BẢn tin tháng 09/2016 (Phục vụ cung cấp thông tin trọn gói) thông tin thành tựU


Hệ thống Wi-Fi mới nhanh gấp 3 lần



tải về 1.29 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu29.04.2018
Kích1.29 Mb.
#37599
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Hệ thống Wi-Fi mới nhanh gấp 3 lần

Một nhóm các nhà khoa học của Ba Lan đã phát triển thành công thiết bị cầm tay có tên gọi là Pregnabit, cho phép phụ nữ mang thai có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, bao gồm đo nhịp tim thai, phát hiện sớm nguy cơ bong nhau thai, tình trạng thai nhi thiếu oxy mô hoặc bị quấn dây rốn.

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thì nghiệm Khoa học máy tính và Thông minh nhân tạo thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chế tạo được một hệ thống Wi-Fi mới được gọi là MegaMIMO 2.0, có thể tăng mạnh tốc độ truyền dữ liệu trên các mạng bị tắc nghẽn.



Hệ thống này có thể truyền dữ liệu nhanh gấp 3 lần hệ thống Wi-Fi mà chúng ta sử dụng hiện nay và còn làm tăng gấp đôi phạm vi của tín hiệu. Trong tương lai, hệ thống MegaMIMO 2.0 có thể được lắp đặt trong các bộ định tuyến Wi-Fi đang được sử dụng tại các gia đình, nếu các nhà sản xuất thiết bị như Cisco và Netgear kết hợp hệ thống vào sản phẩm của họ.

Nhưng, lợi thế lớn nhất của công nghệ mới sẽ được nhìn thấy trong các môi trường đông đúc hơn như các sự kiện thể thao, trung tâm hội nghị hoặc sân bay, nơi hàng trăm hoặc hàng nghìn người cố gắng kết nối vào tín hiệu Internet chung. Tại các địa điểm công cộng này, tốc độ đường truyền của mạng có thể bị “đóng băng”. Đây là kết quả của hiện tượng “khủng hoảng phổ” nơi không đủ quang phổ không dây để tất cả mọi người tiếp nhận dữ liệu một cách nhanh chóng.

Một trong những biện pháp để tránh khủng hoảng phổ là bổ sung thêm các điểm truy cập không dây dưới dạng các bộ định tuyến để người dùng Wi-Fi kết nối với các thiết bị của cá nhân. Tuy nhiên, mỗi điểm truy cập mới lại gây nhiễu hệ thống nên có thể làm chậm tốc độ truyền dữ liệu.

Hệ thống MegaMIMO 2.0 mới kết nối cùng lúc nhiều điểm truy cập với mỗi điểm truyền dữ liệu trên cùng một tần số mà không gây nhiễu.

Phát hiện quan trọng của nhóm nghiên cứu là tìm ra một thuật toán, cho phép nhiều máy phát độc lập sử dụng quang phổ như nhau mà không xảy ra hiện tượng chồng chéo. Như vậy, các nhà khoa học có thể giải quyết được một vấn đề nan giải trước đây.

"Vấn đề là, cũng giống như hai đài phát thanh không thể phát nhạc trên cùng tần số vào cùng thời điểm, nhiều bộ định tuyến không thể truyền dữ liệu trên các đoạn quang phổ như nhau mà không gây nhiễu, làm ảnh hưởng đến tín hiệu”, Hariharan Rahul, đổng tác giả nghiên cứu nói.

MegaMIMO 2.0 được xây dựng dựa vào công nghệ mà hầu như tất cả các thiết bị không dây hiện nay sử dụng, đó là công nghệ nhiều đầu vào, nhiều đầu ra (MIMO). Công nghệ MIMO cho phép các thiết bị như điện thoại thông minh nhận được nhiều tín hiệu từ nhiều máy phát, nhưng đến nay, việc sử dụng hệ thống với nhiều điểm truy cập làm tắc nghẽn mạng. Nhờ thuật toán MegaMIMO 2.0 mới, vấn đề này đã được giải quyết.

Để kiểm tra hệ thống mới, các nhà nghiên cứu thiết lập một phòng hội nghị giả với bốn máy tính xách tay di chuyển xung quanh phòng trên những chiếc máy hút bụi Roomba. Các nhà khoa học đã đo tốc độ truyền dữ liệu khi máy tính chuyển động. Kết quả cho thấy MegaMIMO 2.0 đã tăng 330% tốc độ truyền dữ liệu so với Wi-Fi thông thường.

Nhóm nghiên cứu cho biết đang trong quá trình thương mại hóa công nghệ và đàm phán với các đối tác công nghiệp để đưa hệ thống MegaMIMO 2.0 ra thị trường.



Theo vista.gov.vn, 01/09/2016

Trở về đầu trang

**************

  • Vật liệu Nanofur xử lý tràn dầu

Một số loài dương xỉ thủy sinh có thể hấp thụ khối lượng lớn dầu trong khoảng thời gian ngắn vì lá của chúng không thấm nước và hấp thụ nhiều dầu. Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) và trường Đại học Bonn ở Đức đã phát hiện ra rằng công suất liên kết dầu của dương xỉ thủy sinh là nhờ vào cấu trúc vi mô của lông trên lá dương xỉ. Cấu trúc vi mô này hiện đang được sử dụng làm mô hình để phát triển hơn nữa vật liệu Nanofur mới nhằm mục tiêu xử lý tràn dầu theo hướng thân thiện với môi trường.

Các đường ống bị hỏng, thảm họa do tàu chở dầu và các sự cố trên dàn khoan và sản xuất dầu có thể làm cho nước bị ô nhiễm dầu thô hoặc dầu khoáng. Các phương pháp thông thường để xử lý tràn dầu có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, đốt dầu hoặc sử dụng các hóa chất để làm tăng tốc độ phân hủy của dầu gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. Nhiều vật liệu hút dầu tự nhiên như mùn cưa và sợi từ thực vật gần như không hiệu quả vì chúng hấp thụ khối lượng lớn nước. Trong quá trình nghiên cứu tìm ra chất thay thế thân thiện với môi trường, các nhà khoa học đã so sánh các loài dương xỉ thủy sinh khác nhau. "Chúng tôi đã biết rằng lá dương xỉ nước thủy sinh không thấm nước, nhưng đây là lần đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp thụ dầu của chúng" Claudia Zeiger, đồng tác giả nghiên cứu tại Viện Công nghệ cấu trúc vi mô nói.



Dương xỉ thủy sinh ban đầu sinh trưởng tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng hiện nay, chúng cũng được tìm thấy trong nhiều vùng ở châu Âu. Vì sinh trưởng mạnh nên dương xỉ thủy sinh thường được xem như cỏ dại. Tuy nhiên, chúng lại có tiềm năng to lớn trở thành chất hấp thụ dầu nhanh, giá rẻ và thân thiện với môi trường.

"Dương xỉ thủy sinh có thể được sử dụng trong các hồ để xử lý sự cố tràn dầu bất ngờ", Zeiger nói. Sau gần 30 giây, lá dương xỉ đạt khả năng hấp thụ tối đa và có thể hút dầu. Loại dương xỉ thủy sinh này được gọi là Salvinia, có các túm lông trên bề mặt lá với chiều dài của sợi lông dao động từ 0,3-2,5 mm. Khi so sánh các loài dương xỉ Salvinia khác nhau, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy lá dương xỉ có những sợi lông dài nhất lại không hấp thụ nhiều dầu nhất. "Công suất hấp thụ dầu được quyết định bởi hình dạng của chân lông", Zeiger nhấn mạnh. Lá của dương xỉ Salvinia molesta có chân lông hình dụng cụ đánh trứng, có khả năng hút nhiều dầu nhất.



Dựa vào phát hiện mới về mối quan hệ giữa cấu trúc bề mặt và khả năng hấp thụ dầu của lá dương xỉ thủy sinh, nhóm nghiên cứu đã cải tiến vật liệu Nanofur do KIT chế tạo. Nanofur nhựa mô phỏng hiệu ứng không thấm nước và hút dầu của dương xỉ Salvinia để tách dầu và nước. "Chúng tôi nghiên cứu các cấu trúc vĩ mô và vi mô trong tự nhiên để phục vụ phát triển kỹ thuật tiềm năng", Hendrik Hölscher, đồng tác giả nghiên cứu nói.

Theo vista.gov.vn, 01/09/2016

Trở về đầu trang
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương