BÀI 1: vị trí kim loại trong bảng hệ thống tuần hoàn cấu tạo củA kim loại I vị trí Nhóm ia


A. 0,64gam. B. 1,28gam. C. 1,92gam. D. 2,56gam



tải về 243.01 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích243.01 Kb.
#5418
1   2   3
A. 0,64gam. B. 1,28gam. C. 1,92gam. D. 2,56gam.

Câu 8: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?

A. 12,8 gam. B. 8,2 gam. C. 6,4 gam. D. 9,6 gam.

Câu 9: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm A. 0,65 gam. B. 1,51 gam. C. 0,755 gam. D. 1,3 gam.

Câu 10: Ngâm một cây đinh sắt sạch vào 100ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch làm sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm m gam. Giá trị của m là ( cho Fe=56, Ag=108) A. 13,6g B. 10,8g C. 8g D. 5,2g
DẠNG 6: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THỦY LUYỆN

1- Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối xảy ra theo qui tắc α “Chất khử mạnh tác dụng với chất oxi hoá mạnh để sinh ra chất khử yếu hơn và chất oxi hoá yếu hơn.

VD: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu; Cu + Fe3+ → Fe2+ + Cu2+



2- Trường hợp cho hỗn hợp nhiều kim loại tác dựng với một dung dịch muối thì kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị OXH trước.

VD: Hoà tan hỗn hợp kim loại Mg, Fe và Cu trong dung dịch chứa muối AgNO3 thì thứ tự phản ứng xảy ra như sau:


Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag; Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag; Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag



3- Trường hợp hoà tan một kim loại vào dung dịch chứa nhiều muối thì ion kim loại nào có tính OXH mạnh hơn sẽ bị khử trước.

VD: Hoà tan Fe trong dung dịch chứa đồng thời các dung dịch HCl, AgNO3 và CuSO4, thứ tự phản ứng xảy ra lần lượt như sau:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag; Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu; Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

4- Để giải bài toán này ta thường sử dụng kết hợp các phương pháp giải sau: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố, tăng giảm khối lượng, bảo toàn electron…

5- Các kim loại tan trong nước khi tác dụng với các dung dịch muối không cho ra kim loại mới.

VD: 2Na + CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2

6- Trong môi trường trung tính ion NO3- không có tính OXH nhưng trong môi trường axit NO3- là một chất OXH mạnh

VD: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O




Câu 1 :Cho 1,92 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,1M và H2SO4 0,16M. Thể tích X (tỉ khối hơi so với H2 là 15) sinh ra ở đktc là:

A. 448ml B. 672ml C. 179,2ml D. 358,4ml



Câu 2 Cho 16 gam Cu vào dung dịch chứa 0,075 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl thấy có V1 lít khí NO thoát ra và dung dịch A. Cho thêm H2SO4 loãng, dư vào dung dịch A thấy thoát ra V2 lít khí NO nữa. Các khí đo ở ĐKTC. Giá trị V1V2 là:

A. V1= 1,12 và V2= 2,24 B. V1=1,12 và V2=3,36

C. V1=V2=2,24 D. V1=2,24 và V2=1,12

Câu 3 :Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam vào 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian nhấc thanh Cu ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là:

A. 3.24 gam B. 2,28 gam C. 17,28 gam D. 24,12 gam.



Câu 4 :Cho 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 250ml dung dịch CuSO4 aM. Phản ứng xong, thu được 1,88g chất rắn X. a có giá trị bằng

A. 0,04M B. 0,10M C. 0,16M D. 0,12M



Câu 5 : Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 70,2 gam. B. 54 gam. C. 75,6 gam. D. 64,8 gam.

Câu 6 : Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

A. 2,80 gam. B. 4,08 gam. C. 2,16 gam. D. 0,64 gam.



Câu 7 :Cho a gam bột Fe phản ứng với hỗn hợp gồm 14,6 gam HCl và 25,6 gam CuSO4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,7a gam và x lít khí (ĐKTC). Giá trị của ax là:

A. 33.067 và 22.4 B. 3.3067 và 4.48 C. 3.3067 và 2,24 D. 33.067 và 4,48



Câu 8 : Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg cho vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,5Mvà AgNO3 0,3M thu được chất rắn A . Tính khối lượng chất rắn A ?( Zn = 65 , Mg = 24 , Cu = 64 , Ag = 108 )

A. 21,06 gam. B. 20,16 gam. C. 16,2 gam. D. 26,1 gam.



Câu 9 : Cho hỗn hợp gồm 0,02 mol Al và 0,01 mol Fe vào 800 ml dung dịch gồm AgNO3 0,08 M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 6,912 B. 7,224 C. 7,424 D. 7,092



Câu 10 :Khuấy 7,85 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Al vào 100 ml dd gồm FeCl2 1M và CuCl2 0,75M thì thấy phản ứng vừa đủ với nhau . Vì vậy % khối lượng của Al trong hỗn hợp là: (Zn = 65, Al = 27)

A.17,2%. B.12,7%. C.27,1%. D.21,7%



Câu 11 :Cho 1,1 gam hỗn hợp bột nhôm và bột sắt với số mol nhôm gấp đôi số mol sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,85M rồi khuấy đều tới khi phản ứng kết thúc thì thu được dung dịch X. Nồng độ mol của Fe(NO3)2 trong X là:

A.0,1M B.0,2M. C.0,05M D.0,025M



Câu 12: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hoá trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh graphit giảm 0,24 gam. Cũng thanh graphit trên nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng thanh graphit tăng 0,52 gam. Kim loại hoá trị II đó là:

A. Pb B. Cd C. Al D. Sn



Câu 13 (KHỐI A- 2008) : Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0.



Câu 14 : (KHỐI B-2009): Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam.



Câu 15 (KHỐI A-2010): Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 37,58%. B. 56,37%. C. 64,42%. D. 43,62%.



Câu 16 (KHỐI A-2011): Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 58,52%. B. 51,85%. C. 48,15%. D. 41,48%.


DẠNG 5: NHIỆT LUYỆN

MxOy + {CO, H2}  M + {CO2, H2O}





Câu 1: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.

Câu 2: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,120. B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224.

Câu 3: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 4: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 3,22 gam. B. 3,12 gam. C. 4,0 gam. D. 4,2 gam.

Câu 5: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là

A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam.

Câu 6: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam.

Câu 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.



Câu 8. Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al2O3, ZnO, FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là: A. 5,60 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít.

Câu 9. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:

A. 39g B. 38g C. 24g D. 42g

DẠNG 6: ĐIỆN PHÂN

Câu 1. Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catod là

A. 40 gam. B. 0,4 gam. C. 0,2 gam. D. 4 gam.



Câu 2. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam?

A. 1,6 gam. B. 6,4 gam. C. 8,0 gam. D. 18,8 gam.

Câu 3. Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Muối sunfat đã điện phân là

A. CuSO4. B. NiSO4. C. MgSO4. D. ZnSO4.

Câu 4. Điện phân hoàn toàn 1 lít dung dịch AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dung dịch có pH= 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catod là:

A. 0,54 gam. B. 0,108 gam. C. 1,08 gam. D. 0,216 gam.

Câu 5: Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là A. 1M. B.0,5M. C. 2M. D. 1,125M.

Câu 6: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO3 ban đầu là (Ag=108)

A. 0,429 A và 2,38 gam. B. 0,492 A và 3,28 gam.

C. 0,429 A và 3,82 gam. D. 0,249 A và 2,38 gam.

Câu 7: Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A. Nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch sau điện phân là

A. AgNO3 0,15M và HNO3 0,3M. B. AgNO3 0,1M và HNO3 0,3M.



C. AgNO3 0,1M D. HNO3 0,3M

Câu 8: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lít khí X (ở đktc). Ngâm đinh sắt vào dung dịch sau điện phân, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol của CuCl2 ban đầu là: A. 1M. B. 1,5M. C. 1,2M. D. 2M.

Câu 9: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,45 gam. Kim loại đó là:

A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Sn.

Câu 10: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong 1 thời gian thu được 0,224 lít khí (đkc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là

A. 1,28 gam. B. 0,32 gam. C. 0,64 gam. D. 3,2 gam.

Câu 11: Điện phân dung dịch CuSO4 trong 1 giờ với dòng điện 5A. Sau điện phân, dung dịch còn CuSO4 dư. Khối lượng Cu đã sinh ra tại catôt của bình điện phân là (Cho Cu = 64)

A. 11,94 gam B. 6,40 gam C. 5,97 gam D. 3,20 gam


Trang


tải về 243.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương