Bán nguyệt san – Số 292 – Chúa nhật 15. 01. 2017



tải về 1.16 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích1.16 Mb.
#34786
1   2

HIẾN CHẾ MỤC VỤ
VỀ GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

GAUDIUM ET SPES
Ngày 7 tháng 12 năm 1965

PHẦN THỨ HAI


MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHẨN THIẾT

CHƯƠNG IV


ĐỜI SỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ

73. Đời sống công cộng ngày nay
Thời đại chúng ta đã được đánh dấu bằng những biến đổi sâu rộng ngay trong cơ cấu và các tổ chức của các dân tộc, song song với những tiến triển về văn hóa, kinh tế và xã hội; những thay đổi này ảnh hưởng nhiều đến đời sống của cộng đồng chính trị, nhất là trong những vấn đề liên quan tới quyền lợi và bổn phận của mọi người trong việc hành xử quyền tự do công dân và theo đuổi công ích, cũng như trong việc điều hợp những mối tương quan giữa các công dân với nhau và với chính quyền.
Nhờ ý thức mãnh liệt hơn về phẩm giá con người, ngày nay tại nhiều miền trên thế giới, người ta nỗ lực thiết lập một thể chế chính trị pháp lý để bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi của cá nhân trong đời sống công cộng, chẳng hạn quyền được tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến và tự do tuyên xưng tín ngưỡng cách riêng tư hoặc công khai. Thật vậy, việc đảm bảo những quyền lợi của con người là điều kiện cần thiết để người công dân, với tư cách cá nhân hay đoàn thể, có thể tham gia cách tích cực vào đời sống và vào guồng máy quốc gia.
Cùng lúc với sự tiến bộ về văn hóa, kinh tế và xã hội, ý định muốn đảm nhận hơn nữa phần trách nhiệm trong việc tổ chức cộng đồng chính trị cũng đã nảy sinh nơi nhiều công dân. Một số đông người đã ý thức phải quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ quyền lợi của các sắc tộc thiểu số trong cùng một quốc gia, trong khi chính các thành phần thiểu số ấy cũng không được xao lãng bổn phận của họ đối với cộng đồng chính trị; hơn nữa, sự tôn trọng đối với những người không cùng quan điểm hay tôn giáo đã được thể hiện ngày càng rõ rệt hơn; đồng thời cũng đã có được sự cộng tác rộng rãi hơn để tất cả mọi công dân, chứ không phải chỉ một số người nào đó được ưu đãi, có thể thực sự được hưởng những quyền lợi của con người.
Trái lại, bất cứ thể chế chính trị nào cũng đều bị lên án, nếu thể chế đó, như hiện có ở một vài nơi, ngăn chặn tự do công dân hoặc tôn giáo, làm gia tăng con số nạn nhân của tham vọng và tội phạm chính trị, hay lạm dụng quyền lực để phục vụ cho một tập đoàn hay chính những người cầm quyền, thay vì mưu cầu công ích.
Để xây dựng một đời sống chính trị thực sự mang tính nhân bản, không gì tốt hơn là khơi dậy nơi thâm tâm mỗi người ý thức về công bình, lòng nhân ái, và tinh thần phục vụ công ích, đồng thời củng cố nơi mọi người những xác tín căn bản về bản chất đích thực của cộng đồng chính trị cũng như về mục đích, về phương thức hành quyền chính đáng và về những giới hạn của công quyền.

74. Bản chất và mục đích của cộng đồng chính trị
Cá nhân, gia đình và tập thể, tức là mọi thành phần của cộng đồng công dân đều ý thức rằng, tự sức mình không một thành phần nào có thể xây dựng được một đời sống thực sự nhân bản, và đều nhận thấy cần phải có một cộng đồng rộng lớn hơn, trong đó tất cả mọi người hằng ngày hợp lực để mưu cầu công ích mỗi lúc một tốt đẹp hơn1. Do đó họ thành lập nên cộng đồng chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì thế cộng đồng chính trị chỉ hiện hữu là vì công ích, chính công ích là lý do tồn tại, mang lại ý nghĩa và là cơ sở cho các đặc quyền của cộng đồng chính trị. Công ích nói đây bao gồm tất cả những điều kiện của đời sống xã hội, nhờ đó cá nhân, gia đình và đoàn thể có thể triển nở cách trọn vẹn và dễ dàng hơn2.
Tuy nhiên, một cộng đồng chính trị lại gồm nhiều người thuộc nhiều thành phần khác biệt, và họ được phép có nhiều quan điểm khác nhau. Vì thế, để tránh cho cộng đồng chính trị khỏi bị chia rẽ, khi mà mỗi cá nhân đều bênh vực quan điểm riêng của mình, cần phải có một quyền bính để qui hướng nỗ lực của mọi công dân nhằm tới công ích, không phải cách máy móc hay độc đoán, nhưng trên hết như một sức mạnh tinh thần dựa trên tự do và ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm.
Vì cộng đồng chính trị và công quyền đặt nền tảng trên bản tính con người, nên cũng nằm trong trật tự Chúa đã an bài, nhưng việc định đoạt một thể chế chính trị hay lựa chọn người cầm quyền vẫn là quyền tự do của mọi công dân3.
Cũng thế, việc hành xử quyền bính chính trị trong chính cộng đồng hoặc trong các cơ quan đại diện cho quốc gia, luôn phải được triển khai trong giới hạn của trật tự luân lý để hoạt động có hiệu quả, để mưu cầu công ích - công ích ở đây phải hiểu theo nghĩa năng động - tùy theo trật tự pháp lý đã hoặc sẽ được thiết lập cách hợp pháp. Khi ấy, mọi công dân buộc phải theo lương tâm mà tuân phục4. Điều đó hiển nhiên cho thấy trách nhiệm, thế giá và quyền lực của những người lãnh đạo cộng đồng.
Tuy nhiên, nơi nào công quyền vượt quá quyền hạn của mình mà đàn áp công dân, thì người dân đừng từ chối không làm những gì khách quan xét thấy phù hợp với đòi hỏi của công ích; họ được phép bênh vực quyền lợi của riêng mình cũng như của đồng bào chống lại những lạm dụng của công quyền, nhưng đừng vượt quá những giới hạn của luật tự nhiên cũng như luật Tin Mừng.
Những phương thức cụ thể mà mỗi cộng đồng chính trị áp dụng để tổ chức cơ cấu và phân phối quyền hành có thể khác nhau tùy đặc tính và bước tiến lịch sử của mỗi dân tộc; dù vậy, những phương thức này phải luôn hướng đến việc đào tạo con người có văn hóa, yêu chuộng hòa bình và có lòng yêu thương đối với mọi người, để giúp ích cho toàn thể gia đình nhân loại.

75. Sự cộng tác của mọi người trong đời sống công cộng
Thiết lập những cơ cấu chính trị pháp lý là điều phù hợp với bản tính con người, nhờ đó tất cả mọi công dân có được khả năng thiết thực và không hề bị kỳ thị để có thể tham gia cách tự do và tích cực vào việc thiết lập nền tảng pháp lý của cộng đồng chính trị, hoặc tham gia vào việc điều hành quốc gia, xác định phạm vi hoạt động và mục tiêu của những cơ quan khác nhau, cũng như tham gia vào việc lựa chọn người cầm quyền5. Vì thế mọi công dân cần phải nhớ rằng họ có quyền lợi và bổn phận trong việc tự do sử dụng lá phiếu của mình để mưu cầu công ích. Giáo Hội ca ngợi và quí trọng việc làm của những người đang dấn thân lo việc quốc gia và tự nguyện gánh vác trách nhiệm nặng nề đó để phục vụ con người.
Để việc cộng tác trong ý thức trách nhiệm của các công dân đem lại kết quả tốt đẹp trong đời sống chính trị thường ngày, cần phải có một định chế pháp lý thiết thực, trong đó qui định cách thức phân bổ hợp lý các nhiệm vụ và các cơ quan công quyền, đồng thời thiết lập một hệ thống bảo vệ hữu hiệu và độc lập cho những quyền lợi của người công dân. Phải nhìn nhận, tôn trọng và cổ võ các quyền lợi của cá nhân, gia đình và đoàn thể cũng như việc sử dụng những quyền lợi đó, đồng thời cả những bổn phận mà tất cả mọi công dân buộc phải thi hành6. Trong số những bổn phận công dân, cần nhắc tới việc phải thi hành nghĩa vụ đối với quốc gia trong những đóng góp về tài lực cũng như nhân lực mà công ích đòi hỏi. Chính quyền không nên ngăn cản những hiệp hội có tính cách gia đình, xã hội hay văn hóa, những đoàn thể hay tổ chức trung gian, cũng không nên cấm chế những hoạt động hữu hiệu và chính đáng của các tổ chức ấy, nhưng tốt hơn nên tạo điều kiện thuận lợi và có qui định rõ ràng cho các hoạt động ấy. Về phía người công dân, cá nhân hay đoàn thể, không nên dành cho nhà chức trách một quyền hành quá lớn, nhưng cũng đừng đòi hỏi ở chính quyền những giúp đỡ cũng như những đặc ân quá đáng và không phải lúc, vì như thế là làm giảm trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả các đoàn thể xã hội.
Hiện nay, do hoàn cảnh ngày càng phức tạp, chính quyền buộc phải can thiệp thường xuyên hơn vào các vấn đề xã hội, kinh tế và cả lãnh vực văn hóa, để tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân cũng như các đoàn thể được tự do phát triển toàn diện con người cách hữu hiệu hơn. Dĩ nhiên, tùy địa phương và tùy sự tiến hóa của mỗi dân tộc, mối tương quan giữa việc xã hội hóa7 và sự tự lập cũng như sự phát triển của cá nhân có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nếu vì công ích mà phải tạm thời hạn chế việc sử dụng các quyền công dân, thì khi hoàn cảnh đã thay đổi, cần phải tái lập tự do sớm hết sức có thể. Tuy nhiên, chính quyền sẽ trở thành vô nhân đạo nếu rơi vào những hình thức chuyên chế hoặc độc tài xâm phạm đến quyền lợi cá nhân hay các đoàn thể.
Người công dân phải nung nấu lòng yêu nước trong tinh thần cao thượng và trung kiên chứ không hẹp hòi ích kỷ, nghĩa là làm sao để đồng thời vẫn quan tâm đến ích lợi của toàn thể gia đình nhân loại, một gia đình được liên kết lại bằng nhiều ràng buộc giữa các nòi giống, chủng tộc và quốc gia.
Tất cả mọi Kitô hữu phải ý thức về ơn gọi đặc biệt của mình trong cộng đồng chính trị. Họ phải nêu gương sáng bằng cách làm tăng triển nơi chính mình ý thức trách nhiệm và thái độ tận tâm phục vụ công ích, để cho thấy rằng trong thực tế, người ta vẫn có cách hoà hợp quyền bính với tự do, sáng kiến cá nhân với sự liên đới và những đòi hỏi của toàn thể xã hội, lợi thế của sự hiệp nhất với kết quả phong phú của những dị biệt. Trong lãnh vực hoạt động trần thế, họ phải nhìn nhận rằng có những quan điểm chính đáng và cả những quan điểm đối nghịch nhau, và họ phải biết tôn trọng các công dân hay các đoàn thể khác, khi những người này bênh vực quan điểm của mình cách trung thực. Những đảng phái chính trị có bổn phận cổ võ những gì họ xét thấy cần cho công ích, chứ không bao giờ được đặt quyền lợi riêng lên trên công ích.
Cần phải quan tâm thực hiện việc giáo dục về tư cách công dân và chính trị, điều này hiện nay rất cần thiết cho mọi người, nhất là giới trẻ, để mọi công dân có thể hành xử đúng vai trò của mình trong đời sống cộng đồng chính trị. Những ai đang hoặc có thể sẽ hoạt động chính trị, một công việc khó khăn nhưng cũng rất đáng quí trọng8, cần được chuẩn bị trước và phải hăng say hoạt động mà không màng tới tư lợi hay bổng lộc vật chất. Họ phải dùng nếp sống liêm chính và sự khôn ngoan để chống lại bất công và áp bức, để phản kháng sự cai trị độc tài và bạo quyền của một cá nhân hay một đảng phái chính trị; họ phải có lòng chân thành và chính trực, nhất là tình thương và lòng dũng cảm cần phải có trong hoạt động chính trị, để tận tâm phục vụ ích lợi của mọi người.

76. Cộng đồng chính trị và Giáo Hội
Điều rất quan trọng là cần nhận thức chính xác về mối tương quan giữa cộng đồng chính trị và Giáo Hội, nhất là trong một xã hội đa nguyên, đồng thời cũng cần phải phân biệt minh bạch giữa hoạt động của cá nhân hoặc đoàn thể các Kitô hữu, với tư cách là công dân dưới sự hướng dẫn của lương tâm Kitô giáo, và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo Hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ.

Do sứ vụ và thẩm quyền của mình, Giáo Hội hoàn toàn không thể nào là một cộng đồng chính trị, và cũng không hề bị trói buộc vào bất cứ hệ thống chính trị nào, nhưng Giáo Hội vừa là dấu chỉ vừa đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người.


Cộng đồng chính trị và Giáo Hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dù dưới danh hiệu khác nhau, cả hai đều cùng phục vụ cho ơn gọi cá nhân và xã hội của con người. Việc phục vụ đó sẽ hữu hiệu hơn cho thiện ích của nhân loại, nếu cả hai duy trì được sự cộng tác tốt đẹp với nhau, thích ứng với từng thời điểm và từng địa phương. Thật vậy, con người không chỉ thuộc về thế giới chóng qua này, trái lại, tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn luôn hướng đến ơn gọi vĩnh cửu của mình. Được thiết lập trong tình yêu của Chúa Cứu Thế, Giáo Hội có sứ mệnh làm cho công bình và bác ái ngự trị bền vững nơi từng dân tộc và giữa các dân tộc. Trong khi rao giảng chân lý Tin Mừng và dùng giáo lý cũng như chứng tá cuộc sống của các Kitô hữu để soi sáng mọi lãnh vực của sinh hoạt con người, Giáo Hội vẫn luôn tôn trọng và cổ võ cho tự do cũng như trách nhiệm của các công dân trong phạm vi chính trị.
Các Tông đồ và các Đấng kế vị cũng như những cộng tác viên của các ngài, khi được sai đi để loan báo Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế cho mọi người, luôn phó thác việc tông đồ của mình cho quyền lực của Thiên Chúa, Đấng vẫn thường tỏ rõ sức mạnh của Tin Mừng trong chính sự yếu hèn của các chứng nhân. Thật vậy, bất cứ ai hiến thân phục vụ lời Chúa đều phải sử dụng đường lối cũng như phương thế riêng của Tin Mừng, vốn có nhiều khác biệt với những cách thức thế gian thường làm.
Đã hẳn, các thực tại trần thế và những thực tại siêu phàm nơi con người đều liên kết mật thiết với nhau, và chính Giáo Hội cũng sử dụng các thực tại trần thế trong mức độ mà sứ mệnh riêng của mình đòi hỏi. Tuy nhiên, Giáo Hội không cậy nhờ vào những đặc ân của thế quyền; hơn nữa, Giáo Hội cũng sẽ từ chối việc sử dụng một số quyền lợi đã thủ đắc một cách chính đáng, nếu thấy rằng việc đó làm cho người ta nghi ngờ về tính chân thực trong chứng từ của Giáo Hội, hoặc khi những hoàn cảnh mới đòi hỏi phải xử sự cách khác. Tuy nhiên, bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào Giáo Hội cũng phải được tự do rao giảng đức tin, truyền bá học thuyết xã hội của mình cũng như được dễ dàng chu toàn sứ mệnh của mình giữa loài người; Giáo Hội cũng phải được tự do nói lên nhận định luân lý của mình về cả những vấn đề liên quan đến lãnh vực chính trị, khi quyền lợi căn bản của con người hay phần rỗi các linh hồn đòi hỏi, bằng cách chỉ sử dụng những phương tiện nào phù hợp với Tin Mừng và lợi ích của mọi người, được thích nghi tùy theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau.
Trung thành theo sát Tin Mừng và trong khi thi hành sứ mệnh của mình trong thế giới, Giáo Hội có bổn phận cổ võ và làm thăng tiến bất cứ điều gì là chân, thiện, mỹ trong cộng đồng nhân loại9, nhờ đó xây dựng hòa bình cho con người để làm vinh danh Thiên Chúa10.
Còn tiếp
VỀ MỤC LỤC
Chương Bốn Laudato Si’: MỘT SINH THÁI HỌC TOÀN VẸN


ĐỨC GIÁO HOÀNG

PHANXICÔ

LAUDATO SI’


THÔNG ĐIỆP VỀ

VIỆC BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG”

Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi dịch

từ bản tiếng Pháp của Vatican.va
 CHƯƠNG BỐN
MỘT SINH THÁI HỌC TOÀN VẸN
137. Xét rằng mọi sự đều liên kết với nhau chặt chẽ, và các vấn đề hiện tại đòi buộc một cái nhìn biết để ý đến mọi khía cạnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu, giờ tôi đề nghị chúng ta hãy dừng lại để nghĩ đến các thành tố khác nhau của một sinh thái học toàn vẹn, vốn rõ ràng có nhiều chiều kích nhân loại và xã hội.

I. SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
138. Sinh thái học nghiên cứu các liên hệ giữa các cơ thể sống và môi trường nơi chúng phát triển. Điều này đòi hỏi phải ngồi lại để suy nghĩ và bàn thảo một cách thành thật các điều kiện sống và sống còn của một xã hội, để đặt lại vấn đề các mô hình phát triển, sản xuất và tiêu thụ. Không thừa khi nhấn mạnh sự kiện tất cả đều liên kết với nhau.Thời gian và không gian không độc lập với nhau, thậm chí các nguyên tử và các hạt cơ bản cũng không thể được xem xét riêng biệt.Y như mọi thành tố khác nhau của hành tinh –vật lý, hóa học và sinh học– liên kết với nhau, thì các loài sinh vật cũng làm thành một mạng lưới mà chúng ta chưa bao giờ ngưng nhận biết và hiểu rõ.Một phần lớn thông tin di truyền của chúng ta được chia sẻ bởi nhiều sinh vật. Vì thế tại sao các kiến thức phân mảnh và riêng lẻ có thể trở thành một hình thức dốt nát, nếu như chúng từ chối hội nhập vào một cái nhìn rộng rãi hơn về thực tại.
139. Khi nói “môi trường”, người ta đặc biệt ám chỉ một mối liên hệ vốn có giữa thiên nhiên và xã hội đang ở nơi đó. Điều này ngăn cản chúng ta quan niệm thiên nhiên như tách biệt khỏi chúng ta hay chỉ như một khung cảnh đơn giản của cuộc sống mình. Chúng ta bao gồm trong nó, là một phần của nó và chằng chịt với nó. Các lý do khiến một nơi nào đó bị ô nhiễm đòi buộc một phân tích về sự vận hành của xã hội, kinh tế của nó, thái độ của nó và các cách hiểu của nó về thực tại. Xét vì tầm mức rộng lớn của những thay đổi, không còn có thể tìm ra một câu trả lời riêng biệt và độc lập cho mỗi phần của vấn đề. Điều cơ bản là tìm kiếm nhiều giải pháp toàn vẹn vốn chú ý đến các tương tác giữa các hệ thống tự nhiên với nhau và với các hệ thống xã hội. Không có hai cơn khủng hoảng tách biệt nhau, một của môi trường và một của xã hội, nhưng chỉ có một cơn khủng hoảng xã hội-môi trường duy nhất và phức tạp. Những khả năng giải quyết đòi hỏi một sự tiếp cận trọn vẹn để chiến đấu với nghèo đói, để trả lại phẩm giá cho những kẻ loại trừ và đồng thời để bảo tồn thiên nhiên.
140. Vì các yếu tố phải quan tâm có số lượng lớn và sự đa dạng, nên khi xác định tác động của một sáng kiến cụ thể trên môi trường, cần phải trao cho những nhà nghiên cứu một vai trò trổi vượt và dễ dàng hóa sự tương tác giữa họ, trong một sự tự do tìm hiểu lớn lao. Các nghiên cứu lâu bền này cũng nên giúp thừa nhận rằng làm sao các tạo vật khác nhau liên kết và tạo thành các đơn vị lớn hơn mà ngày nay chúng ta gọi là các “hệ sinh thái”. Chúng ta quan tâm đến chúng, không phải để xác định việc sử dụng chúng cách hợp lý, nhưng vì giá trị nội tại của chúng, độc lập với việc sử dụng này. Y như mỗi cơ thể tự thân đều tốt đẹp và đáng ca ngợi, vì đó là một sáng tạo của Thiên Chúa, thì cũng thế về toàn bộhài hòa của các cơ thể trong một không gian xác định vốn hoạt động như một hệ thống. Cho dù không ý thức về điều đó, chúng ta vẫn lệ thuộc tổng thể này trong cuộc sống của chúng ta. Phải nhớ rằng các hệ sinh thái can thiệp vào việc bắt lấy khí điôxít cácbon, vào việc tẩy sạch nước, việc kiểm soát các bệnh tật và bệnh dịch, việc hình thành đất đai, việc phân hủy rác thải và vào nhiều dịch vụ khác mà chúng ta quên hay không biết. Nhiều người, để ý điều đó, tái khởi sự ý thức sự kiện chúng ta sống và hoạt động từ một thực tại đã được ban trước cho chúng ta, trước cả các khả năng và cuộc sống của chúng ta. Vì thế khi người ta nói đến một “việc sử dụng lâu dài”, phải luôn bao hàm trong đó khả năng tái tạo mỗi một hệ sinh thái trong nhiều lãnh vực và phương diện khác nhau của nó.
141. Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế đưa đến việc sản xuất nhiều thiết bị tự động và đến việc “đồng nhất hóa” nhằm đơn giản hóa các thủ tục và giảm bớt các phí tổn. Vì thế cần một sinh thái học kinh tế, có khả năng buộc xem xét thực tại một cách rộng rãi hơn. Thật thế, “việc bảo vệ môi trường phải là thành phần của tiến trình phát triền và không thể được xét một cách đơn độc” [114]. Nhưng đồng thời, hiện nay cần phải có gấp một thuyết nhân bản tự thân biết nại đến nhiều kiến thức khác nhau, kể cả khoa kinh tế học, để có một cái nhìn trọn vẹn và bao quát. Ngày nay, việc phân tích các vấn đề môi trường không tách rời việc phân tích các bối cảnh con người, gia đình, lao động, đô thị và sự liên hệ của mỗi người với chính mình, mối liên hệ này sinh ra một cách thức xác định để đi vào liên hệ với kẻ khác và với môi trường. Có một liên hệ qua lại giữa các hệ sinh thái và giữa các lãnh vực khác nhau của tương tác xã hội, và như thế, một lần nữa ta thấy “toàn thể cao hơn thành phần” [115]
142. Nếu mọi sự đều liên kết với nhau, tình trạng các cơ chế của một xã hội cũng có nhiều hậu quả lên môi trường và lên phẩm chất cuộc sống con người : “Mọi tác hại đến sự liên đới và tình công dân đều gây nhiều tổn thất cho môi trường” [116]. Theo nghĩa này, sinh thái học xã hội cần phải có cơ chế và dần dần đạt đến những chiều kích khác nhau,đi từ nhóm xã hội sơ đẳng, gia đình, ngang qua cộng đồng địa phương và quốc gia, tới đời sống quốc tế. Bên trong mỗi một mức độ xã hội và giữa chúng với nhau, phát triển các định chế điều chỉnh các các liên hệ con người. Tất cả những gì làm tổn hại chúng đều có nhiều hậu quả tai hại, như đánh mất sựa tự do hay gây ra bất công và bạo lực. Nhiều quốc gia theo nhau trên một mức độ cơ chế bấp bênh, với cái giá là khổ đau của quần chúng và vì ích riêng của những kẻthu lợi từ tình trạng ấy. Trong nền hành chánh quốc gia cũng như trong nhiều biểu hiệu khác nhau của xã hội dân sự hay trong những liên lạc giữa công dân, người ta cũng rất thường nhận thấy nhiều thái độ tách xa lề luật. Những lề luật này có thể được viết đúng, nhưng vẫn thường là chữ chết. Người ta lúc ấy phải chăng có thể hy vọng rằng pháp chế và các qui tắc liên hệ tới môi trường thực sự có hiệu quả? Chẳng hạn chúng ta biết nhiều quốc gia, có một pháp chế rõ ràng để bảo vệ các cánh rừng, tiếp tục là những nhân chứng câm lặng cho việc thường xuyên vi phạm các lề luật đó. Ngoài ra, điều diễn ra trong một miền lại trực tiếp hay gián tiếp gây nhiều ảnh hưởng lên các miền khác. Chẳng hạn việc tiêu thụ ma túy trong các xã hội giàu sang gây nên một yêu cầu thường xuyên hay tăng dần về các sản phẩm ấy từ các vùng nghèo đói, nơi mà các lối ứng xử bị hủ hóa, nhiều cuộc sống bị hủy hoại và nơi mà môi trường cuối cùng bị suy thoái.

II. SINH THÁI HỌC VĂN HÓA
143. Cùng với gia sản thiên nhiên, có một gia sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa cũng bị hăm dọa. Nó làm nên căn tính chung của một nơi và là một nền tảng để xây dựng một thành phố có thể ở được. Đây không phải là vấn đề tàn phá hay xây dựng nhiều thành phố mới tự cho là mang tính sinh thái hơn song lại chẳng luôn dễ sống. Phải lưu tâm đến lịch sử, văn hóa và kiến trúc của một nơi, để duy trì căn tính nguyên thủy của nó. Vì thế sinh thái học cũng giả thiết việc bảo tồn các tài sản văn hóa của nhân loại theo nghĩa rộng của từ này. Cách trực tiếp hơn, việc đó đòi hỏi người ta chú ý tới câc nền văn hóa địa phương khi phân tích các vấn đề liên hệ đến môi trường, bằng cách làm cho ngôn ngữ khoa học–kỹ thuật đối thoại với ngôn ngữ bình dân. Chính văn hóa, không những theo nghĩa các đài kỷ niệm của quá khứ, nhưng nhất là theo nghĩa sinh động, năng động và chia sẻ của nó, không thể bị loại trừ khi người ta nghĩ lại về tương quan giữa con người với môi trường.
144. Cái nhìn duy tiêu thụ của con người, được khuyến khích bởi mớ bòng bong của nền kinh tế toàn cầu hóa hiện thời, có xu hướng đồng nhất hóa các nền văn hóa và làm yếu đi sự đa dạng văn hóa bao la vốn là một kho tàng của nhân loại. Vì thế, chủ trương giải quyết mọi khó khăn thông qua các quy định giống nhau hay các can thiệp kỹ thuật, sẽ dẫn đến việc coi thường tính phức tạp của các vấn đề địa phương, vốn đòi hỏi sự can thiệp tích cực của các công dân. Những tiến trình mới hiện hành không luôn luôn có thể hội nhập vào nhiều lược đồ được thiết lập từ bên ngoài, nhưng phải đi từ chính nền văn hóa địa phương. Vì cuộc sống và thế giới rất năng động, nên việc bảo tồn thế giới cũng phải uyển chuyển và năng động.Các giải pháp thuần túy kỹ thuật gặp mối nguy là chỉ chú tâm đến những triệu chứng vốn không phản ảnh các vấn đề sâu xa nhất. Cần phải bao gồm trong đó viễn ảnh các quyền của những đám dân lẫnnhững nền văn hóa, và như thế thì phải hiểu rằng việc phát triển một nhóm xã hội giả thiết một tiến trình lịch sử trong một bối cảnh văn hóa, và đòi hỏi từ phía các tác nhân xã hội địa phương một sự dấn thân liên tục ở hàng đầu, khởi từ văn hóa của riêng họ. Ngay cả ý niệm phẩm chất cuộc sống cũng không thể được áp đặt, nhưng phải được quan niệm bên trong thế giới các biểu tượng và các thói quen riêng của mỗi nhóm người.
145. Nhiều hình thức tập trung cao nhằm khai thác và phá hoại môi trường, không những có thể làm cạn kiệt các tài nguyên sinh tồn của địa phương, mà cũng làm kiệt quệ những khả năng xã hội vốn đã cho phép một kiểu sống mà trong một thời gian dài, đã đem lại một căn tính văn hóa cũng như một ý nghĩa cho cuộc sống và sự sống chung. Việc biến mất một nền văn hóa cũng có thể nghiêm trọng hay nghiêm trọng hơn việc biến mất một loài động vật hay thực vật. Việc áp đặt một kiểu sống mang tính bá chủ liên kết với một cách sản xuất có thể còn tai hại hơn là việc biến đổi các hệ sinh thái.
146. Trong chiều hướng ấy, cần phải đặc biệt chú ý đến các cộng đồng bản địa và đến các truyền thống văn hóa của họ. Họ không làm thành một thiểu số đơn giản giữa bao nhóm người khác, nhưng phải trở thành những người đối thoại chính yếu, nhất là khi người ta phát triển các dự án lớn lao đụng chạm đến các không gian của họ. Thật thế, đối với các cộng đồng ấy, đất đai không phải là một tài sản kinh tế, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa và của tổ tiên họ đang an nghỉ tại đó, một không gian thiêng thánh, mà cùng với nó, họ cần tương tác để duy trì căn tính và các giá trị của mình. Khi ở trên các mảnh đất của mình, thì chính họ bảo tồn chúng tốt hơn cả. Tuy nhiên, tại nhiều phần trên thế giới, họ là đối tượng bị áp lực lìa bỏ đất đai của mình để bỏ không chúng cho nhiều dự án khai thác cũng như cho nhiều dự án nông nghiệp và ngư nghiệp vốn không chú tâm đến sự suy thoái thiên nhiên và văn hóa.

III. SINH THÁI HỌC CỦA ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
147. Để nói đến một sự phát triển đích thực, phải bảo đảm thực hiện một sự cải thiện toàn vẹn trong phẩm chất sống của con người; và điều đó bao hàm việc phân tích không gian nơi con người đang sống. Khung cảnh bao quanh chúng ta ảnh hưởng trên cách chúng ta nhìn cuộc sống, cảm thức và hành động. Đồng thời, trong căn phòng, trong ngôi nhà của chúng ta, trên nơi làm việc và trong khu phố chúng ta, chúng ta sử dụng môi trường để diễn tả căn tính của mình. Chúng ta cố gắng thích ứng với môi trường, và khi một môi trường trở nên mất trật tự, hỗn loạn hay bị ô nhiễm thị giác và thính giác, thì những kích thích quá đáng ấy thách thức chúng ta nỗ lực xây dựng một căn tính hòa nhập và hạnh phúc.
148. Thật đáng khen ngợi sức sáng tạo và lòng quảng đại của những người cũng như những nhóm có khả năng vượt lên các giới hạn của môi trường, bằng cách thay đổi các hậu quả tiêu cực của những điều kiện chung quanh và bẳng cách học định hướng cuộc sống của họ giữa bấp bênh và hỗn độn. Ví dụ trong một vài nơi, mặt tiền các ngôi nhà bị hư hỏng nặng, vẫn có nhiều người, với lắmtự hào, chăm sóc kỹ nội thất của họ, hoặc cảm thấy dễ chịu vì sự chân thành và tình thân hữu của dân chung quanh. Cuộc sống xã hội tích cực và tốt đẹp của cư dân tỏa lan một ánh sáng trên một môi trường xem ra bất lợi. Đôi khi sinh thái học nhân bản mà những người nghèo có thể phát triển giữa biết bao giới hạn như thế thật đáng khen ngợi. Cảm giác nghẹt thở, sinh ra do việc chồng chất cư dân trong nhiều chỗ ở và nhiều không gian mật độ cao, có thể được cân bằng nếu các liên hệ con người giữa những láng giềng sống chung được phát triển, nếu các cộng đoàn được tạo lập, nếu các giới hạn của môi trường được bù trừ trong mỗi con người vốn cảm thấy mình được đưa vào trong một mạng lưới hiệp thông và tương thuộc. Với cách thức ấy, bất cứ nơi nào cũng thôi làmột hỏa ngục mà trở thành khung cảnh cho một cuộc sống xứng đáng.
149. Cũng rõ ràng là sự thiếu thốn cực độ mà người ta cảm nhận trong một vài nơi thiếu sự hòa hợp, không gian và những khả năng hội nhập, dễ khiến xuất hiện những thái độ bất nhân và việc thao túng con người bởi các tổ chức tội phạm. Đối với cư dân của các khu phố quá nghèo, việc mỗi ngày đi từ cảnh chen chúc sang sự vô danh xã hội –điều được cảm nghiệm trong các thành phố lớn– có thể gây nên cảm giác bị bật rễ, dễ có những thái độ chốngxã hội và bạo lực. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh đến sự kiện này là tình yêu mạnh hơn. Trong các điều kiện như thế, nhiều người có khả năng dệt những mối liên hệ tương thuộc và đồng cư, vốn biến đổi sự chen chúc thành cảm nghiệm cộng đồng, nơi nhiều bức tường của cái tôi bị phá vỡ và các rào cản của ích kỷ bị vượt qua. Chính kinh nghiệm cứu độ cộng đoàn này thường gây nên óc sáng tạo để cải thiện một tòa nhà hay một khu phố. [117].
150. Vì lẽ có tương quan giữa không gian và thái độ của con người, những ai dự tính xây dựng các tòa nhà, các khu phố, các không gian công cộng và các đô thị, cần có sự đóng góp của nhiều bộ môn giúp hiểu được các tiến trình, các biểu tượng và các thái độ của con người. Việc đi tìm cái đẹp của công trình dự tính không đủ, vì việc phục vụ một kiểu đẹp khác còn quý hơn: phẩm chất cuộc sống con người, sự thích nghi của họ với môi trường, việc gặp gỡ và tương trợ. Cũng vì thế mà các viễn ảnh của các công dân phải luôn bổ túc cho sự phân tích việc qui hoạch đô thị.

151. Cần phải chăm sóc các nơi công cộng, khung ngắm nhìn và các tín hiệu đô thị vốn gia tăng ý thức tương thuộc, cảm giác bám rễ và cảm thức “ở nhà” của chúng ta, trong cái thành phố đang cho chúng ta trú ngụ và kết hợp chúng ta lại. Các phần khác nhau của một thành phố cần phải được hòa nhập thật tốt và các cư dân phải có được một cái nhìn toàn cảnh, thay vì tự đóng kín mình trong một khu phố, từ chối sống cả thành phố như một không gian thực sự chia sẻ với những người khác. Mọi sự can thiệp vào cảnh quan đô thị hay thôn quê nên chú ý rằng các yếu tố khác nhau của một nơi làm nên một tổng thể được các cư dân cảm nhận như một khung cảnh liên kết chặt chẽ và phong phú ý nghĩa. Như thế, những kẻ khác thôi làm người xa lạ và có thể tự cảm thấy thuộc về cái “chúng tôi” mà chúng ta đang cùng nhau xây dựng. Cũng vì lý do đó, trong môi trường thành phố cũng như môi trường đồng quê, nên bảo tồn một vài nơi tránh được những sự can thiệp của con người vốn thường xuyên biến đổi chúng.
152. Việc thiếu chỗ ở là chuyện trầm trọng tại nhiều phần của thế giới, vừa trong các vùng thôn quê vừa trong các thành phố lớn, vì ngân sách nhà nước thường chỉ bảo lãnh cho một phần nhỏ nhu cầu. Không những kẻ nghèo mà một phần lớn xã hội cũng gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng để có được chỗ ở cho riêng mình. Việc sở hữu một căn hộ liên hệ chặt chẽ với phẩm giá của con người cũng như sự phát triển của các gia đình. Đây là một vấn đề trung tâm của sinh thái học nhân bản. Nếu nhiều khối hỗn loạn những ngôi nhà tạm bợ đã phát triển tại một nơi, thì vấn đề quan trọng là đô thị hóa các khu phố ấy, chứ không phải là tiêu hủy hay tống xuất. Khi những người nghèo sống trong nhiều vùng ngoại ô ô nhiễm hay trong nhiều khối gia cư nguy hiểm, “nếu người ta phải tiến hành giải tỏa họ […], thì để khỏi chồng chất thêm đau khổ, cần phải cung cấp trước một thông tin thích ứng, đưa ra nhiều chọn lựa về chỗ ở xứng đáng và trực tiếp bao hàm những người có liên hệ” [118]. Đồng thời óc sáng tạo nên hướng đến việc hội nhập các khu phố tạm bợ vào trong một thành phố niềm nở. “Đẹp dường nào các thành phố tốt biết vượt qua sự nghi ngờ bệnh hoạn và hội nhập những kẻ khác biệt nhau, biết biến sự hội nhập ấy thành một tác nhân mới cho sự phát triển. Đẹp biết bao những thành phố mà ngay cả trong kiến trúc của mình, đầy nhiều không gian tập hợp, tạo liên hệ và cổ vũ việc chấp nhận người khác” [119].
153. Phẩm chất cuộc sống trong thành phố liên hệ chặt chẽ với việc chuyên chở, vốn thường là một nguyên nhân gây nhiều đau khổ lớn lao cho các cư dân. Trong các thành phố, lưu thông nhiều chiếc ô-tô chỉ một hay hai người dùng. Điều này khiến cho việc giao thông ra khó khăn, mức ô nhiễm nâng cao, nhiều khối năng lượng bất tái tạo được tiêu thụ, và việc xây dựng nhiều đường xe phụ cũng như nhiều chỗ đậu xe tỏ ra cần thiết, làm hại cho mảng đô thị. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng phải ưu tiên cho việc chuyên chở công cộng. Nhưng vài biện pháp cần thiết sẽ được chấp thuận cách hòa bình nhưng vất vả bởi xã hội nếu không cải thiện thực sự kiểu chuyên chở này, vì trong nhiều thành phố, nó đồng nghĩa với việc đối xử tệ hại với con người do sự lèn chặt, do những khó chịu hay do tần suất yếu của các dịch vụ và do sự mất an ninh.
154. Việc thừa nhận phẩm giá đặc biệt của con người nhiều lần nghịch lại với cuộc sống hỗn loạn mà con người phải trải qua trong các thành phố của chúng ta. Nhưng điều này chớ làm ta khỏi chú ý đến tình trạng bị bỏ rơi và quên lãng mà một số cư dân vùng thôn quê phải chịu, nơi các dịch vụ thiết yếu không đến, và nơi có nhiều công nhân bị đày vào tình trạng nô lệ, không có quyền lợi cũng như những viễn ảnh cho một cuộc sống xứng đáng hơn.
155. Sinh thái học nhân bản cũng bao hàm một cái gì đó rất sâu xa: liên hệ giữa cuộc sống con người với lề luật luân lý khắc ghi trong bản tính riêng của nó, liên hệ cần thiết để có thể tạo nên một môi trường xứng đáng hơn. Đức Bênêđíctô XVI từng xác quyết rằng có một “sinh thái học của con người” vì “con người cũng có một bản tính mà mình phải tôn trọng và không thể thao túng tùy thích” [120] Theo nghĩa này, phải công nhận rằng thân xác chúng ta đặt chúng ta liên hệ trực tiếp với môi trường và với các sinh vật khác. Việc chấp nhận tư thân như hồng ân của Thiên Chúa là cần để đón nhận và chấp nhận trọn cả thế giới như hồng ân của Cha và như ngôi nhà chung; trong khi lô-gích thống trị tư thân trở thành một lô-gích, đôi khi tinh tế, là thống trị tạo vật. Việc học đón nhận thân xác của mình, chăm sóc nó và tôn trọng các ý nghĩa của nó, cần thiết cho một sinh thái học nhân bản đích thực. Việc nhấn mạnh giá trị tư thân trong nữ tính hay nam tính cũng cần thiết để có thể nhận ra chính mình trong việc gặp gỡ với kẻ khác mình. Theo cách ấy, có thể vui mừng đón nhận hồng ân đặc thù là tha nhân, nam hay nữ, công trình của Thiên Chúa Tạo hóa, và làm phong phú cho nhau. Vì thế, thái độ cho rằng “phải xóa đi sự khác biệt phái tính, vì nó chẳng còn biết đương đầu như thế nào” [121] là thái độ không lành mạnh” [121].

IV. NGUYÊN TẮC CÔNG ÍCH
156. Sinh thái học toàn vẹn không thể tách rời khái niệm công ích, một nguyên tắc giữ vai trò trung tâm và hợp nhất trong đạo đức xã hội. Chính “toàn bộ các điều kiện xã hội cho phép các nhóm cũng như từng thành viên đạt được sự trọn hảo của mình cách toàn diện hơn và dễ dàng hơn” [122].
157. Công ích giả định trước sự tôn trọng con người xét như con người với những quyền lợi cơ bản và bất chuyển nhượng nhằm phát triển nó trọnvẹn. Công ích cũng đòi hỏi sự sung túc xã hội và sự phát triển những nhóm trung gian khác nhau, dựa theo nguyên tắc bổ trợ. Giữa những nhóm này, gia đình đặc biệt nổi bật như tế bào căn bản cho xã hội. Cuối cùng, công ích đòi hỏi bình an xã hội, nghĩa là sự ổn định và an toàn của một trật tự nào đó, vốn không thể thực hiện được nếu chẳng có sự chú tâm đặc biệt đến công bình phân phối, thứ công bình mà nếu bị vi phạm luôn tạo nên bạo lực. Toàn thể xã hội – và trong nó, cách đặc biệt là Nhà nước – có trách nhiệm bảo vệ và thăng tiến công ích.
158. Trong những điều kiện hiện tại của xã hội toàn cầu, nơi có biết bao bất bình đẳng và luôn có thêm mãi những con người bị loại trừ, bị tước đi các nhân quyền cơ bản, nguyên tắc công ích lập tức trở thành như hậu quả lô-gíchvà không thể tránh khỏi, một lời kêu gọi tình liên đới và một chọn lựa ưu tiên đối với những kẻ nghèo khổ nhất. Chọn lựa này bao hàm việc rút ra các hậu quả từ mục đích sử dụng chung của cải trái đất, nhưng, như tôi đã cố gắng giải thích trong tông huấn Evangelii Gaudium –Niềm Vui Tin Mừng [123] – nó đòi buộc trước tiên phải xem xét tất cả phẩm giá vô biên của những người nghèo dưới ánh sáng của những xác tín đức tin sâu xa nhất. Chỉ cần nhìn thực tếthì hiểu rằng chọn lựa này hiện là một đòi hỏi đạo đức căn bản để thực hiện công ích cách hữu hiệu.

V. SỰ CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THẾ HỆ
159. Ý niệm công ích cũng bao hàm các thế hệ tương lai.Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cho thấy cách sống sượng những hậu quả tai hại gây ra do sự bất biết một định mệnh chung mà những người đến sau chúng ta không thể bị loại khỏi. Nếu chẳng có sự liên đới giữa các thế hệ, thì người ta không còn có thể nào nói đến việc phát triển bền vững.Khi nghĩ tới tình trạng trong đó chúng ta để lại hành tinh cho những thế hệ tương lai, thì chúng ta bước vào một lô-gích khác, lô-gích về quà tặng nhưng không mà chúng ta nhận và chuyển.Nếu trái đất được ban cho chúng ta, chúng ta không còn có thể chỉ nghĩ theo một tiêu chuẩn hiệu năng và hiệu suất vì lợi ích cá nhân được. Chúng ta không nói đến một thái độ chọn lựa, nhưng đến một vấn đề công lý cơ bản, vì trái đất mà chúng ta lãnh nhận cũng thuộc về những ai sẽ tới. Các Giám mục Bồ Đào Nha đã khuyến khích đảm nhận nghĩa vụ công bằng này: “Môi trường nằm trong lô-gích của việc đón nhận. Đó là món tiền vay mà mỗi thế hệ đón nhận và phải chuyển lại cho những thế hệ tiếp nối” [124]. Một sinh thái học toàn vẹn có viễn ảnh rộng rãi này.
160. Loại thế giới nào chúng ta muốn để lại cho những ai tiếp nối chúng ta, cho những con trẻ đang lớn? Câu hỏi này không những dính dáng đến môi trường cách biệt lập, vì người ta không thể đặt vấn đề cách từng mẩu. Khi tự hỏi về thế giới mà mình muốn để lại, chúng ta đặc biệt nói đến phương hướng chung của nó, ý nghĩa và các giá trị của nó. Nếu câu hỏi căn bản này chẳng được suy xét kỹ, tôi không tin rằng các mối quan tâm của chúng ta về môi sinh có thể đạt những hiệu quả có ý nghĩa. Nhưng nếu câu hỏi này được đặt ra với lòng can đảm, nó nghiệt ngã dẫn chúng ta đến nhiều câu hỏi khác rất trực tiếp: tại sao chúng ta bước qua thế giới này? tại sao chúng ta đến với cuộc sống này? tại sao chúng ta làm việc và chiến đấu?tại sao thế giới này cần đến chúng ta? Chính vì thế, không đủ khi nói rằng chúng ta phải lo lắng cho thế hệ tương lai.Cần ý thức rằng cái đang lâm nguy, đó chính là phẩm giá của chúng ta. Chính chúng ta là những người đầu tiên có lợi khi để lại một hành tinh ở được cho nhân loại kế tục mình. Đây là một bi kịch cho chính chúng ta, vì điều đó đặt ý nghĩa việc chúng ta đi qua trên trái đất này vào trong khủng hoảng.
161. Những dự đoán kiểu thuyết tai biến không còn có thể bị xem xét với sự khinh bỉ hay mỉa mai. Chúng ta có thể để lại cho các thế hệ sau quá nhiều đống đổ nát, hoang mạc và dơ bẩn. Nhịp độ tiêu thụ, xài phí và hủy hoại môi trường đã vượt quá các khả năng của hành tinh, đến độ kiểu sống hiện thời, vì không thể bênh vực, chỉ có thể dẫn đến nhiều tai họa, như thực tế đã xảy ra cách định kỳ trong nhiều vùng khác nhau. Việc giảm bớt các hậu quả của sự bất quân bình hiện tại tùythuộc vào cái chúng ta sẽlàm ngay, nhất là nếu chúng ta nghĩ đến trách nhiệm mà những người sẽ phải gánh lấy các hậu quả tồi tệ rồi đây gán cho chúng ta.
162. Việc khó coi trọng thách đố ấy có liên hệ với một việc hư hoại đạo đức và văn hoá, vốn đi theo sự hư hoại môi trường. Con người nam nữ hậu tân thời (hiện đại) gặp nguy cơ thường trực là trở thành ích kỷ một cách sâu xa, và nhiều vấn đề xã hội liên hệ đến viễn quan ích kỷ hiện tại vốn chú trọng cái tức thời, đến các khủng hoảng trong liên hệ gia đình và xã hội, đến những khó khăn trong việc thừa nhận kẻ khác. Rất nhiều khi, có một sự tiêu thụ tức thời và quá đáng của cha mẹ gây cho con cái những khó khăn ngày càng nhiều trong việc tậu một ngôi nhà và lập một gia đình. Ngoài ra, việc chúng ta khó suy nghĩ một cách nghiêm túc đến các thế hệ tương lai gắn liền với việc chúng ta khó mở rộng quan niệm của mình về các lợi ích hiện thời và tưởng nghĩ về những người bị loại ra khỏi sự phát triển. Đừng chỉ nghĩ đến những người nghèo của tương lai, hãy nhớ tới những người nghèo trong hiện tại vốn có ít năm sống trên trái đất này và không thể tiếp tục chờ đợi. Vì thế, “bên kia một sự liên đới trung thực giữa các thế hệ, luân lý khẩn cấp đòi buộc tái khẳng định một sự liên đới ngay trong thế hệ này” [125].

Còn tiếp 

VỀ MỤC LỤC


CÙNG CHÚA, TA VƯỢT QUA


CHÚA NHẬT THỨ II THƯỜNG NIÊN NĂM A

Thánh Gioan Tông đồ ghi lại lời thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”. Đấng được gọi là “Chiên Thiên Chúa”, cũng được thánh Gioan giới thiệu hết sức long trọng: “Ngài có trước tôi, Ngài cao trọng hơn tôi. Tôi đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Ngài”.

Cuối bài Tin Mừng, thánh Gioan còn giới thiệu Chúa cách quả quyết hơn, long trọng trọng hơn nữa: “Ngài là Con Thiên Chúa”. Lời giới thiệu mà thánh Gioan dâng lên Chúa Giêsu là những lời hết sức cao trọng, một sự cao trọng trên mức bình thường.

 

1. Vì sao “Con Thiên Chúa” cũng chính là “Chiên Thiên Chúa”?

Chiên là vật người Dothái nuôi nhiều. Nó hiền từ, dễ yêu. Trong đêm Vượt qua xưa của người Dothái, đêm mà Chúa cứu họ thoát cảnh lầm than nô lệ người Aicập, qua ông Môisen, Chúa truyền phải cử hành lễ Vượt qua bằng cách mỗi gia đình giết một con chiên không tì vết, không thương tật, tế lễ cho Thiên Chúa, cảm tạ lòng thương xót Chúa dành cho dân khi giải phóng họ.

Đêm lễ Vượt qua, trước khi lên đường rời khỏi đất nô lệ, toàn dân cử hành nghi thức ăn lễ Vượt qua gồm bánh không men, rau diếp đắng và thịt chiên. Họ phải ăn thật vội vả. Sau đó, ngay trong đêm, tất cả lên đường rời bỏ Aicập, vượt qua tình trạng nô lệ để sống tự do.

Hành động giết chiên mừng lễ Vượt qua phải được cử hành hàng năm để muôn đời toàn dân phải nhắc đi, nhắc lại cho con cháu, không phân biệt bất cứ thế hệ nào. Đó cũng là hành động ghi nhớ khởi đầu cuộc thanh luyện dài 40 năm trong sa mạc trước khi tiến chiếm Đất hứa mà Thiên Chúa hứa ban cho dân tộc Người tuyển chọn.

Bằng việc nhắc nhớ hàng năm, hành động ăn thịt chiên để cử hành Vượt qua, người Dothái còn giúp nhau ý thức rằng: Chính Chúa đã ban cho họ vùng đất mà họ đang sống để làm gia nghiệp, làm quê hương xứ sở. Họ phải tận trung với tình yêu bền vững, một tình yêu cuồn cuộn mà muôn đời Người đã dành cho cha ông họ và vẫn tiếp tục tuôn đổ trên họ.

Khi giới thiệu Chúa Giêsu là “chiên Thiên Chúa”, thánh Gioan như muốn nói, từ nay, không còn thể thức mừng lễ với thịt chiên của Cựu ước nữa. Đúng hơn, chiên vượt qua của giao ước cũ là hình bóng báo trước, là sự chuẩn bị cho việc mừngVượt qua của giao ước mới.

Và Chúa Giêsu, chiên vượt qua của giao ước mới, là chính Con Thiên Chúa làm người hiến dâng mạng sống mình để tha thứ, cứu chuộc ta. Chúa Giêsu vượt qua sự chết, tiến vào sự sống, để ta cùng với Người, nhờ Người, vượt qua tình trạng nô lệ của tội, tiến vào tự do được làm con Chúa.

Là Thiên Chúa, Chúa Giêsu mang nơi mình hình ảnh con chiên hiền lành bị đem đi giết. Bởi đó, thánh Gioan Tẩy giả không ngần ngại giới thiệu Chúa Giêsu cho chúng ta: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”.

Cho đến hôm nay, và mãi về sau, lời giới thiệu này được Hội Thánh lặp đi lặp lại trong từng thánh lễ. Cùng với lời đọc này, linh mục chủ tế dâng cao Mình Thánh Chúa đã được bẻ ra để mọi người tôn thờ.

Hành động bẻ đôi Mình Thánh Chúa có ý cho thấy sự tự hiến của Chúa Giêsu. Người đã bẻ chính sự sống mình, bẻ cuộc đời mình dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội ta. Hành động bẻ đôi Mình Thánh Chúa cũng nói lên sự xóa mình của Chúa Giêsu.

Ngày nay, mỗi lần dâng thánh lễ, ta cử hành lễ Vượt qua, được ăn tiệc Vượt qua, và thịt chiên Vuợt qua chính là Mình Máu Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu tự hiến mình để chia sẻ kiếp sống của ta. Người đã chịu đau khổ để thông cảm và đồng cảm cùng mọi khổ đau trong đời ta. Chỉ cần ta có lòng tin, ta sẽ nhận ra Chúa Giêsu đang hiện diện bên mình.

 

2. Ta cần một lòng tin.

Chuyện kể rằng: Danh họa Raphael, người Ý, muốn họa chân dung Chúa Giêsu. Ông đi khắp nơi để tìm mẫu người thích hợp khuôn mặt Chúa. Nhưng càng tìm, Raphael càng khám phá: Trên trần gian không một ai hoàn hảo như Chúa Giêsu. Và ông cũng không tài đến nỗi có thể góp nhặt tất cả mọi vẻ đẹp của mọi người để tạc vào khuôn mặt của Chúa.

Nhưng vẫn quyết tâm vẽ bằng được. Vì thế, ông bỏ thời gian dài trong nhiều năm để nghiền ngẫm về tác phẩm mà ông sẽ thực hiện. Cuối cùng, Raphael bắt tay vào thực hiện bức họa. Ông vẽ Chúa Giêsu có khuôn mặt hiền từ, khả ái.

Không ngờ, trong thời gian ông đang hoàn thành bức họa Chúa Giêsu, thì liên tiếp những bất hạnh xảy ra cho ông: Nhà ông bị cháy hết một phần. Bức tranh mà ông đang vẽ tưởng chừng như bị thiêu rụi cùng với một phần của căn nhà. May mà ông cứu nó kịp thời.

Nhưng đứa con trai đầu lòng của ông bị bỏng nặng. Vợ ông, vì chứng kiến cảnh tượng hãi hùng của đám cháy, và chứng kiến cảnh tượng thương tâm của đứa con, đã trở nên ngớ ngẩn, điên dại. Còn bản thân danh họa Raphael, vì quá đau buồn nên bị kiệt lực và bệnh nặng.

Nhưng ông vẫn gượng lấy lại bình tĩnh, lấy lại nghị lực để tiếp tục sống. Ông cũng tiếp tục dành nhiều thời gian để hoàn thành bức chân dung Chúa Giêsu. Không ai ngờ, chính trong đau khổ cùng cực của mình, nhà họa sĩ đã vẽ nên một tuyệt tác.

Khuôn mặt của Chúa Giêsu vốn đã hiền từ, khả ái, bây giờ lại càng độ lượng, đáng yêu đến mức, ai nhìn vào đó, đều nhận ra khuôn mặt của Chúa toát lên một vẽ đẹp bình an và thông cảm đến kỳ diệu. Bức chân dung Chúa Giêsu của Raphael, vì thế, trở nên nổi tiếng.

Họa sĩ Raphael, trong đau khổ tột cùng, đã phác họa chính nội tâm của mình. Ông đã trút tất cả tâm tư đầy khát vọng của tâm hồn ông lên khuôn mặt rạng ngời của Chúa Giêsu.

Bởi không phải phác họa chân dung, không đi tìm bất kỳ khuôn mặt của bất kỳ ai, mà là chính khuôn mặt của tâm hồn mình, nhà họa sĩ tài ba đã để lại cho đời tuyệt phẩm bất hủ.

Bên trong bức họa chân dung Chúa, điều mà người ta nhận thấy mạnh mẽ nhất, lớn lao nhất chính là đức tin của Raphael. Chính đức tin đã làm cho ông, trong đau khổ, không oán giận Thiên Chúa. Ngược lại, càng đau khổ, ông càng nhận ra Thiên Chúa hiền lành, nhân từ, độ lượng. Ông nhìn thấy một Thiên Chúa khả ái, yêu thương và thông cảm. Người như đang sớt chia cùng ông mọi hoàn cảnh mà ông phải trải qua.

Đức tin đã cho ông thấy Thiên Chúa. Nhờ nhận ra Chúa, tâm hồn ông đầy khát vọng sống trong Chúa, vươn lên tới Chúa và trung thành với thánh ý Người xếp đặt trong đời ông.

Như bao nhiêu anh chị em tín hữu: Họ tin mãnh liệt. Ta hãy mang lấy lòng tin bất khuất như thế, để suốt đời và hết mọi ngày trong đời, dù bi thương hay hạnh phúc, dù mạnh mẽ hay yếu đuối, ta cảm nhận sâu xa: Có Thiên Chúa ở cùng. Có Chúa Giêsu cùng ta song hành.

Nhận ra tình thương, sự hiện diện của Chúa, để cùng Chúa, ta sống lễ Vượt qua kiên trì, bền bỉ, để nhờ Chúa, ta vượt qua tội lỗi, vượt qua mọi cám dỗ, vượt qua mọi bất trắc…, mà tiến đến thánh giá, can đảm vác thánh giá hướng về ơn phục sinh của đời mình trong Chúa.

Chỉ có lòng tin như thế, cuộc đời ta mới thực là lễ Vượt qua khải hoàn, vinh thắng.

 

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

VỀ MỤC LỤC


CHIÊN THIÊN CHÚA VÀ CUỘC TỬ ĐẠO



 

 

 



CHÚA NHẬT II-A THƯỜNG NIÊN

Is 49:3, 5-6; 1Cr 1:1-3; Ga 1:29-34



Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giesu tiến về phía mình thì nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian…”(Ga 1:29)

Hình ảnh Gioan Tiền Hô trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 1:29-34) lại một lần nữa đưa chúng ta trở lại Mùa Vọng để suy niệm về cuộc tương phùng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu ở sông Jordan với phép Thanh Tẩy. Thánh Gioan kể lại câu chuyện đức Giesu chịu phép rửa khác với ba thánh sử kia, ngay cả cách cắt nghĩa về lịch sử. Thánh Gioan không nói đến truyền thống và liên hệ họ hàng giữa Gioan Tiền Hô và Đức Giesu, bà Elizabeth và mẹ Maria như trong Luca (Lc 1). Trong Tin Mừng Gioan, phép rửa không liên hệ đến tha thứ tội lỗi nhưng có mục đích khải huyền, nghĩa là chúa Giesu muốn tỏ mình cho dân Israel. Đối với Gioan, những biến cố có tính lịch sử thì không đầy đủ; điều quan trọng là phải có tác động làm chứng về Chúa Giesu. 

Gioan thánh sử đã làm ngược lại phong trào coi Gioan Tiền Hô cao hơn Đức Giesu. Ông không kể lại biến cố phép rửa, nhưng đặt nặng ý nghĩa chứng nhân của Gioan Tiền Hô ở tác động phép rửa. Ông nói Gioan Tiền Hô là người công khai tuyên bố lý do hiện hữu của mình: “Tôi hiện hữu, tôi đến, là để cho người ta nhận biết chúa Giesu.”



NHẬN BIẾT CHÚA GIESU THẾ NÀO? 

Vậy thì cuối cùng làm sao mà Gioan Tiền Hô nhận biết đức Giesu? Ông phối hợp lời các tiên tri với sự thúc đẩy của đấng đã sai đức Giesu đến với ông để chịu phép rửa và việc ông gặp gỡ những người ăn năn thống hối và những kẻ hồ nghi. Gioan thánh sử đã nhận ra Người qua lời nói và việc làm chứng tỏ có Chúa Thánh Thần hoạt động nơi Người mà ông biết sẽ chịu phép rửa bằng lửa và Chúa Thánh Thần. Ngay cả Gioan Tiền Hô cũng cần phải có thời gian quan sát mới nhận ra Người là đức Giesu thành Nazareth khi thấy Chúa Thánh Thần ngự trên đầu Người. Đây không phải là một nhận biết bộc phát hay tất nhiên, nó đến từ từ và xâm nhập từ từ vào những môi trường chung quanh cùng một cách thức như vậy. 

Để có một cái nhìn Kito giáo thực sự và đúng nghĩa về sự liên hệ giữa đức Giesu và Gioan Tiền Hô, Gioan Thánh Sử đã chứng minh chúa Giesu thực sự là Tôi Tớ Thiên Chúa như trong những bài ca tôi tớ của Isaiah. Bài đọc 1 sách Isaiah (Is 49:3, 5-6) là bài ca thứ hai trong bốn bài ca “tôi tớ đau khổ” của  Isaiah. 

Tiếng nói phát ra từ trời báo cho Gioan Tiền Hô biết người mà Thần Linh Thiên Chúa ngự trên đầu là đấng Thiên Chúa chọn và chịu phép rửa bởi chúa Thánh Thần. Câu sau cùng của bài Phúc Âm hôm nay là một xác tín mà tất cả chúng ta phải nhận biết, coi lời Gioan Tiền Hô là “hiển nhiên”. Mỗi người chúng ta đều được linh hứng để nói “Tôi đã thấy và tôi làm chứng Người là Con Thiên Chúa”(c.34). Xác quyết này đã âm thầm in sâu vào tâm chúng ta và biến chúng ta thành “Ánh Sáng Muôn Dân” tỏa chiếu trên mọi quốc gia dân tộc.



CHIÊN THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG THIÊN SAI TỬ ĐẠO 

Câu 29 trong bài Phúc Âm hôm nay là lời Gioan nói khi thấy chúa Giesu tiến đến gần mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian”. Kiểu nói “Chiên Thiên Chúa” có một ý nghĩa đặc biệt mà chúng ta vẫn dùng để cầu nguyện trong thánh lễ. Ẩn ý của danh hiệu Chiên Thiên Chúa có thể là chiên khải huyền toàn thắng sẽ hủy giệt mọi ác quỉ (Kh 5-7; 17:14), chiên vượt qua máu sẽ đổ ra để cứu chuộc dân Israel (Xh 12) hoặc tôi tớ đau khổ bị giết giống như chiên bị giết để tế lễ xá tội (Is 53:7, 10). 

Trong Tân Ước, chiên và cừu ám chỉ không những chúa Kito mà cả những ai theo Người. Trong những trường hợp này, chúa Giesu là người chăn chiên và những người theo Chúa là đàn chiên. Chúa Giesu đi tìm chiên lạc cho đến khi thấy lại được trong khi để ở nhà những chiên kia tự chăm sóc nhau. Chúa Kito là nạn nhân nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta mà biểu tượng là con chiên. Đối với Kito hữu, Chúa là “chiên” như trong sách Isaiah: Bị hành hạ trà đạp, nhưng Người khiêm nhường, không bao giờ than van, giống như cừu bị giết trong lò sát sinh, chiên bị cắt lông hay tế lễ mà không hề mở miệng kêu ca. 

Phero khi được Chúa Giesu ủy thác coi sóc đoàn chiên đã được căn dặn phải nuôi dưỡng cả chiên nhỏ lẫn chiên lớn. Chúa Giesu gửi các môn đệ đi khắp thế giới không có khí giới, không tiền bạc, không uy quyền giống như “chiên giữa bày sói”. Những người chết vì tin vào Tin Mừng Chúa Giesu Kito, không bảo vệ mình bằng bạo động là đã theo gương chúa Giesu. Tử vì đạo giống như “chiên bị mang đi giết trong lò sát sinh”. Chiên đau đớn vì bị bạo hành dù không đáng phải bị như vậy. Tất cả  đều là biểu tượng của vô tội. Chiên thì thường dùng làm lễ vật hiến tế. Khi Gioan Tiền Hô gọi chúa Giesu là “Con Chiên Thiên Chúa”, ông ám chỉ đức Giesu là đấng Thiên Sai, người mà trong suốt cuộc sống và lúc chết đều biểu lộ bản tính thực của Thiên Chúa. 



TỬ VÌ ĐẠO LÀ LÀM CHỨNG NHÂN 

Phép rửa ban cho chúng ta ân sủng để làm chứng nhân, đôi khi phải hy sinh cả mạng sống vì niềm tin, bởi lẽ chúng ta đã được liên kết với chúa Kito và được Người in dấu. Danh từ “Tử-Vì-Đạo” tự nó đã nói lên ý nghĩa của nó. Tiếng này dịch từ chữ Martyr mà nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là “chứng nhân”, người sẵn sàng và tự do chịu đau khổ, hy sinh mạng sống mình vì niềm tin. Người tử vì đạo thà chết hơn là chối bỏ niềm tin của mình. Họ nhẫn nhục chịu đau khổ theo gương chúa Kito, không hề chống đối lại kẻ cáo gian và truy tố mình. Người tử vỉ đạo chết thực vì nguyên do thánh. Người tử vỉ đạo chết giả không vì nguyên do thánh mà vì những lý do thế tục. Môi trường tử đạo không là quá khứ, mà là hiện tại ngày hôm nay. Thực tế cho thấy ở thế kỷ vừa qua, rất nhiều Kito hữu đã chịu tử vì đạo một cách anh hùng ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Người Kito hữu trong Giáo Hội sơ khai cũng là những chứng nhân sự thật của Kito Giáo thời ấy. Lúc nào họ cũng liên đới trách nhiệm phải chọn lựa giữa chết và chối bỏ chứng tá của mình. Nhiều người đã cương quyết chấp nhận thà đau khổ và chết chứ không từ bỏ Chúa. Cuộc tử đạo của những chứng nhân Kito giáo thực sự có ý nghĩa; họ không đi tìm kiếm quyền lực, uy danh, nhưng dâng hiến sự sống mình vì chúa Kito. Họ chứng tỏ sức mạnh của họ không phải là khí giới nhưng là yêu người trọn vẹn. Tình yêu đó đã được Thiên Chúa ban cho những ai theo Chúa Kito đến độ hiến dâng mạng sống mình vì Người. Vì vậy, người Kito hữu, từ lúc có Kito giáo đến nay, luôn luôn bị truy nã vì Tin Mừng Phúc Âm như chúa Giesu đã tuyên bố: “Nếu họ truy nã thầy, họ sẽ truy nã anh em” (Ga 15:20). 

Thánh Agnes thành Roma mà Giáo Hội mừng lễ kính vào ngày 21 tháng 1 sắp tới là một gương tử đạo sáng ngời từ nhiều thế kỷ nay. Một cô gái mới 13 tuổi mà đã dám chết cho niềm tin. Em tử vì đạo vì từ chối không chịu lấy làm vợ một công dân La Mã giàu có. Em dõng dạc tuyên bố em không bao giờ cưới bất cứ ai ngoài đức Giesu Kito. “Từ lâu -nàng nói- tôi đã đính hôn với một vị hôn phu vô hình ở trên trời; tim tôi thuộc về chàng, tôi sẽ trung thành với chàng cho đến chết”. Tên nàng là Agna có nghĩa là tinh trong theo ngôn ngữ Hy Lạp, và là con chiên theo tiếng Latin. Nàng là một trong nhiều nạn nhân của cuộc truy nã người Kito hữu thời Diocletian. 

Là thánh, Agna là người theo gương chúa Giesu Kito. Tử vì đạo, nàng chết giống như chúa Kito. Là nữ đồng trinh, nàng giữ trọn niềm tin, hy vọng và tình yêu sống động giữa những bạo động kinh hoàng. Agnes chịu phép rửa bằng cái chết của chúa Kito nên nàng có được sự sống của Người. Chớ gì mỗi chúng ta cũng được như vậy!

LỜI KẾT: TƯƠNG QUAN GIỮA LỜI VÀ CHÚA THÁNH THẦN

Chúng ta tiếp tục suy niệm Tông Thư LỜI CHÚA / VERBUM DOMINI của Biển Đức XVI nói về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của thế giới qua mối tương quan giữa Lời và Chúa Thánh Thần, đoạn 15:

Sau khi suy niệm lời quyết định sau cùng của Chúa nói với thế giới, chúng ta cần phải chú ý đến sự liên hệ giữa sứ mệnh của Chúa Thánh Thần và Lời Chúa. Trong thực tế, không thể hiểu mạc khải Kito giáo một cách chính xác khác với sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Điều này là do việc Thiên Chúa tự thông công luôn luôn bao gồm mối liên đới giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà Iranaeus thành Lyons ví như “hai bàn tay của Thiên Chúa Cha”. Chính Thánh Kinh cũng nói về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong lịch sử ơn cứu độ, đặc biệt trong đời sống của chúa Giesu: Người thụ thai bởi trinh nữ Maria do quyền năng của chúa Thánh Thần.(Mt 1:18; Lc1:35); khi bắt đầu sứ mệnh công khai, trên bờ sông Jordan, chúa Giesu nhìn thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống trên đầu mình dưới dạng chim bồ câu (Mt 3:16); với cùng tâm trạng đó, chúa Giesu tác động nói thành lời và vui mừng hớn hở (Lc 10:21); và trong Chúa Thánh Thần, Chúa Giesu tự hiến tế (Dt 9:14). Khi sứ mệnh của chúa Giesu kết thúc, theo thánh Gioan, chính Chúa Giesu đã nói rõ ràng là Chúa đi để gửi Chúa Thánh Thần xuống với những ai thuộc về Người (Ga 16:7). Khi Chúa Giesu sống lại, thân xác vẫn mang đầy những dấu vết cuộc khổ nạn, nhưng Người lại đổ ra tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần (Ga 20:22) để cho các môn đệ được chia phần với chính cuộc khổ nạn của Người (Ga 20:21). Chúa Thánh Thần đã phải dạy cho các môn đệ tất cả mọi điều và làm cho họ nhớ lại tất cả mọi điều Chúa Kito đã nói (Ga 14:26), bởi vì Người, Thánh Thần của Sự Thật (Ga 15:26) sẽ hướng dẫn các môn đệ đi vào sự thật (Ga 16:13). Sau cùng, trong công vụ tông đồ, chúng ta đọc thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống với 12 môn đệ lúc họ đang tụ họp cầu nguyện cùng mẹ Maria vào ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-4), và buộc họ phải lãnh sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho muôn dân. 

Vậy, Lời Chúa được diễn tả thành lời của loài người nhờ có Chúa Thánh Thần hoạt động. Sứ mệnh của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần không thể tách rời nhau và tạo thành một ơn cứu độ duy nhất. Chúa Thánh Thần tác động lên ngôi Lời nhập thể trong bụng trinh nữ Maria cũng là cùng một Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúa Giesu xuyên suốt sứ mệnh của Người và hứa ban cho các môn đệ. Chúa Thánh Thần đã nói qua các ngôn sứ cũng là cùng một chúa Thánh Thần đã chống đỡ và linh hứng cho Giáo Hội trong công tác loan truyền Lời Chúa và  giảng dạy của các tông đồ. Sau cùng, cũng chính chúa Thánh Thần đã linh hứng cho các tác giả Kinh Thánh.” 

Fleming Island, Florida

Jan. 12, 2017

NTC
VỀ MỤC LỤC


 NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN II / TN / A


 

Từ thứ hai ngày 16/1 đến thứ  bảy ngày 21/ 1

 

Thứ  hai  ngày  16  /  1  -   Mc   2  , 18  -  22

Nội dung Tin Mừng


  • Vào thời điểm chay tịnh của môn đồ Gioan và của người Pha-ri-siêu , người ta đặt vấn đề với Chúa Giê-su khi thấy các môn đệ của Người không giữ chay ...

  • Chúa Giê-su cho thấy thời của Hoan Lạc thì người ta không chay tịnh : tự ví mình như lang quân của nhân loại đang có mặt giữa thế giới con người và đấy là thời của Tiệc Cưới , của Hoan Lạc ... nên  không thể có chuyện ăn chay trong lúc này ...

  • Sẽ đến thời chàng rể bị đem đi , sẽ đến lúc Tình Yêu bị treo ... và người ta sẽ chay tịnh ...

  • Cần phải biết tùy thời , tùy giai đoạn để hành xử cho hợp lý ... Nếu không mọi sự sẽ chỉ mang đến đổ vỡ ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • Đức  Giê-su trả lời : “ Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay , khi chàng rể còn ở với họ ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ , họ không thể ăn chay được . Nhưng khi  tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ , bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó .”  ( cc . 19 & 20)

  • Chẳng ai lấy vải mới vá áo cũ , vì như vậy , miếng vá mới sẽ kéo vải cũ , khiến chỗ rách lại càng rách thêm .” ( c . 21)

  • Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ , vì như vậy , rượu sẽ làm nứt bầu , thế là rượu cũng mất mà bầu da cũng hư . Nhưng rượu mới , bầu da cũng phải mới !” ( cc 21 & 22 )

Một vài suy nghĩ

Ăn chay ở  đây đương nhiên là nói đến chuyện chay tịnh phần xác diễn tả  và thể hiện việc khổ chế  nhằm làm nhẹ tâm hồn , làm thanh thản tinh thần ... Nó không là trào lưu “ chay trường” chỉ nhằm mục đích giảm cân và tạo dáng ... Nói một cách khác – với những người tin Chúa – chay tịnh giúp người ta không chế bản năng và gần gũi với Chúa hơn ... Hay cụ thể  là - trong chay tịnh  - con người thấy hoan lạc vì có Chúa ở với mình , có Chúa là niềm vui của mình ... nên mình không còn thấy cần gì khác hơn...Chính vì vậy , khi để mất Chúa – nghĩa là mất niềm Hoan Lạc -  thì phải “ chay tịnh”  để tìm lại ...

Về một thế giới đổ vỡ - Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói đến trong sứ điệp Hòa Bình 1 . 1 . 2017

Trong hai thế kỷ vừa qua đã phải chứng kiến cảnh tàn phá của hai cuộc Thế Chiến đầy chết chóc , mối đe dọa chiến tranh hạt nhân và rất nhiều cuộc xung đột khác , thì hôm nay , đáng buồn thay , chúng ta lại đang thấy chính chúng ta vướng mắc vào một cuộc thế chiến rất ghê sợ cứ tấn công từng phần . Không dễ gì biết được liệu thế giới chúng ta ngày nay có bạo lực nhiều hơn hay ít hơn ngày xưa , hoặc biết được liệu những  phương tiện thông tin hiện đại và tính cơ động lớn hơn đã làm cho chúng ta ý thức hơn về bạo lực , hay – trái lại – làm cho chúng ta ngày càng quen với nó .



Dù sao ta cũng biết rằng thứ bạo lực  “ từng phần”  này , thuộc những thứ loại và mức độ khác nhau , đều gây ra những đau khổ lớn lao : chiến tranh trong các quốc gia và châu lục , khủng bố , tội ác có tổ chức , và những hành vi bạo lực bất ngờ , những sự lạm dụng và xâm hại mà di dân và các nạn nhân tệ nạn buôn người phải hứng chịu , sự tàn phá hủy diệt môi sinh . Điều này dẫn tới đâu ? Bạo lực có thể đạt được mục tiêu có giá trị lậu dài nào không ? Hay là nó chỉ dẫn tới sự trả thù và một loạt những xung đột chết người chỉ có lợi cho một số ít kẻ “ quân phiệt”   ?

Bạo lực không phải là phép chữa trị cho thế giới đổ vỡ của chúng ta . Chống lại bạo lực bằng bạo lực may mắn lắm là dẫn tới những cuộc cưỡng bách di cư với biết bao nỗi khốn khổ ,  bởi vì biết bao tài nguyên khổng lồ đã bị chuyển hướng sang mục đích quân sự và vượt  ra khỏi mục đích thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của những người trẻ , các gia đình gặp cảnh vất vả cơ cực , những người già yếu , những kẻ tàn tật, và đại đa số dân chúng trên thế giới . Nếu xảy ra điều  tệ hại nhất , bạo lực có thể dẫn đến chết chóc , về thể lý cũng như về tinh thần , cho nhiều người , nếu không phải là cho tất cả .”

 

Thứ ba  ngày  17 / 1  -  Lễ thánh An-tôn viện phụ  -  Mc 2 , 23 – 28

Nội dung Tin Mừng


  • Nhóm Pha-ri-siêu chỉ trích việc các môn đệ bứt lúa khi đi ngang đồng lúa  trong ngày sabbat...

  • Chúa Giêsu bênh vực các môn đệ và nêu lên trường hợp của David  và các  cận vệ được thượng tế Abiatha cho ăn bánh tiến – bánh dành riêng cho tư tế  ...

  • Tuyên bố của Chúa Giê-su về ngày sabbat :  “ Ngày sabbat được tạo ra cho loài người chứ không phải loài người cho ngày sabbat . Bởi đó , Con Người làm chủ luôn cả ngày sabbat .”

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “  Người đáp : “ Các ông chưa bao giờ độc trong Sách sao ? Ông David đã làm gì  khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng ? Dưới thời thượng tế Abiatha , ông vào nhà  Thiên Chúa, ăn bánh tiến , rồi cho cả thuộc hạ cùng ăn nữa . Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế .” ( cc 25 & 26)

  • Người nói tiếp : “ Ngày sabbat được tạo ra cho loài người chứ không phải loài người cho ngày sabbat . Bởi đó , Con Người làm chủ luôn cả ngày sabbat  .” ( cc 27 & 28)

Một vài suy nghĩ

Năm Phụng Vụ  2017  - ở những ngày trong tuần Thường Niên – Giáo Hội muốn chúng ta sống giáo huấn và chứng kiến các việc Chúa làm qua Tin Mừng thánh sử Marcô ...Hôm nay là câu chuyện về việc giữ ngày sabbat – ngày dành cho Thiên Chúa ... Đương nhiên là chúng ta không câu nệ  theo kiểu những người Pha-ri-siêu , nhưng  Chúa  dạy chúng ta phải trân trọng Ngày của Chúa – ngày Chúa Nhật ... Sự trân trọng này một phần nhỏ dành cho Chúa , nhưng phần lớn là vì chúng ta ... Nghĩa là sao ? Nghĩa là chúng ta dừng công việc của thường nhật để có chút thời gian gặp gỡ và thờ phượng Chúa , đồng thời nhiều giờ hơn cho  những gặp gỡ , trao đổi trong gia đình và cận lân ...Chính trong bối cảnh như thế mà Lời  Chúa dạy được đón nhận và có thể phát huy thành hiện thực của từng ngày sống ...

Thánh An-tôn viện phụ mà Giáo Hội kính nhớ hôm nay cho chúng ta một gương sáng ...

Ngài sinh tại Cosma bên Ai Cập trong một gia đình quý phái ... Cha mẹ mất sớm và ngài phải lo cho cô em gái ... Một buồi sáng – vào năm 270 – ngài nghe Chúa nói với mình qua câu Lời Chúa trong Tin Mừng thánh sử Mattheu 19 , 21 : “  Nếu con muốn  trở nên trọn lành , hãy về bán hết gia tài , phân phát cho người nghèo khó .” Thánh nhân thục hiện ước muốn ấy của Chúa , chia ruộng đất cha mẹ để lại cho các người nghèo , gửi em gái của mình vào một cộng đồng nữ tu và xin dựng lều của mình gần một vị khổ tu để cùng thực hiện các nhân đức với vị ẩn tu này ... Năm 305 , ngài rời bỏ đời sống ẩn tu và thiết lập các tu viện ... Ngài nổi tiếng đạo đức , hướng dẫn nhiều người , trừ quỷ và chữa lành ...

Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 50 nói về Tin Mừng của Chúa  về phi bạo lực ...

Đức Thánh Cha nói :

Chính Chúa Giê-su đã từng sống trong những thời đầy bạo lực .Tuy nhiên ,  Ngài lại dạy rằng  : chiến trường thực sự - ở đó bạo lực và hòa bình gặp nhau – là chính con người , vì “ từ bên trong , từ lòng con người phát xuất những ý định xấu “ ( Mc 7 , 21) . Sứ điệp của Đức Ky-tô – về phương diện này -  dạy chúng ta một cách tiếp cận triệt để tích cực . Ngài luôn giảng dạy tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa , vốn hằng đón nhận và tha thứ . Ngài dạy các môn đệ phải yêu thương kẻ thù (x . Mt 5 , 44) và đưa  cả má bên kia  ra nữa . ( x . Mt 5 , 39) . Khi Ngài khiến những kẻ buộc tội không  dám  ném đá  người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình ( x . Gio 8 , 1 – 11) , và khi , vào đêm trước khi chịu chết ,  Ngài bảo ông Phê-rô xỏ gươm vào vỏ ( x . Mt 26 , 52) . Chúa Giê-su đã vạch ra con đường phi bạo lực . Ngài đã đi con đường đó cho đến tận cùng , cho tới tận thập giá ...Nhờ đó , Ngài  đã trở nên sự bình an cho chúng ta , và kết thúc sự hận thù ( x . Ep 2 , 14 – 16) . Bất cứ ai đón nhận Tin mừng của Chúa Giê-su đều có thể nhìn nhận có bạo lực nơi mình và được chữa lành bởi lòng thương xót của Thiên Chúa , và – đến lượt mình – mình lại phải trở nên một dụng cụ cho sự hòa giải . Theo lời thánh Phan-xi-cô Assisi : “ Khi môi miệng bạn loan báo sự bình an thì hãy bảo đảm rằng bạn đang có sự bình an lớn hơn trong tâm hồn bạn .”

 

Thứ tư ngày 18 / 1 – bắt đầu tuần lễ cầu cho các ky-tô hữu hợp nhất  -  Mc 3 , 1 – 6

Nội dung Tin Mừng


  • Người ta rình chờ để lên án Chúa vi phạm  ngày  sabbat ...

  • Chúa quyết định chữa lành  người bại tay ...

  • Nhóm Pha-ri-siêu và Nhóm Hê-rô-đê bàn cách để loại trừ Chúa ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • Đức Giê-su bảo người bại tay : “  Anh đứng dậy , ra giữa đây .”  ( c . 3)

  • Rồi Người nói với họ : “ Ngày sabbat , được phép làm điều lành hay điều dữ , cứu mạng người hay giết người ?”  ( c . 4)

  • Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ , buồn bực vì lòng họ chai đá . Người bảo anh bại tay : “ Anh giơ tay ra !”  Người ấy giơ ra và tay liền trở lại bình thường . “  (  c . 5)

Một vài suy nghĩ

Bắt đầu tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất của các ky-tô hữu – nghĩa là cho tất cả những người tin vào Đức Ky-tô ...

Họ có mặt trên khắp thế giới , cùng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa , cùng tin nhận Đức Ky-tô , nhưng không có hoặc thiếu sự hợp nhất với nhau : và đấy là một gương xấu !!!

Người ta rình chờ để lên án Chúa – nhiều nhất là  về những việc tốt Người thực hiện trong ngày sabbat – và mục đích của việc lên án không phải nhằm vãn hồi những giá trị nâng cao mà chỉ nhằm để triệt hạ ...

Hợp nhất vẫn chưa có nên mỗi thành viên trong gia đình của Chúa – dù họ ở bất cứ  Hội Thánh nào – thì vẫn phải kiếm tìm và cầu nguyện cho có được hợp nhất : kiếm tìm để nhận ra cần phải  làm gì , cần phải tránh gì để có thể đi đến hợp nhất và cầu nguyện để xin Chúa thực hiện điều mà con người thấy khó hoặc không thể ...

Mạnh mẽ hơn bạo lực  là điều Đức Thánh Cha nói tới trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2017 :

Phi bạo lực đôi khi bị hiểu như là đầu hàng , là thiếu dấn thân  , và là sự thụ động , nhưng đây thì không phải như vậy . Khi Mẹ Tê-rê-xa nhận lãnh Giải Nobel Hòa Bình năm 1979 , Mẹ đã tuyên bố rõ ràng thông điệp về phi bạo lực mang tính tích cực của mình : “ Trong gia đình chúng ta , chúng ta đâu cần đến bom đạn và súng ống để hủy diệt hầu có được sự bình an đâu – mà chỉ cần hợp nhau lại , yêu thương nhau ...Và chúng ta có thể vượt thắng tất cả mọi sự dữ trên đời .”  Vì sức mạnh của cánh tay làm cho chúng ta bị lầm lẫn .  Trong khi những kẻ buôn vũ khí làm công việc của họ , thì lại có những người kiến tạo hòa bình rất tội nghiệp cống hiến sinh mạng của mình để cứu giúp một người , rồi một người khác , và một người khác  , một người khác nữa .  Đối với những người kiến tạo hòa bình này , Mẹ Tê-rê-xa chính là một biểu tượng , một hình tượng cho thời đại thời đại chúng ta . Tháng chín vừa qua , tôi được niềm vui lớn lao là được tôn phong Mẹ Tê-rê-xa lên hàng Hiển Thánh . Tôi ca ngợi Mẹ đã luôn luôn sẵn sàng phục vụ hết mọi người “ bằng cách đón nhận và bảo vệ sinh mạng của con người  , những sinh mạng còn chưa chào đời cũng như những sinh mạng bị bỏ rơi và loại trừ ...Mẹ đã cúi xuống trước những thân phận sức cùng lực kiệt , bị bỏ mặc chờ chết bên vệ đường ... Mẹ nhìn thấy nơi họ phẩm giá được Thiên Chúa ân ban . Mẹ lên tiếng trước những cường quốc của thế giới để họ có thể nhận thức được trách nhiệm của họ về các tội ác - phải  , những tội ác ! -  của nạn nghèo khó họ gây nên . Để đáp ứng lại, sứ mệnh của Mẹ - và Mẹ đại diện cho hàng ngàn , thậm chí hàng triệu người – là phải vươn tới những khổ đau , với lòng tận tụy quảng đại , để chạm đến và băng bó từng thân xác bị thương tích , chữa lành từng mảnh đời tan vỡ ...



Sự thực thì dứt khoát và kiên trì  đường lối phi bạo lực đã đem đến những kết quả đầy ấn tượng . Những thành công của Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan trong công cuộc giải phóng Ấn Độ , của tiến sĩ Martin Luther King Jr trong công cuộc chiến đấu chống lại nạn kỳ thị chủng tộc sẽ không bao giờ bị quên lãng . Đặc biệt các chị em phụ nữ thường là những người lãnh đạo theo đường lối phi bạo lực , chẳng hạn như Leymah Gbowee và hàng ngàn phụ nữ ở Liberia , những người từng tổ chức các cuộc cầu nguyện và phản kháng một cách phi bạo lực  , đã dẫn tới những cuộc hòa đàm cấp cao để kết thúc cuộc nội chiến thứ hai ở Lberia .

Chúng ta không thể nào quên được thập niên đầy những sự kiện đáng ghi nhớ đã kết thúc bằng sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại Âu châu . Các cộng đoàn Ky-tô giáo đã góp phần bằng sự cầu nguyện miệt mài và hành động dũng cảm của họ . Đặc biệt nhất là sứ vụ và giáo huấn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II . Khi suy nghĩ về những biến cố của năm 1989 , vị tiền nhiệm của tôi – trong Thông Điệp Một Trăm Năm -  đã nêu bật sự kiện là sự biến đổi rất quan trọng trong đời sống mọi người , các dân tộc và các quốc gia đã xảy ra “ do sự phản đối ôn hòa , chỉ sử dụng vũ khí của sự thật và công lý .” Sự chuyển tiếp chính trị trong hòa bình đã thành khả thể một phần là  “ nhờ quyết tâm phi bạo lực của những người – vốn luôn luôn không chịu nhượng bộ sức mạnh của quyền lực – đã thắng lợi hết lần này đến lần khác bằng cách tìm những phương cách  hữu hiệu làm chứng cho sự thật .” Đức Gioan Phaolo II cứ nói mãi : “ Cầu mong cho con người biết tranh đấu cho công lý mà không cần đến bạo lực , từ  bỏ đấu tranh giai cấp trong các tranh chấp nội bộ của họ , và khước từ chiến tranh trong các tranh chấp quốc tế.”

 

Thứ năm  ngày 19 / 1  -  Mc 3 , 7 – 12

Nội dung Tin Mừng


  • Người ta lũ lượt kéo nhau đến để nghe Chúa giảng và được Người chữa lành ...

  • Ma quỷ cũng tuyên xưng Người , nhưng Người cấm chúng không được tiết lộ gì về Người...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • Còn các thần ô uế , hễ thấy Đức Giê-su , thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên : “ Ông là Con Thiên Chúa !” ( c .  11)

Một vài suy nghĩ

Giáo Hội vẫn ở trong tuần cầu nguyện cho sự hợp nhất ...

Cái  “ tội ”  của thần ô uế  - hay ma quỷ - là ở chỗ vẫn nhận biết “ Ông là Con Thiên Chúa “ , nhưng lại không chịu và không thể tin vào điều mình tuyên xưng ấy ... Tình trạng xảy ra ngay từ thủa đời đời và triền miên  mãi cho đến thủa đời đời ... Điều tội nghiệp là con người chúng ta bị ma quỷ lợi dụng và biết mình bị lợi dụng nhưng vẫn không chịu và không thể vượt ra khỏi sự ràng buộc muôn mặt của Thần Xấu...

Phải , bao lâu còn tự mình loay hoay tìm cách thì không thể , nhưng nếu biết chạy đến với Chúa : mọi sự đều có thể ...

Đức Thánh Cha suy nghĩ về Gia Đình : gốc rễ của một chính sách phi bạo lực ...

“  Nếu bạo lực bắt nguồn từ lòng dạ con người , thì cơ bản mà nói ,  phi bạo lực phải được thực hành trước hết ở trong các gia đình . Đây chính là một phần niềm vui mà tôi đã mô tả trong tháng ba vừa qua trong Tông Huấn Niềm Vui Tình Yêu , sau hai năm suy nghĩ cùng Hội Thánh về hôn nhân và gia đình . Gia đình là nơi thử nghiệm khắc nghiệt tối cần thiết trong đó vợ chồng , cha mẹ , con cái , anh chị em học biết thông đạt và bày tỏ mối quan tâm quảng đại về nhau , và chính ở đó , những sự cọ xát , và thậm chí những xung đột , phải được giải quyết không phải bằng vũ lực , nhưng bằng sự đối thoại , sự tôn trọng và sự quan tâm đến ích lợi của người khác , lòng thương xót và sự tha thứ . Từ bên trong các gia đình , niềm vui của tình yêu tràn lan  ra khắp thế giới và chiếu tỏa cho toàn thể xã hội . Một đạo đức học về tình huynh đệ và sống chung hòa bình giữa các cá nhân và giữa các dân tộc không thể cậy dựa trên lôgich của sự sợ hãi , bạo lực và tinh thần khép kín , nhưng phải dựa trên tinh thần trách nhiệm , sự tôn trọng và sự đối  thoại chân thành . Từ đó , tôi bênh vực việc giải trừ vũ khí và viêc cấm chỉ cũng như hủy bỏ vũ khí hạt nhân  . Sự răn đe hạt nhân và sự đe dọa  hủy diệt lẫn nhau không thể được dùng làm nền tảng cho một đạo đức học như thế . Tôi bênh vực –  cũng với sự khẩn trương như vậy  -  việc chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình cũng như nạn  lạm  dụng và xâm hại phụ nữ và trẻ em .



Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào tháng mười một khuyến khích mỗi người chúng ta nhìn sâu vào nội tâm và để cho lòng thương xót của Thiên Chúa tuôn đổ xuống . Năm Thánh dạy cho ta hiểu ra rằng còn không biết bao nhiêu là cá nhân và tập thể xã hội rất đa dạng vẫn đang là nạn nhân của hờ hững , của dửng dưng , và cũng là nạn nhân của bất công , của bạo lực . Họ cũng là  phần tử  trong “Gia Đình” chúng ta . Họ cũng là anh chị em của chúng ta . Chính sách phi bạo lực phải khởi sự từ ngay trong gia đình  chúng ta , và từ đó lan tỏa ra toàn thể gia đình nhân loại .

Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su mời gọi chúng ta đi theo con đường nhỏ của tình yêu , đừng bỏ mất một lời tử tế , một nụ cười hay một cử chỉ nhỏ bé nào có thể gieo vãi bình an và tình thân ái . Một khoa sinh thái học toàn diện được tạo nên  từ những cử chỉ đơn sơ hằng ngày có khả năng phá vỡ cái lôgich của bạo lực , thói bóc lột và tính ích kỷ .”

 

Thứ sáu  ngày  29  / 1  -   Mc  3  , 13  -  19

Nội dung Tin Mừng


  • Chúa Giê-su lên núi và gọi những  kẻ Người muốn , lập Nhóm Mười Hai để các ông ở với Người và để Người sai các  ông đi  rao giảng , với quyền trừ quỷ ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • Người lập Nhóm Mười  Hai , để các ông ở với Người , và để Người sai các ông đ rao giảng , với quyền trừ quỷ .”  ( cc  14 & 15)

Một vài suy nghĩ

Giáo Hội vẫn đang ở trong tuần lể cầu nguyện cho sự hợp nhất

Sáng nay tình cờ  được  đọc một lá thư gửi một vị  tăng của một cư sĩ ... Lá thư gói ghém tâm tình và ước mơ được nhìn thấy những vị chân tu trong Phật Giáo ... Tâm tình và những ước mơ ấy là của mọi người đối với tất cả các vị có trách nhiệm trong mọi tôn giáo ... Dĩ nhiên nó cũng là tâm tình và ước mơ của các Vị sáng lập Đạo ... Với người Công Giáo , nó là ước mơ của Vị Thiên Chúa được sai đến để giải cứu ... Người đã chọn những ai Người muốn , thiết lập Nhóm Mười Hai để họ với Người , để Người SAI họ đi rao giảng , với quyền trừ quỷ ...

Và Giáo Hội tồn tại với những con người được gọi , nhưng với điều kiện chịu  Ở  với Chúa và để Người SAI đi ...

Lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế  Giới ...

Kiến tạo hòa bình bằng đường lối chủ động phi bạo lực là phần bổ sung tự nhiên và thiết yếu cho những nỗ lực liên tục của Hội Thánh nhằm giới hạn việc sử dụng vũ lực bằng việc áp dụng những chuẩn mực luân lý . Hội Thánh hành động như thế bằng cách tham dự vào hoạt động của các định chế quốc tế và bằng  sự đóng góp tích cực của rất nhiều ky-tô hữu vào công cuộc dự thảo luật pháp ở mọi cấp độ . Chính Chúa Giê-su đã cho chúng ta một “ sách giáo khoa” về chiến lược kiến tạo  hòa bình này trong Bài Giảng Trên Núi . Tám Mối   Phúc ( x. Mt  5 , 3 – 10) cho  ta một bức chân dung của con người có phúc , tôt lành và chân thực . “ Phúc cho những ai hiền lành , “ – Chúa Giê-su nói với ta  - “ những ao biết xót thương , những ai kiến tạo hòa bình , những ai có tâm hồn thanh khiết , và những ai đói khát sự công chính .”



Đây cũng là một chương trình và một thách đố cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị , các vị đứng đầu các định chế quốc tế , các nhà quản trị các doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông  :  áp dụng Tám Mối Phúc vào việc thực hiện các trách nhiệm của mình . Đó là một thách đố xây dựng xã hội , cộng đồng và doanh nghiệp bằng cách hành xử như những người kiến tạo hòa bình . Đó là biểu lộ lòng nhân từ bằng cách từ  khước sa thải nhân sự ,  từ chối những  gì tác hại  đến môi trường  hoặc tìm cách  để đạt thắng lợi với bất cứ giá nào . Để làm được như  vậy đòi hỏi phải  “ biết sẵn sàng đối diện với điều mâu thuẫn trước phía trước , giải quyết  điều đó và biến nó thành mối liên kết trong chuỗi của một tiến trình mới .” Hành  động theo cung cách này có nghĩa là chọn lựa tình liên đới  như một đường lối kiến tạo lịch sử và xây dựng tình bằng hữu trong xã hội . Phi bạo lực chủ động là một cách biểu lộ rằng đoàn kết thì thực sự mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn xung đột .  Mọi sự trong thế  giới này đều liên hệ với nhau. Chắc chắn những điều khác biệt đều có thể gây ra những va chạm , cọ xát . Nhưng chúng ta hãy đối phó với chúng một cách xây dựng và phi bạo lực , để “ những căng thẳng và chống đối” có thể thực hiện một sự hợp nhất đa văn hóa và đem lại sức sống , bảo tồn được “ những gì có giá trị và hữu ích về cả hai phía.”

Tôi cam đoan rằng Hội Thánh sẽ trợ giúp mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình bằng đường lối phi bạo lực một cách chủ động và sáng tạo . Vào ngày 1 tháng giêng năm 2017 này , Bô  “ Thăng  Tiến Sự Phát Triển con người toàn diện “  sẽ khởi sự những hoạt động của mình . Bộ này sẽ giúp Hội Thánh tiến hành theo một đường lối hiệu quả hơn bao giờ hết “ những lợi ích vô giá của công lý , hòa bình , và công tác chăm sóc thụ tạo” và sự quan tâm đối với “ những người di cư , những người nghèo khổ , những người đau yếu , những người bị loại trừ và sống ngoài lề xã hội  , những người bị tù đày và những người thất nghiệp , cũng như những nạn nhân của những cuộc xung đột vũ trang , của thiên tai , và của mọi hình thức nô lệ hóa và hành hạ con người” . Mỗi một sự đáp ứng trên đây – dù khiêm tốn đến đâu – cũng góp phần kiến tạo một thế giới phi bạo lực , bước đầu dẫn tới công lý và hòa bình .”

 

Thứ bảy  ngày  21  / 1  -  Lễ thánh Anê , Trinh Nữ , Tử Đạo  -  Mc 3 , 20 – 21

Nội ndung Tin Mừng


  • Quá say sưa với sứ vụ , Đức Giê-su bị coi là mất trí …

Một vài suy nghĩ

Cái nhìn của  của lòng nhiệt thành đối với sứ vụ nơi Đức Giê-su  - cũng như nơi những người theo Chúa – dễ làm cho người bình thường khó hiểu ... Họ coi là mất trí theo cái logich của con người , nhưng đấy mới là  điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta để xây dựng Nước Thiên Chúa ...Cuộc đời của thánh nữ Anê Giáo Hội  kính nhớ hôm nay là một mình chứng :  mới chỉ 13 tuổi nhưng đã can đảm chấp nhận cái chết để làm vinh danh Chúa ... Ngay từ khi mới 12 tuổi , thánh nữ đã  anh dũng rao giảng Đức Ky-tô là Thiên Chúa ... Thánh nhân muốn dâng hiến trọn vẹn cho Đức Ky-tô nên được Thiên Chúa giữ gìn dù người ta muốn làm hoen ố đời ngài ... Ngài chỉ tâm niệm một điều : “ Tôi tin một Đức Ky-tô , Đấng tôi hằng yêu mến .”

Chúa đã cho ngài  được  hưởng phúc tử đạo .

Kết luận sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế  Giới  năm 2017 của Đức Thánh Cha

Theo truyền thống , tôi sẽ ký  Sứ Điệp này vào ngày 8 tháng 12 – Lễ  kính trọng thể Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm , là Nữ Vương Hòa Bình . Khi Chúa Con giáng sinh làm người , các thiên thần đã ca ngợi vinh danh Thiên Chúa trên trời và chúc bình an dưới thế cho người thiện tâm ( x . Lc 2 , 14) . Chúng ta hãy cầu xin được sự dẫn dắt của Đức Maria .



Tất cả chúng ta đều mong muốn hòa bình . Nhiều người hằng kiến tạo hòa bình hết ngày này qua ngày khác khởi từ những cử chỉ  và hành động nhỏ bé . Nhiều người đang chịu đau khổ , tuy nhiên , họ vẫn bền đỗ , kiên nhẫn trong nỗ lực của mình để làm những người kiến tạo hòa bình . Trong năm 2017 , ước chi chúng ta có thể tận  hiến bản thân chúng ta một cách sốt sắng và chủ động cho việc loại trừ bạo lực khỏi tâm hồn chúng ta , khỏi lời nói và hành động của chúng ta , và cho  việc chúng ta trở nên những người phi bạo lực và kiến tạo những cộng đồng phi bạo lực biết chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta . Không có gì là không thể nếu chúng ta hướng lên Thiên Chúa mà cầu xin . Mỗi người đều có thể là một người thợ kiến tạo hòa bình . “  Điện Vatican ngày 8 / 12 /  2016 – Phanxicô

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp .



VỀ MỤC LỤC

GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016

 

Xin giới thiệu 18 bản tin ghi nhận những sự kiện quan trọng của Giáo Hội Việt Nam, rút ra từ mạng tin Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, phần Tin Tức Giáo Hội Việt Nam. 


 

1. Bản tin Hiệp Thông của Hội đồng Giám mục Việt Nam số 92 mở đầu cho năm 2016 (tháng 1 & 2 năm 2016) với chuyên đề “Truyền giáo”. Trong phần chuyên đề có hai bài nhan đề « Học hỏi và thực hành Niềm Vui Của Tin Mừng » “Evangelii Gaudium” do Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên thực hiện và “Một thần học truyền giáo cho hôm nay » (Phần Mở đầu và Phần I) của hai tác giả Stephen B. Bevans, SVD và Roger P. Schroder, SVD. Hai công trình này cung cấp cho chúng ta những ý tưởng và suy nghĩ phong phú, căn bản về sứ vụ thiết yếu của Giáo hội là loan báo Tin Mừng.

2. Nhân Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất (18-25/1/2016), nhằm xây dựng tình huynh đệ Kitô giáo và cùng nhau ca ngợi Đức Chúa Trời, Buổi Suy Tôn Lời Chúa với chủ đề “Được mời gọi để loan báo những kỳ công của Thiên Chúa” (1Pr 2,9), do Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn Tổng Giáo phận Tp.HCM tổ chức, đã diễn ra lúc 15g thứ Hai, ngày 25 tháng 1 năm 2016 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận.

3. Từ chiều ngày 22 đến chiều ngày 23-02-2016, các linh mục Đại diện tư pháp và các linh mục làm việc cho Toà án Hôn phối Giáo hội trong Giáo tỉnh Sài Gòn đã tề tựu tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu để tiếp tục học tập Tự sắc “Mitis Iudex Dominus Iesus”.

4. Ngày gặp mặt và giao lưu Nghi thức Ngắm nguyện Mùa Chay Giáo tỉnh Hà Nội lần II được tổ chức tại Nhà thờ chính toà Hải Phòng, giáo phận Hải Phòng, vào thứ Tư 09/03/2016.

5. Thứ Bảy 12-03-2016, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố thông tin về việc Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm các giám mục cho Giáo hội tại Việt Nam như sau : Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân –hiện đang là Giám mục chính toà giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng– làm Giám mục chính toà giáo phận Đà Nẵng và bổ nhiệm Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri –hiện đang là Giám mục chính toà giáo phận Đà Nẵng– làm Giám mục chính toà giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.

6. Từ ngày 04-04-2016, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiến hành họp Hội nghị thường niên kỳ I-2016 tại Toà Giám mục Thái Bình. Tối thứ Năm 07-04-2016, Hội nghị bế mạc sau giờ chầu Thánh Thể. Sáng thứ Sáu 08-04-2016, các Đức giám mục chia sẻ niềm vui và hiệp thông với giáo phận Thái Bình trong Lễ mừng 80 năm thành lập giáo phận và Khánh thành Nhà Chung của giáo phận. Trong Hội nghị này, Các Giám mục Việt nam đã cùng nhau suy nghĩ để định hướng mục vụ cho ba năm sắp tới (2017-2019) nhận thấy rằng hướng mục vụ của Giáo hội tại Việt Nam phải cùng mang lấy ưu tư chung hiện nay của Hội Thánh toàn cầu, chắc hẳn sẽ mang đậm những nét chính, tóm tắt như sau đây : 1- Tỏ lộ Dung mạo của Lòng Thương Xót, 2- Loan báo Tin mừng Lòng Thương Xót phải bắt đầu từ Gia đình, 3- Quan tâm đến việc “Chăm sóc Ngôi Nhà Chung” (Laudato si’) là Trái Đất của chúng ta và 4- Hội Thánh tại Việt Nam luôn hướng theo bản hướng dẫn chỉ đường mà Chúa Thánh Thần qua Đại hội Dân Chúa năm 2010 đã vạch ra, và tóm lược trong tài liệu hậu Đại hội “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh Tình Thương và Sự Sống”

7. Trong thông báo về “Miễn nhiệm và Bổ nhiệm” được phổ biến ngày hôm nay, thứ Bảy 07-05-2016,Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục chính toà giáo phận Xuân Lộc của Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, theo khoản 401 § 1 của Bộ Giáo Luật. Kế nhiệm Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh là Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phó giáo phận Xuân Lộc. Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo là Giám mục chính tòa thứ năm của giáo phận Xuân Lộc kể từ khi giáo phận này được thành lập vào năm 1965.

8. Thứ Bảy 25-06-2016, vào lúc 12g giờ Roma (tức 17g giờ Việt Nam), Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, hiệu toà Liberalia”.

9. Ngày 13-07-2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các thành viên cho Quốc vụ viện Truyền Thông, trong đó có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho -. Quốc vụ viện, được thành lập ngày 27-06-2015, có nhiệm vụ tái cấu trúc, tái tổ chức và liên kết tất cả những cơ quan Toà Thánh có liên hệ với lĩnh vực truyền thông, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu truyền giáo của Hội Thánh trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.

Quốc vụ viện sẽ bao gồm những cơ quan sau: (1) Hội đồng giáo hoàng về Truyền thông xã hội; (2) Văn phòng báo chí Toà Thánh; (3) Dịch vụ Internet Vatican; (4) Radio Vatican; (5) Trung tâm truyền hình Vatican; (6) Nhà xuất bản Vatican; (7) Nhật báo Osservatore Romano; (8) Nhà in Vatican; (9) Dịch vụ hình ảnh.

Ngoài ra, cùng với Quốc vụ khanh Toà Thánh, Quốc vụ viện cũng đảm nhận trách nhiệm về những trang tin điện tử (websites) của Toà Thánh như: www.vatican.va, và địa chỉ Twitter của Đức Giáo hoàng: @pontifex.

10. Ủy Ban Giáo Sĩ và Chủng Sinh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức Khoá Thường Huấn V với đề tài “Phúc Âm hoá và Tân Phúc Âm hoá trong bối cảnh Việt Nam với công việc đào tạo các linh mục tại Việt Nam” từ ngày 03 đến 16 tháng 7 năm 2016, tại Trung tâm tĩnh tâm K’Long, Don Bosco, Giáo phận Đà Lạt, Việt Nam. Khoá Thường Huấn lần này nhận được sự hỗ trợ của Hội Thừa Sai Paris, Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc và một số ân nhân, với sự cộng tác đắc lực của các giáo sư đến từ Học viện Công giáo Paris, Học viện Truyền giáo Dòng Ngôi Lời (DWIMS) Philippines, Đại chủng viện Suwon Hàn quốc, Đại diện Hội Thừa Sai Paris ở Singapore, Đức Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long. Có 92 nhà đào tạo ứng sinh linh mục từ 10 Đại chủng viện, 17 Dòng tu và Tu hội, và đại diện của 26 Giáo phận tại Việt Nam đã tham dự Khoá Thường Huấn năm nay.

11. Sau hơn một tháng có quyết định bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 04 tháng Tám 2016 đã diễn ra lễ truyền chức Giám mục cho cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP.HCM vào lúc 8g30. Chủ tế Thánh lễ cũng là vị chủ phong là Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, hai Đức giám mục phụ phong là Đức cha Antôn Vũ Huy Chương và Đức cha Giuse Vũ Duy Thống. Đồng tế với Đức Tổng giám mục Phaolô có 2 hồng y, 28 giám mục và khoảng 400 linh mục. Tham dự Thánh lễ có khoảng 3.000 tu sĩ và giáo dân.

12. Nhận lời mời của Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 18 tháng 8 năm 2016, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, cùng với đại diện các tôn giáo, đã tới Phủ Chủ tịch chúc mừng ông Trần Đại Quang trong chức vụ Chủ tịch nước.

13. Đúng một năm sau ngày Sắc lệnh thành lập Học viện Công giáo Việt Nam được Bộ Giáo dục Công giáo của Toà Thánh ấn ký (14 tháng 9 năm 2015), Khóa học đầu tiên (Cao học thần học) của Học viện đã khai giảng lúc 9 giờ sáng ngày 14-09-2016, lễ Suy tôn Thánh giá, tại trụ sở Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam – cũng là nơi đặt tạm Học viện.

Hiện diện tại buổi lễ Khai giảng có Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chưởng ấn Học viện; Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc, Viện trưởng Học viện; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm; Giám mục giáo phận Mỹ Tho, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn; Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên; Giám mục giáo phận Cần Thơ; Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, nguyên Giám mục giáo phận Xuân Lộc; quý cha giáo Đại chủng viện, quý cha Bề trên các dòng tu, quý tu sĩ, cùng quý khách mời và các sinh viên của Khoá đầu tiên



14. Tối thứ Hai 03-10-2016, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã khai mạc Hội nghị thường niên kỳ II năm 2016, cũng là Đại hội lần thứ XIII, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn - Tp. HCM, với sự tham dự đầy đủ của các giám mục của 26 giáo phận.

Phiên khai mạc bắt đầu với giờ Chầu Thánh Thể và Kinh tối lúc 8g15. Sau đó, Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc chính thức khai mạc Đại hội với lời chào mừng nồng nhiệt và giới thiệu Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, tân Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn - Tp. HCM là thành viên mới của HĐGMVN và Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo là tân Giám mục Chính toà Xuân Lộc. Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Bắc Ninh, Tổng thư ký HĐGM thông báo chương trình nghị sự, gồm có: chia sẻ mục vụ các giáo phận và các Uỷ ban, bầu Ban thường vụ và chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN nhiệm kỳ mới (2016-2019), thảo Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa và Tâm thư gửi các Gia đình Công giáo, tiến trình xây dựng và phát triển Học viện Công giáo Việt Nam, thảo luận về việc tái cấu trúc các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN, và một số vấn đề khác.

Ban Thường vụ HĐGMVN cho nhiệm kỳ mới (2016-2019):

1. Chủ tịch HĐGMVN: Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hoá;

2. Phó Chủ tịch HĐGMVN: Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm;

3. Tổng Thư ký HĐGMVN: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho;

4. Phó Tổng Thư ký HĐGMVN: Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng.

 

Các Chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN:

1. UB Giáo lý Đức tin: Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Tổng giáo phận TP. HCM;

2. UB Kinh thánh: Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang;

3. UB Phụng tự: Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục phó giáo phận Bà Rịa;

4. UB Nghệ thuật thánh: Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui Nhơn;

5. UB Thánh nhạc: Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột;

6. UB Loan báo Tin mừng: Đức cha Alphonsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hoá;

7. UB Giáo sĩ chủng sinh: Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt;

8. UB Tu sĩ: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, S.D.B., Giám mục giáo phận Thái Bình;

9. UB Giáo dân: Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên;

10. UB Truyền thông Xã hội: Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục giáo phận Phú Cường;

11. UB Giáo dục Công giáo: Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc;

12. UB Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục phụ tá giáo phận Vinh;

13. UB Văn hoá: Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết;

14. UB Công lý và Hoà bình: Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., Giám mục giáo phận Vinh;

15. UB Mục vụ Gia đình: Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Lạng Sơn–Cao Bằng;

16. UB Bác ái Xã hội–Caritas: Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục giáo phận Bùi Chu;

17. UB Mục vụ Di dân: Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận TP. HCM.

Trong thơ Chung ngày 07/10/2016, nhằm hòa với nhịp sống của Hội Thánh toàn cầu cũng như Hội Thánh Á Châu, các Giám Mục đã  đề nghị chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm (2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm:

- Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân;

- Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ;

- Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

15. Sáng ngày 19/10/2016, cha Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc và các Nhân viên Văn phòng Caritas Huế đã đến thăm và tặng quà cứu trợ cho bà con giáo dân ở giáo xứ Trung Quán, cách Toà Giám mục Huế khoảng 145km, thuộc tỉnh Quảng Bình.

Trong hai ngày 19 và 20 tháng 10, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch Uỷ ban Bác ái Xã hội - Caritas của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến giáo xứ Thổ Hoàng và giáo xứ Tri Bản thuộc giáo phận Vinh để thăm hỏi và tặng quà cho các nạn nhân lũ lụt tại đây.

Sáng thứ Tư 26 tháng 10 năm 2016, Ban Thường vụ HĐGM Việt Nam cùng với Uỷ ban Bác ái Xã hội – Caristas Việt Nam đã thực hiện chuyến viếng thăm cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tại một số nơi thuộc Hà Tĩnh và Quảng Bình.

16. Nhóm công tác Hỗn hợp Việt Nam-Toà Thánh sẽ tiến hành cuộc họp vòng VI tại Vatican từ ngày 24 đến 26 tháng Mười 2016 với mục đích khai triển và đào sâu mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Đoàn đại biểu Toà Thánh do Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn. Vòng họp lần trước đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 10 và 11 tháng Chín 2014.

Cuộc họp vòng VI của Nhóm công tác Hỗn hợp Việt Nam-Toà Thánh diễn ra tại Vatican từ ngày 24 đến 26 tháng Mười 2016 đã kết thúc. Sau cuộc họp, hai bên đã phổ biến Thông cáo báo chí.

17. Vào lúc 12g trưa nay (giờ Roma) thứ Bảy 29 tháng 10 năm 2016, tức 17g cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố : Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, hiện đang là Giám mục giáo phận Thanh Hoá, làm Tổng giám mục Chính toà Tổng giáo phận Huế, kiêm Giám quản Tông toà giáo phận Thanh Hoá “trống toà và tuỳ ý Toà Thánh”.

18. Ban Từ vựng Công giáo - UB Giáo lý Đức tin giới thiệu Sách Từ điển Công giáoSách dày 1.248 trang khổ 16cm x 24cm. Bìa carton; nội dung in 2 màu trên giấy đặc biệt siêu nhẹ; gồm 2022 mục từ, mỗi mục từ được định nghĩa vắn tắt, súc tích, dễ hiểu cho mọi người, được tham chiếu với 4 ngôn ngữ: Anh-Pháp-La tinh-Hán; giá bán: 420.000 đồng; dự kiến phát hành ngày 09-12-2016.

Paris, ngày 25/12/2016

Trần Văn Cảnh

VỀ MỤC LỤC



CHÀO 2017, BẦY VỊT MỪNG NHAU TRÊN ĐỈNH LŨ (GHI VỘI MÙA GIÁNG SINH 2016)



 

Trên đường đến Bêlem, một thiên sứ nhí hỏi:

- Nếu những người chăn chiên đang ngủ, làm sao mình báo tin cho họ được?

Một Sêraphim đáp:



- Thì mình thổi loa đánh thức họ dậy.

(Vô Ngôn Thư)



 

Sau bữa sáng 24-12-2016, một nữ tu ở Tòa Giám mục Qui Nhơn đặt tượng Hài đồng tí teo vào cái nôi nhựa nhỏ, phủ giấy bóng gương lên và thả xuống bể cạn trong hòn non bộ cạnh nhà hưu dưỡng. Hệt như người đàn bà họ Lêvi đem đứa con đỏ đặt vào thúng, thả vào đám sậy trên sông Nil. Lúc người nữ tu thả chiếc nôi xuống nước và lặng ngắm Đấng Emmanuel chia sẻ thân phận bèo trôi của người dân miền Trung khốn khổ, cũng là lúc tôi lên đường cử hành lễ Giáng sinh với anh chị em ở một họ đạo xa xôi hẻo lánh vừa bị nhận chìm trong lũ lụt.   



NOEL VÙNG LŨ

Tỉnh lộ 639. Km 44,100 - rẽ trái, gặp ngã tư - rẽ phải 100 mét, có ngã ba bên trái. Tôi tiến vào khuôn viên nhà thờ An Mỹ, một Giáo họ biệt lập của Giáo xứ Phù Mỹ, nằm trên địa bàn thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ngoại trừ nhà thờ, tất cả các nhà khác, kể cả nhà xứ, còn in ngấn nước trên tường 3 tấc, 5 tấc, một mét hoặc hơn... Nước lũ chỉ mới buông tha cho giáo họ chưa được 5 ngày để vừa quét dọn vừa chuẩn bị trang trí mừng lễ Giáng sinh. Chiều 24, gần 5 giờ cha quản nhiệm vẫn còn tất bật ở “công trường”. Hai nữ tì Chúa Giêsu Tình Thương và thầy xứ làm việc quần quật, chạy vào ăn vội chén bún rồi chạy ra lo cho các em nhỏ trong đội văn nghệ.

Bảy giờ, trời lại mưa. Đám đông chạy dạt lên hè nhà thờ, nhưng chỉ chừng 15 phút là thôi mưa, trời ấm. Lời chúc và thông điệp Giáng sinh được trao tận tay từng người qua cánh bướm màu photocopy. Chương trình canh thức lược tóm lịch sử cứu rỗi, nhấn vào chủ đề hạnh phúc gia đình. Giáo họ chỉ đếm được 300 người lớn nhỏ  nhưng vẫn đủ những mục hát múa và thoại kịch đông vui. Nhiều người nhà xa hằng chục cây số vẫn có mặt trên sàn diễn. Bà con đến xem đứng chật sân nhà thờ. Sau diễn nguyện, các em nhỏ chen nhau nhận quà. Cộng đoàn chia tay bà con lương dân, rồi vào nhà thờ cử hành thánh lễ.

Sáng ngày 25, không có thánh lễ. Hai nữ tu sẽ về lại cộng đoàn ở Làng Sông trong buổi sáng, do đó giờ ăn sáng cũng là lúc nhìn lại mọi việc để rút kinh nghiệm cho năm sau. Ban chiều, lễ ở đây xong, cha quản nhiệm sẽ đi cử hành lễ Giáng sinh tại giáo điểm Mỹ An, cách nhà thờ hơn 20 cây số. Nghe nói sẽ có rửa tội cho hai gia đình, 10 người, tôi rất muốn tham dự, thế nhưng đã trót hẹn, phải về lại Qui Nhơn.

Tôi nhờ thầy xứ chở bằng xe máy ngược đường tỉnh 639 để thăm một vài gia đình. Nhà anh Tưởng cách nhà thờ hơn chục cây số, mới được ơn trở lại, đang học giáo lý. Do bị mất giống lần thứ ba, vừa sạ lại, sáng nay vợ chồng anh tranh thủ ra thăm nước. Ở nhà chỉ có người con dâu và bà cụ, gần 90 tuổi, bị lòa. Nghe có linh mục đến thăm, bà mừng muốn khóc:

- Cha ơi, tôi không thấy gì cả, nhưng mừng lắm. Cha thằng Tưởng mất khi nó mới bốn tuổi, nay nó đã 56. Sau 75, đâu còn nhà thờ nhà thánh gì, tôi ở đây một mình, chỉ đọc kinh sáng kinh tối một mình. Ăn cơm, tôi làm dấu, con nó hỏi, phải nói tránh đi: Cứ gần ăn cơm là má bị ngứa trán, má gãi chút mà! Bây giờ nó được ơn trở lại, có cha có thầy đến, mừng sao là mừng.



CHÚT LÒNG MUỐN NGHE TRONG CÕI VẮNG

Về nhà đã 12 giờ. Tôi ghé hòn non bộ viếng Chúa Hài Nhi. Lá rơi trên bể cạn, chiếc nôi bập bềnh thê lương, có lẽ đã chẳng mấy ai để ý. Cơn lũ giết người cũng lùi vào quá khứ, những nạn nhân của nó chỉ mới hơn một tuần cũng đã bị trôi dần vào quên lãng. Chúa Hài Nhi của người nữ tu bị bỏ rơi trong góc vắng. Phải chi đêm qua tôi ở nhà, hẳn tôi đã làm cái gì đó để các bạn trẻ chú ý tới tác phẩm của chị. Họ sẽ kéo nhau đến chụp hình. Tôi sẽ kể cho họ câu chuyện Môsê ngày xưa và Môsê của thời Tân ước. Rồi chờ khi họ động lòng với câu chuyện, tôi sẽ bảo họ:

- Này em, tên của Hài Nhi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài vẫn ở với em trên mọi nẻo đường, cả khi em chới với một mình giữa mưa dày lũ cuốn. Hãy thầm nói với Ngài một đôi lời rồi em sẽ thấy sáng bừng lên sự thật, và em sẽ hiểu ra Ngài chấp nhận bị bỏ rơi để cho em cũng như bất cứ ai khác trong loài người không còn thấy lẻ loi giữa những bế tắc trong cuộc sống.

Lời đã làm người. Lời đang gọi nhưng hỏi có ai nghe chăng? Thưa có. Trên điện thoại của tôi, có không ít tin nhắn và cuộc gọi của anh chị em lương dân hướng về niềm vui ngày lễ, và một cách nào đó cũng là đang hướng về Chúa Cứu Thế.

Hai giờ có điện thoại. Một giảng viên Đại học hẹn gặp. Ba giờ chiều, chị đến cùng một bạn đồng nghiệp, cũng là tín hữu. Ồ, tại sao các chị lại chọn lúc này mà đến thăm? Có biết bao bạn hữu của các chị, đã ghé tới khuôn viên các nhà thờ đêm qua, và hôm nay đang mở lòng muốn nghe các chị nói! Tại sao các chị không đáp ứng? Tôi chỉ nghĩ thế thôi, không nỡ nói ra điều mình nghĩ. Có lẽ Chúa đang gửi họ đến cho tôi như một món quà, như một gợi ý và cũng để tôi giúp họ đôi phần trong nỗi băn khoăn của người tín hữu trí thức. Phố thị bên ngoài ồn ã, nhưng tại những góc thinh lặng nào đó, không thiếu những con cái Chúa đang đến với nhau trong đức tin và đức mến. Trong cái vắng lặng của nhà hưu dưỡng này cũng thế, có hai tâm hồn  đang muốn biết mình phải làm gì cho Chúa. Tôi đã lắng nghe và chia sẻ với họ gần một tiếng đồng hồ.

Đúng 5 giờ, anh T. nhờ một người bạn đến đón tôi. T. tổ chức bữa ăn mừng lễ với một nhóm bạn. Ngoài chủ nhà, có một giáo dân “đạo gốc”, chính là người vừa làm tài xế xe ôm đón tôi, một vị lão thành mới lãnh bí tích thánh tẩy hơn ba năm, một người sau nhiều năm lưu lạc nay đang trên đường hội nhập lại vào đời sống Hội thánh, một dự tòng, một nhà báo rất gần gũi với Đạo Chúa và một linh mục. Người trẻ nhất trong nhóm đã hơn năm mươi tuổi. Trong bầu khí ấm áp, chúng tôi chia sẻ cho nhau những ghi nhận, suy tư và cảm nghiệm về cuộc sống, về nỗi đau của con người và về ơn cứu rỗi. Các bạn cũng nêu những câu hỏi liên quan đến Kinh thánh để mọi người cùng góp ý.

Tôi hỏi anh T., tổ chức bữa ăn Giáng sinh gia đình, sao lại không có ai khác trong nhà cùng tham dự? Câu trả lời thật bất ngờ:

- Vị lão thành trong bàn ăn hôm nay là một Phật tử kỳ cựu, đọc nhiều hiểu rộng, đến tuổi 72 mới ngộ ra rằng ngoài Chúa Kitô, không thể tìm thấy ai khác là Đấng Cứu Rỗi. Thế nhưng cụ vẫn còn phải mất hai năm để chọn giữa những hướng tuyên xưng khác nhau trong Kitô giáo. Trước đó, một người con rể của cụ là thành viên “Chứng nhân Giê-hô-va” đã từng thuyết phục cụ theo giáo phái này nhưng cụ không quan tâm. Cuối chặng đường đời, sự ngập ngừng của cụ là giữa Hội thánh Tin lành Việt Nam và Hội thánh Công giáo. Năm qua, người con rể từ Úc về thăm mấy tháng, đã mượn phòng khách nhà bố vợ, quy tụ một số người vào chiều Thứ Bảy hằng tuần để diễn giải Kinh thánh. Con may mắn có mặt ở đó kể như từ đầu. Sau mấy lần tham dự, con tự thấy nhu cầu phải tìm hiểu Kinh thánh, đồng thời tự hỏi: Người ấy có khác gì mình đâu? Anh ta chỉ là một thành viên thường, không phải là chức sắc gì của giáo phái, tại sao anh ta làm chứng nồng nhiệt đến thế, còn mình dù từ nhỏ đã biết đến sứ mạng làm chứng của người tín hữu mà mãi gần cuối đời vẫn còn ngập ngừng chưa dám nói và chưa biết nói về Đấng Cứu Thế của mình? Thưa cha, lý do là như thế.

Dự tính ban đầu của tôi cho chiều ngày lễ Giáng sinh là cùng đi với một anh em linh mục tới dự giờ hát thánh ca và chia sẻ của một Hội thánh Tin Lành nhưng rồi “mộng chưa thành”, tôi nhận lời dự buổi chia sẻ ở nhà anh T. Ai ngờ tại đây Chúa đã cho tôi được gặp những anh chị em các hệ phái khác qua một đường dây vô hình. Mà sao vẫn cứ thấy còn ray còn rứt? Hình như chỉ gặp gỡ trong tâm tưởng thôi không đủ, bởi lẽ: “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh... Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-têm; chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người” (Ê-phê-sô 4,4-6 - Các trích dẫn Kinh thánh trong bài đều trích theo bản dịch Tin lành, ấn bản 1990). Những người tôi gặp chiều nay đều là trí thức, nếu họ hỏi tại sao các môn đệ Chúa lại chia rẽ, tôi có thể trả lời không khó. Thế nhưng làm sao trả lời gãy gọn được nếu một học sinh hỏi rằng: “Mấy người cứ bảo là đạo yêu thương, thế tại sao người Công giáo lại bôi bác người Tin lành và người Tin lành lại bêu xấu người Công giáo?” “Mấy người đã rủ người lương chúng tôi đi cứu trợ lũ lụt, còn Công giáo và Tin lành sao chưa thấy rủ nhau?”   

Hơn 9 giờ tối, tôi qua cổng nhà thờ lớn về lại nhà hưu dưỡng. Trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa và chủng viện, người lương đi chơi lễ thật đông, đa số là thanh niên nam nữ và các phụ huynh trẻ. Phải chi tôi kịp lôi những tấm panô ở An Mỹ về đây giăng đầy dãy hàng rào xung quanh để khách đi chơi có cơ hội học biết sứ điệp Giáng sinh. Phải chi tôi còn trẻ, tôi sẽ đứng đây đến khuya, đến lúc người khách cuối cùng ra về, tôi sẽ rao bán Kinh thánh với một giá rẻ rề và sẽ cho người mua cả số điện thoại của tôi để họ có thể gọi bất cứ lúc nào họ cần đến. Thế nhưng, rồi chợt thấy nặng lòng: Làm sao người ta có thể tin được khi chính các con cái Chúa chưa yêu thương hiệp nhất với nhau?



XIN CHO HỌ ĐƯỢC NÊN MỘT ĐỂ THẾ GIAN TIN

Tối 27-12. Đèn màu của chủng viện và nhà thờ Chính tòa vẫn còn thu hút một số người đến chụp hình và xem hang đá. Phải chăng đây là những người đã “nghe chuyện bọn chăn chiên nói và lấy làm lạ” (Lu-ca 2,18). Tôi nhìn quanh không thấy “bọn chăn chiên” đâu cả. Nhưng kìa, đã có em bé vừa sinh giữa cánh đồng Bết-lê-hem (x. Ma-thi-ơ 2,1), để sẽ trở thành người chăn chiên đích thật và duy nhất (x. Giăng 10,2). Tôi chợt nghe văng vẳng: “Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành vì chiên mình mà phó sự sống mình. Ta là người chăn hiền lành, ta quen chiên ta, và chiên ta quen ta. Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng nầy; ta cũng phải dẫn nó về nữa, chiên đó sẽ nghe tiếng ta, rồi sẽ chỉ có một bầy, và một người chăn mà thôi” (Giăng 1,11.14.16).

Tôi thấy tiếc nhớ làm sao cái dự định không thành, muốn thông công đôi chút với anh em Tin lành nhân mùa Giáng sinh, trước khi bước vào thời khắc kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách của Martin Luther và 50 năm hành trình tìm về đoàn tụ. Hầu như ai cũng biết các môn đệ của Chúa Cứu Thế đã chia rẽ nhau nhưng ít ai biết rằng hơn một thế kỷ nay, Đức Thánh Linh/Chúa Thánh Thần đã thổi xuống trên tâm hồn các Cơ đốc nhân/Kitô hữu một luồng gió mới, một nỗi khát khao hiệp một/hiệp nhất. Thế nhưng ít ai biết được, trong 50 năm qua, cuộc đối thoại giữa Hội thánh Công giáo và các hệ phái ly khai đã tiến nhanh tới mức nào. Cụ thể tại Việt Nam này, rất ít ai biết, kể cả giữa vòng các tín hữu Tin lành và Công giáo. Hỏi mấy ai biết đến bản tuyên bố chung 1999 giữa Công giáo và Tin lành cùng khẳng định một giáo lý về ơn cứu rỗi (trong tiếng Anh và tiếng Pháp là “justification”, còn trong tiếng Việt, thuật ngữ Tin lành gọi là “sự xưng công nghĩa”, thuật ngữ Công giáo gọi là “ơn công chính hóa”)? Hỏi mấy người đọc được nó khi mà đã 17 năm rồi nó vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt? Tôi thấy mình đang cùng thổn thức với Đấng Christ/Đức Kitô Cứu Thế qua ý nguyện của Ngài trong đêm cuối đời: “Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho cả họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến” (Giăng 17,20-21).

Tôi muốn tìm một ai đó đã dự một phần trong các cử hành Giáng sinh năm nay của anh em Tin lành để hỏi thăm, nhưng rồi lại tự nhủ: tại sao mình không đến thẳng nhà thờ Tin lành mà hỏi? Phút chốc, tôi rời cổng nhà thờ Chính tòa, thả bộ lên Hội thánh Tin lành ở đường Hai Bà Trưng. Mặt tiền và khuôn viên nhà thờ đã trở lại dáng vẻ ngày thường, như một Bêt-lê-hem thầm lặng, không đèn hoa nào lôi cuốn người qua đường phải chú ý. Riêng văn phòng Mục sư vẫn mở cửa, sáng đèn. Cổng lớn đóng nhưng may mắn, cổng nhỏ đang mở. Tôi vừa chào, Mục sư Nguyễn An Toàn đã nhận ra. Ba năm trước đây, tôi đã có lần cùng cụ Trương Hồ đến thăm Mục sư.

Hằng tuần vào tối thứ Ba, cả trong và ngoài Thành phố có 17 nhóm học Kinh thánh dành cho chị em phụ nữ, mỗi nhóm vài ba chục người, tất cả đều học đồng loạt vào cùng một giờ để vừa học, vừa hiệp thông trong tâm tình cầu nguyện. Tối Thứ Ba nào Mục sư Toàn cũng đi dự giờ học với một nhóm, riêng tối nay người đứng đầu lớp học tại đây vắng mặt, vị Mục sư phải ở nhà giúp thay. Có thế, chúng tôi mới may mắn được gặp nhau.

Tôi hỏi thăm và vui mừng tạ ơn Chúa vì những ơn lớn lao Thiên Chúa đang ban cho Hội Thánh Tin Lành Quy Nhơn. Chỉ khoảng nửa giờ thôi nhưng tôi nhận được nhiều thông tin lý thú. Nhiệm kỳ phục vụ của các mục sư tại mỗi Hội thánh là 4 năm. Mục sư Toàn về đây được 5 năm, đang phục vụ năm đầu của nhiệm kỳ thứ hai. Với những Hội thánh còn ở giai đoạn tự dưỡng, Hội đồng Tổng liên hội chủ động bổ nhiệm mục sư, không cần hỏi ý kiến tín hữu. Với những Hội thánh đã có khả năng tự trị, Tổng liên hội cử đến ba ứng viên để anh chị em tín hữu bầu chọn. Mỗi vị trong ba ứng viên sẽ giảng lễ một chúa nhật, rồi tín hữu bỏ phiếu. Vị nào được nhiều phiếu hơn cả, và phải hơn 50% số phiếu, sẽ được bổ nhiệm. Hết nhiệm kỳ I, sẽ có bỏ phiếu tín nhiệm, phải được hơn 60% số phiếu, vị mục sư mới có thể tiếp tục nhiệm kỳ II. Sau nhiệm kỳ II, phải đạt tới 80% số phiếu mới có thể tiếp tục nhiệm kỳ III. Cách làm việc này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiệp nhất mạnh mẽ giữa mục sư và cộng đồng tín hữu.

Ngày Mục sư Toàn mới nhận nhiệm sở, mọi hoạt động đều tập trung tại nhà thờ ở đường Hai Bà Trưng này. Nay thì nhà thờ ở Chợ Dinh đã là trụ sở của một Hội thánh tự trị. Mục sư Toàn phụ trách mười điểm nhóm tại nội thành Quy Nhơn và trên địa bàn huyện Tuy Phước, mấy năm qua đã có thêm nhà nguyện tại Phú Tài và Phước Sơn. Mùa Giáng sinh năm nay, do chỉ có một mình, vị Mục sư phải phân bố cả một chương trình 8 ngày, từ 17 đến 25-12, mới truyền giảng đều khắp cả mười điểm nhóm. Không riêng tại Quy Nhơn và Tuy Phước, khó khăn lớn chung cho Hội thánh Tin lành Việt Nam hiện nay là thiếu nhân sự.  Vừa qua, một trường đào tạo trung cấp đã được mở tại Đà Lạt. Các học viên học hai năm, thực tập hai năm rồi quay lại học thêm một năm, mới có thể ra trường làm Thầy Truyền đạo. Nói chung, những năm gần đây, nhờ ơn Chúa, Hội thánh Tin lành đang lan rộng.

Đầu tháng 12, cha Lê Kim Ánh, cha sở Chính Tòa và là Hạt trưởng Giáo hạt Qui Nhơn đã trao đổi với Mục sư Toàn để thực hiện một buổi hát thánh ca chung mừng lễ Giáng sinh 2016, nhưng thời giờ quá eo hẹp, không kịp chuẩn bị, nên năm nay dự án tốt đẹp ấy chưa thực hiện được. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta sắp có tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp một các Cơ đốc nhân (nói theo người Công giáo là sự hiệp nhất các Kitô hữu), 18-25 tháng Giêng, nếu xúc tiến ngay thì vẫn không muộn để đánh dấu kỷ niệm lịch sử của 500 năm chia cách và 50 năm tìm về đoàn tụ.

Câu chuyện chia sẻ tới đây thì chị em học viên của lớp giáo lý bắt đầu đến. Tôi lưu luyến ra về để Mục sư bắt đầu giờ lớp.

NHỮNG BẦY VỊT VÀ CƠN LŨ

Rời phòng khách vị Mục sư, tôi có một niềm vui rất siêu nhiên, đồng thời cũng có một nỗi buồn vừa rất siêu nhiên vừa có phần nhân loại. Niềm vui là niềm vui Thánh Phaolô nói trong thư Phi-líp: “Song có hề gì! Dẫu thế nào đi nữa, hoặc làm bộ, hoặc thật thà, Đấng Christ cũng được rao truyền; ấy vì đó tôi đương mừng rỡ, và sẽ còn mừng rỡ hơn nữa” (Phi 1,18). Kết quả việc truyền giảng những thập niên qua của anh em Tin lành rất cao. Những con số thống kê cho phép người ta dự đoán rằng muộn lắm là 15 năm nữa, số tín hữu Tin lành tại Việt Nam sẽ đạt tới 10 triệu người.

Nỗi buồn của tôi là, với cách nói, cách làm, cách nghĩ và cách sống hiện nay, vào cũng thời điểm ấy, liệu Giáo hội Công giáo có đạt tới con số ấy chưa? Mà đó lại chính là lúc người Công giáo đang nô nức kỷ niệm 500 năm Tin mừng đến với Dân tộc (1533-2033)! Thiên Chúa và tiền nhân đang đợi chờ gì nơi ta vào thời điểm ấy? Có phải lúc ấy Giáo hội trên khắp 26 giáo phận Việt Nam sẽ dâng lên Chúa Cứu Thế cái cảnh nức lòng, đâu đâu cũng nườm nượp những đoàn người gánh lúa về kĩu cà kĩu kịt? Hay lại cũng chỉ có những lễ hội hoành tráng như bao nhiêu lễ hội hoành tráng khác đã qua đi, chỉ nửa ngày sau khi bế mạc là trôi theo cơn lũ, để lại những rệu rã, mệt mỏi, chán chường và phân hóa?

Tôi không thể không nghĩ tới kinh nghiệm ở Hàn Quốc. Người Tin lành đến Hàn Quốc (1884) saungười Công giáo (1603) đúng 281 năm, và rồi “vào năm 1945 cả hai hệ phái (Công giáo và Tin lành) chiếm khoảng 2% dân số. Sau đó họ tăng trưởng rất nhanh: năm 1991, có 18,4% dân số (8,0 triệu) là Tin Lành, và 6,7% (2,5 triệu) là Công giáo” (https://en.wikipedia.org/wiki/Christianity_in_Korea ). Theo thống kê mới cập nhật tháng 8-2016 thì hiện nay Công giáo chỉ chiếm 7.6% dân số, đang khi Tin lành chiếm 24%  (http://www.indexmundi.com/).

Trong những yếu tố đem lại kết quả cho mùa gặt Tin lành tại Hàn, có một chi tiết rất đáng ghi nhận: “Năm 1924, người Tin Lành thành lập Hội đồng Kitô  giáo Toàn quốc Hàn để điều phối hoạt động bằng cách chia thành các khu vực được phân công cụ thể cho các hệ phái Tin Lành khác nhau” (https://en.wikipedia.org/wiki/Christianity_in_Korea ).  

Tôi nhớ câu chuyện một mục sư trẻ đã kể cho tôi. Ở một vùng nọ người ta nuôi rất nhiều vịt. Mỗi bầy vịt có một người lùa đi ăn, rồi lại lùa về chuồng. Bọn vịt chỉ nhìn thấy những bầy vịt khác từ xa, chẳng khi nào có dịp giao lưu gặp gỡ. Một hôm chẳng biết do đâu, lũ về dâng cao đột ngột. Ai nấy hớt hải chạy người, chạy của. Trâu, bò, mèo, chó, heo, gà đều hoảng hốt tìm đường sống sót. Chỉ có bọn vịt là nước càng lớn, càng mừng reo thỏa thích. Rồi mọi hàng rào của các chuồng vịt đều lần lượt bị nhận chìm dưới sâu, những người chăn vịt bó tay, mọi con vịt đều đang bơi trên đỉnh lũ, chúng í ới chào gọi nhau, chẳng còn ai phân biệt được vịt nào của chuồng nào...   

Chẳng biết có sự kiện nào tương tự xảy ra tại Bình Định này trong đợt cuồng lũ cuối năm nay chăng nhưng trên thế giới thì có. Cơn lũ tục hóa đã khiến nhiều bầy vịt là con cái Chúa bị bó buộc phải gặp nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đang hô hào sự gặp gỡ, đang lớn tiếng kêu gào các bầy vịt ngoi đầu lên khỏi cơn lũ, bơi xích lại gần nhau. Kính thưa Đức Thánh Cha, nghe lời Cha, đêm nay ở cái xứ sở năm nào cũng lũ lụt này, có một con vịt Công giáo bơi sang thăm chuồng vịt Tin lành.

RỒI SẼ CHỈ CÓ MỘT BẦY VÀ MỘT NGƯỜI CHĂN

Tôi về đến nhà thờ Chính Tòa mới hơn 8 giờ. Điện vẫn sáng choang rực rỡ. Các cây xanh ở chủng viện vẫn thả xuống những chuỗi đèn màu huyền hoặc. Tại khuôn viên Tòa Giám mục chỉ có mấy dây đèn màu trên hòn non bộ. Tôi nhìn xuống kiếm tìm, phải chú ý lắm mới thấy chiếc nôi của Chúa Cứu Thế dạt vào một mé của bể nước. Bóng điện nhỏ đặt trên chiếc nôi chiếu sáng khuôn mặt Hài Nhi đã hết pin, mấy bóng màu chớp nháy trên khối đá không đủ soi xuống bể nước. Chính lúc này, hình ảnh những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và những thai bị gạt khỏi cuộc sống, mới xoáy sâu vào lòng tôi.

Mầu nhiệm Giáng sinh là mầu nhiệm người chăn cừu trở thành con cừu và nói bằng tiếng nói loài cừu, người chăn vịt trở thành con vịt và dùng ngôn ngữ của vịt, Đấng làm ra con người trở thành con người cho ta được mắt thấy tai nghe. “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật giống như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha” (Giăng 1,14).

Nơi chiếc nôi bé bỏng, tôi hiểu ra rồi. “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (Hê-bơ-rơ 4,15). Tôi hiểu ra rằng chính là để đoàn tụ chúng ta mà Chúa Cứu Thế đã sẵn lòng để mình bị bỏ rơi. “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi người, chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53,4-6). “Đức Chúa Jêsus sẽ vì dân mà chết; mà không những vì dân thôi, mà cũng để nhóm con cái Đức Chúa Trời đã tản lạc lại làm một đoàn” (Giăng 11,51-52).

Tất cả những hang đá huy hoàng trong mọi nhà thờ trên thế giới đều bắt nguồn từ một giờ chiêm niệm của Thánh Phanxicô Assisi. Cả Thánh Gioan Thánh Giá cũng lắm lần ngắm nhìn ngây ngất, rồi ôm lấy Hài Nhi vào lòng mà múa nhảy. Thế nhưng ngày nay, dưới những ánh điện sáng choang, hang đá Bê Lem có còn đủ sự giản đơn nghèo khó để dọi ánh sáng vào lòng người tăm tối? Cả tiếng chuông vang, cả lời kinh ngân nga dìu dặt, những bài thánh ca và âm nhạc đã từng có sứ mạng dẫn dắt lòng người vào chiều sâu chiêm niệm, nhưng thử hỏi ngày nay chúng còn đóng đúng vai trò ấy chăng hay chỉ là những lợi khí giúp cuộc đời biến việc cử hành lễ Giáng sinh thành một lễ hội dân gian trần tục? Cứ đều đặn hằng năm, khi mùa đông đến, người ta lại theo thông lệ rước tượng Hài Đồng về để tổ chức lễ hội. Ôi Chúa Cứu Thế, Đấng Emmanuel, khi được long trọng mời về dự ngày lễ của chính Người, Người buồn hay vui?

Hãy để cho lễ hội qua đi. Hãy về lại với đêm sâu chiêm niệm. Hãy nghe điều  Thánh Gioan Thánh Giá nói: “Chúa Cha chỉ nói một lời rằng đó là Con Ngài. Ngài hằng nói lời ấy mãi trong thinh lặng vĩnh cửu, thì linh hồn cũng phải lắng nghe Ngài trong thinh lặng” (Châm ngôn, 99).



MẸ ƠI, MẸ Ở ĐÂU?

Sáng 30-12, nơi hang đá trong phòng nguyện nhà hưu dưỡng, Chúa Hài Nhi tỏa ánh sáng ấm cúng của Ngài, chiếu lên khuôn mặt Thánh cả Giuse và Đức Mẹ. Gia đình bé nhỏ này thật sự là Thánh vì có Chúa Giêsu ở giữa.  Khuôn mẫu ấy gợi hứng cho các gia đình con cái Chúa hướng về hạnh phúc thật. Sau thánh lễ, tôi dừng chân trước máng cỏ cầu nguyện cho các gia đình trên thế giới. Tôi nhớ đến những gia đình ở An Mỹ. Chiều hôm qua cha Mai gọi vào cho biết, gió quá mạnh đã thổi bay cả hang đá ngoài sân nhà thờ, Thánh Gia lâm cảnh màn trời chiếu đất. Bão nữa chăng? Tôi ra ngoài, lân la lại gần bên ngọn non bộ. Chiếc nôi bị bỏ quên trong bể cạn, chiếc nôi được cảm hứng từ câu chuyện của em bé người Hípri mới ba tháng tuổi. Ba tháng, em chưa có từ và chưa có ý nhưng đã có cảm xúc. Tôi lặng nhìn và đọc ra nơi tâm hồn bé bỏng ấy cái chấn động thảng thốt: “Mẹ! Mẹ! Mẹ ở đâu? Mẹ ở đâu?”

Ở nhà, Mẹ của bé đứng ngồi không yên, thấp thỏm mong chờ đưa con gái đem tin lành về. Đang khi đó, bên bờ sông, chị đứa bé làm như đang ngồi vọc cát, mắt không ngừng hướng về phía chiếc nôi, miệng cứ mấp máy: “Em ơi, đừng sợ! Mẹ đang lo cho em và đang có chị ở đây!”

Tôi nhìn chiếc nôi Hài Nhi lênh đênh trong bể cạn mà hiểu ra người mẹ của Hài Nhi không xa đây, và hơn nữa tôi còn hiểu ra mẹ của Hài Nhi cũng là mẹ của tôi, mẹ của Đầu cũng là mẹ của mọi chi thể, cả Công giáo lẫn Tin lành. Làm sao chúng ta có thể ngập ngừng không dám gọi Mẹ Đấng Cứu Thế là mẹ chúng ta khi mà chính Ngài không thẹn gọi chúng ta là anh em Ngài? (x. Hê-bơ-rơ 2,11). Bất giác, tôi nhớ ra một điều kỳ diệu: ngày đầu năm dương lịch này, bắt đầu kỷ niệm 500 năm chia cắt và 50 năm tìm gặp lại, cũng là ngày lễ của Mẹ và cũng là bắt đầu kỷ niệm 100 năm Mẹ ngỏ lời tại Fatima để ủi an và gọi mời nhân loại. Thì ra, Mẹ ở đây. Mẹ vẫn ở đây với chúng con, chăm lo cho chúng con, để giữa lũ chồng lũ, chúng con tìm thấy suối hồng ân, và sau cuồng phong bão táp lại là ngọn gió yên lành của Thánh Linh Thiên Chúa .

 

Qui Nhơn, 01-01-2017



Linh mục Trăng Thập Tự  
VỀ MỤC LỤC



 CỨ NÓI TIN CHÚA KITÔ LÀ ĐỦ ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI CHĂNG ?



  
 

 Hỏi: Các nhóm Tin lành đều dạy : chỉ cần tin Chúa Kitô là đủ để được cứu rỗi .  Xin cha giải thích thêm về điều này.



Trả lời :

Nói đến cứu độ  ( salvation) là nói đến hy vọng được sống đời đời với Chúa trên Nước Trời,  sau khi kết thức hành trình con người trên trần thế này.

Nói đến cứu rỗi cũng nhắc nhở cho mọi tín hữu chúng ta công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Giê su-Kitô, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, Đấng đã đến trong trần gian làm Con Người để “ phục vụ và  hiến dâng mang sống mình làm giá chuộc cho muôn người”. ( Mt 20:28)

Cho mục đích đó, Chúa Kitô đã  xuống trần gian để thi hành Chương Trình cứu chuộc nhân loại của Chúa Cha, “ Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ nhân biết chân lý và.” ( 1 Tm 2: 4)

Như thế đủ cho ta biết Thiên Chúa yêu thương con người đến mức quá bội  và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô chính là giá máu cực trọng  Chúa đã đổ ra trên thập giá năm  xưa để cho con người  được hy vọng  cứu rỗi  mà sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Thiên Quốc, nơi không còn đau khổ, bất công, bạo tàn và chết chóc nữa,  

Phải nói là có hy vọng thôi chứ chưa bảo đảm 100% là được cứu rỗi ngay từ bây giờ  vì lý do sau đây:

Trước hết, Thiên Chúa là  tình  yêu  và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô  là quá đủ cho con người được cứu độ để sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước trời mai sau.

Nhưng công nghiệp cứu chuộc này không tự động áp dụng cho hết mọi người  mà không cần đòi hỏi con người phải đóng góp gì để xứng đáng được hưởng nhờ công nghiệp ấy.

Lại nữa, nếu chỉ cần tin Chúa Kitô là được cứu rồi, thì không ai phải cần đến Giáo Hội là phương tiện  hữu hiệu chuyên chở ơn cứu độ của Chúa cho con người ở khắp mọi nơi và trong mọi thời gian sống trên trần thế này.

Ngược lại, phải tin  Chúa Kitô, và có thiện chí cộng tác với ơn cứu độ của Người thì mởi đủ để được cứu rỗi.

Lý do là con người còn có ý muốn  tự do ( free will) mà Thiên Chúa ban tặng và  luôn tôn trọng cho con người sử dụng , để  hoặc  muốn được cứu độ hay khước từ lời mời  hưởng  ơn cứu độ của Chúa, để sống theo ý muốn  của mình, chạy theo thế gian và đầu hàng ma quỉ  khiến  mất hy vọng được cứu độ.

Dụ ngôn về “ những ngườu khách được mời xin kiếu từ” trong Tin Mừng Thánh Luca ( Lc 14: 24), và dự ngôn “ tiệc cưới” trong Tin Mừng Thánh Matthêu ( Mt 22; 1-14) đã đủ nói lên này.

Thật vậy, khi tạo dựng con người Thiên Chúa không cần hỏi  kiến của ai, nhưng để cứu con người khỏi chết vì tội, Thiên Chúa cần sự cộng tác  của con người vào công việc vô cùng quan trọng này.

Sở dĩ thế,  là vì Thiên Chúa không tạo dựng con người như những bộ máy “ Robots” chỉ biết hoạt động theo lệnh của người điều khiển, mà là những tạo vật có lý trí và y muôn tự do ( intelligent and free will). Có lý trí để hiểu biết và có tự do để chọn lựa.Vì  thế , vấn đề thưởng phạt chỉ được đặt ra cho riêng con người mà thôi.

Nghĩa là nếu con người chọn Chúa để sống theo đường lối của Chúa thì sẽ được cứu độ. Ngược lai, nếu khước từ Chúa để sống theo ý muốn của riêng mình, sống theo thế gian và làm nô lệ cho ma quỷ, thì Thiên Chúa sẽ tôn trọng ý muốn đó và con người sẽ phải lãnh nhận mọi hậu quả của tự do chọn lựa này.

Chính vì con người có tự  do để sống theo ý muốn của mình, và Thiên Chúa không can thiệp để ngăn cản, nên Thiên Chúa đã quở trách dân Do Thái xưa như sau:

  “ Suốt bốn mươi năm dòng giống này làm Ta chán ngán

          Ta đã nói: đây là dân tâm hồn lầm lạc  

            Chúng nào biết đến đường lối của Ta

              Nên Ta mới thịnh nộ thề rằng:

          Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta,” ( Tv 95 (94) : 10-11)

Thiên Chúa quở trách như trên vì dân Do Thái đã chọn sống theo ý muốn của họ, và làm những việc trái nghịch với  ý muốn của Chúa, thay vì chọn Chúa để sống theo đường lối của Chúa,vì thế  nên Người đã phải  than trách  họ như trên.

Sau này, khi  Chúa Giêsu  đến rao giảng Tin Mừng Cứu Độ , nhân việc có mười tám người bị tháp Si-lô-a đổ xuống đè chết, Chúa  đã nghiêm khắc cảnh cáo bọn Biệt phái như sau:

  “ Các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả những người khác ở Jêrusalem chăng ? Không phải thế đâu, nhưng nếu các ông không chịu  sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy,” ( Lc 13: 4-5)

Chúa đòi phải sám hối vì người ta đã tự do phạm tội, làm những sự dữ , sự tội là những việc Chúa gớm ghét như  hận thù, gian ác,  giết người, giết thai nhi để lấy các bộ phận trong thân thể của thai nhi đem bán kiếm tiền, như bọn Planned Parenthood đã làm từ bao lâu nay ở Mỹ mà nay người ta mới phanh phui lên án.

Lại nữa, bọn cuồng tín Hồi giáo( ISIS) đang bắt cóc, chặt đầu con tin, hãm hiếp phụ nữ, bách hại các Kitô hữu thiểu số  ở Trung Đông,  cùng bọn buôn bán phụ nữa và bắt cóc trẻ gái bán cho bọn ma cô tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm ( child prostitution) rất khốn nạn ở nhiều nơi trên thế giới tội lỗi ngày nay, thì thử hỏi : chúng tự do hành động hay bị ai bó buộc ?

Nếu chúng tự do hành động thì chúng sẽ phải lãnh chịu mọi hậu quả do những việc gian ác, tội lỗi chúng đã và đang làm, gây đau khổ lớn lao cho các nạn nhân của chúng ở khắp nơi trên thế giới vô luân, vô đạo này.

Thiên Chúa nhân từ,  và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho con người được cứu độ, nhưng tình thương của Chúa và công nghiệp ấy không thể bao che cho những kẻ cứ phạm tội và làm những sự dữ mà không biết ăn năn   sám hối để  từ bỏ và xin tha thứ.

Đây chính là phần đóng góp của con người vào ơn cứu độ mà Thiên Chúa đòi hỏi mọi người chúng ta , không phải vì Chúa không yêu thương đủ mà vì Người còn phải tôn trọng ý muốn tự do của mỗi người chúng ta nữa.

Anh  em Tin lành không chia sẻ niềm tin này, vì họ quan niệm rằng con người đã mất hết mọi khả năng hành thiện sau khi Adam và Eva phạm tội, nên chỉ còn tin Chúa Kitô là được cứu độ mà thôi. Điều này chỉ đúng một phần là cậy nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, nhưng sai ở điểm con người vẫn còn tự do để cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi, hay khước từ Chúa để bị luận phạt, và đây là phần đóng góp của con người  mà Thiên Chúa đòi hỏi để được hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.  

Nói khác đi , nếu chúng ta muốn được hưởng công nghiệp của Chúa Cứu Thế Giêsu, thì chúng ta phải tỏ thiện chí, muốn  thực tâm yếu mến Chúa và sống theo đường lối của Người để cương quyết chống lại ma quỷ là kẻ thù duy nhất không muốn cho ai được cứu độ. Vì thế, chúng tìm mọi cách để cám dỗ con người xa lìa Thiên Chúa , và không bước  đi theo Chúa Kitô là “ con Đường, là sự Thật và là sự Sống.” ( Ga 14:6)

Là con Đường vì ngoài Chúa Kitô  ra,  không có con đường nào khác dẫn con người đến nơi an nghỉ cuối cùng là Nước Trời hạnh phúc.

Là sự Thật vì thế gian là gian dối, sảo trá, nhìn đen nói trắng, hô hào  công bình bác ái, nhưng thực chất lại  làm những việc hoàn toàn bất công, gian ác và  vô nhân đạo. như bóc lột, bất công xã hội,bao che cho bọn xã hội đen làm những sự dữ gây khổ đau cho người dân lành và  dửng dưng trước sự nghèo đói của biết bao người xấu số trong xã hội.

Là sự Sống, vì chỉ có Chúa mới có “ lời ban sự sống đời đời” như Phêrô đã tuyên xưng  một ngày kia.( Ga 6: 68)

Như thế, nếu sống theo ma quỷ và thế gian, thì chắc chắn sẽ dẫn đưa đến hư mất đời đời.

Thử hỏi những kẻ đang làm những sự dữ như  hận thù chém giết, hiếp dâm, dâm ô trộm cướp ,  bài bạc , buôn bán phụ nữ và trẻ em,  bất công và bóc lột người khác ,,,thì làm sao có thể được cứu độ để vào cõi sống vĩnh cửu,  nếu chúng không mau kíp từ bỏ những việc làm tội lỗi, và  sám hối để xin tha thứ ?

Và trong trường hợp này thì cứ nói tin Chúa Kiô liệu có ích lợi gì, nếu không muốn nói là hoàn toàn vô ích.?

Chúa đầy lòng thương sót,  nhưng Người không bao giờ có thể chấp nhận những sự dữ đó,vì nó hoàn toàn đối nghịch với bản chất cực tốt cực lành của Người.

Và công nghiệp cứu chuôc vô giá của Chúa Kitô vẫn hoàn toàn vô ích cho những kẻ làm  những sự dữ mà không biết ăn năn thống hối để xin Chúa tha thứ.

     Như vậy không thể nói tin Chúa Kitô là đủ để được cứu rỗi,  vì  thế nào là tin Chúa Kitô?

Chắc chắn không thể nói suông qua môi miệng mà không có việc làm đi kèm để chứng minh, như Chúa Giê su đã nói  rõ với các môn đệ xưa:

      “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy

        Cha của Thầy  sẽ yêu mến người ấy

       Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy,” ( Ga 14: 23 )

Giữ lời Thầy có nghĩa là thực thi những điều Chúa dạy được tóm tắt trong hai điều răn quan trọng nhất là mến Chúa và yêu người. ( Mc 12: 28-31)

Mến Chúa thì phải yêu thich điều Chúa muốn.Nghĩa là không thể làm những sự dữ như căm thù, ghen ghét.  bỏ vạ cáo gian, kỳ thị chủng tộc,  giết người , giết thai nhi, bất công bóc lột người khác, khủng bố, bạo động , bắt cóc và chặt đầu con tin, gây chiến tranh  để chiếm đoạt tài sản và quyền sống của người khác, ham mê tiền của, dâm đãng, mở nhà điếm , sòng bạc, thay vợ đổi chồng, buôn bán phụ nữ  và trẻ em cho kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn…là những tội và sự dữ Chúa gớm ghét mà những ai muốn  yêu mến Chúa phải xa tránh để được đẹp lòng Chúa.

Nếu không xa tránh những tội lớn lao trên đây, thì dù có nói tin yêu Chúa cả trăm ngàn lần cũng vô ích mà thôi.Vì lời nói phải đi đôi với việc làm, đức tin phải có hành động  cụ thể thích hợp đi kèm để chứng minh , nếu không sẽ là đức tin chết như Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ đã dạy( Gc 2: 14-16).

Tóm lại, muốn được cứu rỗi thì trước hết phải cậy nhờ lòng thương xót của Chúa Cha và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, Đấng đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian làm Con Người để hy sinh chết thay cho mọi người tội lỗi  được tha thứ để vào Nước Trời hưởng hạnh phúc vinh cửu mai sau.

Nhưng về phần con người, Chúa vẫn cần thiện chí muốn được cứu độ thể hiện qua quyết tâm cải thiện đời sống để sống theo đường lối của Chúa, xa tránh tội lỗi , chống lại mọi cám dỗ mời mọc của thế gian vô luân vô đạo,  và nhất là của  ma quỉ , thù địch của chúng ta, được ví  như “ sư tử  gầm thét  rảo quanh tìm mồi cắn xé”  mà Thánh Phê rô đã cảnh giác.( 1Pr 5: 8)

Nếu không có quyết tâm trên thì Chúa không thể cứu ai được, dù Người là tinh thương và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho con người được cứu độ. Tình thương và công nghiệp này không tự  động áp dụng  cho ai mà không cần thiện  chí muốn đón nhận của người đó.Xin nhớ kỹ điều này.

Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn,

VỀ MỤC LỤC


MÁI ẤM NHẬT HỒNG, THIÊN ÂN, MAI TÂM … : VUI TẤT NIÊN


Với tâm tình tạ ơn Chúa, cảm ơn những người đã có những tấm lòng nuôi những mảnh đời bất hạnh và cũng như cảm ơn nhau để rồi chiều hôm nay, tại một gia đình ẩn danh đã quy tụ các mái ấm thân quen thành một đại gia đình trong Chúa. Đại gia đình hôm nay quây quần bên nhau bên bữa cơm gia đình thật ấm cúng.



Chiều tà, màn đêm đang dần buông xuống thì tại góc của 2 con đường một chiều vốn chật hẹp khó đi giờ đây lại khó đi hơn bởi nhiều xe dừng đỗ cho những vị khách đặc biệt xuống ngôi nhà nhỏ của vị ân nhân. Chúng tôi kịp nhìn thấy những chiếc xe bus đưa đón học sinh của trường Sao Việt (cũng là ân nhân ẩn danh) đưa đón các em ở gia đình mái ấm Mai Tâm đến đây. Và sau đó, những chiếc xe lam, xe 29 chỗ và có ca taxi và xe gắn máy đưa người đến với điểm hẹn đã báo trước.



Gia chủ ngày hôm nay có lẽ bận bịu nhất vì đón tiếp những vị khách hết sức đặc biệt là nhiễm bệnh, ung thư và khiếm thị. Gia chủ ngồi ở góc cổng nhà vừa trò chuyện với quý Cha vừa chờ đón những thân chủ bất hạnh.

Chả hiểu sao ngày một đến đông hơn. Dù căn nhà khá rộng nhưng rồi với lượng các em đến tối nay trên dưới 200 em và người giúp đỡ nay lại thất chật hẹp và khó tìm lối đi. Bản thân chúng tôi là những người ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ đầy kỷ niệm này cũng phải khép mình lại vì không còn lối đi.

18 g 30, Cha Quãng Dòng Tên đã lên để làm phép của ăn trong bữa cơm gia đình thân mật hôm nay.

Sau lời làm phép của Cha Quãng, thức ăn được các nhân viên phục vụ là Ca viên ca đoàn Mai Tâm. Nhìn ca đoàn Mai Tâm tối hôm nay lột xác hẳn với những chiếc áo lấp lánh khi công diễn hoặc hát Thánh Ca. Các anh chị không ngại vất vả chia nhau 2 người một bàn để lo phụ dọn cho các em được tốt nhất. Trong những người phục vụ bàn hôm nay, chúng tôi nhìn thấy khuôn mặt của vài ca sĩ khá nổi tiếng ẩn mình với những trẻ kém may mắn. Họ không còn là ca sĩ đứng trên sân khấu nữa nhưng giờ đây họ thực thụ là người giúp cho những trẻ không thấy đường có được những miếng ăn ngon.



Vừa ăn, các em trong các mái ấm được xem văn nghệ cây nhà lá vườn tự phát.

Các thành viên trong mái mấm Mai Tâm, Nhật Hồng, Thiên Ân đã để lại trong lòng khan thính giả, quý cha, quý sơ, gia chủ và cộng đoàn nhiều niềm vui nhưng cũng không kém những dòng lệ. Khi một em nào đó khiếm thị cất cao giọng solo thì chúng tôi lại ghi lại được những bức hình rất thật của những hang nước mắt. Các anh các chị đã khóc và khóc thật sự trước những mảnh đời kém may mắn như thế này.



Cạnh đó, quý sơ Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cũng đã “bưng bê” cho các em trong bữa cơm hôm nay. Các Nữ Tử Bác Ái từ trước đến nay vẫn âm thầm và rất âm thầm phục vụ không hề cho ai biết và đặc biệt không bao giờ thấy quý nữ tu đó trên các trang mạng. Thế nhưng, dưới màu áo xanh giản dị lại ẩn giấu một tấm lòng bao la với những thân chủ của các nữ tu là những mảnh đời bất hạnh. Chiều tối hôm nay, quý Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cũng đã “gói ghém” để gửi đến đây ít người đại diện cho bao nhiêu người nghèo mà các nữ tử đang cưu mang.



Và, thiếu sót nếu không nhắc đến quý Cha Dòng Camillo là những người đã có công và nhất là tấm lòng để lo cho những mảnh đời bất hạnh cũng “bưng bê” và thậm chí còn đút cho các em nhỏ ăn nữa. Nhìn thấy Cha Hoàng đút cho đứa bé thấy không thương thì thôi ! Đúng là tấm lòng của một linh mục hiện thân của Đức Kitô chạnh lòng thương.

MC bất đắc dĩ Long Nguyễn là một người hay chém gió, hôm nay anh cũng thú nhận rằng tài chém gió của anh phải xếp lại, thay vào đó là những dòng nước mắt.

Trong tâm tình rất chân thật, anh chia sẻ với chúng tôi : “Giả sử con mình đứng trên sấn khấu này (ý ám chỉ các em khiếm thị) thì mình nghĩ sao ?”. Một câu nói không có câu trả lời.

Nghe anh, tôi chọc lại : “Giả như bản thân mình đứng trên đó (mù lòa) thì mình nghĩ sao ?”

Nhiều và nhiều dòng nước mắt bỗng dung cứ tuôn tràn khi nghe và thấy những giọng ca tài năng của những ca sĩ kém may mắn sinh ra trong cuộc đời.



Thật sự, nhiều và nhiều tiết mục nữa vẫn còn xếp hàng chờ và theo như Long Nguyễn “chém gió” là có 500 tiết mục (không biết có hay không hay do Long nổ) thì thời gian đã không cho phép những tiết mục đó trình bày. Thôi thì hẹn dịp khác cũng tại nơi gia đình này nếu như gia đình này còn giữ “thói quen tốt” này như Long Nguyễn đề nghị.

21 giờ 00, các em phải rời khỏi mái ấm thân thương này để trở về mái ấm mà các em đang ở.

Trước khi về, những chiếc phong bì đo đỏ gói ghém chút tấm lòng được gia chủ trân trọng gửi đến cho từng em. Cạnh đó, gia chủ cũng không quên gửi một chút gì đó cho những người phụ trách các mái ấm.

Tiệc tan, nhạc hết chúng tôi cũng phải ra về để trở về với mái ấm gia đình của chúng tôi. Dầu phải khép lại chương trình Tất Niên tối nay nhưng hình ảnh, tâm tình của những con người kém may mắn vẫn còn đâu đó trong tôi. Chắc có lẽ hôm nay gia chủ là người vui nhất và ấm lòng bởi lẽ đã tận mắt chứng kiến những mảnh đời bất hạnh được một bữa cơm đạm bạc tại gia đình của gia chủ.

Bản thân tôi, cảm ơn gia chủ và nhất là cảm ơn tất cả các mảnh đời bất hạnh bởi lẽ những em bệnh tật, ung thư, khiếm thị đã cho tôi bài học rất lớn trong đời đó là tạ ơn Chúa đã cho tôi được sinh ra lành lặn.

Cầu chúc cho ngày mỗi ngày có nhiều Mạnh Thường Quân chia sẻ với các em ở các mái ấm này. Và, cũng ước gì bữa cơm gia đình thân mật khoản đãi những mảnh đời bất hạnh này được nhân rộng ở nhiều nơi để chút gì đó gọi là băng bó chút vết thương lòng nơi những con người bất hạnh sống quanh ta.



Người Giồng Trôm
VỀ MỤC LỤC



GIA ĐÌNH LÀ NỀN TẢNG, LÀ TẾ BÀO CỦA XÃ HỘI

        





HẠT NẮNG
 

Tại sao gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội?

 

Gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội là bởi vì: Khi tạo dựng con người để cai quản muôn loài, Thiên Chúa đã phán: “Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St1.18). Và Thiên Chúa đã tạo dựng một người nữ bằng xương sườn của người nam. Một gia đình đầu tiên đã được chính Thiên Chúa tạo nên. “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St1. 24).



 

Gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội là bởi vì: Để cứu chuộc nhân loại sau khi nhân loại đã lỗi phạm với Thiên Chúa, Ngôi Hai Thiên Chúa không đến trần gian theo cách quyền uy của một Hoàng đế cai trị muôn dân; Ngài cũng không đến trần gian như một Thống tướng đầy sức mạnh bách chiến bách thắng trên khắp các mặt trận như câu chuyện huyền thoại Thánh Gióng của Việt Nam.

 

Ngài đã chọn cách đến trần gian trong thân phận con người nơi một gia đình, gia đình Nazaret nghèo hèn có cha là Thánh Giuse (Cha nuôi), có mẹ (Đức trinh nữ Maria). Ngài đã đóng đúng vai trò làm con trong một gia đình suốt 33 năm ở trần gian.



 

Về bản tính loài người, Người đã mang đủ đặc tính của con người, ngoại trừ tội lỗi.

 

Chúng tôi xin trích dẫn nhận định của cố Hồng y Fx Nguyễn Văn Thuận nói về gia đình: “Chúa Giêsu muốn xây dựng nhiệm thể Ngài bằng những tế bào gia đình; Hội Thánh có thể thay đổi đường lối tông đồ, thay đổi các hội đoàn, nhưng Hội Thánh luôn luôn phát triển nhờ các gia đình. Đức tin được thông truyền qua các tế bào sống động và lành mạnh ấy” (ĐHV: 495)



 

Về mặt xã hội: Gia đình được gọi là tế bào của xã hội.

 

Nhà bác học Louis Pasteur (27 tháng 12 năm 1822 – 28 tháng 9 năm 1895) nhà khoa học nổi tiếng người Pháp và của nhân loại là người tiên phong trong lãnh vực sinh vật học đã nói và nó như là một định luật của sinh vật học: “…Sự sống phải bắt nguồn từ sự sống. Nói một cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh ra…”.


 

Ngoài ra, người ta đã nhìn nhận như một chân lý: xã hội là một thân thể bao gồm triệu triệu tế bào, mỗi tế bào chính là gia đình. Thân thể (xã hội) cường tráng lành mạnh khi tất cả các tế bào (gia đình) lành mạnh. Ngược lại, trong cơ thể (xã hội) có nhiều tế bào (gia đình) đau yếu, thân thể (xã hội) đó sẽ suy yếu dẫn đến sự chết.

 

Ở Việt Nam ngày nay cũng đề cao vai trò của gia đình trong xã hội. Ngày 28 tháng 6 hàng năm được chọn là ngày tôn vinh gia đình Việt Nam.



 

Như thế, Giáo hội và Xã hôi đều nhìn nhận: gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội.


 

Đôi nét về thực trạng gia đình hiện nay

 

Trên lý thuyết, thì gần như mọi người Công giáo hay ngoài Công giáo đều coi trọng gia đình, và nhìn thấy vai trò quan trọng tạo nên sự hưng thịnh trong một đất nước hầu như đều được bắt nguồn từ các thành phần trong một gia đình.



 

Trên thực tế, nhìn vào gia đình hôm nay ta không khỏi đau lòng với những suy thoái đang ngày một gia tăng. Xin điểm qua một vài vấn đề nổi cộm:


 

Sự ly hôn và Phá thai

 

Qua các phương tiên thông tin đại chúng hiện nay giúp chúng ta thấy rằng ở các nước phương tây việc ly di đã trở nên quá phổ biến. Ngay cả những gia đình Công giáo việc ly dị cũng thường xẩy ra, mặc dù giáo luật của đạo Công giáo không cho phép.



 

Việc ly di ở Việt Nam được luật pháp cho phép. Các cuộc ly dị ở Việt Nam ngày một nhiều hơn. Tôi xin trích dẫn phần sưu tầm của Lm Thái Hiệp, O.P trong chia sẻ Tin Mừng tháng 12 năm 2013 của Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam bài: Gia đình hai tiếng thiêng liêng để làm rõ vấn đề trên:

 

Ngon nến gia đình leo lét trong bão giông: Theo thống kê, chỉ tính riêng năm 2012 ở Việt Nam đã có gần 100.000 vụ ly hôn, con số này chiếm gần 35-40% tổng số đôi hôn nhân ở Việt Nam trong năm. Điều đáng nói là trong số đó có hơn 70% là số gia đình trẻ (tuổi 22-30). Theo phóng viên Ben Bland của tờ Financial Times, Radio Australia, số vụ ly hôn ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh. Điều đáng nói là số vụ ly hôn ở Việt Nam đã tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm, từ 53.000 vụ trong năm 2005 lên đến 90.000 vụ trong năm 2010. Thêm nữa, trung bình ở nước ta mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong đó độ tuổi 15-19 chiếm khoảng 60-70 %”.



 

Thực ra, con số phá thai ở Việt Nam hiện nay đã lên đến từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu ca mỗi năm. Nạn phá thai Việt Nam đứng nhất Đông Nam Á và thứ năm thế giới. Những số liệu nêu trên đây thật đáng để cho chúng ta suy nghĩ.


 

Sự gian dối

 

Vấn đề thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đến là sự gian dối trong xã hội Việt Nam hôm nay. Báo Tuổi trẻ ngày 27-09-2013 tác giả Nguyễn Quang Thân trong bài: “Ai dạy trẻ nói dối” đã cho chúng ta một thông tin rất đau lòng với những ai còn yêu qui, trân trọng sự thật. Tác giả cho chúng ta biết:


 

Công bố mới đây của Trung Tâm Xã Hội Học cho kết quả sững sờ: Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp I là 22%; cấp II là 50%; cấp III là 64%; và sinh viên là 80%”. Còn ngoài xã hội thì thế nào?

 

Tôi xin nêu một sự kiên phi đạo đức và đáng xấu hổ biết bao khi cả hai tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên ngày 09 thánh 12 năm 2013 cùng đăng tải. Trưa ngày 04-12-2013 chiếc xe chở 1300 thùng bia do tài xế Hồ Kim Hậu bị nạn ở vòng xoay Tam Hiệp Biên Hòa (Đồng Nai). Hơn 300 thùng bia văng xuống đường, thì chỉ trong hơn 10 phút, cả trăm người đã ồ tới cướp không những số bia văng xuống đường, mà trèo cả lên xe để cướp bia. Tổng cộng gần 1000 thùng bia của anh Hậu trị giá trên 300 triệu đã bị lấy mất. Anh Hậu van xin nhưng vô ích, chỉ con biết khóc nhìn cảnh cướp bia của mình giữa ban ngày.



 

Trong khi đó, tôi nhớ lại cậu bé chín tuổi ở thành phó Sendai tỉnh Miyay của Nhật trong trân sóng thần mới xẩy ra ở Nhật ngày 11 tháng 3 năm 2011. Cậu bé đang đói bụng, lạnh cóng đã cúi gập người xuống cám ơn và nhận gói lương khô của một người tốt bụng cho em khi em đang xếp hàng theo thứ tự ở phía cuối để nhận phần ăn. Em đã không ăn, mà đem gói lương khô tiến lên phía trước bỏ vào thùng lương thực chung, sau đó lại trở về vị trí xếp hàng lúc đầu để chờ đến lượt mình.

 

Ôi! Giáo dục như thế nào mà được như thế! Khi nào…quê hương ta được như thế?



 

Trong xã hội hôm nay, gần như mọi người đang chấp nhận sống chung với gian dối, như người dân đồng bằng Sông Cửu Long sống chung với lũ hàng năm.


 

Phải xây dựng gia đình hôm nay thế nào?

 

Đứng trước một thực trạng suy thoái về đạo đức của xã hội như đã nêu trên, mỗi gia đình, một Giáo hội thu nhỏ, chúng ta không được quyền đứng đó để nguyền rủa bóng đêm, mà cùng nhau thắp nên một ngọn nến để xua đi bóng đêm. Ánh sáng mà mỗi gia đình thắp lên đó, chính là Lời Chúa, vì chính Chúa đã phán: “Lời Chúa là ngọn đền soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (TV 119: 105).



 

Giáo hội hoàn vũ đều đồng thanh tuyên xưng Đức tin trong kinh Tin Kính : “Giáo hội duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền”.

 

Cộng đoàn dân Chúa trong Giáo hội Việt Nam, chúng ta luôn vâng phục và thực thi những điều Hội Đồng Giám Mục VIệt Nam chỉ dạy.



 

Năm 2014 HĐGMVN đã chỉ dạy chúng ta: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình

 

Để cụ thể hóa công việc Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình, HĐGM đã khôn ngoan đưa ra những việc làm cụ thể cho mọi gia đình trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hôm nay. Mỗi gia đình phải trở thành:



 

Gia đình cộng đoàn cầu nguyện

Gia đình là một cộng đồng yêu thương

Gia đình là một cộng đồng phục vụ sự sống

Gia đình là một cộng đồng tham gia vào sự Phúc-Âm-hóa môi trường

 

Về phía xã hội, tôi nghĩ xây dựng gia đình bằng cách mọi người phải bắt đầu từ suy nghĩ sự thật; nói những điều là sự thật; và hành đồng sự thật.



 

Sự thật chính là ánh sáng xua đi bóng đêm. Một xã hội gồm những cá nhân, những gia đình, những xóm làng, những tập đoàn thiếu sự thật, xã hội đó đang chết dần. Chính Chúa đã phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6)

 

Chúng ta chờ đợi gì ở sự thay đổi căn bản và toàn diên của nền giáo dục nước nhà?



 

Chúng ta chờ đợi một nền giáo dục:

 

NHÂN BẢN, KHOA HỌC, DÂN TỘC VÀ KHAI PHÓNG.

 

Mọi người mong đợi sự thật được có mặt đều khắp trên quê hương ta!


 

Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh


VỀ MỤC LỤC

VỚI MẸ MARIA 

 

Tác Phẩm: CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG 



Lm. Micae Phaolô Trần Minh Huy, pss.

Phần thứ ba  
 
CẨM NANG CHỈ ĐƯỜNG 

Năm 
 
 VỚI MẸ MARIA 



Dưới bóng Thánh Thần

         



 Trong túi tôi luôn có tràng chuỗi. Khi chỉ có một mình, tôi thầm thĩ lần chuỗi. Người thời đại có lắm thứ thẻ: thẻ căn cước, thẻ tín dụng, thẻ bảo hiểm, thẻ điện thoại... Một cách nào đó, tràng chuỗi là thẻ truyền thông với trời. Từ thế kỷ thứ V, người ta đã cầu nguyện với phần đầu của kinh Kính Mầng là lời của Thiên sứ Gabriel và bà Isave (Truyền Tin và Thăm Viếng). Phần hai được thêm vào từ thế kỷ XV theo lối kinh cầu: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con, khi nầy và trong giờ lâm tử. Từ thời kỳ nầy đã phát sinh Chuỗi Mân Côi, người bình dân đọc 150 kinh Kính Mừng thay cho 150 Thánh Vịnh, lấy căn bản là suy niệm mười lăm mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng. Nay Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm “Năm Sự Sáng” nữa. Các giai đoạn cuộc đời Chúa Cứu Thế được rảo qua cùng Mẹ Maria. 

            



Cũng như mọi hình thức cầu nguyện khác, cái chính yếu của Chuỗi Mân Côi nằm ở tinh thần hơn là lời đọc. Cái ưu tiên ở đây là sự gặp gỡ thực sự với Đức Trinh Nữ Maria. Không có Mẹ, chúng ta không thể nào thâm nhập vào mối thân thiết với Thánh Tâm Chúa Giêsu được. Thực vậy, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Ngay từ buổi đầu, Giáo Hội đã ngắm nhìn Mẹ Maria qua Chúa Giêsu, cũng như Giáo Hội đã chiêm ngắm Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Cái khó là khám phá ra được cái bí quyết của Đức Mẹ như thánh Grignon de Montfort gọi. Kho tàng ấy che khuất khỏi con mắt phàm nhân. Những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ được chôn giấu trong thinh lặng, “dưới bóng Thánh Thần

            



Chúng ta hãy cầu xin cho được hiểu ra điều đó. Nhiều người trẻ đã nhận được ơn đó qua cuộc hành hương Đền Thánh Đức Mẹ. Đây là lời chia sẻ của một thanh niên 19 tuổi sau cuộc Đại Hội Thánh Thể ở Lộ Đức năm 1981: “Tại đây, tôi đã khám phá được Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ Maria của tôi... Làm sao có thể không biết Mẹ mà Chúa Giêsu đã ban làm Mẹ của chúng ta. Từ đây, tôi ký thác mọi sự cho Mẹ vì Mẹ biết rất rõ con của Mẹ. Nhờ Mẹ Maria, tôi khám phá được tình yêu của Thiên Chúa, Tình Yêu của người cha cho con cái

            

Một thiếu nữ cũng làm chứng: “Lúc Rước Lễ Trọng Thể, sau lời cầu nguyện với Đức Mẹ, tôi đã thêm rằng ‘nếu có bao giờ con chống lại Con Mẹ, thì xin cho con cũng không bao giờ rời tay Mẹ’. Sau đó, trong những năm đen tối chống lại Thiên Chúa, tối nào tôi cũng đọc ít nhất một kinh Kính Mừng. Mẹ đã đùm bọc tôi rất nhiều và cuộc trở lại của tôi xảy ra trong cuộc hành hương Thánh Thể tại đền thánh Đức Mẹ. Tôi có thể nói rằng khi ta kêu xin Người, Mẹ Maria không bao giờ buông tay và còn cho ta cảm nhận được sự che chở từ mẫu của Mẹ”. 

 

Thiên đàng của Chúa


          “Kính Mừng Maria đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Mẹ’’
          Lời Truyền Tin mở ra mọi cánh cửa của các mầu nhiệm vui mừng: niềm vui của các thiên thần, niềm vui của con cái Thiên Chúa, niềm vui của mọi tạo vật, niềm vui của Mẹ Maria. Chúng ta có thể kín múc đầy tràn kho tàng vô tận Thiên Chúa đã muốn đặt để nơi Mẹ cho chúng ta. Mẹ Maria là tạo vật vô tội, hoàn toàn vô tội. Mẹ đã bất ngờ mạc khải cho Bernadette ở Lộ Đức: “Ta là Mẹ Vô Nhiễm”. Mẹ ý thức rằng mọi sự đều được ban nhưng không cho Mẹ, Mẹ chẳng có công trạng gì riêng, ngoại trừ luôn nói xin vâng với Chúa. Càng ý thức những kỳ diệu Chúa đã làm cho mình, Mẹ càng tràn đầy lòng biết ơn. Lời kinh Magnificat của Mẹ diễn tả rõ ràng trái tim tràn ngập tình yêu sung mãn của Mẹ. 

            

Ơn cứu chuộc nhân loại được sung mãn nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu (x. CĐ.Vat.II, Ánh Sáng Muôn Dân số 60) và chỉ một mình Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã muốn đổ xuống cho chúng ta qua Đức Mẹ. Từ nay, Ngài muốn rằng mọi sự trao đổi giữa Ngài với chúng ta phải qua Đức Mẹ. Vì thế chúng ta phải ký thác trọn vẹn cho Mẹ. 

            

Nhưng chúng ta hãy coi chừng, có những kẻ chú giải làm biến dạng vai trò của Mẹ Maria và tập trung nơi Mẹ mọi sự tôn thờ như là đối với Thiên Chúa. Không, ta không tôn thờ Đức Mẹ, nhưng ta tôn thờ Thiên Chúa nơi Mẹ, hai việc rất khác biệt. Có thể diễn tả Mẹ như vàng ròng trong suốt, nghĩa là Mẹ nhận lãnh mọi sự từ Thiên Chúa và không giữ lại gì cho Mẹ. Trên chiếc thang bắc thẳng lên trời, Mẹ là bậc đầu tiên, là người hướng dẫn chìa tay ra giúp chúng ta dễ bước lên. Nhờ Mẹ, Chúa Giêsu không còn quá trừu tượng, quá lý tưởng khiến con người không tiếp cận được. Nhờ Mẹ, Chúa đặt một góc thiên đàng giữa lòng thế giới tội lỗi. Tất cả chiến thuật của Chúa là tưới gội mặt đất già cổi của chúng ta từ cái điểm nhỏ bé nầy, “nơi Người là mọi suối nguồn của chúng tôi” (TV.86,7). 
          Nơi nương ẩn cho người có tội
          Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nầy và trong giờ lâm tử

         Lời cầu xin nầy có thể thích hợp cho bất cứ ai. Nơi đây, chúng ta đặt mình ở điểm khởi hành, từ con số không, làm chúng ta đồng hành cùng những người tội lỗi nhất. Chúng ta kết nối với lời kêu cứu của những người bất hạnh bên bờ vực thẳm: Mẹ ơi, cứu con với! Khi bị cạm bẫy tội lỗi hay khi gặp đau khổ khốn khó, chúng ta hãy kíp chạy đến nơi ẩn núp của lòng từ mẫu Mẹ như một trẻ sơ sinh. Chính dưới chân thập giá mà Mẹ đã trở nên “Mẹ Nhân Lành của tất cả mọi người. Chính ở đó, “Mẹ đã đau khổ cực độ cùng Con, liên kết với hiến tế của Con bằng trái tim từ mẫu của Mẹ, thuận ý bằng tình yêu với lễ vật sinh bởi thân xác Mẹ (Vat.II, Lumen Gentium, số 58). 

            

Chúng ta hãy chậm rãi đọc lại câu căn bản nầy của Công Đồng, mỗi chữ đều được cân nhắc kỹ. Đàng sau các lời ấy là một sự đồng cảm vô tận. Mẹ Sầu Bi đã ngắm nhìn “hoa quả lòng Mẹ” bị hành hình trên thập giá. Bị đâm thâu, Mẹ hiến dâng cùng Con vì phần rỗi của mọi tội nhân. Không bao giờ trong lịch sử nhân loại có một người đàn bà đã trải qua một cuộc tử đạo dường ấy. Những gì Chúa chịu trên thân xác thì Mẹ chịu trong trái tim Người. Ngoài những khổ đau thể lý, chúng ta không thể nào cân nhắc được sự rộng lớn và sâu thẳm của mầu nhiệm ấy. 


Lời tâm sự của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu giúp chúng ta đoán biết được cường độ đồng cảm tình yêu giữa Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim Mẹ Maria nơi giới hạn tận cùng của cái chết: “Tôi bắt đầu đi Đàng Thánh Giá, bỗng chốc tôi bị tình yêu Chúa mãnh liệt chộp lấy mà tôi không giải thích được thế nào, dường như tôi hoàn toàn bị chìm ngập vào trong lửa. Ôi, lửa và sự dịu dàng cùng lúc! Tôi cháy lửa yêu mến và tôi cảm thấy, nếu thêm một phút nữa, một giây nữa thôi, thì chắc tôi không thể chịu đựng nổi sức nóng ấy mà không chết”. 

            

Vâng, trọn vẹn liên kết với hiến tế của Con, Mẹ Maria đã hoàn toàn bị tiêu hao bởi cùng một lửa tình yêu như Con. Và Chúa Giêsu đã dứt khoát chọn giờ phút nầy để gởi gắm Mẹ cho chúng ta qua môn đệ Gioan: “Thưa Bà, đây là con Bà... Hỡi con, đây là mẹ con. Từ lúc ấy, môn đệ đưa Người về nhà mình” (Jn.19, 26-27). 

            

Như Têrêxa Nhỏ, từ nay chúng ta hãy nương ẩn dưới áo Mẹ. Sự đồng cảm phổ quát của Mẹ khiến Mẹ hiểu hết tất cả mọi nhu cầu của chúng ta, với tất cả sự nhạy cảm tế nhị như ở tiệc cưới Cana. Mẹ tin tưởng cầu bàu cho chúng ta bên cạnh Chúa Giêsu và Thiên Chúa Ba Ngôi. Mẹ trở nên Người Kêu Xin Đầy Quyền Năng, đến độ Mẹ có thể lấy lại Lời Chúa Giêsu đã thưa cùng Chúa Cha: “Con biết Cha luôn luôn nhậm lời con” (Jn.11,42). Thiên Chúa vui lòng để cho Mẹ diễn tả lòng thương xót vô cùng của Ngài theo cách từ mẫu của Mẹ. Chính vì thế mà khi lần chuỗi, chúng ta đọc đến mười kinh Kính Mừng cho một kinh Lạy Cha. Với sự khốn khó của mình, tốt hơn chúng ta hãy ở lâu với Mẹ Maria, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ nên khiêm tốn hơn, nhưng được thanh luyện, được bao bọc và được nên đẹp đẽ nhờ lời chuyển cầu hoàn hảo của Mẹ, nó sẽ đi thẳng tới Trái Tim Chúa Giêsu. 

            



Suy niệm những mầu nhiệm đau khổ thập giá, chúng ta đừng sợ ẩn náu nơi Mẹ Maria. Trong mọi sự, chúng ta hãy luôn chạy đến với lời cầu xin từ mẫu của Mẹ. Chúng ta hãy luôn ở bé nhỏ đối với Mẹ. Tôi rất thích lặp lại câu nầy: “Dù con lớn bao nhiêu tuổi, con vẫn là con của Mẹ. Và dù con có đi tới cùng trời cuối đất, thì lòng Mẹ vẫn hằng theo con
Chúng ta hãy nghe một em bé giải thích mẫu tượng Đức Mẹ bồng ngữa Chúa Giêsu: “Nó tượng trưng tất cả những gì em có được, Mẹ Maria và Chúa Giêsu của em. Hãy nhìn hai khuôn mặt Chúa và Mẹ nhìn nhau và thử đoán xem em  ở chổ nào đối với hai người? Em ở giữa Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim Mẹ Maria. Đó là chổ mà em thích nhất, vì em được nghe hai trái tim đập và em thở cùng nhịp với chúng. Chỗ của em ở đó vì em quá nhỏ bé và yếu đuối, em phải được che chở. Nhưng hãy tin chắc rằng vẫn có đủ chỗ cho tất cả mọi người. Em nằm nơi cổ Chúa Giêsu và em được chấn lại để ít dễ bị ngã hơn. 

            



Mẫu gương của các thánh
          Mẹ được chúc phúc hơn mọi người nữ... 

          Vâng, Mẹ Maria là thánh, ở mức độ không thể nào vượt qua được đối với một tạo vật. Nhưng không có nghĩa là mọi sự đã được an bài trước và Mẹ không có một tiến bộ nào. Thánh Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế, nói rằng cuộc đời của Mẹ như một cuộc hành hương đức tin, mỗi ngày một lớn lên, cho đến hiến tế cao độ nhất. Rồi tấm lòng từ mẫu thiêng liêng của Mẹ soi sáng Giáo Hội. Sau thời gian thập giá là thời gian các mầu nhiệm vinh hiển. Hiện diện giữa lòng cộng đoàn tín hữu đầu tiên, Mẹ tỏa chiếu quyền năng Chúa Thánh Thần cho tất cả những ai đến với cộng đoàn. 


             Những ai đi qua Mẹ đều được uốn nắn theo hình ảnh của Đấng Thánh Độc Nhất là Chúa Giêsu Kitô. Công Đồng Vat.II nhấn mạnh nhiều về điểm đó: “Mẹ Thiên Chúa là gương mẫu của Giáo Hội trong lãnh vực đức tin, bác ái và sự kết hiệp hoàn hảo với Chúa Kitô”. Những ai đến nương ẩn nơi Mẹ đều được làm thay đổi con tim và tính tình. Nương tựa không có nghĩa là ấu trĩ. Tuy nhiên cũng phải tránh những tình cảm vô bổ, ‘mê tín’... 
         Muốn thế, cần thiết phải nội tâm hóa việc sùng kính Đức Mẹ, không chỉ nhìn Mẹ như một con người được đặt trước mặt chúng ta, nhưng là một hiện diện sống động ở trong chúng ta. Bí quyết của Đức Mẹ triệt để có tính cách nội giới. Nhờ Mẹ, Thiên Chúa muốn cho chúng ta hiểu được rằng cái chính yếu của đời sống chúng ta là ở trong cuộc hành hương nội giới. Ngài chờ đợi chúng ta đủ khó nghèo để nhận lãnh sự giáo dục mới cho tâm hồn chúng ta. 

            

Nếu chúng ta muốn để Đức Mẹ uốn nắn chúng ta, chúng ta hãy nghe lời khuyên của thánh Grignon de Montfort: “Cần phải làm mọi việc trong Mẹ Maria, nghĩa là phải tập quen dần dần hồi tâm hầu tạo nên trong chính mình một ý tưởng hay một hình ảnh thiêng liêng về Trinh nữ Maria. Mẹ sẽ là nhà cầu nguyện cho linh hồn dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu của mình”.
Đặc sủng tận hiến cho Mẹ Maria dẫn tới sự tước bỏ tất cả vì Mẹ: của cải vật chất, sức khoẻ thể lý, dự tính nhân loại, nhất là các lợi ích thiêng liêng. Bỏ đi tất cả tinh thần sở hữu, ngay cả những công nghiệp mà các hành động tốt mang lại cho chúng ta. Tuyệt đối khiêm nhượng, khó nghèo thiêng liêng, hoàn toàn sẵn sàng thưa xin vâng với Chúa. Mẹ Maria chỉ có một sự vội vã là chuyển sang cho chúng ta ngọn lửa ở trong Mẹ và giao phó Mẹ cho thánh ý Thiên Chúa. Mẹ biết cách làm cho lời Fiat của chúng ta thành Magnificat. Khi tinh thần của Mẹ Maria cháy lên trong chúng ta và vươn cao như ngọn lửa vui mầng, chúng ta có thể lấy lại chính những lời của Mẹ, nhất là sau Hiệp lễ, chúng ta hãy kết hiệp với Mẹ mà hát lên “Linh hồn tôi ngợi khen  Chúa, thần trí tôi nhảy mừng trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chớ gì lời tạ ơn nội tâm của chúng ta liên kết với mọi anh chị em chúng ta làm nên lời kinh Magnificat vĩ đại của Giáo Hội lữ hành. 

             Lạy Mẹ Đấng Cứu Thế,

             Là Cửa Trời luôn rộng mở,

             Là Sao Biển ngời sáng,

             Xin hãy đến cứu dân vấp ngã,

             đang tìm chỗi dậy. 

             Vạn vật bỡ ngỡ:

             Mẹ đã sinh ra Đấng dựng nên Mẹ,

             mà vẫn mãi mãi khiết trinh.

             Mẹ hãy nhận lấy lời chào thiên sứ Gabriel

             Và thương xót chúng con là kẻ tội lỗi. 


VỀ MỤC LỤC


KHOÁNG CHẤT (bài 2)


 

Kỳ trước, chúng ta ôn lại khoáng chất Calcium trong cơ thể, kỳ này xin cùng ôn lại một số khoáng chất khác.


 

1- Khoáng Phospho (P)

Về số lượng trong cơ thể, phospho đứng hàng thứ nhì sau calci và chiếm khoảng 1% trọng lượng toàn thân với khoảng 650 gram.

Trung bình 80% phospho ở trong xương và răng, cùng với calci giúp các bộ phận này cứng mạnh. Phần còn lại nằm trong các mô tế bào mềm và hỗ trợ cho nhiều chức năng. Một lít máu có khoảng 400 mg phospho.

Phospho do thực phẩm cung cấp được tá tràng (duodenum) hấp thụ dễ dàng và nhiều hơn calci: 70% được giữ lại cho nhu cầu cơ thể và 30% được thận thải ra ngoài. Sự hấp thụ tùy thuộc nhu cầu,  nguồn cung cấp, tỷ lệ calci/phospho, nồng độ acid ở ruột và lượng sinh tố D.

Phospho trong máu được điều hòa bởi kích thích tố của tuyến giáp và tuyến cận giáp, tương tự như calci.



Công dụng

Phospho và calci thường liên kết hoạt động với nhau nhất là ở xương và răng. Phopho rất cần cho:

-Sự tạo thành  và bảo trì xương, sự tăng trưởng răng.

-Sự tạo thành sữa và bắp thịt;

-Sự sản xuất năng lượng;

-Sự cấu tạo của DNA, RNA là những yếu tố kiểm soát sự di truyền và sự tăng trưởng, bảo trì tế bào.

- Sự hấp thụ glucose, và chuyên trở acid béo dưới dạng phospholipid. Phospholipid là một thành phần của màng bao bọc tế bào, giúp màng này điều hòa sự ra vào của một vài hóa chất ở tế bào.

Có ý kiến cho rằng nếu không có phospho thì sẽ không có sự phân bào, tim không đập và trẻ sơ sinh không tăng trưởng.



Nhu cầu

Nhu cầu hàng ngày là 800mg cho người từ 19 tới 70 tuổi; 1250mg cho trẻ em từ 9 đến 18 tuổi và cho đàn bà có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ.

Thường thường ít khi ta bị thiếu khoáng chất này vì trong thực phẩm có rất nhiều.Tuy vậy thiếu phospho có thể xẩy ra khi ta dùng nhiều thuốc giảm acid bao tử,  hoặc chỉ ăn chay  không dùng sữa, thịt...

Triệu chứng thiếu phospho là mệt mỏi, kém khẩu vị, biếng ăn, đau nhức xương, Thiếu quá lâu có thể đưa tới loãng xương.

Quá nhiều phospho trong máu có thể gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt và calci.

Nguồn cung cấp

Phosphor có rất nhiều trong các loại thức ăn như bột cocoa, đậu phọng, cá, thịt heo, bò, gà, sản phẩm từ sữa bò, trứng, các loại đậu, quả hạch.

Sữa là nguồn cung cấp phong phú cho cặp anh em kết nghĩa calci và phospho.

 

Natri (Na)

Nguồn cung cấp natri chính yếu trong thực phẩm là muối ăn (NaCl), một tinh thể mầu trắng được dùng làm gia vị cũng như cất giữ thực phẩm.

Trong cơ thể có khoảng 100 gram natri. Mỗi lít huyết tương có 3, 2 g natri. Khoảng 50% natri nằm trong dung dịch ngoài tế bào, 40% trong xương và 10% trong tế bào.

Thường thường do thói quen ăn uống, người ta tiêu thụ nhiều natri hơn là calci và sắt. Natri trong muối là một chất được dùng rất phổ biến trong việc nấu thức ăn, ướp thịt ướp cá, đóng hộp các loại thực phẩm, làm xì dầu, nước tương.

Natri giữ các chức năng sau đây trong cơ thể:

-Điều hòa nồng độ acid/kiềm và sự xuất nhập dịch lỏng ở tế bào;

-Giúp cơ thịt thư giãn;

-Giúp dẫn truyền các tín hiệu thần kinh;

-Giúp điều hòa huyết áp động mạch;

-Có vai trò đặc biệt trong sự hấp thụ carbohydrat.

-Là thành phần cấu tạo của mật, dịch vị, tụy tạng, mồ hôi, nước mắt.

Bình thường, cơ thể ít khi thiếu natri, ngoại trừ khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài, thận suy hoặc ăn nhạt không muối.

Thiếu natri, tạo cảm giác buồn nôn, chóng mặt, cơ thịt co rút. Đổ mồ hôi nhiều khi làm việc, vận động cơ thể ngoài nắng thường dẫn đến thiếu natri.

Một số người nhậy cảm với natri, khi tiêu thụ nhiều quá có thể đưa đến tích tụ natri trong cơ thể, làm dịch lỏng ứ đọng, gây sưng phù và tăng  huyết áp. Với người bình thường thì khi ăn nhiều, natri sẽ được bài tiết ra ngoài.

Nhu cầu hàng ngày của natri, cũng như chất điện phân khác chưa được xác định, nhưng mức tiêu thụ an toàn mỗi ngày tối thiểu là 500 mg và tối đa không quá 2500 mg một ngày. Đầu năm 2004, một số chuyên gia y tế khuyên nên giảm lượng natri tối đa xuống ở mức 1500 mg một ngày.

Khoảng 80%  nhu cầu natri được cung cấp từ các thực phẩm  bảo quản, số còn lại là do muối ăn dùng khi nấu nướng hoặc có sẵn trong thực phẩm.

Một muổng muối ăn chứa khoảng 500 mg natri, một lít sữa mẹ có khoảng 160 mg natri, sữa bò có chừng 450 mg.

Magnesium (Mg)

Khoáng chất này có khá nhiều vai trò quan trọng và hầu như tế bào nào cũng cần đến, nhưng với lượng rất ít. Toàn bộ cơ thể chỉ có độ gần 30 gr Mg với  60% ở trong xương, số còn lại lưu hành trong máu (2%) và các mô mềm (28%). Gan và bắp thịt có nhiều Mg hơn các mô mềm khác.

Mg là thành phần của nhiều loại diếu tố (enzymes) trong cơ thể. Đây là những chất rất cần thiết để điều hòa việc sản xuất năng lượng, cấu tạo chất đạm và DNA, chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Cùng với calci, Mg giúp xương vững chắc và duy trì huyết áp bình thường; giúp bắp thịt co duỗi; chuyên trở calci và kali trong máu, giúp điều hòa nhịp tim đập.

Khi cơ thể thiếu magnesium thì huyết áp có thể lên cao, nhịp tim đập bất thường, có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Đồng thời sự co giãn của bắp thịt bị rối loạn, trong người mệt mỏi, buồn rầu, biếng ăn.

Thực ra, ít khi xảy ra thiếu Mg vì khoáng này có nhiều trong thực phẩm. Nhưng nếu bị ói mửa, tiêu chẩy, bị bệnh thận, gan, uống nhiều rượu hoặc uống thuốc lợi tiểu tiện thì có thể bị thiếu. Nhiều người bị táo bón, mất ngủ, mất định hướng, có ảo giác vì thiếu khoáng này.

Điểm cần lưu ý là những người cao tuổi thường bị táo bón và hay dùng sữa Mg để dễ đại tiện. Nếu dùng thuốc xổ này quá thường xuyên, thận không kịp bài tiết, khiến Mg tích tụ trong máu, có thể gây trúng độc. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, kiệt sức, đổ mồ hôi, tiếng nói lơ lớ, đi đứng không vững và tim đập không đều.

Nhiều Mg đến mực ngộ độc là trong trường hợp suy thận, không thải được lượng Mg thừa, có thể đưa tới rối loạn hô hấp, suy tim, hôn mê.

Nguồn cung cấp magnesium gồm có bột cocoa, hạt vừng, cám lúa mạch, rau có lá màu lục, thịt, sữa, quả hạch, các loại đậu, hạt, chuối, mận.

Nhu cầu magnesium hàng ngày của đàn ông là 350 mg, đàn bà là 280 mg. Phụ nữ trong giai đoạn có thai hoặc cho con bú sữa mẹ thì tăng thêm 20mg mỗi ngày.

 

Kali (K)

Kali (K) là khoáng chất có nhiều trong cơ thể, chỉ sau calci và phospho, với  98% tập trung trong các tế bào.

Cùng với natri, calci và Magnesium, khoáng chất này điều hòa huyết áp và sự thăng bằng của dung dịch chất lỏng trong và ngoài tế bào. K dẫn truyền tín hiệu thần kinh, phối hợp sự co bóp bắp thịt nhất là cơ tim, cần cho tụy tạng tiết ra insulin, trong chuyển hóa carbohydrat và tổng hợp đạm chất.

Lượng K nhiều hay ít quá đều làm tim đập sai nhịp. K thư giãn cơ tim còn calci lại kích thích cơ này.

K có rất nhiều trong các loại thức ăn, nhất là cam, chuối, khoai tây (ăn cả vỏ) trái cây khô, sữa chua, thịt, sữa.

Chỉ cần ăn một quả chuối, một củ khoai tây nhỏ, một miếng dưa canteloupe nặng 250 gr, hoặc uống một ly nước cà chua, một ly nước cam vắt, một ly sữa là ta có thể cung cấp được 400mg kali cho cơ thể.

Nhu cầu kali mỗi ngày vào khoảng  từ 2000 tới 3500 mg.

Cơ thể thường thiếu K khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài, lạm dụng thuốc nhuận tràng, phỏng nặng, có bệnh thận, biến chứng tiểu đường, suy dinh dưỡng, dùng nhiều thuốc lợi tiểu.

Thiếu K có các triệu chứng như  bắp thịt yếu, ăn mất ngon, buồn nôn, hỗn loạn nhịp tim và ngưng tim.

Ngoài nguồn cung cấp từ thực phẩm, muốn dùng thêm K phải tham khảo ý kiến bác sĩ,  vì nhiều K quá có thể đưa tới tử vong do tim ngưng đập.

 

Chlor (Cl)

Chlor hay Chlorine thường có dưới dạng hợp chất như  trong muối ăn (natri chlor).

Cơ thể có khoảng 100 gr chlor mà đa số nằm trong chất lỏng ngoài tế bào nhất là trong dịch vị bao tử, nước tủy cột sống, mồ hôi. Chlor có rất ít trong hồng cầu và các tế bào khác.

Từ thực phẩm và dịch bao tử, chlor được phần đầu của ruột non (tá tràng)  hấp thụ.

Chlor có một số công dụng như:

-Giúp giữ sự thăng bằng tỷ lệ acid/kiềm và áp suất thẩm thấu của các chất lỏng ra vào tế bào;

- Là thành phần acid của dịch vị bao tử, chlor giúp tiêu hóa thực phẩm, hấp thụ các chất dinh dưỡng như sinh tố B12, sắt và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong thực phẩm.

-Có vai trò trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh.

Muối ăn có natri và chlor,  cho nên  thực phẩm ướp muối cũng  là nguồn cung cấp chlor cho cơ thể.

Một phần tư thìa muối có khoảng 750 mg chlor, vừa đủ cho nhu cầu một ngày của cơ thể. Với một số người, dùng quá lượng này có thể làm tăng huyết áp.

Tại một vài địa phương, chlor được pha vào nước uống để diệt vi khuẩn.

Cơ thể thiếu chlor sau khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài hoặc khi uống thuốc lợi tiểu lâu ngày, hoặc chế độ toàn  rau trái và không dùng muối.

 

Sắt (Fe)

Tuy hiện diện trong cơ thể với số lượng rất nhỏ, sắt là một trong nhiều yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất và có vai trò rất lớn trong đời sống.

Cơ thể đàn ông có khoảng 4 gr sắt, trong khi đó đàn bà chỉ có 2,5 gr. Khoảng 70% sắt ở trong huyết cầu tố. Phần còn lại được dự trữ trong gan, lá lách, tủy xương sống.

Sắt là dạng khoáng vi lượng được biết tới và được nghiên cứu nhiều nhất vì tình trạng thiếu sắt rất phổ biến, ngay cả trong những điều kiện dư thừa thực phẩm.



Hấp thụ

Thực phẩm là nguồn cung cấp chính yếu sắt cho con người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% sắt trong thực phẩm là được hấp thụ ở ruột non.

Sắt trong thực phẩm có hai loại: 1/3 là sắt hữu cơ “heme” dễ được hấp thụ và không cần sự hiện diện của sinh tố C ; 2/3 là sắt “non heme” khó hấp thụ hơn.

Sự hấp thụ sắt tăng khi thực phẩm có nhiều heme sắt; khi nhu cầu cơ thể cao như mang thai, xuất huyết, tăng trưởng. Sự hấp thụ sắt còn phụ thuộc vào hàm lượng sinh tố C và yếu tố nội tại được sản xuất ờvùng hang vị dạ dầy.

Hấp thụ giảm khi thực phẩm có nhiều nonheme sắt, khi bao tử bị cắt một phần hoặc khi có các bệnh suy hấp thụ.

Công dụng

Sắt kết hợp với protein để tạo ra huyết cầu tố (hemoglobin: heme = iron; globin=protein ) trong hồng huyết cầu. Sắt trong huyết cầu tố mang dưỡng khí từ phổi tới các tế bào và mang thán khí từ tế bào về phổi để thải ra ngoài.

Sắt cũng cần cho việc sản xuất acid trong bao tử để giúp tiêu hóa chất đạm và còn là thành phần của các diếu tố (enzymes) cần cho sự chuyển hóa năng lượng.

Nhu cầu

Nhu cầu hàng ngày là khoảng 10mg cho đàn ông, 15mg cho chụ nữ và từ 7- 12mg (tăng dần) cho trẻ em từ 3 tới 18 tuổi. Phụ nữ trong giai đoạn có kinh nguyệt, khi mang thai hoặc cho con bú có nhu cầu cao tới tới 30 mg/ngày.

Đa số sắt cần thiết cho cơ thể đều có trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.

Thiếu sắt có thể là do kém dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em đang tuổi tăng trưởng, phụ nữ mang thai, cho con bú sữa mẹ hoặc có kinh nguyệt.

Khi nguồn cung cấp sắt cho tủy sống ít đi thì khả năng chế tạo hồng huyết cầu của tủy cũng giảm, dẫn đến chứng thiếu máu (anemia). Bệnh nhân bị mệt mỏi, da tái xanh, khó thở và dễ bị nhiễm trùng.

Nếu dùng quá nhiều, sắt có thể tích tụ trong cơ thể và có ảnh hưởng không tốt, nhất là với những  người bị bệnh di truyền nhiễm sắc tố mô (hemochromatosis).  Thừa sắt còn gây ra chứng táo bón.



Nguồn cung cấp

Sắt có nhiều trong gan, thận, thịt heo, bò, gà, cá, trứng, đậu, hột quả hạch, cải có lá màu lục đậm.  Sữa có rất ít sắt.

Sự hấp thụ sắt tỷ lệ thuận với lượng  sinh tố C trong thực phẩm.

Sắt thường được bổ sung trong bánh mì, ngũ cốc khô chế biến.

Thông thường thì chế độ ăn hàng ngày luôn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Vì thế, việc uống thêm các dạng thuốc để bổ sung sắt cho cơ thể cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ferrous sulfate là dạng sắt thường được dùng thêm khi có chỉ định.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



www.bsnguyenyduc.com

Tuyển tập Videos Sống Vui Sống Khoẻ

Vài hàng giới thiệu : Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" của BS Nguyễn Ý Đức. Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. Cùng với bộ sách "Câu Chuyện Thầy Lang" và những ấn phẩm đã được xuất bản, những bài viết trên Internet, tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.


http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos


VỀ MỤC LỤC

Giáo sĩ: xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân


- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ



giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại



www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị


Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca Phạm Quốc Sử USA

1 x. GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), tr. 417.

2 x. GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), tr. 417.

3 x. Rm 13,1-5.

4 x. Rm 13,5.

5 x. PIÔ XII, Sứ điệp truyền thanh 24.12.1942: AAS 35 (1943), tr. 9-24; 24.12.1944: AAS 37 (1945), tr. 11-17; GIOAN XXIII, Thông điệp Pacem in terris: AAS 55 (1963), tr. 263, 271, 277-278.

6 x. PIÔ XII, Sứ điệp truyền thanh, 1.6.1941: AAS 33 (1941), tr. 200; GIOAN XXIII, Thông điệp Pacem in terris: 1. c., tr. 273-274.

7 x. GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), tr. 415-418.

8 x. PIÔ XI, Huấn từ cho các vị lãnh đạo Hiệp hội Đại học Công giáo: Discorsi di Pio XI: xb. Bertetto, Torino, q.I (1960), tr. 743.

9 x. CĐ VATICAN II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 13.

10 x. Lc 2,14.




tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương