Bài 1: Đền Kinh Dương Vương nơi thờ vị vua đầu tiên của đất nước



tải về 5.65 Mb.
trang13/50
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.65 Mb.
#35450
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   50

Bài 7: Muôn vẻ đón Tết

Tết - là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, đánh dấu mùa màng kết thúc, mọi người được rảnh tay nghỉ ngơi để chào đón mùa Xuân tới. Tết - là lúc mọi người dù ở nơi xa cùng trở về thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên, đoàn viên, sum họp dưới một mái nhà. Cùng với Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết Cả bắt đầu vào ngày mồng một tháng Giêng Âm lịch là ngày lễ truyền thống lớn nhất của dân tộc Việt Nam, còn có những cái Tết, những phong tục đón Tết độc đáo, mang nhiều nét đặc trưng văn hoá riêng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tết sớm của người Hà Nhì

Tết của dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè, Lai Châu được tổ chức vào ngày con Rồng đầu tiên của tháng 12 dương lịch sau khi được sự bàn bạc thống nhất của hội đồng già làng, trưởng bản. Trước kia, Tết diễn ra trong vòng 7 ngày 7 đêm, nhưng đến nay đã rút lại chỉ còn 3 ngày 3 đêm. Trong những ngày này, các gia đình sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà chuẩn bị cỗ, thông thường nhà nào cũng mổ lợn, vì ban thờ không thể thiếu thịt lợn, ngoài ra có rượu, gạo, bánh cha lê (bánh trôi) và lá chè tươi, các loại hoa quả, các sản vật trồng trong vườn nhà, mỗi thứ một ít. Mọi người trong gia đình tập trung ở nhà trai trưởng làm lễ cúng bái, cầu mong sức khỏe, may mắn, mưa thuận gió hòa.

Ngày Mồng Một Tết, người Hà Nhì rất thích các em bé từ 12 tuổi trở xuống, không kể trai gái đến xông nhà, coi đó là điều may mắn cho gia đình. Sau bữa cơm tụ họp, mọi người lựa chọn trang phục truyền thống dân tộc đẹp nhất để đi hát, đi chúc Tết từ bản nọ sang bản kia. Thanh niên tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: đánh cầu lông gà, hát giao duyên, đánh cù...

Tết của người H'Mông



 Những chàng trai cô gái H'Mông dập dìu trong điệu khèn đón Xuân


Tết của người H'Mông thường tổ chức giữa mùa Đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch mấy hôm. Ðêm Giao Thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên. Đối với người H’Mông, tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm Mồng Một là cái mốc đánh dấu một năm mới bắt đầu. Tối hoặc nửa đêm 30, người ta cúng ma nhà (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà sống (và phải là gà trống, mà tốt nhất là gà trống tơ). Sau đó mới mang lợn và gà đi giết thịt (nhà nào giàu có thì thịt một con lợn từ 28, 29 để ăn trước). Thịt xong đem cúng một mâm thịt chín, rồi ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.



Nói đến Tết của người H’Mông không thể không nói đến Lễ hội Gầu Tào (hội cầu phúc). Một gia đình trong làng, nếu hay đau ốm hay chậm có con thì mồng 2 đi dựng một cây nêu lớn ở bãi cỏ đầu làng. Hội này tiếng là do một gia đình tổ chức (gia đình đó gọi là chủ nêu) nhưng thật ra đó là một lễ hội của cộng đồng, thậm chí khi làng này dựng nêu, làng khác cũng đến dự hội. Hội Gầu Tào nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng, súc vật; cầu cho con cháu đông đàn. Hội có thể kéo dài 3 ngày nếu 1 năm tổ chức một lần, hoặc 9 ngày nếu 3 năm tổ chức một lần. Đây là lễ hội lớn nhất của người H’Mông trong năm và nó thể hiện rõ nhất những đặc trưng văn hoá H’Mông trong ngày Tết.


tải về 5.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương