Bài phưƠng pháp lấY, BẢo quản và VẬn chuyển bệnh phẩm hô HẤP


Kỹ thuật lấy bệnh phẩm dịch tỵ hầu



tải về 55 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2022
Kích55 Kb.
#52752
1   2   3   4
BÀI 4.BP ĐƯỜNG HÔ HẤPdocx

5. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm dịch tỵ hầu
- Yêu cầu bệnh nhân ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, mặt hơi ngửa, trẻ nhỏ thì phải có người lớn giữ.
- Người lấy bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70 độ, tay đỡ phía sau cổ bệnh nhân.
- Tay kia đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu (que tăm bông mềm) vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.
Lưu ý: nếu chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút que lấy mẫu ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy que lấy mẫu chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại, xoay tròn rồi từ từ rút que lấy mẫu ra
- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5-10 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa.
- Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra.
- Đặt đầu que lấy mẫu vào ống đựng bệnh phẩm và bẻ cán que lấy mẫu tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài của ống nghiệm.
Lưu ý: Que ngoáy dịch tỵ hầu sẽ được để chung vào ống môi trường chứa que lấy mẫu lấy dịch ngoáy họng nếu lấy cả hai loại.
- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.



Đưa que lấy mẫu vô trùng vào thẳng phía sau một bên mũi (không hướng lên trên), dọc theo sàn mũi tới khoang mũi hầu

Hình 1: Lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu
6. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm dịch họng
Họng và đường hô hấp trên là nơi cư trú của rất nhiều loại vi khuẩn. Lấy bệnh phẩm họng rất dễ nhưng lấy chính xác, đúng vị trí tổn thương lại rất khó.
- Để bệnh nhân ngồi ngay ngắn, quay mặt ra nguồn ánh sáng. Tốt nhất là có đèn soi.
- Dùng đè lưỡi ấn nhẹ lưỡi xuống trong khi bệnh nhân nói “A”.
- Đối với bệnh nhân bị viêm họng ban đỏ, dùng que tăm bông vô trùng quệt nhẹ vào amidan (cột sau và cực trên), màn hầu và lưỡi gà. Tránh không chạm que tăm bông vào răng, lưỡi, vòm khẩu cái hay niêm mạc má, miệng.
- Đối với viêm họng giả mạc: Dùng que tăm bông hoặc dùng kẹp để lấy giả mạc vì giả mạc nhiều khi dai, dính rất khó lấy.
- Tốt nhất là lấy hai que tăm bông, một để nhuộm soi trực tiếp, một để nuôi cấy.
Đối với trường hợp xét nghiệm tìm SARS-CoV-2: đưa que lấy mẫu vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3 đến 4 lần tại khu vực 2 bên vùng a-mi-đan và thành sau họng để lấy được dịch và tế bào vùng họng.
- Sau khi lấy bệnh phẩm, que lấy mẫu được chuyển vào ống chứa 3ml môi trường vận chuyển (tuỳ theo yêu cầu) để bảo quản. Lưu ý, đầu que lấy mẫu phải nằm ngập hoàn toàn trong môi trường vận chuyển, và nếu que lấy mẫu dài hơn ống đựng môi trường vận chuyển cần bẻ/cắt cán que lấy mẫu cho phù hợp với độ dài của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển.
- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).

Hình 2: Lấy mẫu dịch ngoáy họng



tải về 55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương