Bài 1: Đền Kinh Dương Vương nơi thờ vị vua đầu tiên của đất nước



tải về 5.65 Mb.
trang7/50
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.65 Mb.
#35450
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   50

Từ đó đến nay, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được trùng tu, tôn tạo vào các năm 1872, 1903, 1914, 1933, 1963 và 1994. Tuy đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng Văn Thánh Miếu Vĩnh Long vẫn giữ được vẻ đẹp tôn quý, thanh cao. Trước cổng đền là tấm bia ghi văn tài của cụ Phan Thanh Giản, mặt trước nêu lý do dựng miếu, xưng tụng công đức Thánh Nhân và triều đình, mặt sau dương danh những người có công. Hai bia khác đứng gần nhau ở phía ngoài nói về những nhân sĩ, thân hào và người có công trùng tu, cúng hiến cho Văn Thánh Miếu. Hai công trình quan trọng ở khu di tích này là Khổng Thánh Miếu và Văn Xương Các.

Trong năm, Văn Thánh Miếu có các ngày lễ lớn: Tế Khổng Tử và các vị Thánh hiền vào ngày Xuân Đinh và Thu Đinh (ngày Đinh đầu tháng Hai và ngày Đinh đầu tháng Tám). Ngày lễ giỗ Phan Thanh Giản (mùng bốn và mùng năm tháng Bảy), ngày giỗ các quan đại thần (12 và 13 tháng Mười Âm lịch). Đến với Lễ hội Văn Thánh Miếu hằng năm là để trải lòng thành kính các bậc tiền nhân, yêu quý hơn truyền thống yêu nước và cảm nhận nét văn hóa cộng cư đặc sắc của người xưa, cho đến nay và chắc chắn rằng mãi mãi về sau vẫn còn nguyên giá trị.

Bài 5: Ngoạn cảnh chùa Linh Phước

Cuộc hành trình giữa bạt ngàn thông xanh, giữa mênh mông các vườn rau và hoa của chuyến tàu cổ từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 7km sẽ đưa du khách đến với chùa Linh Phước, ngôi chùa độc đáo còn có tên gọi dân dã là chùa Ve Chai với hàng ngàn, hàng vạn mảnh chai, mảnh sành được khảm một cách tinh xảo.

Chùa Linh Phước được xây dựng vào năm 1949 bởi một số tăng ni, phật tử theo hệ phái Bắc Tông quê ở Thừa Thiên - Huế, đến năm 1952 thì hoàn thành. Tuy vậy, mọi người chỉ bắt đầu biết đến ngôi chùa nhiều hơn kể từ năm 1990, khi sư trụ trì Đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới.



 Chùa Linh Phước được xây dựng nhờ công đức của các tăng ni, Phật tử


theo hệ phái Bắc Tông quê ở Thừa Thiên - Huế


tải về 5.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương