BẢn cáo bạch ngân hàng thưƠng mại cổ phầN Á châU


DANH SÁCH NHỮNG CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON CỦA ACB, NHỮNG CÔNG TY MÀ ACB ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI ACB



trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích1 Mb.
#32950
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

DANH SÁCH NHỮNG CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON CỦA ACB, NHỮNG CÔNG TY MÀ ACB ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI ACB.


  1. NHỮNG CÔNG TY ACB NẮM GIỮ TỪ TRÊN 50% SỐ LƯỢNG CỔ PHẦN.

ACB có bốn (4) công ty con, bao gồm:


Tên Công ty

Địa chỉ

Vốn điều lệ

(Triệu đồng)



Tỷ lệ ACB nắm giữ

Công ty TNHH Chứng khoán ACB

09 Lê Ngô Cát, P.7, Q.3, TP.HCM.

250.000

100,00%

Công ty TNHH Quản lý nợ & Khai thác tài sản ACB

442 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM

340.000

100,00%

Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Bình Chánh

226 Kinh Dương Vương, P. An Lạc A, Q. Bình Tân, TP.HCM.

5.000

94,87%

Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn

134 Nguyễn Tri Phương, P.9, Q.5, TP.HCM

54.000

76,00%

Nguồn:ACB

    1. NHỮNG CÔNG TY GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CHI PHỐI ACB.

Không có.
  1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.


    1. TUYÊN BỐ MỤC TIÊU

“Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”

    1. SẢN PHẨM.

Với định hướng đa dạng hoá sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn, của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng, trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng. Hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sự khác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000.

Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và đang ngày càng tiến gần đến quy mô các NHTMNN.

Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Viêt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sữa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v...

Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.

Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua nhà và người bán, ACB cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB.

Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay.

ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường. Danh mục các sản phẩm phái sinh ACB cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng.

ACB tiên phong trong hợp tác với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng.

Với nguồn vốn huy động khá lớn, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các lọai trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng hàng năm. Các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS.

Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB được các khách hàng đón nhận và được nhiều tổ chức trong và ngoài nước bình bầu đánh giá cao qua các năm. Việc khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài dành cho ACB nhiều giải thưởng lớn là một minh chứng quan trọng cho điều này.


    1. THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ KÊNH PHÂN PHỐI.

      1. Thị trường.

        1. Khách hàng mục tiêu.

  • Cá nhân: Là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và vùng kinh tế trọng điểm;

  • Doanh nghiệp: Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lịch sử hoạt động hiệu quả thuộc những ngành kinh tế không quá nhạy cảm với các biến động kinh tế - xã hội.

        1. Địa bàn mục tiêu.

Là nơi khách hàng mục tiêu đang sống và làm việc.

Việc xác định khách hàng và địa bàn mục tiêu định hướng cho chiến lược mở rộng mạng lưới của ACB từ năm 2004 đến 2010. Việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch mới của ACB nhằm đưa ngân hàng đến gần khách hàng mục tiêu để có thể phục vụ được tốt nhất.



      1. Kênh phân phối.

Với định hướng “Hướng tới khách hàng”- năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối - kể từ khi thành lập ACB không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt. Đến tháng 10/2006, ngoài Hội sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, ACB đã có một Sở giao dịch, 69 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Sở giao dịch, 25 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.

  • Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh): sáu (6) chi nhánh và tám (8) phòng giao dịch.

  • Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): năm (5) chi nhánh và một (1) phòng giao dịch.

  • Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau): bốn (4) chi nhánh.

  • Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): ba (3) chi nhánh và một (1) phòng giao dịch.

    1. CÔNG NGHỆ.

ACB đã xây dựng Dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999 bởi vì ý thức rõ việc đầu tư sớm để nâng cao trình độ công nghệ tin học của mình là rất quan trọng. Giai đoạn I của Dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên là TCBS. Đặc điểm của hệ chương trình này là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử lý các giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ (relational) và tập trung (centralised), cho phép ngân hàng thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn để phục vụ khách hàng. Tất cả chi nhánh và phòng giao dịch đều được nối mạng với toàn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi rút tiền nhiều nơi. Hệ thống này cho phép Hội sở có thể kiểm tra kiểm soát hoạt động của từng nhân viên giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.

Từ giữa năm 2004, ACB khởi động giai đoạn II của Dự án, gồm có các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ tin học hiện nay của ACB, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Có thể nói ACB đã có bước đột phá đầu tiên ở giai đoạn I là chuyển mình từ một hệ thống gồm các mạng cục bộ sang một hệ thống mạng diện rộng, và ở giai đoạn II tiến thêm một bước nâng cao tính an toàn, bảo mật và năng lực tích hợp.

Một điều rất quan trọng là ACB làm chủ hoàn toàn được các ứng dụng TCBS. Đây là một loại năng lực cốt lõi mà không phải ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có được.

ACB là thành viên của Hiệp hội SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Ngoài ra, ACB cũng sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, gồm có Reuteurs Monitor, dùng để xem thông tin tài chính, và Reuteurs Dealing System, dùng để thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tài chính.



    1. AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ.

Quản lý rủi ro và từ đó tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo toàn vốn cho cổ đông là một trong các vấn đề được ACB đặc biệt quan tâm. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia thành các loại chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối), rủi ro vận hành.

Để quản lý các loại rủi ro nói trên, tổ chức quản lý rủi ro của ACB được bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. HĐTD là cơ quan quản lý rủi ro tín dụng. Hội đồng ALCO quản lý rủi ro thị trường. Phòng Quản lý rủi ro ở Hội sở có chức năng tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động hàng ngày của ACB để hỗ trợ Ban điều hành và Hội đồng ALCO trong việc quản lý rủi ro rủi ro thị trường. Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại ACB.

Với hệ thống tổ chức quản lý rủi ro đã được xây dựng hoàn chỉnh, với các chính sách quản lý rủi ro ngày càng hoàn thiện, việc bảo toàn vốn của cổ đông trong nhiều năm qua đã được đảm bảo, đồng thời tỷ suất lợi nhuận luôn tăng trưởng ổn định và duy trì ở mức cao.


    1. TĂNG TRƯỞNG.

Với chính sách sản phẩm, phát triển kênh phân phối và hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả trên nền công nghệ hiện đại ACB đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của khách hàng và đạt được sự tăng trưởng nhanh về cả bề rộng lẫn chiều sâu một cách bền vững và an toàn tạo tiền đề cho các bước tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai và chiếm giữ thị phần ngày càng lớn.

      1. Tăng trưởng vốn điều lệ.

Năm 1994, vốn điều lệ của ACB tăng từ 20 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Năm 1998, vốn điều lệ được nâng lên 341 tỷ đồng từ nguồn vốn cổ đông trong nước và các tổ chức nước ngoài. Năm 2005 Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

Phần vốn thặng dư từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài và lợi nhuận giữ lại hàng năm được dùng để tăng vốn điều lệ. Đầu năm 2006, vốn điều lệ ACB tăng đến 1.100,05 tỷ đồng.

Chi tiết quá trình tăng vốn thể hiện qua bảng sau:


Tháng/Năm

Vốn điều lệ (triệu đồng)

Hình thức tăng

06/1993

20.000

Thành lập mới

08/1994

70.000

Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông hiện hữu.

11/1998

341.428

Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn bên ngoài cho cổ đông trong và ngoài nước và tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

03/2003

423.911

Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

03/2004

481.138

Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

03/2005

600.000

Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

07/2005

656.180

Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông nước ngoài

08/2005

948.316

Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

02/2006

1.100.046

Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

Nguồn: ACB

Hiện tại, theo danh sách cổ đông chốt ngày 17/10/2006, Ngân hàng có 991 cổ đông, trong đó có 144 cổ đông bên trong và 847 cổ đông bên ngoài. Số lượng cổ phần và tỷ lệ nắm giữ tương ứng trong tổng số lượng là 25.325.156 chiếm tỷ lệ 23,02% và 84.679.500 chiếm tỷ lệ 76,98%.



      1. Huy động vốn.

Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2004 là 14.353.766 triệu đồng, đến 31/12/2005 là 22.341.236 triệu đồng. Tính đến thời điểm 30/9/2006, tổng vốn huy động đạt 31.670.517 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, đạt 46,52% trong năm 2004; 55,65% trong năm 2005 và đạt 41,76 % trong 9 tháng đầu năm 2006.

ĐVT: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Giá trị

Tỷ trọng

Tiền vay từ NHNN

68.670

967.312

49.000

0,15%

Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước

1.000.806

1.123.576

2.131.696

6,73%

Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác

243.950

265.428

260.712

0,82%

Tiền gửi của khách hàng

13.040.340

19.984.920

29.229.109

92,30%

Tổng vốn huy động

14.353.766

22.341.236

31.670.517

100,00%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.

Trong đó:



  • Tiền vay từ NHNN:

Đến 30/9/2006, vay từ NHNN là 49.000 triệu đồng thông qua kênh thị trường mở, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn huy động (0,15%). Tiền vay từ NHNN trong 9 tháng đầu năm giảm nhiều (gần 20 lần) so với năm 2005 và thấp hơn so với năm 2004.

  • Tiền gửi các tổ chức tín dụng trong nước:

Đến 30/9/2006, nguồn vốn huy động từ các TCTD trong nước đạt 2.131.696 triệu đồng, chiếm 6,73% tổng nguồn vốn huy động của ACB. Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước tăng lên qua các năm, năm 2005 có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2004 nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2006 đã tăng lên gần gấp đôi so với năm 2005.

  • Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác:

Các khoản vốn ACB nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác đến 30/9/2006 đạt 260.712 triệu đồng, chủ yếu là từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho các dự án của Chính phủ. Chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 0,82% trong tổng vốn huy động của ACB và phần chênh lệch tăng/giảm không đáng kể qua các năm.

  • Tiền gửi của khách hàng:

Tiền gửi của khách hàng trong nước đến 30/9/2006 là 29.229.109 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,3% trong nguồn vốn huy động của ACB, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 76,8% trong tổng nguồn, còn lại là tiền gửi thanh toán và tiền gửi ký quỹ.

Nguồn vốn huy động 2004 đến 30/9/2006.


ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Số dư

Tỷ trọng

Số dư

Tỷ trọng

Số dư

Tỷ trọng

Phân theo kỳ hạn

14.353.766

100,0%

22.341.236

100,0%

31.670.517

100,0%

- Ngắn hạn.

11.172.603

77,8%

17.770.904

79,5%

24.888.623

78,6%

- Trung, dài hạn.

3.181.163

22,2%

4.570.332

20,5%

6.781.894

21.4%

Phân theo cơ cấu

14.353.766

100,0%

22.341.236

100,0%

31.670.517

100,0%

- Ngoài nước

-

-

-

-

-

-

- Trong nước

14.353.766

100%

22.341.236

100%

31.670.517

100%

+ Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác.

243.950

1,7%

265.428

1,2%

260.712

0,8%

+ Tổ chức tín dụng.

1.069.476

7,5%

2.090.888

9,4%

2.180.696

6,9%

+ Khách hàng.

13.040.340

90,8%

19.984.920

89,4%

29.229.109

92,3%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.

Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là do huy động ngắn hạn, Năm 2004 chiếm 77,8%, năm 2005 chiếm 79,5% và tính đến 30/9/2006 chiếm 78,6% trong tổng nguồn huy động.

Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu chủ yếu là do huy động từ tiền gửi của khách hàng, năm 2004 chiếm tỷ trọng 90,8%, năm 2005 chiếm 89,4% và 9 tháng đầu năm 2006 chiếm tỷ trọng 92,3% và tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng ở mức cao, năm 2005 đạt 53,25%, đến 30/9/2006 đạt 46,26%. Vốn huy động từ các TCTD và vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác không đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.


      1. Sử dụng vốn.

ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay đến 30/9/2006 chỉ chiếm tỷ lệ 45,67% tổng nguồn vốn huy động. Phần nguồn vốn còn lại được gửi tại các TCTD dụng trong và ngoài nước hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán của các ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc các loại chứng khoán của Chính phủ.

        1. Tiền gửi TCTD trong và ngoài nước.

Nằm trong cơ cấu của phần nguồn vốn huy động được gửi tại các TCTD, tiền gửi tại các TCTD trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2004 là 3.846.155 triệu đồng, tương đương 95,96% tổng tiền gửi tại các TCTD; năm 2005 là 5.926.745 triệu đồng, tương đương 93.28% (tốc độ tăng đạt 54,09%). Sau 9 tháng đầu năm 2006, tiền gửi tại các TCTD trong nước đã đạt 10.260.176 triệu đồng, tương đương 66.13%, tốc độ tăng đạt 73,12%, chủ yếu là do tiền gửi có kỳ hạn bằng VND.

Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài cũng tăng rất cao, năm 2004 là 161.821 triệu đồng, năm 2005 là 427.153 triệu đồng, tăng 163,97%. Trong 09 tháng đầu năm 2006, tổng tiền gửi tại các TCTD nước ngoài đạt 5.255.341 triệu đồng, tăng 1.130,32% so với năm 2005.



ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

VND

Ngoại tệ

Vàng

Tổng

Tiền gửi tại các TCTD trong nước

3.846.155

5.926.745

8.326.243

1.933.933

-

10.260.176

Không kỳ hạn

122.777

209.387

66.243

59.023

-

125.266

Có kỳ hạn

3.723.378

5.717.358

8.260.000

1.874.910

-

10.134.910

Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài

161.821

427.153

-

1.813.456

3.441.885

5.255.341

Không kỳ hạn

105.161

109.918

-

1.797.445

3.441.885

5.239.330

Có kỳ hạn

56.660

317.235

-

16.011

-

16.011

Tổng tiền gửi

4.007.976

6.353.898

8.326.243

3.747.389

3.441.885

15.515.517

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006

        1. Đầu tư chứng khoán:

Năm 2004, tổng giá trị đầu tư chứng khoán có nguồn thu nhập cố định (trái phiếu) là 2.891.750 triệu đồng, chủ yếu là trái phiếu của TCTD, còn lại đơn thuần là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Năm 2005, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 4.823.767 triệu đồng, trong đó trái phiếu của TCTD chiếm 61,82%, trái phiếu Chính phủ chiếm 38,18%.

Tính đến 30/09/2006, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 3.705.280 triệu đồng, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm 43,55%; trái phiếu của TCTD 40,66%. Hoạt động đầu tư vào trái phiếu của tổ chức kinh tế trong nước đã bắt đầu được thực hiện, chiếm 15,79%.

ĐVT: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Giá trị

Tỷ trọng

Trái phiếu chính phủ

403.019

1.841.953

1.613.822

43,55%

TCTD khác

2.488.731

2.981.814

1.506.458

40,66%

Tổ chức kinh tế trong nước

-

-

585.000

15,79%

Tổng đầu tư chứng khoán

2.891.750

4.823.767

3.705.280

100,00%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006

        1. Hoạt động tín dụng.

Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến 30/9/2006, dư nợ cho vay đạt 14.464 tỷ đồng, tăng 51,25% so với cuối năm 2005. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán v.v.…

Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

ĐVT: triệu đồng



Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Số dư

% tăng

Số dư

% tăng

Số dư

% tăng

Tổ chức tín dụng (*)

61.238

-

181.681

196,68%

43.654

-75,97%

Khách hàng

6.698.437

-

9.381.517

40,06%

14.420.673

53,71%

Tổng dư nợ tín dụng

6.759.675

25,27%

9.563.198

41,47%

14.464.327

51,25%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.




        1. Chi tiết dư nợ cho vay và tạm ứng cho khách hàng.

          1. Theo loại hình cho vay.

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Cho vay ngắn hạn

3.387.962

4.851.873

8.170.474

Cho vay trung và dài hạn

2.909.626

4.010.283

5.807.165

Cho vay hợp vốn

292.367

458.705

407.011

Cho vay từ nguồn tài trợ chính phủ, các tổ chức quốc tế và tổ chức khác

98.466

60.656

36.023

Các khoản nợ chờ xử lý

10.016

0

0

Tổng

6.698.437

9.381.517

14.420.673

Dự phòng rủi ro tín dụng

-26.027

-20.825

-48.331

Danh mục cho vay (thuần)

6.672.410

9.360.692

14.372.342

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006

Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn, tiếp đến là cho vay trung và dài hạn. Nợ chờ xử lý được giải quyết triệt để từ năm 2005, kết quả đạt được là khoản mục này đã không còn số dư so với 10.016 triệu trong năm 2004.



          1. Theo loại tiền tệ.

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Cho vay bằng đồng Việt Nam

4.513.642

7.097.841

10.833.452

Cho vay bằng ngoại tệ

2.184.795

2.283.676

3.587.221

Tổng cộng

6.698.437

9.381.517

14.420.673

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006.

          1. Theo ngành nghề.

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Thương mại

1.162.612

1.990.939

3.898.909

Nông lâm nghiệp

145.220

129.252

78.639

Sản xuất và gia công chế biến

1.989.665

2.119.473

3.327.893

Xây dựng

200.805

318.852

389.537

Dịch vụ cá nhân và cộng đồng

2.789.251

3.621.374

5.233.829

Kho bãi, giao thông vận tải, và thông tin liên lạc

118.461

269.963

352.717

Giáo dục, đào tạo

2.088

30.968

47.633

Tư vấn, kinh doanh bất động sản

199.823

190.719

196.991

Khách sạn, nhà hàng

44.433

68.568

147.977

Dịch vụ tài chính

503

5.135

0

Khác

45.576

636.274

746.548

Tổng cộng

6.698.437

9.381.517

14.420.673

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006

Vị trí then chốt trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay sản xuất gia công chế biến, cá nhân và thương mại. Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của ba ngành này có thể kể đến các đóng góp từ chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách tín dụng linh hoạt.



          1. Theo khu vực.

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Thành phố Hồ Chí Minh

5.250.452

6.960.194

10.509.369

Đồng bằng Sông Cửu Long

442.866

674.852

499.473

Miền Trung

160.428

371.225

631.687

Miền Bắc

844.691

1.375.246

1.990.262

Miền Đông

0

0

789.882

Tổng

6.698.437

9.381.517

14.420.673

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006

Tình hình biến động trong dư nợ cho vay tại năm khu vực địa lý vẫn đi đúng định hướng chiến lược kinh doanh và phản ánh đúng tiềm năng kinh tế, hoàn cảnh cạnh tranh ở từng địa bàn.

Với vai trò là hạt nhân kinh tế của cả nước, khu vực TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương hấp thu nguồn vốn tín dụng cao.

Mới xuất hiện trong danh mục cho vay của năm 2006, thị trường miền Đông Nam bộ đã chứng tỏ được tiềm năng của mình thông qua số dư nợ chiếm 5,48% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.



          1. Theo thành phần kinh tế.

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Doanh Nghiệp nhà nước.

623.449

1.052.334

1.424.898

Công ty cổ phần và TNHH.

2.058.633

3.356.089

5.218.124

Hợp tác xã.

785

3.410

2.314

Công ty liên doanh.

100.324

118.113

235.348

Công ty 100% vốn nước ngoài.

165.838

104.032

253.230

Cá nhân, nông dân và thành phần khác.

3.749.408

4.747.539

7.286.759

Tổng cộng

6.698.437

9.381.517

14.420.673

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006

Nhìn chung, cơ cấu cho vay theo các loại hình kinh tế không có nhiều thay đổi. Trong đó nhóm khách hàng là công ty cổ phần và công ty TNHH chiếm tỷ trọng dư nợ ở mức cao (lớn hơn 30%) qua các thời điểm cuối năm 2004, 2005 và 30/9/2006.



          1. Nợ quá hạn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo, cụ thể trong nhiều năm qua, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1%.

      1. Dịch vụ và kinh doanh ngoại hối.

ĐVT: triệu USD

Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Doanh số kinh doanh ngoại tệ

2.939

3.756

5.220

Hoạt động thanh toán










- Doanh số thanh toán Quốc tế

539

985

1.232

- Doanh số chuyển tiền nhanh Western Union

58,3

83,5

77,3

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2004, 2005 và đến hết ngày 30/9/2006

        1. Kinh doanh ngoại tệ.

Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các loại ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, GBP, AUD, v.v., Phòng Kinh doanh ngoại hối của ACB còn cung cấp cho khách hàng một số ngoại tệ khác ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng Baht Thái Lan (THB), Krone Đan Mạch (DKK), Krone Thụy Điển (SEK), v.v. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 5.220 triệu USD (quy tương đương) trong 9 tháng đầu năm 2006.


Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Doanh số kinh doanh (triệu USD)

2.939

3.756

5.220

Lãi kinh doanh (triệu đồng)

5.028

4.891

1.468

Nguồn: ACB

        1. Kinh doanh vàng.

Từ năm 1998 ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện huy động và cho vay bằng vàng, ACB hiện đang là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực này và trở thành nhà kinh doanh vàng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Là ngân hàng đầu tiên được NHNN cho phép kinh doanh vàng ở nước ngoài và kinh doanh vàng trên tài khoản, ACB đã góp phần trong việc bình ổn giá vàng tại Việt Nam. Đây là một mảng kinh doanh phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Để có thể đem lại hiệu quả cao với rủi ro tối thiểu, ACB đã có đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, có tính kỷ luật trong hoạt động nghiệp vụ, và tuân thủ đầy đủ các quy định của hệ thống kiểm soát rủi ro thị trường. Lợi nhuận từ kinh doanh vàng năm 2004 là 3.754 triệu đồng, năm 2005 là 9.749 triệu đồng, 9 tháng năm 2006 là 16.005 triệu đồng.

        1. Hoạt động thanh toán trong nước.

Với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng 191 tài khoản nostro, hoạt động thanh toán trong nước của ACB đã không ngừng tăng trưởng. Các thống kê về tình hình phân bổ chi nhánh, phòng giao dịch và tài khoản nostro của ACB theo từng khu vực địa lý cho đến cuối tháng 9/2006 như sau:


Tỉnh/ thành

Số lượng chi nhánh,

phòng giao dịch

Số lượng

TK nostro

TP. HCM (*)

43

65

Hà Nội

9

20

Hải Phòng

3

16

Đà Nẵng

2

16

Huế

1

10

Hội An

1

9

An Giang

1

7

Đắc Lak

1

7

Cần Thơ

1

9

Khác

9

32

Tổng cộng

71

191

Nguồn: ACB.

(*) Bao gồm cả Hội sở.

Ngoài 48 tài khoản nostro duy trì ở hai khu vực kinh tế trọng điểm là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng từ 5 đến 10 tài khoản nostro mở tại mỗi tỉnh, thành còn lại đã giúp ACB đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng trong thời gian qua. Tính đến 30/9/2006, tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán trong nước đã đạt được 7,900 triệu đồng, bằng cả năm 2005.



        1. Thanh toán quốc tế.

Là một dịch vụ truyền thống của Ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB. Trong những năm gần đây, ACB đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ, v.v. Lượng ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu khá ổn định. Kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm như sau:

Năm

2004

2005

30/9/2006

Doanh số

Tốc độ tăng

Doanh số

Tốc độ tăng (*)

Doanh số Thanh toán quốc tế (triệu USD)

539

985

82,75%

1.232

25,08%

Phí dịch vụ Thanh toán quốc tế (tỷ VND)

21,7

30,9

42,40%

33,3

7,77%

Nguồn: ACB.

        1. Các dịch vụ thanh toán khác.

          1. Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.

Từ năm 1994, ACB đã là đại lý của tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union (WU). Đến nay, ACB có hơn 360 điểm chi trả tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Doanh số chuyển tiền hàng năm đạt trên 55 triệu USD. Hoạt động WU của ACB đạt hiệu quả cao.

          1. Dịch vụ thẻ.

ACB là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và MasterCard. Trong năm 2003, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron. Năm 2004, ACB tiếp tục phát hành thẻ MasterCard Electronic. Trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp những tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Thẻ ACB đã góp phần tạo nên thương hiệu ACB trên thị trường và tạo nguồn thu dịch vụ đáng kể.

CÁC SỐ LIỆU VỀ THẺ NĂM 2004, 2005 VÀ ĐẾN 30/9/2006

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Số lượng thẻ phát hành

Thẻ

80.601

145.267

193.207

Thẻ quốc tế

Thẻ

62.767

123.063

170.270

Thẻ nội địa

Thẻ

17.834

22.204

22.937

Số lượng đại lý

Đại lý

4.790

5.584

5.972

Doanh số giao dịch chủ thẻ

Triệu đồng

841.516

1.265.800

1.261.164

Nguồn: ACB.

          1. Dịch vụ ngân hàng điện tử.

Nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng Việt Nam các sản phẩm của một ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong năm 2003, ACB đã chính thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: Internet banking, home banking, phone banking và mobile banking, mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích. ACB là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử nhằm mã hóa bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng, tăng độ an toàn khi sử dụng dịch vụ home banking. Từ năm 2004, ACB cũng đã đưa vào hoạt động Tổng đài 247, cung cấp thêm các tiện ích cho khách hàng thông qua kênh điện thoại. Tổng đài này được phát triển thành Call Center vào tháng 4/2005.

Trong cơ cấu thu dịch vụ của ngân hàng, thu về dịch vụ bảo lãnh và thanh toán (chuyển tiền, thanh toán quốc tế, WU, thẻ tín dụng) chiếm gần 90%. Phần còn lại là các dịch vụ khác bao gồm trung gian thanh toán nhà đất, các dịch vụ về ngân quỹ.



        1. Hoạt động ngân hàng đại lý.

Quan hệ ngân hàng đại lý nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, chuyển tiền, mua bán và kinh doanh ngoại tệ, vàng, v.v. Số ngân hàng đại lý không ngừng tăng lên qua các năm. Đến 30/9/2006, số lượng ngân hàng đại lý của ACB trên thế giới là 312 ngân hàng và tập đoàn tài chính với 6.188 chi nhánh trải rộng trên toàn cầu.


Khoản mục

Năm 2004

Năm 2005

30/9/2006

Đại lý

5.615

5.685

6.188

Ngân hàng

204

243

312

Quốc gia

106

118

125

Nguồn: ACB.

Bên cạnh đó, ACB còn tham gia vào nhiều chương trình tín dụng của các định chế tài chính quốc tế như: Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Liên minh Châu Âu; Quỹ phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Chương trình Bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Tổ chức Viện trợ và Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), v.v. Ngoài ra, ACB cũng đang tiếp nhận chương trình hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài nhằm nâng cao năng lực quản trị và điều hành.



    1. NHÂN SỰ

ACB rất quan tâm đến nhân tố con người. Nhận thức được rằng một hệ thống hoạt động hoàn hảo là bởi có những con người vận hành giỏi và nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB, công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống.

Khi mới thành lập, ACB chỉ có 27 nhân viên. Đến nay, nhân sự của ACB đã lên đến 2.722 người, tăng hơn 100 lần. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, Đội ngũ nhân sự của ACB hàng năm tiếp tục được bổ sung chủ yếu từ các trường Đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.. Nguồn nhân lực ACB được đánh giá là được đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm.

Việc xây dựng môi trường làm việc năng động với cơ chế về lương thưởng phúc lợi và thăng tiến nghề nghiệp minh bạch, tạo dựng văn hóa ACB được chú trong đặc biệt và là chiến lược khá dài hạn. Đạo đức nghề nghiệp và sự sáng tạo cá nhân luôn được khuyến khích phát triển.


    1. CÁC DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐANG THỰC HIỆN.

      1. Trung tâm ATM.

Theo kế hoạch đến năm 2010 ACB sẽ có ít nhất 600 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc. Việc triển khai phát hành và thanh toán bằng thẻ ATM sẽ góp phần phổ cập phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Với những tính năng ưu việt, thẻ thanh toán sẽ dần điều chỉnh thói quen sử dụng tiền mặt trong cộng đồng dân cư.

      1. Mở thêm công ty trực thuộc.

Tháng 4/2006, HĐQT đã đồng ý về nguyên tắc thành lập hai công ty trực thuộc là Công ty quản lý quỹ và Công ty cho thuê tài chính. Hiện nay ACB đang hoàn tất thủ tục để trình NHNN cấp giấy phép hoạt động cho 2 công ty này.

      1. Mở rộng mạng lưới hoạt động.

Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2006, ACB sẽ mở thêm chín chi nhánh/phòng giao dịch, nâng tổng số chi nhánh/phòng giao dịch của ACB lên 80. Kế hoạch năm 2007,dư kiến tổng số chi nhánh/phòng giao dịch của ACB sẽ đạt đến 100. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, mỗi năm phát triển thêm tối thiểu tám chi nhánh/ phòng giao dịch.

      1. Phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Phương án phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi đã được ĐHĐCĐ thông qua ngày 31/8/2006 và được NHNN chấp thuận ngày 25/9/2006. Trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá là 1 triệu đồng, kỳ hạn năm (5) năm, lãi suất 8%/năm, cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu, lãi trả hàng năm, được phát hành cho cổ đông hiện hữu nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn, đầu tư hiện đại hoá Ngân hàng và mở rộng mạng lưới hoạt động, giúp Ngân hàng triển khai từng bước các hoạt động đầu tư đồng thời duy trì các chỉ số tài chính cân đối và an toàn.

Số lần dự kiến phát hành: gồm 02 đợt



  • Đợt 1: Phát hành 1.650 tỷ đồng trái phiếu. Thời điểm chốt danh sách cổ đông có quyền mua trái phiếu là 17 giờ ngày 09/10/2006. Cổ đông được mua số lượng trái phiếu theo tỷ lệ cổ phần đang sở hữu. Thời hạn đăng ký và hòan tất việc thanh toán từ 10/10/2006 đến 17 giờ ngày 15/10/2006. Các chi tiết khác được quy định trong Quy chế phát hành trái phiếu chuyển đổi ban hành ngày 02/10/2006. Đợt 1 đã thực hiện thành công vào ngày 15/10/2006.

  • Đợt 2: phát hành 1.350 tỷ đồng trái phiếu từ năm 2007. Thời điểm phát hành do HĐQT quyết định.

Thời hạn chuyển đổi:

  • 1.100 tỷ đồng trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong quý I năm 2007. HĐQT sẽ thông báo cho cổ đông 15 (mười lăm) ngày trước khi chuyển đổi.

  • 1.900 tỷ đồng trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông từ năm 2008 đến năm 2011. Thời điểm chuyển đổi do HĐQT quyết định.

Tỷ lệ chuyển đổi: trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu theo mệnh giá của cổ phiếu vào thời điểm chuyển đổi. Số trái phiếu của mỗi trái chủ được chuyển đổi thành cổ phiếu trong từng đợt được xác định theo tỷ lệ thống nhất do HĐQT quy định, áp dụng chung cho tất cả trái chủ.

Việc chuyển đổi sẽ được thực hiện theo “Quy chế phát hành TPCĐ của Ngân hàng Á Châu” ban hành kèm theo Quyết định số 508/NVQĐ-PC.06 ngày 02/10/2006 của chủ tịch HĐQT ACB. Sau khi đăng ký giao dịch, việc công bố thông tin và đăng ký giao dịch bổ sung lượng cổ phiếu mới phát sinh sau chuyển đổi sẽ được thực hiện theo quy định của TTGDCK Hà Nội.





  1. Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương