BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 26/01/2015 KẾt quả giao dịch trong ngàY



tải về 362.43 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích362.43 Kb.
#38077
1   2   3































LỊCH SỰ KIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN































Ngày GDKHQ

Ngày TH

Mã CK

Loại Sự Kiện

Nội Dung Sự Kiện

24/02/2015

29/05/2015

VC1

Cổ tức bằng tiền

1600 đồng/cổ phiếu

10/02/2015

08/04/2015

TNG

Cổ tức bằng tiền

600 đồng/cổ phiếu

05/02/2015

29/05/2015

AAM

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

04/02/2015

10/03/2015

VTV

Cổ tức bằng tiền

700 đồng/cổ phiếu

03/02/2015

20/03/2015

CPC

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

03/02/2015

13/03/2015

SFN

Cổ tức bằng tiền

800 đồng/cổ phiếu

02/02/2015

12/03/2015

NTP

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

30/01/2015

31/01/2015

S99

Phát hành hiện hữu

Phát hành thêm: 0

29/01/2015

12/02/2014

CX8

Cổ tức bằng tiền

480 đồng/cổ phiếu

28/01/2015

31/03/2015

NBP

Cổ tức bằng tiền

800 đồng/cổ phiếu

28/01/2015

13/02/2015

NTW

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

28/01/2015

10/02/2015

STG

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

27/01/2015

12/02/2015

ABT

Cổ tức bằng tiền

1500 đồng/cổ phiếu

27/01/2015

10/02/2015

ACL

Cổ tức bằng tiền

500 đồng/cổ phiếu

27/01/2015

10/02/2015

DGC

Cổ tức bằng tiền

500 đồng/cổ phiếu

27/01/2015

12/02/2015

MAS

Cổ tức bằng tiền

4000 đồng/cổ phiếu

27/01/2015

28/01/2015

SAM

Cổ phiếu thưởng

Phát hành thêm: 0

26/01/2015

12/02/2015

CNG

Cổ tức bằng tiền

2000 đồng/cổ phiếu

26/01/2015

11/02/2015

PMC

Cổ tức bằng tiền

1400 đồng/cổ phiếu

26/01/2015

11/02/2015

SEB

Cổ tức bằng tiền

600 đồng/cổ phiếu

26/01/2015

10/02/2015

SJE

Cổ tức bằng tiền

1000 đồng/cổ phiếu

22/01/2015

11/02/2015

FDT

Cổ tức bằng tiền

500 đồng/cổ phiếu

22/01/2015

06/02/2015

NCT

Cổ tức bằng tiền

4000 đồng/cổ phiếu

22/01/2015

06/02/2015

TV4

Cổ tức bằng tiền

500 đồng/cổ phiếu

21/01/2015

12/02/2015

NAV

Cổ tức bằng tiền

600 đồng/cổ phiếu































DOANH NGHIỆP































TNG chốt quyền trả cổ tức bằng tiền 6% và họp ĐHCĐ

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng như sau:
Tên tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG)
Ngày đăng ký cuối cùng: 12/02/2015
Trả cổ tức đợt 2 năm 2014 bằng tiền mặt
- Tỷ lệ thực hiện: 6%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 600 đồng)
- Thời gian thanh toán: 08/04/2015
- Địa điểm thực hiện:
+ Đối với chứng khoán lưu ký: người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức bằng tiền mặt tại các Thành viên Lưu ký (TVLK) nơi mở tài khoản lưu ký.
+ Đối với chứng khoán chưa lưu ký: người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức bằng tiền mặt tại Phòng Kế toán Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG: số 160 đường Minh Cầu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên vào các ngày làm việc trong tuần bắt đầu từ ngày 08/04/2015. Khi đến cổ đông mang theo giấy chứng minh nhân dân và giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015
Tỷ lệ thực hiện: 01 cổ phiếu - 01 quyền biểu quyết
Thời gian thực hiện: 12/04/2015
Địa điểm thực hiện: Công ty sẽ thông báo sau
Nội dung Đại hội: Thông quá báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015; thông qua việc chi trả cổ tức năm 2014 và mức chi trả cổ tức năm 2015; thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi và/(hoặc) phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.



Dược Lâm Đồng lãi ròng gần 19 tỷ đồng, vừa vặn đạt kế hoạch cả năm

Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (LDP) công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2014.
Doanh thu thuần quý 4/2014 của LDP đạt 140 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ 2013. Lãi gộp tăng 12,8%, đạt gần 17 tỷ đồng.
Sau khi trang trải các chi phí trong kỳ, LDP lãi ròng 4,2 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,7% so với quý 4/2013. Lũy kế cả năm, LDP lãi ròng 18,9 tỷ đồng, tăng 900 triệu đồng so với kết quả đạt được năm 2013.
Kết quả đạt được giúp Ladophar vừa vặn đạt kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Với vốn điều lệ vỏn vẹn 34 tỷ đồng, EPS năm 2014 của LDP đạt 5.560 đồng/cổ phiếu.
Cuối năm 2014, hàng tồn kho của LDP đạt 70,7 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng so với số dư đầu năm, chiếm hơn một nửa tài sản ngắn hạn của công ty tại cùng thời điểm.
Hiện cổ phiếu LDP đang tiến tới mức 60.000 đồng/cổ phiếu sau 1 tháng tăng giá mạnh - mặc dù khối lượng giao dịch tương đối èo uột.



Có 41 doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lọt vào “câu lạc bộ tỷ đô”

Tóm tắt:
- Công ty Vietnam Report công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2014
- Có 41 doanh nghiệp lọt vào “Câu lạc bộ tỷ đô”
- Những doanh nghiệp lớn nhất vẫn là doanh nghiệp nhà nước với 59,4% tổng doanh thu của VNR500
- Khối doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm khoảng 44% BXH, nhưng tổng doanh thu lại ở mức thấp nhất với 18,6% tổng doanh thu toàn bảng, nguyên nhân chính là thiếu vốn kinh doanh.
- Khoảng 15% doanh nghiệp lớn thuộc ngành khoáng sản – xăng dầu và tạo ra gần 33% tổng doanh thu toàn bảng xếp hạng
Ngày mai (27/1), Công ty Vietnam Report chính thức tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500- Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2014 nhằm tôn vinh và ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Như đã công bố trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp đứng đầu trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và CTCP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji là doanh nghiệp đứng đầu trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam của năm 2014.
Theo thống kê của Vietnam Report, nếu so sánh với Bảng xếp hạng Fortune 500 của Hoa Kỳ, thì năm nay có 08 Doanh nghiệp trong BXH VNR500 hoàn toàn đủ tiêu chí để lọt vào BXH này (Trong BXH VNR500 năm 2013, có 07 DN đủ tiêu chí doanh thu để lọt vào BXH Fortune 500 – 2013 của Hoa Kỳ.
Đáng chú ý, trong BXH VNR500 năm nay có 41 doanh nghiệp lọt vào “Câu lạc bộ tỷ đô” (bao gồm các doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 1 tỷ USD), tương đương hơn 8% số doanh nghiệp VNR500, trong đó có 04 doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong nước.
Những doanh nghiệp lớn nhất vẫn là doanh nghiệp nhà nước
Thành phần chủ đạo của Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014 vẫn là khối doanh nghiệp Nhà nước với 59,4% tổng doanh thu của 500 doanh nghiệp lớn nhất đến từ khối nhà nước.
Theo các chuyên gia phân tích của Vietnam Report, điều này cho thấy quá trình cổ phần hóa DNNN mặc dù được tập trung hơn cả trong năm vừa qua nhưng vẫn chưa đat được hiệu quả như mong đợi. Đồng thời, điều này đồng nghĩa với việc mặc dù đang thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo thêm nhiều không gian và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước, song trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang chi phối nền kinh tế Việt Nam.
Doanh nghiệp tư nhân trong nước đông nhưng chưa hiệu quả
Khối doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện có nhiều doanh nghiệp lọt vào BXH VNR500 năm 2014 nhất, chiếm khoảng 44%, nhưng tổng doanh thu lại ở mức thấp nhất với 18,6% tổng doanh thu toàn bảng, giảm 0,8% so với BXH năm trước, cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong thời gian qua đang có dấu hiệu đi xuống.
Xét về tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, khối tư nhân trong nước có hệ số ROA trung bình đạt 5,7%. Đây là mức thấp nhất khi so với các doanh nghiệp FDI (13%) và Nhà nước (6,2%).
Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây nhất của Vietnam Report cho thấy, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tư nhân đang rất cao. Việc thiếu vốn kinh doanh đã làm hạn chế khối doanh nghiệp này phát huy hết tiềm năng của mình, lấy đi sự tự tin của các doanh nghiệp vốn được đánh giá là năng động và sáng tạo nhất của nền kinh tế. Đây cũng là một thách thức mới cho doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng trong năm 2015
Ngành khoáng sản – xăng dầu vẫn là ngành “giàu nhất”
Xét về ngành nghề, ngành khoáng sản – xăng dầu vẫn là ngành “giàu nhất” trong Bảng xếp hạng. Theo Vietnam Report . Đây sẽ là một thử thách cho các nhà điều hành kinh tế, bởi rõ ràng nền kinh tế hiện nay vẫn bị phụ thuộc vào nhóm ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đặt trong bài toán tăng trưởng bền vững thì thời gian tới cần khuyến khích phát triển các ngành tiềm năng của Việt Nam như ngành chế biến, chế tạo và công nghệ thông tin…
Theo kết quả trong BXH VNR500 năm nay, có khoảng 15% doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp ngành khoáng sản – xăng dầu và tạo ra gần 33% tổng doanh thu toàn bảng xếp hạng và là mức doanh thu cao nhất trong số các ngành nghề kinh doanh.
Đứng thứ hai về tổng doanh thu là ngành điện (19%) và sau đó là tài chính ngân hàng (10,3%).



1 NĐT cá nhân bất ngờ chi gần 28 tỷ đồng mua cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn PVR

Theo tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, một nhà đầu tư cá nhân là ông Nguyễn Sĩ Phương đã bất ngờ trở thành cổ đông lớn của PVR - Công ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam.
Cụ thể, ông Phương đã mua 7,48 triệu cổ phiếu PVR và chính thức nắm giữ 14,42% vốn điều lệ của công ty này. Ngày giao dịch trở thành cổ đông lớn: 23/1/2015.
Liên quan đến cổ phiếu PVR, đầu năm 2015, Tập đoàn Đại Dương (OGC - Ocean Group) đã đăng ký bán toàn bộ 5 triệu cổ phiếu mà Tập đoàn này đang nắm giữ của PVR. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 9/1 - 6/2/2015 bằng hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Năm 2014, Ocean Group có ý định thoái vốn khỏi PVR nhưng bất thành.
Số lượng cổ phiếu cổ đông cá nhân Nguyễn Sĩ Phương mua vào lớn hơn số lượng OGC bán ra. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng OGC đã nhượng số lượng cổ phiếu nói trên cho ông Phương.
Tính theo thị giá PVR ngày 23/1/2015 (3.700 đồng/cổ phiếu), ông Phương đã phải bỏ ra khoảng 27,6 tỷ đồng để sở hữu số lượng cổ phiếu nói trên.

































THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN































Cổ phiếu nào đang được hưởng lợi từ việc Euro mất giá?

Tóm tắt:
- Đồng Euro liên tục giảm giá mạnh từ tháng 7 tới nay, đây là thông tin tích cực đối với những doanh nghiệp đang đi vay bằng đồng tiền này.
- Một số cổ phiếu xi măng như HT1, BCC, BTS đang có dư nợ lớn bằng Euro. Cổ phiếu nhiệt điện NT2 đang vay đồng thời bằng cả Euro và USD. Trong số này, lãi chênh lệch tỷ giá đã tác động rất lớn tới lợi nhuận năm 2014 của NT2 và BTS.
Hiện trên sàn chứng khoán, có 4 doanh nghiệp niêm yết vay ngoại tệ bằng đồng EUR khá lớn, đó là CTCP Xi măng Bỉm Sơn ( BCC), CTCP Xi măng Hà Tiên 1(HT1), CTCP nhiệt điện dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) và CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (BTS).
Trong đó có NT2, BTS vay nợ bằng cả USD, EUR. Theo báo cáo tài chính các doanh nghiệp, tính đến hết năm 2014, NT2 còn khoản vay bằng USD tương đương 3124 tỷ đồng, BTS còn không nhiều, chỉ khoảng 97 tỷ đồng.

Có thể thấy, NT2 là doanh nghiệp có tỷ lệ vay ngoại tệ khá lớn, tổng cộng trên 6.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 55% nguồn vốn. Trong đó tỷ lệ vay USD- EUR là khá ngang nhau.


Với việc vay nợ ngoại tệ lớn như vậy, việc biến động của tỷ giá sẽ khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ảnh hưởng đáng kể, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Sự đối lập của USD và EUR
Từ giữa tháng 3/2014 đến nay, giá trị đồng Euro liên tục sụt giảm khiến cho không ít doanh nghiệp được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá.
Ngân hàng trung ương Châu Âu liên tục cắt giảm lãi suất và công bố các gói kích thích nhằm giải quyết vấn đề lạm phát và tăng trưởng yếu đang diễn ra tại Châu Âu vào lúc này khiến đồng Euro liên tục mất giá. Mới đây nhất, ECB quyết định tung ra gói kích thích kinh tế 1,1 nghìn tỷ Euro cho khối Eurozone. Chương trình sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 3. Đây là động thái mới nhất của ECB sau khi các động thái kích thích trước đó của ECB như hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, mua vào các tài sản đã không thể thúc đẩy lạm phát tăng 2% như kỳ vọng của cơ quan này.

Ngoài ra tình hình chính trị tại Hy Lạp đang rất phức tạp, nếu nước này rời khỏi Eurozone thì khối EU, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này sẽ còn gặp nhiều khủng hoảng sâu sắc hơn nữa.


Như vậy trong thời gian tới, nếu như các biện pháp kích thích của ECB vẫn chưa mang lại hiệu quả, khả năng sẽ tiếp tục có các gói kích thích khác nữa nên đồng EUR sẽ có nguy cơ tiếp tục suy giảm và lãi suất EURIBOR cũng sẽ tiếp tục đà suy giảm trong trung hạn.

Trái ngược với EUR, sau khi FED quyết định ngưng gói QE3 do nền kinh tế Mỹ đã có nhiều sự tiến triển tốt thì đồng USD đã liên tục tăng giá.


Nếu tình hình kinh tế Mỹ tiếp tục diễn biến tốt thì khả năng FED nâng lãi suất là rất cao. Khi đó thì tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, theo Thống Đốc Nguyễn Văn Bình thì tỷ giá USD năm nay chỉ điều chỉnh tối đa 2%, tuy nhiên ngay trong những ngày đầu năm Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh phá giá VND 1% , như vậy đồng USD trong năm nay vẫn sẽ tương đối ổn định.


Ảnh hưởng mạnh tới kết quả kinh doanh
Các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ thường có biến động rất lớn về lợi nhuận, có thể lãi hay lỗ chỉ sau 1 thời gian ngắn mà nguyên nhân không phải do hoạt động kinh doanh chính.

Các số liệu ở trên không bao gồm phần phân bổ lỗ tỷ giá hàng năm của các doanh nghiệp. Ở đây chúng tôi chỉ tính toán dựa trên sự thay đổi tỷ giá của khoản nợ gốc mà doanh nghiệp đang vay nợ.


Nhìn vào KQKD của các doanh nghiệp này trong năm 2014 có thể thấy rõ tác động của tỷ giá đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao.
Lợi nhuận từ việc chênh lệch tỷ giá trong năm qua có những tác động tích cực đến LNTT của các doanh nghiệp. Đơn cử như BTS, kết quả kinh doanh 2014 đã công bố cho thấy lợi nhuận từ việc chênh lệch tỷ giá đạt gần 130 tỷ, còn lớn hơn cả LNTT của doanh nghiệp này.
HT1 cũng đã có kết quả kinh doanh. Theo đó lợi nhuận từ tỷ giá trong năm cũng đạt đến 93,6 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% LNTT.
Với NT2 thì lợi nhuận từ tỷ giá trong năm cũng đạt 418 tỷ đồng, chiếm khoảng 45% LNTT của doanh nghiệp. Còn với BCC, kết quả 9 tháng đầu năm cũng cho thấy tác động to lớn của chênh lệch tỷ giá EUR/VND ra sao.
Trong các doanh nghiệp trên, HT1 có tỷ lệ vay ngoại tệ bằng EUR thấp nhất nên ảnh hưởng đến lợi nhuận không nhiều bằng các doanh nghiệp khác.
BTS và NT2 ngoài khoản vay EUR còn vay USD. Tuy nhiên BTS vẫn có tỷ suất lãi ròng tỷ giá/ LNTT cao hơn do khoản vay bằng USD khá ít, trong khi tỷ lệ vay USD- EUR của NT2 gần như ngang nhau dẫn tới tỷ suất lãi ròng tỷ giá/ LNTT không cao lắm. Nhưng với việc vay cả 2 ngoại tệ như vậy sẽ làm giảm bớt rủi ro tài chính cho NT2.
Theo tỷ giá 26/1/2015 thì 1 EUR đổi 23.867 VND, tức là đã giảm khoảng 9% so với 31/12/2014. Như vậy trong quý 1 tới đây, các doanh nghiệp vay nợ EUR lớn sẽ tiếp tục được hưởng khoản lãi từ chênh lệch tỷ giá khá lớn.
Ngoài ra, với việc lãi suất EURIBOR 6 tháng giảm liên tiếp trong thời gian qua (là lãi suất cơ bản của các khoản vay EUR) và trong trung hạn chưa có khả năng tăng trở lại vì vậy các doanh nghiệp đang vay nợ nhiều bằng EUR sẽ được hưởng lợi từ việc lãi suất vay nợ sẽ tiếp tục giảm.
Việc vay nợ ngoại tệ là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp và tất nhiên việc vay nợ này hàm chứa khá nhiều rủi ro. Rõ ràng sự thay đổi tỷ giá tác động mạnh mẽ lên lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu trong bối cảnh đột ngột đồng ngoại tệ tăng giá thì các doanh nghiệp sẽ phải hứng những khoản lỗ “ từ trên trời rơi xuống” như trường hợp PPC vay Yên Nhật trước đây.































THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ































Eximbank dự kiến ĐHCĐ vào ngày 22/4/2015

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB) vừa có thông báo về việc đề cử, ứng cử thành viên HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Đại hội cổ đông thường niên 2015.
Theo đó, ngày 6/2/2015 là ngày đăng ký cuối cùng để thông báo cho cổ đông về việc ứng cử hoặc đề cử thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2015 – 2020; và họp ĐHCĐ thường niên 2015.
Thời gian nhận ý kiến cổ đông, nhóm cổ đông về việc ứng cử này là 25/2 đến 16/3/2015.
Về đại hội cổ đông thường niên 2015, Eximbank cho biết sẽ tổ chức vào sáng 22/4/2015 tại Trung tâm Hội nghị White Palace ở Tp. Hồ Chí Minh.
Nội dung của Đại hội tập trung vào báo cáo hoạt động của HĐQT và báo cáo của Ban Kiểm soát nhiệm kỳ V (2010 – 2015)l; Bầu thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ tiếp theo, cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ

Đầu tư vàng tài khoản: Doanh nghiệp vẫn “mời mọc” người chơi

Thời gian gần đây, cơ quan điều tra liên tiếp triệt phá hàng loạt sàn vàng ảo , thu giữ hàng trăm tỷ đồng. Nhiều chủ sàn vàng ảo đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi kinh doanh vàng ảo và huy động vốn trái phép. Hàng trăm nhà đầu tư đã đổ tiền tỷ vào những sàn vàng này và cay đắng khi tất cả đều đã trắng tay.
Công ty cổ phần đầu tư truyền thông và tiếp thị Sài Gòn (IMMS) có trụ sở chính ở TP.HCM và chi nhánh ở Hà Nội. Website của công ty này giới thiệu chi tiết các dịch vụ để giao dịch vàng tài khoản, ngoại hối như: hỗ trợ mở tài khoản, cài phần mềm MT4 để thực hiện giao dịch; thậm chí có cả các clip hướng dẫn giao dịch.
Theo một nhân viên tại công ty này, có 2 hình thức đầu tư để kiếm tiền: nhà đầu tư sẽ tự chơi vàng và ngoại hối qua tài khoản và phần mềm mà công ty hỗ trợ mở; hoặc ủy thác vốn để công ty chơi hộ. Với khách hàng ủy thác cho công ty đầu tư, số tiền tối thiểu là 110 triệu đồng.

































THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA































Nhiều vấn đề cần giải quyết cho ngành thủy sản

Khó khăn khác là vấn đề chống bán phá giá tôm kéo dài hơn 10 năm, gây khó khăn cho tình hình xuất khẩu rất lớn,  cho dù các doanh nghiệp đã đoàn kết để chóng chọi với quy định ngặt nghèo của Mỹ. Thuế chống bán phá giá năm 2014 xấp xỉ 9%. Một loại bệnh dịch khác là bao thực trùng rất khó tiêu diệt, khi có điều kiện là phát triển, nếu không có giải pháp tốt về tôm bố mẹ, sản xuất giống sẽ kéo theo nguy cơ cao.
Tôm bị EMS, người nuôi đối phó bằng cách lạm dụng sử dụng nhiều kháng sinh. Một số doanh nghiệp đưa ra quy trình nuôi tôm không kháng sinh nhưng không mang lại hiệu quả, có doanh nghiệp phải mất gần 200 tỉ đồng do nuôi tôm không có kháng sinh. Trong khi hàng rào kiểm soát ngày càng khắt khe, gây khó khăn cho người nuôi cũng như doanh nghiệp xuất khẩu.
Vấn đề kiểm soát doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức và tiền của. Nhưng hiện tại, việc lạm dụng kháng sinh khá phổ biến nên việc rất khó khăn. Theo quy định, cơ quan chức năng kiểm định doanh nghiệp chế biến nếu phát hiện thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Nhưng các doanh nghiệp lấy mẫu kiểm 3 ngày mới có kết quả. Điều này gây khó cho doanh nghiệp vì người nuôi mang tôm đến bán cho doanh nghiệp thì không thể nào chờ có kết quả kiểm nghiệm mới mua. Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu than phiền cho dù họ cố gắng kiểm soát gắt gao nhưng cũng có lúc không thể kiểm soát được dẫn đến nguy cơ cao.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng Nghị định 36 ra đời cho ngành nghề là đúng nhưng vấn đề tham vấn chưa am hiểu hết về thị trường. Các ngành tham mưu cũng phải suy xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Nhất là vấn đề chất lượng, chuỗi chất lượng (giống, thức ăn, nuôi, chế biến). Trong Nghị định lại bỏ qua vấn đề giống, thức ăn, nuôi. Giống thoái hóa, tỉ lệ giống chết cao, thời gian nuôi dài, thức ăn không kiểm soát nên không thể nào biết được chất lượng.
Về vấn đề sản phẩm không sử dụng phụ gia, ẩm độ trung bình 82,4%, nếu áp dụng 83% thì nhiều doanh nghiệp cho rằng người mua không thể trả với giá không phụ gia. Vấn đề này làm giảm sự cạnh tranh cá rô phi và nhiều loại cá khác.
Cá tra chưa xây dựng thương hiệu đủ mạnh để chấp nhận mua. Trong khi nâng giá quá cao sẽ làm mất thị trường cho cá khác. Vấn đề này theo nhận định từ giới chuyên môn có khả năng mất 40% thị trường.
Các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên xem xét khía cạnh và mức độ thị trường để có mức quy định phù hợp cho thị trường chấp nhận. Quy định về chất lượng, về vi sinh, kháng sinh, hàm lượng ẩm là cảm quan đạt đến mức tốt theo mong muốn và với giá cả để thị trường chấp nhận.



80% nguyên liệu ngành nhựa phải nhập khẩu

Tại buổi tổng kết ngành nhựa năm 2014 tổ chức ngày 24-1 ở TP.HCM, ông Hồ Đức Lam, chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN (VPA), cho biết dù kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa đạt được 2,05 tỉ USD trong năm 2014, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2013, tuy nhiên ngành nhựa tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở thị trường EU.
Theo ông Lam, với hiệp định thương mại tự do VN - EU đang đàm phán, các doanh nghiệp nhựa trong nước sẽ gặp rào cản phi thuế quan rất lớn. Chẳng hạn đối với hóa chất sử dụng trong ngành nhựa, EU bắt buộc phải có nguồn gốc rõ ràng, có đăng ký và nghiên cứu tác động đến sản phẩm ra sao.
Điều này dẫn đến chi phí sản xuất đối với mặt hàng nhựa xuất vào EU tăng lên đáng kể, làm giảm tính cạnh tranh. “Nếu doanh nghiệp nhựa xuất khẩu vào EU không nắm vững các quy định sẽ khó nhận được các ưu đãi thuế quan, thậm chí còn bị cấm nhập khẩu” - ông Lam khuyến nghị. Hiện thị trường EU chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhựa năm 2014.
Một khó khăn khác của ngành nhựa cũng được đề cập là tình trạng phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, hiện phải nhập đến 80% nguyên liệu dùng trong sản xuất nhựa - cao su. Trong khi lượng sản phẩm nhựa xuất khẩu rất thấp, chỉ chiếm 1,2-1,5% tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành.

































TÀI CHÍNH THẾ GiỚI































Gạo Nhật Bản trở thành thực phẩm “xa xỉ” mới tại Trung Quốc

Lúc đầu là công thức dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh từ châu Âu, rồi sau đó đến sữa New Zealand, giờ đây người tiêu dùng Trung Quốc đang bổ sung gạo Nhật Bản vào danh mục thực phẩm mỗi ngày được nhập khẩu từ nước ngoài với giá tương đương các mặt hàng xa xỉ phẩm, do lo ngại các sản phẩm trong nước không an toàn.
Theo số liệu của Liên đoàn quốc gia các Hiệp hội hợp tác nông nghiệp Nhật Bản, lượng gạo Nhật Bản mà Trung Quốc nhập khẩu dù vẫn ở mức “khiêm tốn” với 160 tấn năm 2014, song con số này cao gấp ba lần so với năm 2013, một xu hướng cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang mất dần lòng tin về sự an toàn của thực phẩm trong nước.
Một nhà chào bán gạo Nhật Bản trên mạng trực tuyến Taobao cho biết, nông dân Trung Quốc thường sử dụng thuốc trừ sâu, trong khi gạo Nhật Bản không bị nhiễm các kim loại nặng.
Tình trạng ô nhiễm do công nghiệp hóa đã ảnh hưởng nặng nề tới đất trồng và nguồn nước ở Trung Quốc. Trong tháng 5/2013, các quan chức tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc thông báo 44% mẫu gạo của nước này chứa hàm lượng kim loại cadmium vượt mức cho phép. Một nghiên cứu do Bộ Bảo vệ môi trường ước tính rằng 16,1% số đất của Trung Quốc bị ô nhiễm. Ở một số khu vực, ô nhiễm đất đai nặng tới mức nông dân Trung Quốc không dám ăn lương thực mà họ trồng.
Trước những thông tin trên, một số người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang mua gạo Thái Lan với giá mức giá phải chăng và an toàn hơn. Trong khi đó, gạo Nhật Bản không hề rẻ và cũng không dễ kiếm tại thị trường Trung Quốc.
Gạo Nhật Bản do công ty giao dịch ngũ cốc COFCO (Trung Quốc) nhập khẩu được bán với giá 74 nhân dân tệ (12 USD/kg). Do nhu cầu tăng, người tiêu dùng Trung Quốc đang chuyển hướng tới các hình thức giao dịch trực tuyến như sàn thương mại điện tử Taobao để mua gạo trực tiếp từ các cá nhân Nhật Bản, theo số liệu do hãng tin Reuters đưa ra, xuất khẩu gạo với số lượng khá ít ỏi với chỉ khoảng gần 3.780 tấn trong 11 tháng đầu năm 2014.
Trung Quốc tiêu thụ khoảng 120 triệu tấn gạo/năm và quốc gia này nhập khẩu trên 2,2 triệu tấn trong 11 tháng đầu tiên của năm 2014, trong đó có 1,2 triệu tấn từ Việt Nam và 626.000 tấn từ Thái Lan./.



Kinh tế Nga khủng hoảng, các nước Trung Á lao đao

- Lượng kiều hối mà lao động các nước Trung Á gửi về sụt giảm mạnh vì đồng ruble giảm giá
- Gia nhập liên minh thuế quan Âu Á EEU khiến các nước Trung Á càng phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Nga, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác
Kể cả trong những năm tháng tươi đẹp, khi nền kinh tế dựa vào dầu mỏ của Nga hùng mạnh và đảm bảo con trai bà có việc làm ổn định, Enjegul Kadyraliyeva vẫn phải chật vật dựa vào những đồng USD mà con trai bà gửi về Kyrgyzstan. Giờ đây, bà lo sợ rằng thậm chí bà sẽ phải dựa vào những đồng tiền lẻ thu được từ việc bán kẹo mút trên những con phố ở thủ đô Bishkek để nuôi cháu trai ăn học.
Tình trạng tồi tệ của kinh tế Nga và đồng ruble lao dốc – hậu quả của những sai lầm trong chính sách kinh tế trước đó cộng với giá dầu giảm và lệnh cấm vận của phương Tây – khiến hàng triệu người dân Trung Á phải lo lắng.
Theo World Bank, kiều hối đóng góp tới 1/3 GDP của Kyrgyzstan và gần một nửa GDP của Tajikistan. Khi đồng nội tệ của Nga lao dốc, số tiền mà người lao động các nước này gửi về nước (thường là USD) cũng sụt giảm. Lượng kiều hối chuyển về Uzbekistan trong quý III/2014 đã giảm 9% so với 1 năm trước, theo số liệu của NHTW Nga. Một chuyên gia phân tích tin rằng lượng kiều hối chuyển tới Tajikistan cũng đã giảm 20%.
Tăng trưởng của khu vực Trung Á được điều chỉnh giảm liên tiếp trong những tháng gần đây. Đồng nội tệ của các nước thuộc khu vực này cũng sụt giảm về giá trị. Ngày 1/1 vừa qua, quốc gia giàu dầu mỏ Turkmenistan đã phá giá đồng nội tệ manta 19%.
Với tỷ giá quá yếu, Kyrgyzstan và Tajikistan (hai nước nghèo nhất trong khối Liên Xô cũ) đang phải đối mặt với lạm phát hai con số. Đồng ruble mất một nửa giá trị cũng khiến hàng hóa của Trung Á mất đi sức cạnh tranh ở Nga – thị trường lớn nhất cho 5 nền kinh tế này. Kim ngạch xuất khẩu xe hơi của Nga sang Uzbekistan sụt giảm 35% so với 1 năm trước.
Chính phủ các nước Trung Á dự đoán khoảng 1/4 lao động đang làm việc ở Nga sẽ phải trở về nước. Kịch bản hàng trăm nghìn người lao động trẻ thất nghiệp “làm ngập” nền kinh tế vốn đang yếu ớt sẽ khiến chính phủ các nước này hoảng sợ bởi lâu nay họ vẫn dựa vào người lao động ở nước ngoài để giảm bớt áp lực bất ổn xã hội. Năm 2009, trong cuộc khủng hoảng tài chính trước, kiều hối gửi về Kyrgyzstan giảm 28% và nhiều lao động nam giới đã trở về quê nhà. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bất ổn xã hội mấy tháng sau đó.
Bất chấp những rủi ro xuất phát từ tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế Nga, Kyrgyzstan đang vội vã củng cố mối quan hệ với Nga bằng cách gia nhập Liên minh kinh tế Âu Á (EEU) – tổ chức được thành lập với mục tiêu làm đối trọng với EU. Dẫn đầu bởi Nga, EEU là liên minh thuế quan gồm các nước thuộc khối Liên Xô cũ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1.
Kể cả các quan chức của Kyrgyzstan cũng dự đoán việc gia nhập EEU (thủ tục sẽ hoàn tất vào tháng 5 tới) sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng gấp đôi. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Á cho rằng vẫn còn rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Nga.
Thủ tướng Kyrgyzstan Djoomart Otorbaev khẳng định không có lựa chọn nào thay thế cho việc gia nhập EEU. Trong suốt 2 thập kỷ gần đây, các thương nhân ở Kyrgyzstan đã tận dụng lợi thế thành viên WTO để nhập khẩu hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và sau đó lại xuất khẩu chúng sang các nước thuộc Liên Xô cũ (trong đó có Nga). Giờ đây EEU đặt dấu chấm hết cho hoạt động này.
Nga muốn mở rộng EEU và đặt dấu ấn lên liên minh này. Cùng với gần 6 triệu lao động Uzbekistan, gần một nửa lao động nam của Tajikistan đang làm việc ở Nga. Bắt đầu từ ngày 1/1, Nga bắt đầu yêu cầu người nhập cư từ các nước không thuộc EEU phải trải qua kỳ thi tiếng Nga và kiểm tra cả kiến thức về lịch sử nước Nga. Số tiền mà các lao động đến từ bên ngoài EEU phải nộp để có giấy phép lao động ở Nga cũng tăng lên gấp ba.



Điều gì đang đợi Hy Lạp?

- Syriza - Đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp - đã giành chiến thắng và sẽ thành lập chính phủ mới
- Người đứng đầu đảng Syriza khẳng định Hy Lạp sẽ bước sang trang mới, bỏ lại thắt lưng buộc bụng ở phía sau
- Hy Lạp được dự đoán sẽ có những cuộc đàm phán đầy khó khăn với các chủ nợ
Sau 5 năm bền bỉ theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng, người Hy Lạp cho rằng họ đã chịu đựng quá đủ. Giờ đây, các quốc gia khác ở eurozone sẽ phải quyết định họ nên phản ứng như thế nào với kết quả bầu cử ở Hy Lạp. Syriza – đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng – đã giành chiến thắng và lãnh đạo của đảng này là Alexis Tsipras gần như nắm chắc chiếc ghế Thủ tướng.
Với 90% số phiếu đã được kiểm, đảng cánh tả Syriza giành được 36,3% số ghế chỉ còn thiếu 2 ghế nữa để hoàn toàn chiếm đa số. Các lãnh đạo của những đảng nhỏ hơn đã phát tín hiệu họ sẵn sàng ủng hộ Tsipras thành lập một chính phủ mới.
Theo Stathis Kalyvas, giáo sư nghiên cứu chính trị tại ĐH Yale, kịch bản tốt nhất là Tsipras sẽ ngừng việc thỏa thuận về một gói cứu trợ mới và đưa ra cách tiếp cận khác. Tsipras sẽ “tự biến thành một chính trị gia đi theo hướng dân chủ xã hội, thực hiện nhiều cải cách và sẽ thống trị chính trường Hy Lạp trong 10 – 15 năm tới”. Tuy nhiên, chính giáo sư Kalyvas cũng cho rằng kịch bản này ít có khả năng xảy ra.
Trong khi đó, kịch bản dễ xảy ra nhất (theo Kalyvas) là Tsipras tận dụng được lợi thế triển vọng kinh tế đang được cải thiện. Trong bài phát biểu sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Tsipras khẳng định Hy Lạp sẽ bước sang trang mới, bỏ lại các chính sách thắt lưng buộc bụng cũng như bộ ba NHTW châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ủy ban châu Âu ở phía sau.
David Schnautz, chiến lược gia của ngân hàng Commerzbank, cho rằng những phát biểu này báo hiệu cho những cuộc đàm phán đầy khó khăn giữa chính phủ mới của Hy Lạp và các chủ nợ.
Cùng lúc đó, Tsipras cũng nhấn mạnh ông không muốn có “một cuộc đối đầu gay gắt” với các nước khác ở eurozone. Theo Kalyvas, trong trường hợp xấu nhất, Tsipras sẽ lựa chọn không thỏa hiệp vì tự hào dân tộc. Vị giáo sư của đại học Yale gọi đây là kịch bản “Kirchner” (đặt theo tên của Tổng thống Argentina Cristina Kirchner). Trong trường hợp này, Tsipras sẽ “cố gắng ghìm cương một cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ việc Hy Lạp rời eurozone và mở ra một chế độ dân túy cấp tiến hoàn toàn mới”.
Một số người cũng tự hỏi liệu Tipras có thể trở thành Luiz Inacio Lula da Silva của Hy Lạp. Đây là vị Tổng thống của Brazil đã xóa tan những òoài nghi trên thị trường tài chính sau khi giành chiến thắng và có được nhiều thành công về mặt kinh tế.
Không giống như năm 2012, khi Tsipras tự phác họa bản thân là một chính trị gia độc lập đe dọa sự thống nhất của khối đồng tiền chung châu Âu, thông điệp mà người đứng đầu đảng Syriza mang đến lần này là giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh thất nghiệp và chênh lệch giàu nghèo khiến dân chúng giận dữ với chính phủ.
Hiện sống ở Athens cùng với hai con trai nhỏ tuổi và người mẹ già, Tsipras lớn lên ở vùng ngoại ô Ambelokipi, nơi cách xa các ngôi trường danh giá đã nuôi dưỡng cựu Thủ tướng Antonis Samaras. Cả Samaras và vị Thủ tướng tiếp theo là George Papandreou đều theo học tại ĐH Athens danh giá và sau đó là ĐH Amherst (Mỹ).

































THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN































Nhiều dự án BĐS Hà Nội tăng giá; Dự án Golden West bị thâu tóm

Thị trường bất động sản Hà Nội tiếp tục có dấu hiệu tăng nhiệt. Cùng với sự khởi sắc đó, nhiều sàn giao dịch cho biết, giá bán căn hộ từ cuối năm 2014 đã có dấu hiệu tăng nhiệt trở lại với mức tăng trung bình từ 5-10%. Cụ thể, tại Dự án Golden West, chủ đầu tư đã quyết định tăng giá bán dưới 5%. Dự án tăng giá mạnh nhất là Hòa Bình Green City, có mức tăng 10%. Hay như Dự án Thăng Long Number one, Dự án HP Landmak Tower, Dự án Home City Trung Kính…cũng đã ít nhiều tăng giá. >>>Nhiều dự án bất động sản Hà Nội tăng giá
Kinh doanh nhiều năm thua lỗ, nợ tiền thuê đất hàng chục tỷ đồng, Nhà máy Dệt Minh Khai được định giá vào khoảng 59 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2013). Tuy nhiên, 1,6 triệu cổ phần của Dệt Minh Khai được đấu giá vào 23/1 vừa qua với mức giá cao nhất lên tới 72.000 đồng/cp cao gấp gần 7 lần so với giá khởi điểm, là điểm rất đáng quan tâm trên thị trường tài chính tuần qua. Dệt Minh Khai lại đang quản lý và sử dụng một quỹ đất khá lớn khoảng 3,8ha (đất nhà máy Dệt Minh Khai) tại vị trị được xem là “đất vàng” Thủ đô tại số 423 đường Minh Khai quận Hai Bà Trưng, HN có lẽ là thứ hấp dẫn nhà đầu tư hiện tại. >>>>Dự án BĐS khiến cổ phần Dệt Minh Khai được bán cao gấp 7 lần giá khởi điểm?
Dự án Golden West trên đường Lê Văn Thiêm -Lê Văn Lương, quy mô 27 tầng với khoảng 600 căn hộ cao cấp vừa đổi chủ mới.Và chủ mới là ai? Đó là Vietradico - Công ty CP Phát triển thương mại Việt Nam. Đây là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nhà hàng, xây dựng, thiết kế, kiến trúc…>>>Nhân vật bí ẩn thâu tóm Dự án Golden West là ai?
Ông Đỗ Nga Việt - Chủ tịch Công đoàn GTVT VN - cho biết, do hầu hết các doanh nghiệp ngành GTVT giữ nhịp sản xuất và doanh thu tốt nên mức thưởng Tết năm nay khá cao. Về thưởng Tết Dương lịch, mức thưởng trung bình từ 1 - 3 triệu đồng/người. Với Tết Âm lịch, đến nay đã có 95% công đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch thưởng Tết và chăm lo đời sống người lao động. Mức thưởng đa phần cao hơn, hoặc bằng năm trước, trung bình từ 3 - 7 triệu đồng/người. Nhiều đơn vị thưởng trên 10 thậm chí 20 triệu đồng/người. Không ít doanh nghiệp còn có kế hoạch hỗ trợ tiền tàu xe, có công trường mua vé máy bay cho cán bộ công nhân về quê ăn Tết. >>>Doanh nghiệp Giao thông đồng loạt tăng thưởng Tết
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội vừa có kết luận thanh tra tại 2 dự án lớn của Capitaland-Hoàng Thành tại KĐT mới Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội. Theo đó, Dự án Khu chung cư và Thương mại dịch vụ hỗn hợp Capitaland Hoàng Thành được biết đến với cái tên Dự án chung cư cao cấp Mulberry Lane chủ đầu tư chưa kê khai và nộp phí xây dựng theo quy định của pháp luật (trị giá hơn 6,88 tỷ đồng); Chung cư Cao tầng CapitalLand Hoàng Thành chủ đầu tư đã tăng tăng từ 32 tầng lên 40 và 41 tầng, từ 960 căn hộ lên 1.300 căn hộ nhưng chủ đầu tư chưa liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục xác định lại nghĩa vụ tài chính phù hợp với quy hoạch điều chỉnh. >>>Lộ diện nhiều sai phạm tại 2 dự án lớn của CapitaLand –Hoàng Thành



Lộ diện nhiều sai phạm tại 2 dự án lớn của CapitaLand –Hoàng Thành

Tóm tắt:
-Capitaland –Hoàng Thành là liên doanh giữa Công ty CVH Cayman 1 Limited (Singapore) và Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Hoàng Thành (Việt Nam)-Chủ đầu tư. Nhà thầu là Công ty CP xây dựng công trình Trung Quốc (CSCEC).
-Dự án bị thanh tra có tên thương mại là Mulberry Lane bao gồm 5 tòa nhà A, B, C, D, E với 1.478 căn hộ cao cấp có tổng vốn đầu tư 260 triệu USD và Khu chung cư và Thương mại dịch vụ hỗn hợp CapitalLand Hoàng Thành.
-Các sai phạm: Chủ đầu tư điều chỉnh lại quy hoạch và cơ cấu căn hộ nhưng chưa làm việc với cơ quan quản lý xác định lại nghĩa vụ tài chính; Huy động vốn từ 2009 nhưng chưa nộp phí xây dựng (6,88 tỷ); Chậm trễ hoàn chỉnh hồ sơ về chất lượng công trình; Thi công, chuyển đổi chức năng một số vị trí tầng 1 chưa phù hợp với phương án kiến trúc được duyệt; Nhà thầu nghiệm thu công việc xây dựng chưa đúng quy trình,…
Theo kết luận thanh tra của Sở Xây dựng, Dự án Khu chung cư và Thương mại dịch vụ hỗn hợp Capitaland Hoàng Thành được biết đến với cái tên Dự án chung cư cao cấp Mulberry Lane bao gồm 5 tòa nhà A, B, C, D, E cao 27-34 tầng với 1.478 căn hộ cao cấp có tổng vốn đầu tư 260 triệu USD. Trong đó, tổng số vốn góp là hơn 911 tỷ (tương đương trên 54 triệu USD), Cayman 1 góp 70% và Hoàng Thành góp 30% vốn điều lệ.
Sai phạm: Căn cứ trên hồ sơ cho thấy Chủ đầu tư chưa kê khai và nộp phí xây dựng theo quy định của pháp luật (trị giá hơn 6,88 tỷ đồng)
Chủ đầu tư đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch và cơ cấu căn hộ ảnh hưởng tới diện tích kinh doanh, tuy nhiên, chủ đầu tư lại chưa làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác định lại nghĩa vụ tài chính.
Tại thời điểm thanh tra, chủ đầu tư chưa liên hệ với Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình để hoàn thiện hồ sơ dự án. Đến nay chủ đầu tư đã hoàn thiện nội dung trên.
Chủ dự án thi công và chuyển đổi chức năng một số vị trí tại tầng 1 chưa phù hợp với phương án kiến trúc được phê duyệt.
Chung cư Cao tầng CapitalLand Hoàng Thành
Dự án được xây dựng tại Lô CT-09, KĐT Mỗ Lao: Tổng diện tích sàn xây dựng 196.792m2, mật độ xây dựng khối đế 56,5%, mật độ tháp 29,8%, hệ số sử dụng đất 13,5 lần, tổng vốn đầu tư 170 triệu USD, tổng số 1.300 căn hộ.
Tổng số tiền góp vốn 2 bên: 25.527.370 đô la Mỹ, trong đó Cayman 1 góp 70% bằng tiền mặt tương đương hơn 17,8 triệu USD, Hoành Thành góp 30% vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (13.651m2 thời hạn 50 năm) tương đường hơn 7,6 triệu USD.
Tương tự, tại Dự án Khu Chung cư Cao tầng CapitalLand Hoàng Thành, chủ đầu tư đã tăng tăng từ 32 tầng lên 40 và 41 tầng, từ 960 căn hộ lên 1.300 căn hộ nhưng chủ đầu tư chưa liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục xác định lại nghĩa vụ tài chính phù hợp với quy hoạch điều chỉnh.
Ngoài ra, Thanh tra Sở Xây dựng còn phát hiện nhiều sai sót của các nhà thầu trong quá trình thực hiện hai dự án này.




(Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; gafin.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham kho, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên đ chính xác và hoàn ho của thông tin không đưc đm bo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.






_______________________________________________________________________________

Người phụ trách tổng hợp : Nguyễn Khánh Quang 09/05/2018



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 362.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương