Bài 1: Đền Kinh Dương Vương nơi thờ vị vua đầu tiên của đất nước



tải về 5.65 Mb.
trang21/50
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.65 Mb.
#35450
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   50

Bài 12: Trường trung học phổ thông đầu tiên ở Sài Gòn

Ngay từ khi người Pháp vào miền nam, sau 10 năm xây dựng cảng biển đầu tiên - Cảng Sài Gòn bây giờ vào năm 1862, thì ngôi trường trung học đầu tiên ở Sài Gòn đã được xây dựng trên một khuôn viên rộng bốn mặt đường lớn tại trung tâm Sài Gòn xưa. Trường lúc đầu có tên là Chasseloup - Laubat, tên của người giữ chức Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại vào thời kỳ ấy, tức cuối thế kỷ 19, mà còn được gọi là Bộ thuộc địa.



 Cách đây gần 130 năm, ngày 14/11/1874, Thống soái Nam Kỳ (Thiếu tướng hải quân Krantz) đã ký Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ về thành lập Trường Chasseloup - Laubat (Collège Chasseloup - Laubat) - nay là Trường trung học phổ thông Lê Quý Ðôn nằm đối diện về hướng bắc của Dinh Ðộc Lập - Dinh Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.

 Trường THPT Lê Quý Ðôn ngày nay 


Từ khi thành lập vào cuối thế kỷ 19, trường đã dạy từ tiểu học đến tú tài (chương trình Pháp). Trường chia làm hai khu vực để dạy học sinh: Khu dành riêng học trò người Pháp..., gọi là Quartier Européen; khu dành cho học trò Việt có học thêm giờ tiếng Việt, gọi là khu bản xứ (Quartier Indigène). Khu học chương trình Pháp và thi tú tài Pháp, dạy bằng tiếng Pháp nằm sát bên khu dành cho học trò Việt. Ðến năm 1958, trường đổi tên là Lycée Jean - Jacques Rousseau  - là tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII. Truyền thống yêu nước được biểu hiện ngay từ khi Trường còn đặt dưới sự quản lý của người Pháp với việc học sinh viết lên bảng 4 chữ A.B.L.F (viết tắt câu "A bas les Francais" nghĩa là "Ðả đảo thực dân Pháp") trong một lần học sinh của trường đứng lên bãi khóa để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh (mất năm 1926).

Sau ngày giải phóng, trường vẫn là một nơi đào tạo học sinh chất lượng cao của TP Hồ Chí Minh. Năm 1966, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Ðào tạo, trường đổi tên thành Trường PTTH Lê Quý Ðôn - mang tên nhà bác học nổi tiếng của Việt Nam từ thế kỷ 18 -  (tên đó mang đến nay). Sau ngày đất nước thống nhất, trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong mọi hoạt động về dạy và học và nay là một trường trung học phổ thông công lập được chọn thí điểm tự chủ về tài chính đào tạo học sinh chất lượng cao. Năm học 1997 - 1998, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba - phần thưởng cao quý của Ðảng, Nhà nước.

Từ khi thành lập, là trường trung học có sớm nhất của Nam Bộ và cả nước, cho nên  thu hút được nhiều học sinh ưu tú của Nam Bộ mà sau này nhiều người đã thành đạt và còn vang danh cho tới ngày nay. Ðó là các nhà khoa học lớn: giáo sư Trần Văn Giàu, nhà sử học, nhà văn hóa Vương Hồng Sển, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (nguyên Bộ trưởng  Y tế), nhân sĩ Cao Triều Phát, Phan Văn Chương, giáo sư, viện sĩ Trần Ðại Nghĩa, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà (Trưởng ban Việt kiều Trung ương), và cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã học trong thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Tên tuổi của nhiều học sinh làm sáng danh ngôi trường đầu tiên đó và mãi là niềm tự hào cho lớp lớp các thế hệ học sinh của trường sau này.


Bài 13: Đệ nhất hùng quan

Nằm ở khu vực trung tâm của miền Trung, đèo Hải Vân không chỉ được ví như chiếc đòn gánh với hai đầu là hai bãi biển đẹp nhất thế giới, mà còn được người xưa mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Trên con đường thiên lí Bắc Nam, ngăn cách giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có một ngọn đèo cao chắn ngang, dài chừng hơn 20 cây số, đường đi ngoằn ngoèo vô cùng hiểm trở, ấy chính là đèo Hải Vân.

Thời Nguyễn, năm 1826, vua Minh Mạng (1791-1840) đã cho xây trên đỉnh đèo Hải Vân một tòa thành và cửa ải để làm nơi canh gác giặc cướp. Trên vòm cửa ải phía Bắc có treo tấm biển lớn bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn là “Hải Vân Quan”, còn phía Nam lại có tấm biển khắc sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, có nghĩa là quan ải hùng vĩ nhất thiên hạ. 



 Cổng Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân



Trong “Phủ Biên tạp lục”, bộ sách chuyên ghi chép những điều quan trọng về kinh tế, xã hội của xứ Đàng Trong, tác giả Lê Quý Đôn (1726 - 1784) từng nhận xét như sau: “Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây, là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam…(nay là 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam).

Trước đây, con đèo là tuyến đường bộ độc đạo nối liền hai miền Nam - Bắc. Vì vậy, mọi phương tiện xe cộ muốn đi từ Huế vào Đà Nẵng, hoặc ngược lại, đều phải đi qua con đèo hiểm trở này. Đèo cao quanh năm mây phủ tứ bề, có lúc đứng cách nhau mấy bước chân cũng không nhìn thấy. Kể từ năm 2005, hầm Hải Vân, tuyến đường hầm xuyên đèo Hải Vân và là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á được đưa vào sử dụng, đèo Hải Vân trở nên ít người qua lại. Giờ đây, con đèo hoang vu này bỗng trở thành một địa điểm du lịch lí tưởng cho những ai có thú mạo hiểm, ưu phiêu lưu, thích khám phá.



 Đường đèo uốn lượn quanh co men theo sườn núi






 Đoàn tàu Thống Nhất vượt đèo Hải Vân



Đèo Hải Vân với những khúc cua khúc khuỷu đến rợn người, một bên là lau lách um tùm, một bên là vực sâu hun hút với tiếng sóng biển ầm ào, xưa là nỗi ám ảnh của cánh lái xe đường dài, nay bỗng trở nên có một sức hút kì lạ đối với những người ưa phiêu lưu, mạo hiểm.
Chỉ cần một chiếc xe gắn máy, du khách đã có thể lên đường để khám phá dãy “thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Để lên đến đỉnh đèo, du khách phải vượt qua những khúc cua tay áo, leo lên những đoạn đường đèo cao, đổ xuống những đoạn đường dốc đứng xe lao vun vút... Cứ thế hết lên lại xuống, phải hơn 1 tiếng đồng hồ mới lên đến đỉnh đèo chính lộng gió, mù sương. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa là cả một vùng biển cả mênh mông, phía Bắc là vịnh Lăng Cô của Huế, phía Nam là vịnh Đà Nẵng của Đà Nẵng. Cũng từ đây, du khách có thể tham quan Hải Vân Quan, một công trình phòng thủ mang đậm dấu ấn của vua Minh Mạng, hoặc ngắm nhìn những đoàn tàu Thống Nhất rúc còi vượt núi, len lỏi giữ màn sương và tán lá rừng xanh um.
Từ trên đỉnh đèo Hải Vân, vào những ngày thời tiết tốt, du khách còn có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa, bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm… và những bãi cát vàng hình vòng cung vươn dài ôm lấy những vịnh biển.

Rời đèo Hải Vân, cách chân đèo không xa về phía Bắc là bãi biển Lăng Cô, một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh; đi thêm chừng 70 cây số nữa là vào đến trung tâm cố đô Huế, Di sản Văn hóa Thế giới. Phía Nam đèo là Đà Nẵng, một thành phố năng động với bãi biển Mỹ Khê đẹp nổi tiếng thế giới, cùng nhiều tiềm năng văn hóa du lịch hấp dẫn khác.

Chính vì vậy, những năm gần đây, du khách, nhất là người nước ngoài, mỗi khi có dịp về nghỉ ở Huế hoặc Đà Nẵng, đều muốn tự mình khám phá tour du lịch thú vị này.



tải về 5.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương