BỒi dưỠng nghiệp vụ quản lý giống cây trồng lâm nghiệP


Hiện trạng về hệ thống nguồn giống



tải về 0.51 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.51 Mb.
#31404
1   2   3   4   5

1. Hiện trạng về hệ thống nguồn giống

Hiện có 153 nguồn giống với tổng diện tích 4.173,9 ha tại 35/64 tỉnh, thành phố, trong đó: Lâm phần tuyển chọn: 932,3 ha (chiếm 22,3%), rừng giống chuyển hóa: 2.764,7 ha (chiếm 66,2%) rừng giống: 307,6 ha (chiếm 7,4%), vườn giống: 169,3 ha (chiếm 4,1%), bảo đảm cung cấp chủ yếu lượng hạt giống phục vụ trồng rừng. Tuy nhiên những nguồn giống có chất lượng di truyền cao (rừng giống, vườn giống) còn quá ít cả về số loài cũng như về quy mô diện tích (chủ yếu là các loài Thông), các loài cây gỗ lớn, cây đặc sản chưa được chú ý. Các lâm phần tuyển chọn có chất lượng di truyền thấp.



2. Hiện trạng về tổ chức và hệ thống nhân giống

- Về hình thức tổ chức sản xuất cây con: Có ba hình thức, gồm:

+ Khu vực quốc doanh;

+ Khu vực tư nhân;

+ Khu vực tập thể.

- Phòng nuôi cấy mô

Theo thống kê, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cả nước có 43 phòng nuôi cấy mô. Đa số những cơ sở này chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm trong phạm vi các loài cây trồng nông nghiệp, còn đối với khả năng phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất cây mô cung cấp cho trồng rừng thì rất hạn chế.

Hiện nay có 3 trung tâm mô-hom lớn chuyên sản xuất cây trồng rừng trong cả nước, đó là: (i) Viện nghiên cứu cây có sợi Phù Ninh-Phú Thọ (trực thuộc Tổng Cty giấy Việt Nam); (ii) Trung tâm nhân giống Yên Lập-Quảng Ninh; (iii) Trạm nhân giống Long Thành-Đồng Nai (trực thuộc Cty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ). Năng lực sản xuất của các cơ sở này khá lớn, khoảng 10-15 triệu cây/năm cho mỗi cơ sở.

Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện KHLNVN cũng có một phòng nuôi cây mô nhưng công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ nghiên cứu và sản xuất giống gốc cho các địa phương.

Phòng nuôi cấy mô ( ảnh sưu tầm )

- Hệ thống vườn ươm, vườn cây đầu dòng

+ Vườn ươm từ trung bình đến lớn, cố định: hiện có 900 vườn ươm cố định công suất từ 1 triệu cây/năm đến 5 triệu cây/năm với tổng diện tích 635 ha.

+ Vườn ươm nhỏ, phân tán và của các hộ gia đình: phân bố rộng khắp trong cả nước, công suất từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn cây/năm. Số lượng các vườn ươm này rất khó thống kê vì hình thức sản xuất nhỏ, lẻ, phân tán và ở vùng sâu, vùng xa.

+ Khả năng sản xuất cây con từ hệ thống vườn ươm chính thống tại 56 tỉnh, thành phố như sau:

+ Công suất thiết kế: cây hạt 675.200.000 c/năm; cây hom: 172.564.000 c/năm.

+ Khả năng sản xuất: cây hạt 444.070.000 c/năm; cây hom: 374.997.000 c/năm.

- Vườn cây đầu dòng: Hiện có 230 vườn cây đầu dòng (diện tích 135ha).





Vườn keo tai tượng đầu dòng ( ảnh sưu tầm )

3. Hiện trạng sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp

Hiện nay, bình quân hàng năm các tỉnh sản xuất được khoảng 450.000 kg hạt giống các loại, số lượng thiếu là 25.800 kg và thừa là 31.000 kg; hạt giống tương đối tốt chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trồng rừng.

Khả năng sản xuất và cung ứng cây con: nhu cầu sử dụng cây con hàng năm của 56 tỉnh, thành phố là khoảng 500 triệu cây, số lượng cây con tự sản xuất của các tỉnh này cũng đạt con số tương ứng. Tuy nhiên, hàng năm vẫn thiếu khoảng 50 triệu cây và thừa khoảng 70 triệu cây. Sở dĩ có hiện tượng trên là do khả năng sản xuất cây con theo công suất thiết kế của các vườn ươm là khá cao, song sản xuất hàng năm bình quân chỉ bằng 65-70% công suất do thời vụ gieo ươm nhiều nơi bị hạn chế, do thiếu đầu ra, do thông tin, điều phối sản xuất và cung ứng cây con rất yếu (về hạt giống, số lượng và loài cây cụ thể), dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, gây lãng phí và bị động trong việc thực thi kế họach trồng rừng.

4. Về tỷ lệ sử dụng cây con nhân giống sinh dưỡng:

Giai đoạn trước năm 2000, đã công nhận được 47 giống tiến bộ kỹ thuật gồm: xuất xứ của 2 loài tràm, gồm Tràm ta (Melaleuca cajuputy), Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra); 3 loài keo vùng thấp là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm; 3 loài keo vùng cao gồm Keo đen (Acacia mearnsii), Keo lá dài (Acacia irroata), Keo A. melanoxylon; 3 loài keo chịu hạn là Keo A. difficilis, A. torulosa, Keo A. tumida; 4 loài bạch đàn gồm Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla), Bạch đàn tê rê (Eucalyptus tereticornis), Bạch đàn brassiana (Eucalyptus brassiana), Bạch đàn caman (Eucalyptus camandulensis); và Thông ca-ri-bê (Pinus caribaea).

Giai đoạn 2000 đến nay, đã công nhận được 13 giống quốc gia (6 dòng Keo lai, 5 dòng Keo lá tràm và 2 dòng Bạch đàn) và 84 giống tiến bộ kỹ thuật (17 dòng Keo lai, 20 dòng Keo lá tràm, 43 dòng bạch đàn, 1 dòng Keo tai tượng, 2 dòng Phi lao và 1 dòng Dẻ ăn quả).

Số dòng vô tính đưa vào sử dụng trong trồng rừng là quá ít. Đối với Bạch đàn, tại các vườn vật liệu hoặc phòng nuôi cấy mô chỉ có duy nhất một dòng vô tính U6 (nhập từ Trung Quốc) là được sử dụng rộng rãi, còn một số giống mới khác (các dòng bạch đàn: PN2, PN14, PN10, PN46, PN47, C9, C159,....; Keo lá tràm: Bvlt25, BVlt83,v.v....), thì phạm vi sử dụng hẹp hoặc hưa được sử dụng. Đối với Keo lai, trước đây chúng ta có 3 dòng là BV10, BV16, và BV32, nay có thêm một số dòng nữa (BV33, BV75.v.v..) được công nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật, nhưng tại các vườn ươm các giống được sử dụng cũng chỉ tập trung ở các dòng BV10, BV16 và BV32 mà các dòng khác cũng ít hoặc chưa được sử dụng rộng rãi.

Tỷ lệ sử dụng cây vô tính: Bình quân trong cả nước là khoảng 25%, vùng cao nhất là Tây Nguyên (43%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ (38%), Đông Nam Bộ (35%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (khoảng 3%) và vùng không sử dụng cây vô tính là Tây Nam Bộ.

Tỉnh sử dụng cây vô tính cao nhất là Bình Định ( đạt tỷ lệ 90%), tiếp đó là Phú Thọ, Bắc Giang, Thừa Thiên-Huế (80%), Gia Lai (70%), Khánh Hòa (60%), Vĩnh Phúc (50%), Quảng Bình (46%), Quảng Ninh, Nghệ An (40%). Loài cây sử dụng phương pháp nhân giống vô tính có tỷ lệ cao nhất là Keo lai, Bạch đàn (có địa phương 100%), Phi lao.



5. Hiện trạng về hệ thống tổ chức sản xuất giống cây lâm nghiệp:

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống

- Công ty cổ phần giống lâm nghiệp trung ương và các Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng.



- Các đơn vị giống ở tỉnh.

- Các công ty giống cây trồng của các tỉnh.



Các đơn vị sử dụng giống

- Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để trồng rừng phòng hộ

- Các đơn vị trồng rừng công nghiệp

- Các dự án có nguồn vốn tài trợ nước ngoài

- Các hộ nông dân

- Ngoài các đơn vị chủ chốt nêu trên, ở các vùng, các tỉnh còn có những đơn vị trung gian, tiến hành buôn bán giống (hạt giống, cây con) và các loại vật tư trồng rừng khác (như túi bầu, phân bón, thuốc trừ sâu,…), bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và hộ gia đình.



6. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp

Theo Quy chế 89, việc kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được phân cấp cho các địa phương và thực hiện theo hệ thống quản lý chuỗi hành trình mà nội dung cụ thể của hệ thống này bao gồm 6 công đoạn, đó là:

(I) Đăng ký - Chứng nhận đơn vị đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh

(II) Đăng ký - Chứng chỉ công nhận nguồn giống

(III) Thông báo sản xuất - Chứng nhận nguồn gốc lô giống

(IV) Sản xuất - Chứng nhận nguồn gốc giống cho lô cây con

(V) Quản lý sử dụng giống để trồng rừng

(VI) Thanh tra, kiểm tra, giám sát



Cấp chứng nhận đơn vị đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính

Tất cả các tỉnh đều đã triển khai thực hiện nội dung này và nhìn tổng thể không gặp mắc mớ gì lớn, vì quy trình thực hiện và các thủ tục được quy định khá rõ ràng và cụ thể trong nội dung của Quy chế và phụ lục kèm theo.

Các nhà sản xuất, kinh doanh được công nhận, phần lớn tuân thủ những quy định.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số địa phương và trong quá trình thực hiện rà soát thủ tục hành chính, nhiều cá nhân đơn vị cho đây là loại giấy phép con, gây cản trở cho doanh nghiệp sản xuất giống nên Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chính phủ đã kiến nghị bỏ thủ tục này và chỉ thực hiện việc hậu kiểm trong quá trình kiểm tra, giám sát các công đoạn khác trong chuỗi hành trình và thực hiện theo các yêu cầu và điều kiện tại Pháp Lệnh giống cây trồng.



Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp:

Tương tự như đăng ký chứng nhận đơn vị đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, nội dung công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã được triển khai thực hiện tại hầu hết các tỉnh.

Trong khi triển khai thực hiện nội dung công nhận các loại nguồn giống như rừng giống và vườn giống, hầu như các địa phương không gặp phải trở ngại gì lớn về mặt quy trình và thủ tục.

Tuy nhiên, do quá thiếu giống nên một số địa phương đã công nhận cả những nguồn chất lượng di truyền kém, không đủ tiêu chuẩn để sản xuất giống. Ngoài ra, trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn giống kém chất lượng cũng vẫn được cấp chứng chỉ công nhận.



Giám sát quá trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp

Khi đã có đầy đủ nguồn giống thì việc giám sát quá trình sản xuất là yếu tố quyết định đến chất lượng của giống tạo ra.

Đây là nội dung phức tạp nhất của hệ thống kiểm soát giống cây trồng lâm nghiệp theo quản lý chuỗi hành trình, vì việc giám sát quá trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện thường xuyên, hết năm này sang năm khác, khối lượng công việc vì vậy rất lớn. Giống cây trồng lâm nghiệp lại được sản xuất qua nhiều công đoạn (vật liệu giống, cây con) và với những phương thức khác nhau (hữu tính và vô tính), nên đòi hỏi phải có những giải pháp kiểm soát phù hợp với thực tế.

Kết quả thực hiện nội dung này tại các địa phương là không đồng đều.



  • Giám sát quá trình sản xuất cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính: hiệu quả giám sát thực sự chỉ đạt được tại một số ít địa phương với giống sản xuất theo phương pháp nhân giống vô tính là giâm hom.

  • Giám sát công đoạn thu hái và chế biến hạt giống:

  • Việc kiểm soát chất lượng đối với hạt giống trong toàn bộ hệ thống chuỗi hành trình khó thực hiện và chưa hiệu quả.

  • Kiểm soát quá trình lưu thông và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp

Công cụ để kiểm soát quá trình lưu thông và sử dụng giống là những hồ sơ tài liệu chứng minh sự mua bán giống, bao gồm: (i) Sổ kho; (ii) Hoá đơn tài chính kèm phiếu xuất kho, và (iii) Bản photocopy của chứng nhận nguồn gốc lô giống.

Việc sử dụng giống mới chỉ kiểm soát được đối với những đơn vị trồng rừng sử dụng ngân sách nhà nước hoặc vốn tài trợ. Còn giống do người dân hoặc tổ chức tự bỏ vốn mua thì không thể kiểm soát được.



Công tác thanh tra giống cây trồng lâm nghiệp

Hiện tại công tác thanh tra giống cây trồng lâm nghiệp chỉ mới được thực hiện tại một số ít địa phương như Bình Định, Thanh Hoá, Quảng Ninh và bước đầu đánh giá được thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống và trong một số trường hợp đã phát hiện những vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

Đây là việc lầm cần thiết, cần được duy trì thường xuyên, có sự phối hợp của nhiều địa phương và phải được xử lý nghiêm minh.

Những thuận lợi, khó khăn

Những thuận lợi

Nhà nước và ngành lâm nghiệp đã quan tâm phát triển công tác giống nhằm sản xuất và tiến tới cung cấp đủ giống tốt cho trồng rừng, khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng.

Cơ chế chính sách và khung pháp lý rõ ràng.

Nhu cầu sử dụng giống tốt trong trồng rừng ngày càng tăng

Những tiến bộ kỹ thuật trong những năm gần đây đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác sản xuất và cung ứng giống

Những khó khăn, thách thức

Hệ thống nguồn giống còn thiếu về số lượng, chủng loại, chất lượng của các nguồn giống chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng giống được cải thiện cho trồng rừng.

Thời gian xây dựng các nguồn giống được cải thiện để đưa vào phục vụ trồng rừng dài, trong khi sản xuất lại yêu cầu phải có ngay giống tốt đáp ứng nhu cầu trồng rừng trước mắt

Mới tập trung vào việc nghiên cứu giống cây nhập nội mọc nhanh mà chưa chú ý đầy đủ đến việc cải thiện giống cho cây bản địa, cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ đặc biệt là những loài cây tại các lập địa khó khăn ở vùng cao

Các chương trình trồng rừng ở các vùng sinh thái rộng khắp trong toàn quốc sử dụng một tập đoàn cây trồng đa dạng, phong phú về chủng loại, ngày một lớn về khối lượng; do đó, để sản xuất và cung ứng đủ giống có chất lượng cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giống (cả trong nghiên cứu, lẫn sản xuất), tuy đã được cải thiện, nhưng còn thiếu và lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá công tác giống.

Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất được nhiều hay ít phụ thuộc khá lớn vào công tác chuyển giao, thông tin tuyên truyền đến người sử dụng giống. Tuy nhiên, những công tác hiện nay còn yếu, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số giống được công nhận nhiều nhưng giống được dùng trong sản xuất rất ít

Việc triển khai Quy chế quản lý giống theo chuỗi hành trình vẫn chưa đồng bộ tại các địa phương.

Việc triển khai thực hiện Quy chế ở cấp cơ sở (huyện, xã) còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực và trong việc xác định nội dung và phương thức triển khai.

Đối với công tác quản lý, khối lượng công việc lớn nhưng đội ngũ cán bộ thực thi thường thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn và kinh phí hạn chế.



Một số giải pháp thực hiện

Tập trung triển khai Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020

Tiếp tục đầu tư và hỗ trợ xây dựng và nâng cấp hệ thống nguồn giống để dần dần có thể đáp ứng được nhu cầu về giống tốt cho trồng rừng.

Đầu tư xây dựng vườn ươm sản xuất giống cho những địa phương có nhu cầu lớn về giống cho trồng rừng sản xuất nhưng năng lực sản xuất hiện tại còn hạn chế, để làm hạt nhân thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

Hỗ trợ về cơ sở vật chất và kỹ thuật sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; chuẩn hoá đội ngũ những người làm công tác giống cây trồng lâm nghiệp có đủ kiến thức cơ bản và kỹ năng sản xuất giống.

Đẩy mạnh việc chuyển giao các giống mới được công nhận vào sản xuất thông qua các giải pháp sau:

Về hỗ trợ: tiếp tục thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg  ngày 09 tháng 12 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất  giai đoạn 2007 – 2015

Tiếp tục hỗ trợ cây giống từ những giống mới được công nhận và trợ giá giống cây đầu dòng, giống gốc để xây dựng vườn vật liệu, vườn cung cấp hom cho các địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp:

- Cấp trung ương:

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp để Quy chế dễ hiểu, dễ thực hiện đối với tất cả các đối tượng có liên quan.

+ Phát hành tài liệu phổ cập về Quy chế, đặc biệt là các nội dung của Chuỗi hành trình, cung cấp cho các địa phương.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát các tỉnh thực hiện, đồng thời điều phối mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương trong toàn quốc để có sự giám sát thống nhất việc mua bán, sử dụng giống.



- Cấp tỉnh:

+ Phân công cán bộ chuyên trách công tác giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã và người dân.

+ Phân phát tài liệu cho các đối tượng có liên quan.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện trong tỉnh.

+ Chỉ đạo cơ quan quản lý cấp huyện trong việc thực thi Quy chế ở cơ sở.

+ Tăng cường quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý các tỉnh.

- Cấp huyện:

+ Phân công cán bộ kiêm nhiệm làm công tác giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Chỉ đạo cán bộ cấp xã để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia sản xuất, sử dụng giống.


  • Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức:

+ Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền thông qua việc sử dụng trang web để cung cấp thông tin cho các nhóm đối tượng tham gia trong mạng lưới giống nói chung và các lớp tập huấn, hội thảo.

+ Thực hiện công tác khuyến lâm thông qua việc tham quan học tập các mô hình trồng rừng chất lượng cao và chuyển giao công nghệ/.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MẪU BIỂU SỐ 01

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC KHAI THÁC/SỬ DỤNG/TRAO ĐỔI NGUỒN GEN CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Kính gửi: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Vụ Khoa học công nghệ

Để phục vụ mục đích nghiên cứu/sản xuất/trao đổi nguồn gen, chúng tôi làm đơn này đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và cấp phép khai thác/sử dụng/trao đổi những nguồn gen sau đây:



  1. Tên tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn:

  2. Địa chỉ: (kèm theo số Điện thoại, số Fax, E-mail nếu có)

  3. Tên nguồn gen xin khai thác/sử dụng/trao đổi:

  4. Số lượng xin khai thác / sử dụng / trao đổi:

  5. Thời hạn xin khai thác/ sử dụng / trao đổi:

  6. Tên đơn vị lưu giữ nguồn gen:

  7. Lý lịch nguồn gen:

    • Địa điểm:

    • Đặc điểm nguồn gen:

    • Mức độ quý hiến theo quy định:

Ngày tháng năm

Người làm đơn ký tên (đóng dấu nếu có)



MẪU BIỂU SỐ 02

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI

Kính gửi: - Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Vụ Khoa học công nghệ

Căn cứ vào kết quả lai tạo, tuyển chọn và khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp, chúng tôi làm đơn này đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định và công nhận giống cây lâm nghiệp mới dưới đây để đưa vào sản xuất giống phục vụ trồng rừng



A - Phần dành cho người làm đơn

Tên chủ sở hữu giống mới:

(đơn vị, cá nhân)






Địa chỉ:

(kèm số Điện thoại/Fax/E-mail nếu có)






Tên giống cây trồng lâm nghiệp mới

1.Tên khoa học: 4.Tổ hợp lai:

2.Tên Việt Nam: 5.Xuất xứ:

3.Mã số thí nghiệm: 6.Giống đột biến:


Lý lịch giống mới

    • Giống mới nhập nội

    • Giống mới tuyển chọn

    • Giống mới lai tạo và công thức lai

    • Cây đầu dòng chọn từ:

      • Rừng tự nhiên

      • Rừng trồng

      • Tổ hợp lai nhân tạo

      • Lai tự nhiên.

Tóm tắt quá trình chọn, tạo; khảo nghiệm (trong phòng, ngoài thực địa):

- Địa điểm

- Thời gian

- Điều kiện lập địa

- Quy mô diện tích

- Số lần lặp


Những đặc điểm ưu việt của giống mới so với giống hiện hành ở thời điểm đề nghị công nhận

- Sinh trưởng

- Năng suất

- Chất lượng

- Khả năng chống chịu






Ngày … tháng … năm 200…

Chữ ký của người làm đơn

(Dấu của đơn vị nếu có)

B - Phần dành cho Vụ Khoa học công nghệ

Đơn nhận ngày … tháng … năm 200…

Ngày kiểm tra hiện trường:

Ngày họp Hội đồng thẩm định:




Ngày … tháng … năm 200…

Đại diện Vụ KHCN

Ký tên










MẪU BIỂU SỐ 03

MẪU CHỨNG CHỈ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP MỚI


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------O0O-----------



Hà Nội, ngày … tháng … năm 200…

Каталог: upload -> hinhanh
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
hinhanh -> KT2-999 epi-bond (emulsion polymeric isocyanate) kt2-999 là loại keo epi-bond(emulsion polymeric isocyanate), đạt tiêu chuẩn dinen 204 D4 có khả năng kết dính trong môi trường pH trung tính
hinhanh -> CÔng ty tnhh kim bàNG
hinhanh -> Hệ thống báo cháy được tự động cài đặt trong 24/24. Nếu xảy ra sự cố cháy chuông báo sẽ kêu vang và tại trung tâm sẽ hiển thị khu vực xảy ra sự cố cháy
hinhanh -> I.Ý Nghĩa Của Dãy Đèn Báo Trung Tâm

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương