BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc


* Hệ thống cầu hành khách và dẫn đỗ tàu bay



tải về 216.27 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích216.27 Kb.
#22934
1   2   3

* Hệ thống cầu hành khách và dẫn đỗ tàu bay:

- Cầu hành khách là thiết bị nối tàu bay với nhà ga hành khách bao gồm:

+ Cầu hành khách số 1A, 1B, 7A, 7B: Sử dụng hệ thống cấu hành khách của nhà sản xuất LO-Group.

+ Cầu hành khách số 2, 4A, 4B, 6, 9: Sử dụng hệ thống cấu hành khách của nhà sản xuất TEAM

+ Cầu hành khách số 5: Sử dụng hệ thống cầu hành khách của nhà sản xuất Shinmaywa.

- Hệ thống dẫn đỗ tàu bay là thiết bị dẫn tàu bay từ điểm đầu của đường Centerline đến điểm dừng đỗ của tàu bay tại khu vực có sự phục vụ của cầu hành khách, bao gồm:

+ Hệ thống dẫn đỗ tàu bay số 1, 5, 7, 9: Sử dụng công nghệ dẫn đỗ tự động DGS của nhà sản xuất Safegate;

+ Hệ thống dẫn đỗ tàu bay số 2, 4, 6: Sử dụng công nghệ dẫn đỗ bán tự động VDGS của nhà sản xuất TEAM.



* Hệ thống CUTE

Hệ thống CUTE của nhà ga T1 có tên là CREWS. Đây là sản phẩm được hãng phần mềm RESA (Cộng hòa Pháp) được phát triển dựa trên nền hệ điều hành của Window NT. Sản phẩm còn được gọi là CREWS NT.

Hệ thống CUTE cung cấp các tiện nghi dùng chung cho việc làm thủ tục hành khách tại quầy và các cửa lên máy bay cho các hãng hàng không khác nhau hoạt động tại nhà ga T1.

Hệ thống CUTE cũng cung cấp các kết nối đến hệ thống kiểm soát hành khách đi của các hãng hàng không (DCS) thông qua mạng SITA.

Ngoài ra, hệ thống CUTE còn được kết nối với máy chủ cở sở dữ liệu Database Server của hệ thống FIDS. Mục đích là để cung cấp giao diện dùng cho việc đóng mở màn hình thông báo bay từ quầy làm thủ tục (Check-in).

* Hệ thống xử lý hành lý

Hệ thống Xử lý hành lý tại Nhà ga hành khách T1 bao gồm:

- 70 quầy thủ tục check-in. Mỗi quầy gồm 01 băng cân, 01 băng gắn thẻ hành lý và 01 bộ xử lý và hiển thị tín hiệu cân.

- 350 băng chuyền các loại.

- 06 đảo trả hành lý đến: gồm 04 đảo trả hành lý đến nội địa và 02 đảo trả hành lý đến quốc tế.

- 08 đảo hành lý đi.

- 01 hệ thống phân loại hành lý (sorter): gồm 142 khay hành lý.

- 05 nhóm các băng chuyền phục vụ đọc thẻ hành lý và đưa hành lý vào hệ thống phân loại hành lý (IU).

- 03 trạm đọc thẻ hành lý tự động.

- 02 trạm đọc thẻ hành lý bằng tay.

- 18 tủ điện động lực và điều khiển.

* Hệ thống thông báo công cộng

Thiết bị hệ thống PAS bao gồm:

+ 03 bàn thông báo chính MAGPX34S và MAGPX34 có thể phát thông báo đến tất cả các vùng.

+ 24 micro thông báo hạn chế COMB1 được lắp đặt tại các vị trí trong nhà ga, chỉ có thể phát thông báo ở một khu vực nhất định.

+ 32 nhánh loa (32 Zone).

+ Bộ khuyếch đại công suất và các thiết bị khác tại phòng thiết bị R20, tầng 3 khu C có nhiệm vụ điều chỉnh, khuyếch đại tín hiệu âm thanh đủ lớn để đưa ra loa.

+ Máy tính chủ quản giám sát hệ thống phát thanh PAS nhà ga T1.

+ Máy tính trạm phát thanh tự động nhà ga T1.



* Hệ thống điện Nhà ga T1:

Hệ thống điện tại nhà ga T1 bao gồm:

- Hệ thống điện hạ thế nhà ga T1 được cấp từ trạm biến áp T5 có công suất đặt 3x2500KVA-22/0,4 KV, cấp từ 2 nguồn cao thế 22 KV-471E1 & 474E1. Phần hạ thế của trạm này nói với hệ thống máy phát điện dự phòng 2x1250 KVA tự động vận hành và cấp nguồn hạ thế khi mất điện lưới.

- Hệ thống phân phối điện trong nhà ga gồm 27 buồng điện, bao gồm buồng phân phối tổng (EGR) và các buồng phân phối phụ (ER-X00).

- Nguồn điện hạ thế nhà ga T1 được chia theo chức năng sử dụng: Nguồn động lực thông thường, nguồn chiếu sáng thông thường, nguồn chiếu sáng khẩn cấp (qua thiết bị UPS) và nguồn cấp cho các thiết bị quan trọng (qua thiết bị UPS)

* Hệ thống điều hoà thông thoáng Nhà ga T1:

- Hệ thống điều hoà không khí bao gồm 03 cụm máy làm lạnh nước, cấp cho 38 thiết bị phân phối tải lạnh kiểu AHU, 245 thiết bị phân phối tải lạnh kiểu FCU. Giám sát và điều khiển hệ thống bằng máy tính kết nối với hệ thống qua các tủ điều khiển BCU, UCPM.

- Hệ thống hút khói, van ngăn cháy nhà ga gồm 16 quạt hút khói, 192 van ngăn cháy và 52 cửa thoát khói hoạt động theo nguyên lý khi có cháy thì quạt hút sẽ hoạt động để hút khói ra ngoài đồng thời mở các cửa thoát khói để khói thoát ra tự nhiên trên mái nhà ga và đóng các van ngăn cháy trên đường ống gió của các AHU để chống cháy tràn lan. Giám sát và điều khiển trạng thái các quạt này bằng các tủ quản lý NCM,JCCP-FDP.

- Hệ thống hút khí thải các khu nhà vệ sinh gồm 18 cái hút khí thải cho 80 nhà vệ sinh trong nhà ga..

- Hệ thống điều hoà không khí, hút khói kết nối với hệ thống khác như FD, BMS.

* Hệ thống cửa tự động:

- Cửa tự động trong nhà ga T1 là loại cửa tự động DIVA 2 cánh trượt của hãng Portalp (Pháp). Nhà ga T1 có 36 cửa, bao gồm: 3 cửa nội địa về cánh A, 3 cửa quốc tế về cánh A, 3 cửa nội địa về cánh B, 3 cửa quốc tế về cánh B (giữa khu cách ly và sảnh tầng 1. Giữa khu cách ly và sân đỗ tầu bay ); 12 cửa tầng 1, 12 cửa tầng 2 (ngăn cách nhà ga và không gian bên ngoài).

- Các cửa được kết nối với hệ thống BMS (thông báo trạng thái hoạt động tốt/sự cố của cửa tự động) và hệ thống báo cháy - tự động mở các cánh cửa khi có sự cố cháy (chế độ thoát hiểm khẩn cấp) và khi mất nguồn điện cấp (trong trường hợp cửa đang ở chế độ mở 2 chiều).

- BMS: hệ thống giám sát toà nhà có chức năng giám sát tình trạng hoạt động của các cửa tự động.

- FD: Hệ thống báo cháy tự động kết nối với hệ thống cửa tự động với chức năng điều khiển mở cửa thoát hiểm trong tình huống khẩn nguy.

- Tình huống khẩn nguy: Tình huống khi xảy ra cháy, nổ tại nhà ga T1.



* Hệ thống thang máy, thang cuốn Nhà ga T1:

- Hệ thống thang máy, thang cuốn nhà ga T1 là sản phẩm của hãng Schindler-Thuỵ sỹ, bao gồm 13 thang máy và 09 thang cuốn.

- Hệ thống được điều khiển, giám sát bằng máy tính LOBBY VISION đặt tại phòng R09 tầng 3 khu C nhà ga T1.

- Hệ thống được kết nối với BMS để điều khiển và giám sát tình trạng hoạt động của các thang máy thang cuốn.

- Hệ thống FD kết nối với hệ thống thang máy, thang cuốn điều khiển các thang máy về dừng tại tầng thấp nhất, mở cửa trong tình huống khẩn nguy.

1.2.2 Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ nhà ga hàng hóa:

Nhà ga hàng hóa được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 44.388m2. Nhà ga có diện tích 12.800m2 được chia thành các khu nội địa, khu nhập khẩu, khu xuất khẩu, có hệ thống mái che dọc nhà ga rộng 10 mét (2.560m2) phía trước và 20 mét (5.120m2) phía sau nhà ga. Tổng diện tích nhà ga 38.000 m2, diện tích kho 20.500 m2, diện tích sân đỗ ô tô 17.500 m2, diện tích văn phòng 3.600 m2; nhà ga hàng hóa có 3 tầng, cách đường cao tốc khoảng 60 mét, kết cấu nhà khung thép tiền chế, tường gạch kết hợp vách ngăn khung nhôm kính, mái lợp tôn, các cửa kho sử dụng cửa nhôm cuốn (mở cửa điều khiển bằng điện và bằng tay từ phía trong kho). Công suất thiết kế 203.000 tấn hàng hóa mỗi năm, theo tiêu chuẩn quốc tế.



* Tầng 1:

- Gồm các kho hàng hóa, khu làm thủ tục xuất nhập hàng hóa quốc tế, nội địa, khu vực làm việc của một số văn phòng làm việc của các Công ty, Trung tâm: Trung tâm Dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài, Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài, Chi cục Hải quan cửa khẩu Nội Bài, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật...., cụ thể các khu vực khai thác:

+ Từ trục 1 đến trục 3 khai thác hàng quốc tế của Trung tâm Dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 3 đến trục 5 khai thác hàng xuất nội địa của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 5 đến trục 9 khai thác hàng xuất khẩu quốc tế của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 9 đến trục 18 khai thác hàng nhập khẩu quốc tế của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 18 đến trục 24 khai thác hàng xuất nhập khẩu quốc tế của Trung tâm Dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 4 đến trục 6 và từ trục 15 đến trục 20 xây dựng khu văn phòng cho thuê 03 tầng; một số khu vực có quầy làm thủ tục và phòng đặt máy soi tia X, còn lại là các khu vực kho.

+ Từ trục 24 đến trục 27 khai thác hàng xuất quốc tế (Samsung/nokia và các hàng hoá giá trị cao khác) của Trung tâm Dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 27 đến trục 31 khai thác hàng xuất quốc tế (Hàng hoá của các hãng hàng không khác) của của Trung tâm Dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 31đến trục 33 khai thác hàng nội địa của của Trung tâm Dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài.

+ Từ trục 29 đến trục 33 xây dựng khu văn phòng cho thuê 02 tầng; một số khu vực có quầy, kiốt làm thủ tục và phòng đặt máy soi tia X, còn lại là các khu vực kho.

- Chất cháy gồm thiết bị văn phòng, các loại hàng hóa có nguồn gốc từ xenlulô, gỗ, nhựa, chất dẻo, các kiện hàng có kích thước lớn vận chuyển bằng xe nâng hàng, xăng dầu từ ô tô, xe máy ở trong kho và bãi đậu xe ..…

- Nguồn nhiệt gây cháy: từ sự cố về điện trong hệ thống chiếu sáng, điện động lực, do sơ xuất khi sử dụng lửa trần, nhiệt trần, do sét...

- Sản phẩm cháy: khi xảy ra cháy có nhiều sản phẩm độc hại gây khó khăn cho công tác chữa cháy và thoát nạn.

- Khả năng cháy lan: đám cháy có thể cháy lan theo các kiện hàng hóa trong kho, lan theo các đường ống thiết bị, cáp điện dẫn đến cháy lớn.



* Tầng 2:

- Là khu vực làm thủ tục trả hàng của Trung tâm Dịch vụ ga hàng hoá Nội Bài, Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài, Hải quan xuất, quầy bán giải khát của ATS và văn phòng cho thuê.

- Chất cháy: gồm thiết bị văn phòng, tài liệu, tủ, bàn, ghế và thảm sàn.

- Nguồn nhiệt gây cháy: từ sự cố của hệ thống điện chiếu sáng và điện động lực, do sét...

- Sản phẩm cháy: khi xảy ra cháy có nhiều sản phẩm độc hại gây khó khăn cho công tác chữa cháy và thoát nạn.

- Khả năng cháy lan: đám cháy có thể cháy lan theo các khu làm thủ tục dẫn đến cháy lớn tầng 2, lan lên tầng 3 và xuống tầng 1.

* Tầng 3:

- Là khu vực văn phòng làm việc của các công ty và văn phòng cho thuê.

- Chất cháy gồm thiết bị văn phòng, tài liệu, tủ, bàn, ghế và thảm sàn.

- Nguồn nhiệt gây cháy: từ sự cố về điện trong hệ thống chiếu sáng, điện động lực, do sơ xuất khi sử dụng lửa trần, nhiệt trần, do sét...

- Sản phẩm cháy: khi xảy ra cháy có nhiều sản phẩm độc hại gây khó khăn cho công tác chữa cháy và thoát nạn.

- Khả năng cháy lan có thể cháy lan theo các phòng dẫn đến cháy lớn tầng 3 và lan xuống tầng 2 và tầng 1.



1.3 Thực trạng công tác PCCC đối với nhà Ga hàng không Nội Bài.

Nhà ga hàng không Nội Bài vừa là nơi tập trung đông người, tập trung nhiều chất cháy ở dạng hàng hóa, thiết bị máy móc. Nguy cơ phát sinh nguồn nhiệt luôn tiềm ẩn ở mọi vị trí trong và ngoài nhà ga. Với công suất theo thiết kế 6 triệu hành khách/năm nhưng nhà ga luôn phải gắng mình đón nhận sản lượng hành khách gấp đôi theo thiết kế, và 250 nghìn tấn hàng hóa qua Cảng. Mặt khác, với số lượng lớn thiết bị máy móc đã sử dụng quá công suất trong nhiều năm, luôn luôn có thể dẫn đến các sự cố kỹ thuật. Mặt bằng nhà ga, thường xuyên có sự cải tạo sửa chữa, đặc biệt là các thiết bị và sửa chữa tại các quầy hàng kinh doanh dịch vụ. Tất cả các yếu tố đó, càng tạo ra mức độ mất an toàn cháy nổ của nhà Ga.



- Chất cháy: Chủ yếu là hàng hóa trên các băng chuyền, băng tải, tại các cửa hàng miễn thuế, vật tư hàng hóa trong các kho ở tầng hầm, cáp điện, khí gas tại các khu vực bếp, các thiết bị văn phòng, xăng, dầu, mỡ trong các phương tiện giao thông trên sân đỗ ô tô;

- Nguồn nhiệt gây cháy: Từ sự cố về điện trong hệ thống chiếu sáng, điện vận hành thiết bị và điện động lực; từ sự cố của các phương tiện hoạt động trong Nhà ga; hoặc do sơ xuất khi sử dụng ngọn lửa trần; nguồn nhiệt do mụch đích phá hoại.

- Sản phẩm cháy: Khi xảy ra cháy có nhiều sản phẩm độc hại ( khói, khí, mùi làm suy giảm thể lực, khói bụi làm cản trở tầm nhìn) gây khó khăn cho công tác chữa cháy và thoát nạn;

- Khả năng cháy lan: Khi cháy có thể lan theo hệ thống cáp điện, trần giả, các đường ống kỹ thuật thông giữa các phòng, các tầng; lan qua các gian hàng lưu niệm; Khu vực giữa nhà ga có băng chuyền đưa hàng hoá ký gửi từ tầng 2 khu A, B qua tầng lửng xuống tầng 1 cánh D; lượng hàng hoá lưu thông trên băng chuyền lớn nếu xảy ra cháy có thể cháy lan theo băng chuyền gây khó khăn cho công tác chữa cháy;



- Thoát nạn: Số lượng người trong nhà ga lớn, có nhiều thành phần, đối tượng tham gia khai thác, làm việc do vậy khi xảy ra cháy có thể gây tâm lý hoảng loạn làm ảnh hưởng đến tổ chức thoát nạn và chữa cháy; phần lớn tâm lý nhân viên và khách khi đi trong các tầng nhà ga bằng thang máy, thang cuốn nên nếu xảy ra sự cố cháy nổ có thể sẽ khó khăn trong việc tìm cầu thang bộ, lối thoát nạn an toàn ra ngoài; nguy cơ chen lấn xô đẩy nhau, bị thương trong quá trình thoát nạn hoàn toàn có thể xảy ra.

ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CHÁY NỔ: Nhà ga Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, là cơ sở địa bàn trọng điểm về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Nếu xảy ra bất kỳ sự cố cháy, nổ tại ga hàng không Nội Bài nó sẽ gây tổn thất không chỉ mặt kinh tế, sức khỏe tính mạng của nhiều người, mà còn ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nó sẽ gián tiếp làm thiệt hại đến thông thương Quốc tế, đình trệ các chuyến bay có ý nghĩa đối ngoại Quốc gia.

Vì vậy, đòi hỏi công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ tại Nhà ga hàng không Nội Bài phải được quan tâm đặc biệt, đòi hỏi không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của các đơn vị khai thác, thuê mặt bằng, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên và của mỗi hành khách. Muốn làm được điều đó, mỗi người cần nêu cao ý thức, trang bị cho minh những kiến thức cơ bản về pháp luật PCCC, kiến thức về phòng cháy, kỹ năng về cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy. Nắm bắt đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của nhà Ga, để chủ động phòng ngừa không để cháy, nổ xảy ra, mà nếu có xảy ra sự cố thì biết cách tự cứu bản thân, hướng dẫn cho người khác thoát nạn, tham gia công tác cứu tài sản, chữa cháy.





II. Những nguy cơ có thể gây cháy, nổ và biện pháp phòng cháy trong nhà Ga.

2.1 Phân loại nguyên nhân cháy theo hành vi con người:

2.1.1 Cháy do đốt

Cháy do đốt là hành vi cố ý của con người gây ra với các động cơ và mục đích khác nhau.

- Đốt với động cơ phản cách mạng với các mục đích phá hoại về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, gây hoang mang dao động trong nhân dân, khủng bố, chống phá đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước… do bọn phản động, bọn gián điệp thực hiện

- Đốt để thiêu huỷ dấu vết vật chứng nhằm che dấu hành vi phạm tội trước đó chúng đã gây ra: như tham ô song đốt sổ sách, chứng từ; trộm cắp song rồi đốt…



  • Đốt do mâu thuẫn trong kinh doanh giữa các quầy hàng, bạn bè, yêu đương…

  • Đốt do bất mãn, vụ lợi thù tức cá nhân.

  • Đốt do bị tâm thần, điên… thực hiện

Những hành vi này sẽ bị khởi tố hình sự.

2.1.2 Cháy do vi phạm các quy định an toàn PCCC

Là hành vi cố ý không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện sai các quy định an toàn PCCC mà gây ra cháy, nhưng người gây cháy không mong muốn hậu quả xảy ra

Đây là trường hợp gây cháy tại những nơi có các nội quy quy định về PCCC được treo, kẻ, vẽ mà mọi người đều quan sát nhìn thấy được, đã được phổ biến, học tập như hút thuốc lá tại nơi cấm lửa, sử dụng chất cháy, nguồn nhiệt không đúng quy định.

Nếu để xảy ra cháy do vi phạm quy định PCCC thì có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 240 Bộ Luật hình sự.

Ví dụ 1: Chủ một công ty thuê mặt bằng khai thác tại nhà ga, trong quá trình kinh doanh, do không thực hiện đúng quy định trong sử dụng gas để đun nấu, nội quy PCCC không có, không có phương án tại chỗ, không có phân công trách nhiệm cụ thể trong công tác PCCC, để xảy cháy, gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp giá trị trên 50 triệu đồng hoặc thiệt hại tài sản cho các gian hàng, doanh nghiệp bên cạnh thì sẽ bị khởi tố phục vụ điều tra. ( cháy khu vực bếp đun gas của nhà hàng, không đảm bảo khoảng cách cháy lan gây cháy lan sang khu vực lân cận và lan ra toàn bộ nhà ga)

Ví dụ 2: Cảng hàng không Nội Bài là đơn vị chủ quản cho thuê mặt bằng kinh doanh, nếu không có quy định, yêu cầu thể hiện rõ đối với các đơn vị thuê mặt bằng về thực hiện quy định PCCC, khi đơn vị thuê mặt bằng tiến hành cải tạo, hàn cắt sửa chữa, hoặc do lắp đặt hệ thống điện không đảm bảo quy định, dẫn đến cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về taiì sản, tính mạng, liên quan đến bên thứ 3 thì có thể khởi tố vụ án hình sự. Hoặc ngược lại, khi đã có văn bản yêu cầu, quy rõ trách nhiệm cho đơn vị thuê mặt bằng, nếu để xảy ra cháy nổ tại đơn vị đó thì chủ đơn vị thuê mặt bằng hoặc nhân viên phụ trách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. ( cháy do Công ty kinh doanh hàng lưu niệm, trưng bày hàng hóa sát thiết bị tiêu thụ điện gây cháy gian hàng và cháy lan sang các gian hàng của đơn vị lân cận).



2.1.3. Cháy do thiếu tinh thần trách nhiệm

Là hành vi cố ý không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện sai trách nhiệm của mình trong việc quản lý chất cháy, nguồn nhiệt mà gây ra cháy; nhưng người gây cháy không mong muốn hậu quả xảy ra

Trong trường hợp này, người gây cháy có trách nhiệm pháp lý trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng chất cháy, chất nổ, nguồn nhiệt mà không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quy định an toàn PCCC, như thủ kho dùng lửa đun nấu trong kho gây cháy, người quản lý không nhắc nhở nhân viên hãng gas vào thay gas tại nhà hàng để họ gây cháy; do không thực hiện chế độ bảo dưỡng hệ thống băng tải, băng truyền sinh nhiệt ma sát gây cháy, lại không có người thường trực…

2.1.4. Cháy do sơ xuất bất cẩn

Là hành vi vô ý mà gây ra cháy cũng như vô ý gây ra hậu quả của cháy. Đó là các trường hợp do không hiểu biết về tính chất nguy hiểm cháy, nổ của chất cháy và nguồn nhiệt trong quá trình sử dụng; do nhầm lẫn trong thao tác, sử dụng chất cháy, nguồn nhiệt; do trình độ thấp, do sơ xuất bất cẩn…ví dụ: nhân viên mới vào làm việc tại nhà ga do không nắm vững quy trình vận hành máy phát điện dự phòng, vận hành sai quy trình để phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.



2.1.5. Cháy do sự cố kỹ thuật và tác động của hiện tượng thiên nhiên

Cháy do sự cố kỹ thuật và tác động của hiện tượng thiên nhiên là trường hợp sự cố kỹ thuật và hiện ượng thiên nhiên nằm ngoài khả năng giám sát, khống chế và ngăn chặn của con người và các thiết bị phương tiện bảo vệ.

Ví dụ: cháy do sét đánh, hệ thống điện trở nối đất của nhà ga phải được đo kiểm, hệ thống nối đất chống tĩnh điện của các thiết bị máy móc trong nhà ga phải được kiểm tra, bảo dưỡng, đo kiểm, nếu không đảm bảo thông số kỹ thuật, khi sét đánh, có thể gây chập cháy hệ thống máy chủ, hệ thống bộ đàm, hệ thống điện.

2.2 Phân loại cháy theo 3 nhóm nguyên nhân:

2.2.1 Cháy do tác động con người:

+ Cố ý đốt; vô ý, bất cẩn, thiếu tinh thần trách nhiệm trong sử dụng lửa trần, sử dụng thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt gây cháy:

Trong quá trình kinh doanh, lửa trần được sử dụng phổ biến có thể do yêu cầu của kinh doanh, do các sản phẩm cháy có nhiệt độ cao hoặc do vi phạm các quy định về PCCC (hút thuốc, đun nấu không đúng nơi quy định vv…).

Đặc điểm cơ bản của ngọn lửa trần là nhiệt độ của chúng lớn hơn so với nhiệt độ tự bốc cháy của chất cháy.

Ngọn lửa trần bao gồm :


  • Ngọn lửa của của đun nấu, thắp hương thờ cúng, do hút thuốc. Đối với chất lỏng, ngọn lửa cháy có thể đạt nhiệt độ 1100 đến 1300oC. Đối với bụi và các chất cháy thể rắn khác : 1000 đến 1200oC.

  • Ngọn lửa của các công việc sửa chữa cơ khí như : ngọn lửa hàn cắt kim loại trong quá trình sửa chữa cải tạo mặt bằng kinh doanh trong nhà ga, trong sửa chữa lắp đặt các biển quảng cáo. Sự nguy hiểm cháy ở đây không chỉ do tác động của ngọn lửa trần mà còn do các phần tử kim loại nóng chảy bắn vào môi trường xung quanh, que hàn cháy dở, các thiết bị máy móc bị tác động của ngọn lửa trần. Ví dụ ngọn lửa hàn hơi (ôxy-axêtylen) có nhiệt độ từ 2000 đến 3000oC, ngọn lửa hàn điện có nhiệt độ từ 3200 đến 3900oC.

  • Ngoài ra còn có ngọn lửa của các sản phẩm cháy có nhiệt độ cao và tia lửa khi làm việc của các buồng đốt và động cơ đốt trong như máy phát điện tại tầng hầm.

2.2.2.Cháy do sự cố bất thường: chạm chập điện, đường dây quá cũ, lớp cách điện bị hỏng..

+ Nguồn nhiệt hình thành do năng lượng cơ học :

Khi chuyển hoá các năng lượng cơ học thành năng lượng nhiệt tức là thực hiện được một công. Nhiệt độ đạt được trong trường hợp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể to = f(hệ số ma sát, nhiệt dung riêng, hệ số trao đổi nhiệt, nhiệt độ môi trường xung quanh … ).

- Do quạt thông gió của phòng máy chủ chạy 24/24h, không được bảo dưỡng, sinh ma sát gây cháy.

- Tia lửa tạo thành do va chạm giữa các vật rắn. Sự va đập của một số chất rắn với nhau có khả năng tạo thành tia lửa, một số trường hợp nhiệt độ của tia lửa này đạt đến 1500oC, lớn hơn nhiều so với nhiệt độ tự bốc cháy của nhiều chất cháy. Tuy vậy, khả năng truyền nhiệt nhỏ và tia lửa có kích thước không lớn lắm. Tia lửa thường xảy ra khi sử dụng và để va chạm giữa các dụng cụ bằng thép, do vật rắn rơi vào cánh quạt của hệ thống thông gió hút khói.

- Các vật bị nung nóng do ma sát. Mọi sự chuyển động tương đối giữa các vật khi tiếp xúc với nhau đều phải chi phí năng lượng để khắc phục công do các lực sinh ra. Năng lượng này sẽ chuyển thành nhiệt năng. Nhiệt toả ra do ma sát càng lớn thì nhiệt độ càng cao, làm nóng trục quay, vỏ thiết bị, băng tải hành lý, cầu thang cuốn.

+ Nguồn nhiệt hình thành do các phản ứng hoá học :

- Các chất tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, nhiều trường hợp nhiệt độ làm việc ( tlv )lớn hơn nhiệt độ tự bốc cháy( ttbc ).



Ví dụ : khi nhiệt phân êtylen từ sản phẩm dầu mỏ, ttbc = 530550oC, còn khí thoát ra khỏi lò nhiệt phân có to = 850oC >> ttbc.

Dầu mazut có ttbc = 380  420oC ở trong các thiết bị crăckinh bị nung nóng đến 500oC.

Butan và butylen có ttbc = 420 và 430oC. Khi thu nhận butađien to = 550  650oC.

Như vậy khi có sự rò rỉ thiết bị và đường ống, chúng thoát ra ngoài và gây cháy.

Trong sản xuất còn sử dụng một số chất có nhiệt độ tự bốc cháy nhỏ hơn nhiệt độ môi trường (ttbc = tmt ), ví dụ : etyl nhôm (C2H5)3Al có ttbc =  68oC; etyl nhôm clorua hai (C2H5)2AlCl có ttbc =  60oC; phốt pho trắng có ttbc < tomt ( nhiệt độ trong phòng sản xuất ).


  • Các chất tự bốc cháy khi tiếp xúc với nhau và tự phân huỷ do nung nóng hay tác động cơ học.

Một số chất hoá học không bền vững, có khả năng bị phân tích dưới tác dụng của nhiệt, va đập, ma sát. Những chất này thường là các hợp chất thu nhiệt nên quá trình phân huỷ thường toả nhiều nhiệt, ví dụ như hyđrô peroxit (H  O  O  H).

Những chất này có thể do hành khách hoặc kẻ xấu mang đến để tại sảnh của nhà ga hoặc các quầy dịch vụ, hoặc tại bãi đỗ xe.

+ Nguồn nhiệt hình thành do năng lượng điện :

Cháy do sự cố kỹ thuật tại các tủ phân phối điện trong nhà ga ( do bụi bẩn bám vào các điểm đấu nối, do điện áp tăng cao hơn mức cho phép)




Các sự cố về điện:


- Chập mạch: do chuột cắn vỏ cách điện hệ thống dây dẫn, gây chập mạch phát sinh nhiệt cháy tại hệ thống trần kỹ thuật của nhà ga.

- Quá tải: do quá tải cục bộ tại khu vực kinh doanh các nhà hàng, quầy dịch vụ, do một số vị trí mặt bằng được xây dựng, cải tạo bổ sung để cho thuê kinh doanh, lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện, gây quá tải.

- Điện trở tiếp xúc: do việc cải tạo, lắp mới một số thiết bị điện trong các đơn vị thuê mặt bằng, lâu ngày, do môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm) làm điểm đấu tiếp xúc kém dẫn đến phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.

- Do sắp xếp hàng hóa sát với hệ thống điện ( bóng điện, bảng điện, quạt sưởi, điều hòa).


Каталог: Resources -> Documents -> 2014
2014 -> NỘi dung tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầNG
2014 -> DỰ thảo tuyên truyền về CÔng tác phòng cháy và chữa cháY ĐỐi với các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> Của Bộ Xây dựng số 13/2006/QĐ-bxd ngày 19 tháng 04 năm 2006 Về việc ban hành tcxdvn 361 : 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế " BỘ trưỞng bộ XÂy dựNG
Documents -> 20 tcn 33 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế
2014 -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
2014 -> NỘi dung tuyên truyền công tác pccc các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> NHÀ MÁy sản xuất bình xịt thuốc diệt côn trùng aerosol

tải về 216.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương