BẢn tin tháng 09/2016 (Phục vụ cung cấp thông tin trọn gói) thông tin thành tựU


Vải bằng nhựa làm cho quần áo mát hơn



tải về 1.29 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu29.04.2018
Kích1.29 Mb.
#37599
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

Vải bằng nhựa làm cho quần áo mát hơn

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford đã phát triển một loại vải giá rẻ mới làm bằng nhựa sử dụng sự kết hợp của công nghệ nano, lượng tử ánh sáng và hóa học để làm mát cho người mặc theo một cách mới, làm mát hơn gần 3 độ C so với vải bông thông thường.

Cơ chế duy nhất mà vải thông thường có thể làm mát là làm bay hơi, khi người mặc toát mồ hôi, hơi ẩm sẽ được đẩy lên bề mặt để bốc hơi.



Điều này có nghĩa là các loại vải không hạ nhiệt cho người mặc cho đến khi họ thực sự bắt đầu đổ mồ hôi. Một điểm khác là các loại vải tự nhiên và vải tổng hợp chắn tia hồng ngoại, có nghĩa là chúng giữ nhiệt như một bình chân không.

Polyethylene được sử dụng trong mọi thứ từ vật liệu cách điện đển túi gói bánh, thường không được nghĩ tới sử dụng để làm quần áo vì nó có vấn đề trái ngược với vải thông thường. Nhựa trong suốt đối với bức xạ hồng ngoại, nhưng nó không thấm nước và kín gió, nên một chiếc áo làm từ polyethylene sẽ gây khó chịu, giữ mồ hôi đối với người mặc.

Nhóm nghiên cứu đã tái tạo lại polyethylene để nó vẫn cho phép thoát bức xạ hồng ngoại, đồng thời có thể thoát hơi được, vì vậy nó làm mát được theo cả cách truyền thống và theo cả một cách mới chưa được thử nghiệm trước đó.

Nhóm bắt đầu với một loại polyethylene được dùng trong sản xuất pin, chắn sáng với ánh sáng nhìn thấy, nhưng vẫn đủ trong với bức xạ hồng ngoại. Họ xử lý nó với các hóa chất ôn tính để thay đổi cấu trúc của nhựa để thay vì là một tấm đặc, nó có cấu trúc lỗ rỗng siêu nhỏ cho phép các phân tử hơi nước đi qua, do đó nó thoát hơi được như sợi tự nhiên.

Để làm cho vải nhựa giống vải thường hơn, dai và dày hơn, các nhà nghiên cứu đã biến nó thành ba lớp bằng cách thêm một lớp nhựa thứ hai phân cách với lớp đầu tiên bằng một lưới sợi bông.

Khi so sánh với một mẫu vải bông, hai mẫu vải được đặt vào một bề mặt được thiết kế bắt chước nhiệt da người, vải nhựa mới làm bề mặt da mát hơn 3.6º F (2.7 ° C) so với vải bông.

Nhóm nghiên cứu hiện đang phát triển thêm màu sắc và kết cấu cho vật liệu để làm cho nó giống vải thông dụng hơn, cũng như tìm cách để sản xuất giá rẻ. Ngoài ra, vải nhựa có thể trở thành cách thức mới để làm mát hoặc làm nóng các đối tượng mà không cần đến nguồn năng lượng bên ngoài.



Một khía cạnh khác của vải nhựa mới là nó có thể giúp tiết kiệm tiền điều hòa không khí khi người mặc không cảm thấy nhu cầu bật máy lạnh.

Theo vista.gov.vn, 08/09/2016

Trở về đầu trang

**************

  • Thiết bị giá rẻ chuyển đổi ánh nắng mặt trời thành hơi nước

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Masdar và Viện Công nghệ Massachusetts đã chế tạo được hệ thống chuyển đổi năng lượng nhiệt mặt trời mới với giá thành rẻ, có thể dễ dàng sản sinh hơi nước từ ánh nắng mặt trời. Hệ thống này sẽ nâng cao hiệu quả và giảm giá thành của các công nghệ phụ thuộc vào hơi nước như công nghệ khử mặn, xử lý nước thải, sưởi ấm bằng nước nóng tại hộ gia đình, khử trùng dụng cụ y tế và sản xuất điện.

Thiết bị mới nổi trên mặt nước, có khả năng chuyển đổi 20% năng lượng mặt trời thành hơi nước ở mức nhiệt 100oC mà không cần thiết bị quang học đắt tiền. Thiết bị này được chế tạo từ vật liệu thương mại giá rẻ, bao gồm bao bì bọt và xốp polystyrene (nhựa).

TS. Zhang Tiejun, PGS. về kỹ thuật cơ khí và vật liệu cho biết nhóm nghiên cứu đã phát triển được hệ thống sản sinh hơi nước bằng năng lượng mặt trời mà không phải phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời trực tiếp. Công nghệ này đặc biệt phù hợp với môi trường bụi bặm tại các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), vì công nghệ sử dụng toàn bộ quang phổ của ánh nắng mặt trời cho các ứng dụng nhiệt chứ không chỉ một phần quang phổ trực tiếp có thể bị cản trở bởi các sol khí.

Thiết bị thu năng lượng mặt trời tương có thiết kế đối đơn giản: Thiết bị nổi giống như xốp, được làm từ chất hấp thụ quang phổ có chọn lọc, cho phép thu năng lượng của ánh sáng nhìn thấy nhưng lại hạn chế tỏa nhiệt trở lại bầu khí quyển. Hiệu ứng bẫy nhiệt này làm tăng đáng kể hiệu suất chuyển đổi ánh nắng mặt trời thành hơi nước của thiết bị.

Các chất hấp thụ được đặt giữa một lớp bao bì bọt, cho phép hấp thụ ánh nắng mặt trời và giảm lượng nhiệt bị thất thoát vào không khí thông qua quá trình đối lưu và một lớp xốp cách điện, làm nổi toàn bộ cấu trúc trên mặt nước và giảm thất thoát nhiệt được sản sinh xuống dưới nước. Thiết bị thu năng lượng mặt trời đóng vai trò như xốp, liên tục hút nước và làm nước bốc hơi để sản sinh hơi nước liên tục.

Tại Viện Công nghệ Massachusetts, thiết bị mới đã được chứng minh có khả năng sản sinh hơi nước đạt mức nhiệt 100°C trong những thời điểm ánh nắng mặt trời trực tiếp có cường độ yếu như các tháng không phải mùa hè và trời nhiều mây.



Theo vista.gov.vn, 09/09/2016

Trở về đầu trang
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương