

19,3

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia

  • Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm là 23,3oC, dao động trong khoảng từ 22,5oC – 24,1oC. Trong năm 2008, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1: 17,2oC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7: 32,6oC, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 15,4oC.

  • Lượng mưa

Mùa mưa tập trung 85% lượng mưa cả năm và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình là 1331mm, số ngày mưa trung bình là 144,5 ngày. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa và đạt cực đại vào tháng 7.Mùa khô là 6 tháng còn lại, mưa ít, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 12 là tháng mưa cực tiểu với 12-18mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 254,6 mm.

  • Bốc hơi

Lượng bốc hơi hàng năm dao động không lớn, trung bình là 1029mm, cao nhất đạt 1329,8mm và thấp nhất là 892mm. Còn trong năm lượng bốc hơi cao nhất là tháng 10 (123,9mm).

  • Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình năm tương đối lớn, xấp xỉ 80%. Diễn biến độ ẩm ở đây phụ thuộc vào yếu tố mưa nên trong một năm thường có 2 thời kỳ: thời kỳ độ ẩm cao và thời kỳ độ ẩm thấp.

  • Nắng

Trung bình hàng năm có 1500-1600 giờ nắng, tháng nóng nhất là tháng 7 với tổng giờ nắng trung bình 180 giờ, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1.

  • Gió

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9. Ở khu vực này hàng năm xảy ra 8 - 10 trận bão với tốc độ gió từ 20 - 30m/s, thường kèm theo mưa lớn và kéo dài.

  • Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,5m/s

  • Tốc độ gió cực đại trong năm: 34m/s

  • Bão

Xuất hiện nhiều trong tháng 7 và 8, cấp gió từ cấp 8-10, đôi khi tới cấp 12.

2.1.3. Hiện trạng môi trường của dự án


Hạ tầng kỹ thuật được khai thác, sử dụng trên cơ sở các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp. Để xác định hiện trạng môi trường khu vực dự án, các mẫu khí, nước ngầm được tiến hành đo đạc, lấy mẫu vào ngày 24/11/2010. Việc đo đạc, lấy mẫu và phân tích được thực hiện bởi cán bộ của Công ty TNHH Công nghệ & Môi trường Xanh Việt, Trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đại diện chủ đầu tư.





  1. Vị trí lấy mẫu:

Dựa vào hướng gió chủ đạo, vị trí lấy mẫu không khí để đánh giá chất lượng môi trường nền của khu vực thực hiện dự án được xác định như sau:

- K1: Không khí tại khu vực cổng bảo vệ vào dự án;



- K2: Không khí tại khu vực xuởng sản xuất của dự án.

  1. Các thông số đặc trưng:

Chất lượng môi trường được đánh giá thông qua những thông số đặc trưng sau đây: bụi, tiếng ồn, NO2, SO2, CO.

  1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí:

Kết quả chất lượng môi trường không khí tại thời điểm khảo sát như sau:

Bảng 2.2. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án

TT

Thông số phân tích

Đơn vị

Vị trí đo đạc và lấy mẫu

QCVN 05:2009/BTNMT, (TB 1h)

K1

K2

1

Bụi lơ lửng

µg/m3

31

27

300

2

Ồn

dBA

54,3

55,1

75 (*)

3

NO2

µg/m3

39,2

41,7

200

4

SO2

µg/m3

33,5

37,2

350

5

CO

µg/m3

415,8

409,7

30.000

Nguồn: trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

  • Ghi chú: (*): TCVN 5949:1998.

Nhận xét: Qua bảng 2.2 có thể thấy chất lượng không khí khu vực thực hiện dự án khá tốt, các thông số ô nhiễm được phân tích đều thấp hơn so với quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT. Nồng độ bụi lơ lửng thấp hơn tiêu chuẩn từ 9 - 11 lần, nồng độ NO2 và SO2 thấp hơn tiêu chuẩn từ 4 – 6 lần, còn nồng độ CO thấp hơn tiêu chuẩn từ 72 – 73 lần.

2.1.4. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái

  • Thảm thực vật

Khu vực dự án có thảm thực vật mang tính chất của hệ sinh thái đồng bằng, cây trồng chủ yếu là lúa với năng suất từ 5- 5,5 tấn/ha/năm. Ngoài ra còn có các loại cây trồng khác như đậu tương, khoai tây, lạc với diện tích canh tác không lớn. Trong khu vực còn có nhiều loại cây ăn quả khác.

  • Động vật

Thành phần các loại động vật trong khu vực nghèo nàn, chủ yếu là gia súc, gia cầm ( gà, ngan, vịt, trâu , bò, cá...) chăn nuôi tại các hộ gia đình. Lượng gia súc giảm dần do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Các loại động vật hoang dã nghèo nàn, chủ yếu là một số loài chim và thú nhỏ (chim sẻ, chuột, ếch nhái, rắn,...). Trong khu vực dự án không có loài động vật hoang dã thuộc loại quý hiếm.



  • Phù du động vật và động vật đáy

Phù du động vật và động vật đáy tại khu vực dự án bao gồm các nhóm sau: nhóm Rotatora, Oligochaeta, Cladocera, Copepoda, Cyclopida, Ostravacoda và còn rất nhiều côn trùng, ấu trùng trong nước.

  • Phù du thực vật

Khu vực thường gặp các loài điển hình của vùng đồng bằng như: Cocconeis placetula, Nostochopsis lobatus, Chamaesiphon incrustans...nhìn chung mật độ phù du thực vật ở sông nghèo hơn ở ao hồ.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương