BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc


Cháy do các nguyên nhân tự nhiên: sét đánh, tự cháy



tải về 216.27 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích216.27 Kb.
#22934
1   2   3

2.2.3 Cháy do các nguyên nhân tự nhiên: sét đánh, tự cháy.

2.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CƠ BẢN

2.3.1 Khái niệm phòng cháy

Phòng cháy là việc sử dụng các biện pháp tổ chức và các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy, nổ. Trường hợp để xảy ra cháy, nổ thì phải đảm bảo an toàn cho người, tài sản, ngăn chặn không để đám cháy lan truyền, tạo điều kiện thuận lợi và có hiệu quả cho các hoạt động chữa cháy và cứu nạn.

Để ngăn ngừa sự cháy, cần phải: Loại trừ, hạn chế một trong 3 yếu tố ( chất cháy, nguồn nhiệt, oxy). Tại nhà ga: về chất cháy, hạn chế số lượng chất cháy, sắp xếp chất cháy theo lô khối, cách xa nguồn nhiệt; về nguồn nhiệt: kiểm tra chặt chẽ nguồn lửa, nguồn sinh nhiệt, thiết bị điện…

2.3.2 Nội dung của công tác phòng cháy

Công tác phòng cháy có 4 nội dung chính :

+ Nội dung thứ nhất : Sử dụng các biện pháp tổ chức và các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy, nổ :

Các biện pháp tổ chức là :



  • Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm về PCCC.

  • Tổ chức các đội PCCC nghĩa vụ, chuyên ngành: Đội khẩn nguy cứu hỏa Sân bay; Đội PCCC cơ sở của các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh tại nhà Ga. Ví dụ, tại nhà ga: Đội PCCC cơ sở của Công ty DV Hàng không Sân bay Nội Bài, Đội PCCC của văn phòng Jetstar, Đội PCCC của Công ty DV HK Thăng Long ( nhà hàng Lucky)..

  • Tuyên truyền vận động quần chúng PCCC: tuyên truyền thông qua mở lớp tuyên truyền, thông qua Hội nghị về PCCC, thông qua làm rõ trách nhiệm của cá nhân tổ chức trong công tác PCCC, thông qua phát thanh nội bộ, qua tờ rơi, hình ảnh niêm yết; tại mỗi khực trong nhà ga cần niêm yết các sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn.

Đối với hành khách đi qua nhà ga: Khi đến nhà ga, hành khách phải quan sát nắm sơ bộ đặc điểm kiến trúc nhà ga có liên quan đến công tác PCCC, như bố trí mặt bằng, lối, đường, cầu thang thoát nạn; khách phải tìm hiểu nội quy PCCC nhà ga, xem kỹ sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, tiêu lệnh PCCC niêm yết tại nhà ga; hành khách không được hút thuốc hoặc mang theo chất nguy hiểm cháy nổ vào nhà ga; phải lắng nghe chỉ dẫn bằng hệ thống âm thanh nội bộ nhà ga..

  • Kiểm tra kỹ thuật an toàn PCCC.

Các giải pháp kỹ thuật :

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cháy cho nhà Ga. Đặc biệt trong bố trí mặt bằng kinh doanh dịch vụ: hạn chế số lượng chất cháy ( hiện đang cho phép mỗi nhà hàng ăn uống chỉ sử dụng 01 bình Gas, chỉ thay gas vào một khoảng thời gian nhất định), việc thay thế gas cần có sự kiểm tra của nhân viên an ninh hàng không, của chủ nhà hàng, doanh nghiệp cần thay gas…; sử dụng các thiết bị tự động kiểm tra và điều chỉnh áp suất, nhiệt độ, kiểm tra rò rỉ gas vv…

+ Nội dung thứ hai : Đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong điều kiện cháy.

- Để thực hiện được nội dung này cần phải có thẩm duyệt thiết kế về PCCC với các vấn đề chính như: chống tụ khói; lối và đường thoát nạn; hệ thống chống sét; hệ thống thông gió, đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn vv…Đối với các đơn vị thuê mặt bằng khai thác hoạt động tại nhà ga, khi tiến hành cải tạo, lắp đặt cần tuân thủ các quy định an toàn PCCC và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà Ga và cơ quan Cảnh sát PCCC.

- Cần chú ý một số kỹ năng thoát nạn như: Hàng ngày đi làm phải chú ý quan sát lối thoát nạn, đặc biệt trong khu vực cách ly ( ví dụ lối thoát nạn phải là lối ra, cầu thang bộ đảm bảo chông tụ khói, có chiếu sáng sự cố…); phải trấn tĩnh tinh thần, phán đoán nhận định, ví dụ khi mở cửa gian phòng để thoát ra ngoài, cần kiểm tra nhiệt độ bên ngoài gian phòng bằng cách hơ tay qua lại…nếu mở cửa phải mở hé, che được mặt; nếu thoát nạn men theo hành lang thì bò thấp men theo chân tường; phải luôn vận động, không được nấp trốn như trốn trong nhà tắm, vệ sinh; cần thiết phải băng qua lửa để ra nơi an toàn thì dừng khăn ướt trùm mặt, người băng qua gianh giới nguy hiểm.

+ Nội dung thứ ba : Ngăn chặn sự phát triển của đám cháy bằng cách:



  • Áp dụng các bộ phận ngăn cháy chung (tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, khoang cháy, màn ngăn cháy, cửa ngăn cháy) và các bộ phận ngăn cháy cục bộ để giảm đến mức thấp nhất diện tích có thể của đám cháy.

  • Đảm bảo khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các gian phòng, quầy hàng, giữa các khu vực, sảnh nhằm mục đích chống cháy lan do nhiệt bức xạ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của lực lượng, phương tiện chữa cháy.

  • Có giải pháp ngăn cách sự cháy lan theo đường ống kỹ thuật, trần kỹ thuật, bởi những vị trí đó dễ tạo cháy lan rộng ra toàn bộ nhà ga.

+ Nội dung thứ tư : Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chữa cháy và cứu nạn như sử dụng tổng hợp các biện pháp, lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động; đảm bảo các yêu cầu trong quy hoạch mặt bằng tổng thể vv…

Tóm lại : Công tác phòng cháy là một mặt quan trọng của công tác phòng cháy và chứa cháy nói chung. Phòng cháy có mối liên hệ mật thiết với công tác chữa cháy. Trong quá trình tiến hành công tác PCCC phải biết kết hợp chặt chẽ giữa phòng cháy và chữa cháy, không được tách rời. Công tác phòng cháy phải tạo điều kiện thuận lợi cho chữa cháy và ngược lại.

2.3.3 Các biện pháp phòng cháy cơ bản là:

Biện pháp quần chúng

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng

- Tổ chức lực lượng quần chúng PCCC tại chỗ

- Hướng dẫn, tổ chức quần chúng PCCC

- Trang bị các phương tiện, dụng cụ PCCC tại chỗ: mỗi văn phòng, mỗi gian hàng, mỗi khu vực phải được trang bị thiết bị chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay..

- Lập và tổ chức thực tập phương án PCCC tại chỗ



Biện pháp quản lý hành chính

- Xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC như Luật, pháp lệnh, các quy định, quy chế tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật về an toàn PCCC…

- Tuyên truyền giáo dục mọi người nắm được các quy định về an toàn PCCC

- Kiểm tra đôn đốc giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn PCCC

- Xử lý kịp thời theo Pháp luật các hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC đối với từng cá nhân, tổ chức

3. Biện pháp khoa học kỹ thuật

- áp dụng khoa học kỹ thuật để chuyển các vật liệu dễ cháy thành không cháy hoặc khó cháy.

- Tạo các khoảng cách không để cháy lan và đảm bảo an toàn cho người khi thoát nạn.

- Sử dụng các phương tiện và công nghệ đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản chất cháy, chất nổ, nguồn nhiệt.

- Nghiên cứu áp dụng các phương tiện công nghệ phòng cháy và chữa cháy, chất chữa cháy.

- Nghiên cứu, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về PCCC cho quần chúng.



4. Biện pháp chiến đấu

- Phải có kế hoạch, phương án PCCC và được thực hiện, tập luyện thành thạo để tránh bị động khi cháy xảy ra: ví dụ báo động, tổ chức thực tập thoát nạn..

- Phải sẵn sàng về lực lượng luôn đảm bảo 24/24 giờ, người phải có sức khoẻ, có kiến thức PCCC, có lòng dũng cảm.

- Phải đảm bảo sẵn sàng về phương tiện chữa cháy, luôn luôn đảm bảo hoạt động tốt và được sử dụng thành thạo.

- Phải xử lý kịp thời, dứt khoát các trường hợp vi phạm như tạm thời đình chỉ hoạt đồng hoặc các vi phạm nghiêm trọng quy đinh ATPCCC trước khi cháy xuất hiện.

- Có kế hoạch tổ chức giải quyết hậu quả vụ cháy như bảo vệ hiện trường, điều tra vụ cháy, bảo đảm an ninh trật tự khu vực có cháy.



2.4MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHỮA CHÁY

2.4.1. Nguyên tắc dập tắt đám cháy của cơ sở

- Khi có cháy xảy ra thủ trưởng đơn vị là người trực tiếp chỉ huy chữa cháy hoặc uỷ nhiệm cho cán bộ chuyên trách PCCC của cơ sở

- Báo động trong toàn đơn vị bằng kẻng hoặc loa truyền thanh

- Cắt điện toàn bộ đơn vị hoặc riêng tại khu vực xảy ra cháy

- Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy Sân bay, CS PCCC theo số 114

- Nếu có người bị nạn thì tập trung lực lượng dùng các phương tiện chữa cháy hoặc các dụng cụ khác như dao búa... tạo ra lối thoát nạn, tổ chức sơ tán hàng hoá có nguy cơ cháy lan, bảo vệ hàng hoá.

- Tổ chức lực lượng phương tiện sẵn có kịp thời dập tắt đám cháy

- Phối hợp cùng lực lượng chữa cháy chuyên ngành, chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy

- Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường. Tổ chức khắc phục hậu quả do cháy gây ra

2.4.2. Các phương pháp chữa cháy

Để dập tắt đám cháy có thể sử dụng các phương pháp chữa cháy sau:

- Phương pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt độ cao để hạ thấp nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ của chất cháy đó.

Ví dụ: Phun nước vào đám cháy…

- Phương pháp làm loãng: Bằng cách làm loãng các chất tham gia phản ứng cháy, đưa các chất không tham gia phản ứng cháy vào vùng cháy.

Ví dụ: Phun khí CO2, Nitơ… vào đám cháy.

- Phương pháp kìm hãm phản ứng cháy: Bằng cách đưa vào vùng cháy các chất không tham gia phản ứng cháy có khả năng biến đổi chiều của phản ứng từ toả nhiệt thành thu nhiệt.

Ví dụ: Dùng cát, dùng Brometul (CH3br) dập tắt đám cháy.

- Phương pháp cách ly: Dùng các chất chữa cháy, các phương tiện, dụng cụ bao phủ lên bề mặt chất cháy, cách ly chất cháy với môi trường làm hơi chất cháy không tham gia vào vùng cháy, hoặc tạo khoảng cách ly chất cháy ra khỏi đám cháy.

Ví dụ: Phun bọt, bột vào đám cháy, dùng chăn dập tắt phuy xăng đ ang cháy…



2.4.3. Một vài nguyên tắc cữu chữa đám cháy mới phát sinh

- Khi cứu chữa đám cháy ngoài trời ta phải đứng trước chiều gió.

- Trước khi chữa cháy phải nhận xét đám cháy thuộc loại nào chất cháy gì, đám cháy có diện tích bao nhiêu, sử dụng loại phương tiện chữa cháy nào đạt hiệu quả cao nhất để từ đó tập trung lực lượng phương tiện cữu chữa đám cháy.

- Nếu hai đám cháy xảy ra cùng một lúc thì triển khai chữa cháy đám cháy đứng đầu gió hoặc đồng thời cùng một lúc chữa cháy hai đám cháy nều đủ cơ sở về lực lượng phương tiện chữa cháy.

- Cần phải tập trung lực lượng chặn đứng sự lan truyền của đám cháy bằng cách:

+ Dùng phương tiện chữa cháy chặn đứng sự cháy lan.

+ Phân tán hàng hoá có khả năng cháy lan tạo khoảng cách an toàn cho phép.

- Tuyệt đối không phun nước, phun bọt vào đám cháy thiết bị mạng điện, đám cháy có điện, đất đèn, kim loại kiềm.






Каталог: Resources -> Documents -> 2014
2014 -> NỘi dung tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầNG
2014 -> DỰ thảo tuyên truyền về CÔng tác phòng cháy và chữa cháY ĐỐi với các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> Của Bộ Xây dựng số 13/2006/QĐ-bxd ngày 19 tháng 04 năm 2006 Về việc ban hành tcxdvn 361 : 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế " BỘ trưỞng bộ XÂy dựNG
Documents -> 20 tcn 33 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế
2014 -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
2014 -> NỘi dung tuyên truyền công tác pccc các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> NHÀ MÁy sản xuất bình xịt thuốc diệt côn trùng aerosol

tải về 216.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương