Bài 1: Đền Kinh Dương Vương nơi thờ vị vua đầu tiên của đất nước


Bài 3: Cửu đỉnh Huế: Bộ sưu tập độc đáo hình ảnh đất nước



tải về 5.65 Mb.
trang2/50
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.65 Mb.
#35450
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50

Bài 3: Cửu đỉnh Huế: Bộ sưu tập độc đáo hình ảnh đất nước
Trong kho tàng văn hóa vật thể của cố đô Huế, Cửu đỉnh là một trong những công trình nghệ thuật đặc sắc nhất, một tượng đài văn hóa Việt.

Ai đã từng tham quan Đại nội Huế, đến trước sân Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu (nơi thờ các vua triều Nguyễn) đều không khỏi ngỡ ngàng, thán phục trước 9 chiếc đỉnh đồng đồ sộ, uy nghi như chứng nhân của lịch sử của một vương triều tồn tại 143 năm.



Theo sách “Đại Nam thực lục chính biên”, bộ Cửu đỉnh được vua Minh Mạng cho khởi đúc vào tháng 12/1835 và hoàn thành tháng 6/1837, do những nghệ nhân Phường đúc Huế thực hiện. Tất cả 9 đỉnh đều có hình dáng chung giống nhau, thân bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới có ba chân. Nhưng kích thước và khối lượng (khối lượng các đỉnh được ghi rõ bên trái cổ đỉnh) lại không giống nhau, đỉnh cao nhất (Cao đỉnh) 2,5m, nặng 2.061 kg, đỉnh thấp nhất (Huyền đỉnh) 2,3m, nặng 1.935 kg.



Các cặp quai trên miệng đỉnh không hoàn toàn giống nhau, cặp đúc vuông, cặp đúc tròn, cặp xoắn theo kiểu dây thừng. Chân đỉnh cũng khác nhau, có bộ uốn theo kiểu chân quỳ, có bộ đúc thẳng. Trên mỗi đỉnh đều khắc nổi tên hiệu do vua Minh Mạng đặt, ứng với thụy hiệu các vị vua Nguyễn. Mở đầu là Cao đỉnh tượng trưng cho sự vĩ đại; Nhân (Nhơn đỉnh) là lòng tốt, tượng trưng đức; Chương đỉnh là sự gương mẫu, là ánh sáng; Anh đỉnh là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt; Nghị đỉnh là ý chí kiên cường, cương nghị; Thuần đỉnh là sự hoàn thiện, phong phú; Tuyên đỉnh là sự hài hòa, tinh thông; Dụ đỉnh là nền tảng sự thịnh vượng; Huyền đỉnh, ứng với nơi sâu thẳm.

Sau khi hoàn thành, Cửu đỉnh được đặt thẳng hàng trước sân Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu. Riêng Cao đỉnh được đặt ở giữa và lên trước các đỉnh khác 3m, tượng trưng cho Cao Thế tổ Hoàng đế Nguyễn Ánh - người lập nên vương triều Nguyễn.

Có thể nói Cửu đỉnh là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp của nhiều lĩnh vực như: kiến trúc, hội họa, lịch sử, địa lý, văn hóa và sự diệu nghệ của kỹ thuật đúc đồng Việt Nam đầu thề kỷ XIX, từ thiết kế, vẽ mẫu, rồi làm phôi khuôn. Người thợ phải làm ra những chiếc khuôn theo kích cỡ, mẫu mã, ký tự, hoa lá, chim muông, cảnh vật… để khi đúc ra các mẫu tạo ấy sẽ được kết dính với nhau một cách tự nhiên, giống như tự thân nó mọc ra vậy. Quả là kỳ công, tỷ mỉ vô cùng.

Bộ Cửu đỉnh không chỉ thể hiện ước nguyện bền vững trường tồn của vương triều Nguyễn như chỉ dụ của vua Minh Mạng: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu… Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc 9 cái đỉnh để ở nhà Thế miếu... Đó là để tỏ ý mong rằng, muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau. Chuẩn cho quan phần việc theo đúng kiểu mẫu mới định”.

Cửu đỉnh còn là bộ sưu tập đặc sắc của văn hóa Việt Nam, với 153 hình ảnh tiêu biểu đặc trưng nhưng cũng rất gần gũi thân thuộc của đất nước từ Nam ra Bắc được chạm khắc nổi trên Cửu đỉnh. Tất cả 153 mảng hình trên Cửu đỉnh là những bức chạm độc lập, sống động, tinh xảo, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng đạt trình độ tuyệt kỹ của những người thợ đúc đồng Việt Nam.

Quanh hông mỗi đỉnh được bố trí 17 cảnh vật được sắp xếp theo một biểu đồ hợp lý, chia làm ba hàng ngang, mỗi hàng gồm một chủng loại, mỗi hình ảnh đều có ghi tên từng cảnh vật. Đặc biệt Cửu đỉnh là 9 đỉnh, nên các hình ảnh được thể hiện cũng xoay quanh con số 9 đặc trưng như: 9 vì tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ là Mặt trời, Mặt trăng, Gió, Sấm, Mây, Mưa, các sao Ngũ Tinh, Bắc Đẩu, Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn: Thiên Tôn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, Núi Duệ, Đại Lãnh, Hải Vân, Hoành Sơn; 9 sông lớn: sông Hậu, sông Tiền, sông Mã, Bạch Đằng, sông Hồng, sông Hương, sông Gianh, Thạch Hãn, sông Lam

Cửu đỉnh còn chạm khắc hình 9 cửa biển, cửa quan, biển, cầu vồng; 9 con thú lớn bốn chân; 9 con vật linh; 9 loài chim; 9 loài cây lương thực; 9 loại rau củ; 9 loại hoa; 9 loại cây lấy quả; 9 loại dược liệu quý; 9 loại cây thân gỗ; 9 loại vũ khí; 9 loài cá, ốc, côn trùng; 9 loại thuyền, xe, cờ. Tất cả những số 9 ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông núi đất trời Việt Nam thống nhất hoành tráng.

Chiêm ngưỡng Cửu đỉnh Huế, du khách gần xa như được tham quan một bộ sưu tập triển lãm độc đáo những hình ảnh của đất nước một cách đầy đủ và thi vị nhất. Vì thế trải qua gần 200 năm nay, Cửu đỉnh Huế không chỉ được coi là một trong những tuyệt tác của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, mà còn là một di sản văn hóa lịch sử đặc sắc có một không hai của Huế và của Việt Nam.

Bài 4: Khám phá các Văn Miếu ở Việt Nam
Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - người được xem là “khai sáng” của Nho giáo và Nho học cùng các học trò xuất sắc của người. Ở Việt Nam, kể từ Văn Miếu đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội năm 1070 (tháng 8 năm Canh Tuất), các triều đại phong kiến tiếp theo đã cho dựng xây Văn Miếu ở nhiều vùng miền trải dài từ Bắc vào Nam đất nước. Sự hình thành các Văn Miếu chính là biểu thị của tư tưởng chủ đạo trong việc tôn vinh truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội

Đây là Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng tháng 10/1070. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam.



Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xem như là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Mỗi dịp Xuân về, người dân khắp nơi háo hức đến dâng hương


tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Quần thể di tích gồm: Hồ Văn, Vườn Giám và Khu nội tự. Văn Miếu - Quốc Tử Giám thiết kế bởi nhiều lớp nhà và lớp cửa cách nhau 5 cái sân: Tam quan qua sân thứ nhất. Đại trung môn có hai cổng nhỏ vào sân thứ hai. Khuê Văn Các có hai cổng nhỏ vào sân thứ ba. Tiếp đến là Hồ Thiên Quang Tĩnh và Cửa Đại Thành vào sân thứ tư. Khu chính của Văn Miếu gồm hai nếp nhà chính cách nhau cũng bằng cái sân, mái lợp ngói cổ. Nếp nhà trong là Chính tẩm thờ Khổng Tử và học trò. Khu nhà Đại Bái hai bên tả, hữu treo thờ tranh vẽ tiên hiền, tiên Nho. Qua sân thứ năm là nhà Thái Học (thờ cha, mẹ Khổng Tử).


Đây là nơi lưu danh các bậc hiền tài qua các khoa thi, thể hiện ở 82 tấm bia tiến sĩ (được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức nhân loại năm 2010). Cứ sau mỗi khoa thi từ năm 1442 đến 1779, người xưa lại dựng lên các tấm bia đá trên lưng rùa, khắc tên những người đỗ đạt.

Ngày nay, đây là nơi Nhà nước tổ chức trao các học hàm, học vị giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ cho những trí thức, là nơi khen tặng cho học sinh, sinh viên xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày Rằm tháng Giêng. Đặc biệt, trước mỗi kỳ thi, các sĩ tử đến đây “xin lộc”, “cầu may” . Mỗi dịp Xuân về, người dân khắp nơi háo hức đến dâng hương tại Văn Miếu với mong muốn học hành tấn tới, “công thành, danh toại”, xin chữ lấy may trên phố "ông đồ" bên khu vực Văn Miếu.



Với kiến trúc cổ xưa và những giá trị nhân văn độc đáo, Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là gạch nối lịch sử của Hà Nội xưa và nay, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của dân tộc.


tải về 5.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương