Biển-đức XVI. Những Trao Đổi Cuối Đời. Với Peter Seewald



tải về 1.13 Mb.
trang13/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.13 Mb.
#39400
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   61
Là cảnh sát ông thường phải đổi chỗ. Trong 35 năm hành nghề có tới 14 lần đổi nơi làm việc. Đa phần là do ông muốn. Tại sao vậy?
Tôi không thể giải thích được, nhưng trong máu nhà Ratzinger có chút gì không ổn. Chính tôi cũng là người lang thang nhiều…
Vì ông phải chuyển chỗ làm nhiều, nên mới lập gia đình trễ?
Đúng. Và tôi nghĩ, có lẽ cũng cả vì ông lưỡng lự trước ý hướng muốn làm tu sĩ.
Và mẹ Ngài cũng lập gia đình trễ?
Có lẽ cũng vì công ăn việc làm của bà.
Mẹ Ngài là một đứa con ngoài giá thú. Ngài biết điều này lúc nào?
Khá sớm, lúc ở Aschau, dù lúc đó tôi chưa hiểu gì về khái niệm này. Chuyện như thế này: Là công chức, ba tôi phải có một sổ „Chứng minh dân Arier (Đức)“, để minh chứng minh ông và bà là dân Arier. Đối với ông chẳng có khó khăn, là vì có thể lấy được giấy tờ từ phòng hộ tịch. Còn mẹ xuất thân từ miền Tirol thuộc Í-đại-lợi. Linh mục chánh xứ Aschau phải thư đi thư lại với chính quyền xã ở Tirol mãi. Khi làm giấy, mới biết bà là đứa con ngoại hôn. Mãi sau này tôi mới hiểu ra chuyện này.
Ngài coi đó là một tình tiết có uẩn khúc?
Chẳng coi là gì cả. Lời khai của mẹ quá thuyết phục, chẳng phải cần bằng chứng đạo đức nào cả.
Bà có biết ai là cha của mình hay không?
Hiển nhiên biết, chính là người sau đó đã cưới mẹ của bà.
Nhưng ông Rieger, người thợ cả làm bánh, lúc đầu đã không làm giấy chính thức hóa cho đứa con, tại sao?
Đó là một thiếu sót về mặt luật pháp. Mẹ tôi là đứa con đầu của hai người. Cả đứa thứ nhì, cậu Benno, cũng là con ngoại hôn. Họ đã hứa hôn, nhưng không có chỗ ở thường trú. Và ông đã cưới bà ở Rimsting, nơi hai người có một tiệm bánh. Ông nói, khi cha mẹ đã lấy nhau, con gái đương nhiên trở thành con giá thú. Bà ngoại rất nghiêm và khó tính, còn ông ngoại thì nhân từ và dễ thương. Ông rất thương bà – và bà cũng thương ông.
Còn Ngài? Ngài có được bố ruột chấp nhận và thương yêu không?
Có. Ngay từ lúc còn bé. Tôi nhận được rất nhiều ưu ái và tình thương của ba. Đặc biệt từ tháng tư 1937 sau khi về hưu, ông thường đi dạo với tôi và kể cho tôi nghe về thời niên thiếu của ông. Năm 1938, vì túng thiếu mẹ phải đi nấu thuê ở Reit im Winkl và anh chị không còn ở nhà nữa, chúng tôi cùng nhau đi dạo mỗi ngày. Ông đúng là một nhà tiểu thuyết, ông có rất nhiều câu truyện hồi hộp để kể cho tôi nghe. Tôi tin rằng, những câu truyện đó không những được kể cách hồi hộp, mà chính ông cũng hồi hộp khi kể chúng. Đó là những câu truyện về gia đình. Về một đôi vợ chồng, họ làm sao để quen nhau, chuyện gì đã xẩy ra trong nhà họ v.v., đúng là những truyện tiểu thuyết về quê hương.
Cuộc sống gia đình của ba mẹ Ngài ra sao?
Rất tốt, mặc dù tính khí của hai người rất khác nhau. Mẹ thì niềm nở, ân cần, tình cảm, ít lí sự. Bà quen sống với những gì bất chợt, hiện tại, không tính toán. Vì thế lối sống hai người rất khác nhau. Thỉnh thoảng cũng có những đụng độ làm chúng tôi đau lòng, nhưng chúng tôi biết, những va chạm đó không thể nào phá vỡ được sự gắn bó sâu xa của ông bà.
Ngài có lần nói, ba tôi nghiêm, có lẽ quá nghiêm. Cái nghiêm đó thể hiện ra sao?
Phải nói là, càng ngày ông càng trở nên bớt nghiêm. Với tôi, ông không khắt khe như với anh chị tôi. Cái nghiêm đó thể hiện qua những đòi hỏi đúng giờ và chính xác, qua việc la mắng om sòm hoặc đôi khi bợp tai, nếu làm gì vượt quá giới hạn cho phép. La mắng hay bợp tai thời đó là những phương tiện giáo dục bình thường. Chúng tôi biết, mình phải sống đâu ra đó: phải giữ luật đạo, giữ thói quen gia đình và giữ luật chung. Ông là người trực tính, thật thà và muốn mọi người cũng sống theo con đường đó. Và mình cảm được ngay là ông sẽ không bỏ qua cho đâu, nếu mình sống lằng nhằng.
Về sau Ngài khen một trong những vị giáo sư của mình ở Freising về việc ông „chống lại lòng đạo gò bó của thế kỉ thứ 19“. Ngài viết: „Đối với tôi, đó là một bước tiến quyết định.“ Có lẽ ba của Ngài cũng quá cứng nhắc trong việc sống đạo?
Hãy nói như vầy: Ông bị ảnh hưởng rất mạnh bởi vị phó xứ, mà chúng ta đã nói đến trên kia. Ông phó xứ vốn là người rất tốt. Xem thế, thì ba tôi đã được huấn luyện sống theo tinh thần đạo gò bó của thế kỉ 19. Ngày nay ta có thể cho rằng, như thế là phần nào quá nhiệm nhặt. Nhưng mình không thể lấy khung cảnh ngày nay để so với khung cảnh ngày xưa được.
Những gì Ngài viết về thời niên thiếu hầu hết đều mang vẻ lãng mạn. Có lần Ngài bảo, „thiên đàng cũng giống như thời niên thiếu của tôi“. Điều đó nói lên ước mong của Ngài được sống trong sự ổn định?
Đúng.


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương