Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập wto


Kiểm tra trước khi gửi hàng



tải về 2.95 Mb.
trang9/22
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.95 Mb.
#18288
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22

Kiểm tra trước khi gửi hàng

248. Một số thành viên ghi nhận Việt Nam không áp dụng yêu cầu về kiểm tra trước khi

gửi hàng. Một số thành viên đề nghị Việt Nam đảm bảo, trong trường hợp Việt Nam ký

hợp đồng dịch vụ với các công ty kiểm tra trước khi gửi hàng, thì hoạt động của các công

ty này phải phù hợp với các quy định của WTO, đặc biệt là Điều VIII của Hiệp định

108


GATT, Hiệp định về Kiểm tra trước khi gửi hàng và Hiệp định về thực thi Điều VII của

Hiệp định GATT 1994. Một thành viên yêu cầu Việt Nam cam kết không áp dụng các

biện pháp kiểm tra trước khi gửi hàng cho đến khi có các văn bản phù hợp với WTO

được thực hiện.

249. Đáp lại, đại diện của Việt Nam trả lời rằng Luật hải quan Việt Nam không có quy

định nào về kiểm tra trước khi gửi hàng. Cơ quan hải quan sẽ không sử dụng kết quả

kiểm tra không bắt buộc. Mặc dù trước đó đại diện của Việt Nam cho biết việc kiểm tra

trước khi giao hàng có thể được áp dụng trên cơ sở thử nghiệm đối với một số chuyến

hàng nhất định, sau đó, đại diện này khẳng định Việt Nam hiện không áp dụng hệ thống

kiểm tra trước khi gửi hàng và chưa dự định ban hành văn bản quy phạm pháp luật về

vấn đề này.

250. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng nếu đưa ra yêu cầu về kiểm tra trước khi

gửi hàng thì chỉ là tạm thời và phù hợp với yêu cầu của Hiệp định về Kiểm tra trước khi

gửi hàng và các hiệp định có liên quan khác của WTO. Việt Nam hoàn toàn chịu trách

nhiệm đảm bảo rằng các công ty cung cấp dịch vụ kiểm tra trước khi gửi hàng hoạt động

dưới danh nghĩa của mình sẽ hoạt động phù hợp với các quy định trong các hiệp định của

WTO bao gồm Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện

pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, Hiệp định về thủ tục cấp

phép nhập khẩu, Hiệp định về thưc thi Điều VII của Hiệp định GATT 1994, Hiệp định

về Quy tắc xuất xứ, Hiệp định về thực thi Điều VI (Chống bán phá giá), Hiệp định về

Trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp, Hiệp định về tự vệ và Hiệp định Nông nghiệp.

Việc xây dựng mức phí và lệ phí cũng sẽ phải phù hợp với Điều VIII của Hiệp định

GATT 1994 và Việt Nam đảm bảo sẽ áp dụng các yêu cầu về minh bạch và kịp thời

trong các Hiệp định của WTO, đặc biệt là Điều X của GATT 1994. Nhà nhập khẩu có

quyền khiếu nại các quyết định của các công ty này giống như các quyết định hành chính

của Chính phủ Việt Nam. Ban Công tác ghi nhận những cam kết này.

Chống bán phá giá, thuế đối kháng, các biện pháp tự vệ

251. Đại diện của Việt Nam cho biết ban đầu Việt Nam chưa có các quy định về chống

bán phá giá, thuế đối kháng hoặc các biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, đại diện của Việt Nam

lưu ý rằng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

(Điều 2 và Điều 9) được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng mức thuế

bổ sung đối với hàng nhập khẩu có giá thấp hơn “giá thông thường do được bán phá giá,

109

gây khó khăn cho các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước” hoặc thấp hơn “giá



thông thường phát sinh do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây ra khó khăn cho các

nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước”. Việt Nam có thể áp dụng thuế bổ sung đối

với hàng hoá có xuất xứ từ các nước áp dụng “những biện pháp phân biệt đối xử về thuế

nhập khẩu hoặc những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam”.

Đại diện của Việt Nam cho rằng quy định này là cần thiết để đảm bảo rằng Việt Nam

không bị bất lợi trong thương mại quốc tế khi không phải là thành viên WTO.

252. Đại diện của Việt Nam công nhận rằng Việt Nam cần xây dựng khuôn khổ pháp

luật và thể chế phù hợp để thực thi các quy định về các biện pháp chống bán phá giá và

các biện pháp đối kháng. Do đó, các pháp lệnh mới về các biện pháp chống bán phá giá,

chống trợ cấp và tự vệ đã được dự thảo. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp

lệnh về các biện pháp tự vệ ngày 25/5/2002, Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về

“chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam” ngày 29/4/2004 và Pháp lệnh số

22/2004/PL-UBTVQH11 “về các biện pháp chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt

Nam” ngày 20/8/2004. Các văn bản hướng dẫn thực hiện các pháp lệnh này đang được

soạn thảo. Các quy định này sẽ được hoàn hành trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Một

nghị định thực thi Pháp lệnh về các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu

vào Việt Nam đã được ban hành (Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005). Nghị

định đã được ban hành nhằm đảm bảo việc tuân thủ Hiệp định về trợ cấp và các biện

pháp đối kháng. Nghị định này bao gồm các quy định chi tiết về bảo mật, cung cấp thông

tin, tổ chức tham vấn, nghĩa vụ công bố các yếu tố hoặc quyết định liên quan tới việc

điều tra, các thủ tục điều tra, việc áp dụng thuế đối kháng... Các quyết định về chống bán

pháp giá, đối kháng và tự vệ được công khai trên báo chí, các kênh thông tin chính thức,

trang web của Bộ Thương mại ... Đại diện của Việt Nam cho biết thêm Bộ Thương mại

sẽ phát hành Bản tin Chính thức về các biện pháp chống bán phá giá, đối kháng và tự vệ

trong đó các quyết định sẽ được công bố. Đại diện của Việt Nam lưu ý thêm rằng theo

Điều 27 của Pháp lệnh Chống bán phá giá và Điều 29 của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng

hoá nhập khẩu vào Việt Nam, các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự khác nhau với quy định về

chống phá giá và đối kháng của Việt Nam. Theo quan điểm của đại diện của Việt Nam,

các quy định mới của Việt Nam về các biện pháp chống phá giá và đối kháng của Việt

Nam tuân thủ hoàn toàn Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và Hiệp định

Chống bán phá giá của WTO. Trả lời một câu hỏi, đại diện của Việt Nam lưu ý rằng cho

110

tới nay chưa có vụ kiện nào liên quan đến các biện pháp đối phó với hành vi thương mại



không bình đẳng diễn ra ở Việt Nam.

253. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng Chính phủ sẽ bảo đảm để bất kỳ văn bản

quy phạm pháp luật nào về việc áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá hoặc

thuế đối kháng có hiệu lực vào thời điểm Việt Nam gia nhập sẽ phù hợp với các quy định

của các Hiệp định về tự vệ, chống bán phá giá và về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

của WTO. Đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ

không áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng cho đến khi

các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các điều khoản của các hiệp định của WTO

được thông báo và thực thi. Trong quá trình soạn thảo chi tiết bất kỳ văn bản quy phạm

pháp luật liên quan đến các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và thuế đối kháng trong

tương lai, Việt Nam sẽ bảo đảm để chúng phù hợp hoàn toàn với các quy định liên quan

của WTO, bao gồm Hiệp định Thực hiện Điều VI, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp

đối kháng và Hiệp định về tự vệ. Ban Công tác ghi nhận các cam kết này.

254. Một số Thành viên lưu ý rằng Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển đổi theo

hướng kinh tế thị trường toàn diện. Các Thành viên này lưu ý rằng trong quá trình đó,

khi hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam vào một nước thành viên của WTO có thể có

những khó khăn đặc biệt trong việc xác định chi phí và tương quan giá cả trong bối cảnh

các vụ điều tra chống bán phá giá và thuế đối kháng đang diễn ra. Các Thành viên này

cho biết trong các trường hợp đó, nước nhập khẩu là thành viên của WTO có thể cần

phải tính đến khả năng việc so sánh chặt chẽ với chi phí và giá cả trong nước ở Việt Nam

có thể không phải lúc nào cũng thích hợp.

255. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng ngay sau khi gia nhập WTO, Điều VI của

GATT 1994, Hiệp định Thực hiện Điều VI của GATT 1994 (Hiệp định chống bán phá

giá) và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) sẽ được áp dụng trong

các vụ kiện tụng liên quan đến xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang một nước thành

viên WTO phù hợp với các điểm sau:

Khi xác định tương quan giá cả theo Điều VI của GATT 1994 và Hiệp định chống bán

phá giá, nước thành viên WTO nhập khẩu phải sử dụng hoặc là giá cả hoặc chi phí ở Việt

Nam đối với ngành hàng đang được điều tra hoặc là một phương pháp không dựa trên sự

so sánh chặt chẽ với chi phí hoặc giá cả ở Việt Nam theo các quy tắc sau:

111

Nếu các nhà sản xuất trong diện điều tra có thể chỉ rõ rằng các điều kiện của nền kinh tế



thị trường là phổ biến trong ngành sản xuất mặt hàng tương tự với việc chế tạo, sản xuất

và kinh doanh mặt hàng đó, nước nhập khẩu là thành viên WTO khi xác định tương quan

giá cả phải sử dụng giá cả và chi phí ở Việt Nam cho ngành sản xuất trong diện điều tra .

Nước nhập khẩu là thành viên WTO có thể sử dụng một phương pháp không dựa trên sự

so sánh chặt chẽ với giá cả hoặc chi phí ở Việt Nam nếu các nhà sản xuất trong diện điều

tra không thể chỉ rõ rằng các điều kiện của nền kinh tế thị trường là phổ biến trong ngành

sản xuất mặt hàng tương tự với việc chế tạo, sản xuất và kinh doanh mặt hàng đó.

Trong quá trình xét xử theo phần II, III và V của Hiệp định SCM, khi xử lý vấn đề trợ

cấp, các quy định liên quan của Hiệp định SCM sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, nếu có

những khó khăn đặc biệt trong việc áp dụng các quy định đó, nước nhập khẩu là thành

viên WTO có thể sử dụng các phương pháp khác nhằm xác định và tính toán lợi ích từ

việc trợ cấp, có tính đến khả năng các điều kiện phổ biến ở Việt Nam có thể không phải

là những cơ sở đối chiếu phù hợp.

Nước nhập khẩu là thành viên WTO phải thông báo phương pháp được sử dụng theo tiểu

mục (a) trên đây cho Ủy ban thực thi chống bán phá giá và thông báo phương pháp được

sử dụng theo tiểu mục (b) cho Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

Khi Việt Nam khẳng định được rằng nền kinh tế nước mình là kinh tế thị trường chiểu

theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là thành viên WTO, các quy định tại tiểu mục (a)

sẽ hết hiệu lực với điều kiện luật quốc gia của nước thành viên nhập khẩu có quy định

các tiêu chí về kinh tế thị trường tại thời điểm gia nhập. Trong mọi trường hợp, các quy

định trong tiểu mục (a)(ii) sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2018. Ngoài ra, nếu Việt Nam

khẳng định được rằng các điều kiện của kinh tế thị trường là phổ biến tại một ngành cụ

thể chiểu theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là thành viên WTO, các quy định trong

tiểu mục (a) liên quan tới nền kinh tế phi thị trường sẽ không còn được áp dụng cho

ngành đó.

Ban Công tác ghi nhận các cam kết này.



2. Quy định về xuất khẩu

Thuế quan, phí và lệ phí áp dụng đối với các dịch vụ được cung ứng, áp dụng thuế nội

địa đối với hàng xuất khẩu

112


256. Đại diện của Việt Nam cho biết Việt Nam áp dụng thuế xuất khẩu đối với một số

khoáng sản và nguồn tài nguyên thiên nhiên được xuất khẩu dưới dạng thô. Mục đích chính

của các khoản thuế xuất khẩu này là để bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm, hạn chế xuất

khẩu các loại hàng hoá chiến lược, và để điều chỉnh và hài hoà nguồn thu cho ngân sách.

Thuế xuất khẩu được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Quyết định số

45/2002/QĐ-BTC ngày 10/4/2002. Thuế xuất khẩu của Việt Nam được áp dụng trên cơ sở

MFN. Các mức thuế suất thuế xuất khẩu của Việt Nam dao động từ 1% đối với một số loại đá

quý nhất định tới 45% đối với phế liệu kim loại. Những mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế

xuất khẩu được liệt kê tại Bảng 16.

257. Một số thành viên quan ngại là việc đánh thuế xuất khẩu cao đối với phế liệu xuất khẩu

kim loại đen và kim loại màu (35 và 45%) có thể gây bóp méo luồng thương mại, tạo sức ép

về giá và sẽ làm hạn chế xuất khẩu các sản phẩm này. Những thành viên này lưu ý rằng biện

pháp như vậy tạo ra lợi ích đáng kể cho những người dùng phế liệu kim loại ở Việt Nam so

với người sử dụng ở các nước khác. Một thành viên đề nghị Việt Nam cung cấp kế hoạch về

lộ trình cắt giảm tất cả các loại thuế xuất khẩu và bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim

loại đen và kim loại màu vào thời điểm gia nhập. Đáp lại, đại diện của Việt Nam cho biết

nguồn phế liệu kim loại đen trong nước đang trở nên cạn kiệt và Việt Nam đang phải nhập

khẩu mặt hàng này. Biện pháp này nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu sản xuất cho doanh

nghiệp trong nước và hạn chế chi phí cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phế liệu kim

loại đen. Đại diện của Việt Nam cho rằng, biện pháp này không bóp méo thương mại quốc tế

do nguồn phế liệu kim loại này ở Việt Nam không phải nguồn chính về phế liệu kim loại đen

của thế giới và chỉ có một lượng rất nhỏ phế liệu kim loại đen của Việt Nam được xuất khẩu.

Đại diện của Việt Nam không cho rằng việc áp thuế xuất khẩu là trái với các quy định của

WTO.


258. Ngoài ra, phụ thu xuất khẩu được thu thêm đối với mủ cao su chưa chế biến và hạt

điều thô xuất khẩu. Phụ thu áp dụng đối với cà phê xuất khẩu đã được xoá bỏ vào năm

1995. Mức phụ thu tuỳ thuộc vào biến động giá cả của hàng hoá, và số tiền thu được sẽ

được chuyển vào Quỹ Bình ổn giá, sau này thay thế bằng Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, được

thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 195/1999/QĐ-TTg ngày

27/9/1999. Theo Điều 3 của Quyết định này, nguồn thu của Quỹ là khoản thu chênh lệch

giá của một số mặt hàng xuất nhập khẩu nhất định. Đối với hàng hoá xuất khẩu, phần

chênh lệch giá được tính trên cơ sở giá xuất khẩu thực tế, không bao gồm chi phí bảo

hiểm và vận tải, nhưng bao gồm thuế xuất khẩu và phí lưu thông nội địa, nếu có. Trả lời

113


một số câu hỏi, đại diện của Việt Nam nói rằng phụ thu cho Quỹ hỗ trợ xuất khẩu sẽ

được điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của WTO. Việt Nam đang cố gắng giảm

thiểu các khoản phí và lệ phí đối với hàng xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu. Việt

Nam không cho rằng các quy định của Việt Nam về phụ thu là trái với quy định của

WTO.

259. Một số thành viên đề nghị Việt Nam đàm phán song phương giảm thuế xuất khẩu



đối với phế liệu kim loại màu và kim loại đen trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO.

Theo quan điểm của những nước này, kết quả đàm phán sẽ cấu thành một bộ phận của

cân bằng tổng thể các cam kết và nhân nhượng theo các điều khoản gia nhập của Việt

Nam. Những thành viên này nhấn mạnh rằng nếu Việt Nam sau này tăng các khoản thế

xuất khẩu này lên cao hơn mức cao kết, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới mức cân bằng

nhân nhượng đã được thiết lập trong đàm phán song phương và đa phương về việc Việt

Nam gia nhập WTO và những thành viên này sẽ có quyền tiến hành các biện pháp phù

hợp để làm cân bằng lại các nhân nhượng này. Một số thành viên khác tuyên bố rằng

theo họ điều này không làm ảnh hưởng đến tình trạng và tính pháp lý của thuế xuất khẩu

trong khuôn khổ các Hiệp định WTO.

260. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam sẽ áp dụng thuế xuất khẩu, phí và

lệ phí xuất khẩu cũng như thuế nội địa đối với hoặc liên quan tới xuất khẩu phù hợp với

Hiệp định GATT 1994. Về thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và kim loại màu,

đại diện của Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam sẽ giảm thuế xuất khẩu phù hợp với

Biểu 17 và Biểu 17 bao gồm tất cả thuế xuất khẩu mà Việt Nam áp dụng đối với phế liệu

kim loại đen và kim loại màu. Ban công tác ghi nhận các cam kết này.

Hạn chế xuất khẩu

261. Một số Thành viên lưu ý rằng Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp có giấy

phép mới được xuất khẩu. Thêm vào đó, Việt Nam cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, than

củi, song mây thô và nhiều loại sản phẩm gỗ thành phẩm và bán thành phẩm “vì mục

đích bảo vệ môi trường”. Các Thành viên này yêu cầu Việt Nam khẳng định rằng việc

sản xuất các mặt hàng này ở trong nước cũng bị hạn chế với lý do tương tự. Một số

Thành viên cũng quan ngại rằng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam là không phù

hợp với quy định của WTO, bởi Điều XI của GATT 1994 cấm dùng hạn ngạch xuất khẩu

trừ khi được áp dụng tạm thời nhằm khắc phục hay ngăn chặn tình trạng thiếu hụt lương

thực nghiêm trọng.

114

262. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng yêu cầu về giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu



đã được bãi bỏ tại Nghị định của Chính phủ số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 và yêu

cầu về vốn lưu động đối với doanh nghiệp thương mại cũng không còn hiệu lực. Việt

Nam áp dụng biện pháp quản lý hàng hoá hay hạn chế đối với một số mặt hàng được liệt

kê tại Bảng 18. Một số mặt hàng xuất khẩu cần được sự chấp thuận của cơ quan quản lý

chuyên ngành. Bộ Thủy sản cấp giấy phép xuất khẩu đối với một số nhóm hàng thuỷ sản

cụ thể (xem Bảng 19). Theo quan điểm của đại diện của Việt Nam, danh mục các mặt

hàng bị cấm xuất khẩu là phù hợp với các quy định của Điều XX của GATT 1994. Một

doanh nghiệp muốn xuất khẩu mặt hàng nằm trong danh mục cấm phải nộp đơn lên Bộ

hoặc Uỷ ban nhân dân có liên quan, trong đó giải thích rõ lý do xuất khẩu. Nếu các cơ

quan này xem xét thấy nhu cầu này là hợp lý thì đơn sẽ được đệ trình lên Thủ tướng

Chính phủ để ra quyết định cuối cùng. Đại diện của Việt Nam bổ sung rằng ngoài việc

hạn chế định lượng về xuất khẩu gỗ, Việt Nam cũng hạn chế sản lượng khai thác gỗ và

duy trì chế độ phân bổ chỉ tiêu khai thác gỗ hàng năm. Sản lượng trần của gỗ thành phẩm

đã giảm từ 617.000 m3 năm 1995 xuống 300.000 m3 năm 1999, và hạn ngạch xuất khẩu

gỗ tự nhiên tương ứng được quy định là 330.000 m3 năm 1996, 80.000 m3 năm 1997,

100.000 m3 năm 1998 và 150.000 m3 năm 1999.

263. Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Việt Nam quản lý việc xuất khẩu gạo

bằng các chỉ tiêu xuất khẩu định hướng và tạo kênh xuất khẩu thông qua đầu mối xuất

khẩu. Theo Quyết định số 141/TTg của Thủ tướng Chính phủ "về Điều hành xuất khẩu

gạo và nhập khẩu phân bón năm 1997" ngày 8/3/1997, hạn ngạch xuất khẩu gạo được

phân bổ cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở sản lượng lúa hàng hoá của từng tỉnh,

và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ chỉ tiêu hạn ngạch cho các doanh nghiệp tuỳ theo

khả năng xuất khẩu thực tế. Hạn ngạch còn được phân bổ cho một số Tổng công ty lương

thực trung ương dựa trên năng lực của công ty. Các doanh nghiệp phải là thành viên của

Hiệp hội lương thực Việt Nam thì mới được phân bổ hạn ngạch. Doanh nghiệp không có

khả năng hoàn thành hạn ngạch được phân bổ cần phải báo cáo kịp thời lên Bộ Thương

mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thủ tướng Chính phủ có thể chuyển

phần hạn ngạch chưa được thực hiện sang cho các doanh nghiệp khác; việc chuyển

nhượng hay bán hạn ngạch dưới bất kỳ hình thức nào khác đều không được phép.

264. Chính phủ đã thông báo chỉ tiêu xuất khẩu định hướng tới các doanh nghiệp từ đầu

năm trên cơ sở dự báo sản xuất, dự trữ và tiêu dùng hàng năm. Chỉ tiêu định hướng xuất

khẩu có thể được điều chỉnh trong năm và lượng xuất khẩu thực tế trong năm 1998 và

115

1999 đã vượt quá chỉ tiêu định hướng. Đối với đầu mối xuất khẩu, trước kia chỉ có doanh



nghiệp nhà nước có quyền xuất khẩu gạo. Chế độ đầu mối xuất khẩu không còn chỉ dành

cho các doanh nghiệp nhà nước và kể từ năm 1998 các doanh nghiệp Việt Nam khác, bất

kể thuộc loại hình sở hữu nào đều quyền xuất khẩu gạo. Số doanh nghiệp xuất khẩu gạo

tăng từ 26 doanh nghiệp vào năm 1997 lên 64 doanh nghiệp vào năm 1999 và tiếp tục

tăng vào năm 2000. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng giá xuất khẩu tối thiểu đối

với gạo và dầu thô chỉ được sử dụng như một loại giá định hướng và đã được bãi bỏ.

265. Lưu ý rằng hạn ngạch xuất khẩu nhìn chung là không phù hợp với quy định của

WTO, một số Thành viên yêu cầu Việt Nam cam kết sau khi gia nhập WTO sẽ chỉ duy

trì các biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể biện minh được theo các quy định của WTO.

Một số Thành viên không cho rằng các biện pháp quản lý xuất khẩu của Việt Nam, đặc

biệt là đối với gạo và gỗ, là phù hợp với các quy định của WTO. Các Thành viên cũng

yêu cầu Việt Nam xem xét lại cơ chế của mình để đưa ra các biện pháp phù hợp với

WTO nhằm đạt được mục tiêu chính sách của mình và cung cấp lộ trình rõ ràng nhằm

loại bỏ các biện pháp trái với quy định của WTO.

266. Trả lời về vấn đề này, đại diện của Việt Nam cho biết gạo được xem là mặt hàng

thiết yếu đối với an ninh kinh tế xã hội của Việt Nam và do vậy Việt Nam không có ý

định bãi bỏ các biện pháp quản lý sản xuất (và thương mại). Tuy nhiên, hạn ngạch xuất

khẩu gạo đã được bãi bỏ và Việt Nam hiện tại không sử dụng bất cứ biện pháp hạn chế

xuất khẩu nào đối với gạo. Thay vào đó, một cơ chế quản lý linh hoạt đã được xây dựng.

Theo cơ chế này, đầu năm, Chính phủ sẽ dựa trên dự báo sản xuất và tiêu dùng hàng năm

và khối lượng lương thực dự trữ để thông báo chỉ tiêu xuất khẩu định hướng tới tất cả

doanh nghiệp. Chỉ tiêu xuất khẩu định hướng được áp dụng đối với toàn bộ nền kinh tế;

không có chỉ tiêu định hướng xuất khẩu gạo phân bổ cho các doanh nghiệp riêng lẻ và

không đặt ra các nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp. Tất cả các thương nhân có đăng ký

kinh doanh hợp pháp được tự do ký các hợp đồng xuất khẩu gạo theo tính toán riêng của

mình nhưng các hợp đồng này phải được thông báo cho Hiệp hội lương thực Việt Nam.

Không doanh nghiệp xuất khẩu gạo nào được độc quyền hoặc được dành đặc quyền

nhưng Việt Nam vẫn muốn bảo lưu việc xuất khẩu gạo cho thương mại nhà nước cho

đến năm 2011 vì lý do an ninh lương thực quốc gia (xem bảng 8(b)). Hiệp hội lương thực

Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi chính phủ hoạt động theo các nguyên tắc

tham gia tự nguyện, tự quản lý, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các

hoạt động của Hiệp hội được đồng thuận bởi các thành viên phù hợp với luật pháp Việt

116

nam. Hiệp hội thay mặt cho các thành viên đề xuất với Chính phủ các chính sách liên



quan đến sản xuất và kinh doanh lương thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành

viên. Hiệp hội có trách nhiệm thông báo cho các doanh nghiệp tổng số lượng xuất khẩu

đã ký hợp đồng. Đại diện của Việt Nam bổ sung thêm rằng Chính phủ Việt Nam bảo lưu

quyền tác động vào thị trường gạo bằng những biện pháp phù hợp với WTO khi xảy ra

tình hình thiếu hụt gạo ở trong nước.

267. Trả lời câu hỏi liên quan đến việc đình chỉ các hợp đồng xuất khẩu khoáng sản chưa

chế biến, đại diện của Việt Nam cho biết sau các tai nạn hầm lò nghiêm trọng do khai

thác bất hợp pháp các khoáng sản rắn và không áp dụng các biện pháp an toàn, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/2005/CT-TTg ngày 5/4/2005 đình chỉ việc ký

kết các hợp đồng mới về xuất khẩu khoáng sản rắn thô cho đến khi các quy định an toàn

mới được ban hành thay thế cho Thông tư số 02/2001/TT-BCN ngày 27/4/2001 về các

điều kiện xuất khẩu khoáng sản. Việc đình chỉ này chỉ là tạm thời. Các doanh nghiệp đã

ký kết các hợp đồng xuất khẩu khoáng sản hợp pháp được phép tiếp tục xuất khẩu bình

thường.


268. Khi được yêu cầu giải thích các quy định tại Điều 5.4 của Luật sửa đổi bổ sung một

số điều của Luật khoáng sản (Luật số 46/2005/QH11) theo đó, Nhà nước có thể hạn chế

xuất khẩu khoáng sản thô và tinh quặng và liệt kê danh mục tất cả các loại khoáng sản bị

tác động bởi điều luật này, đại diện của Việt Nam cho biết, theo Luật khoáng sản, các

loại khoáng sản đạt tiêu chuẩn chất lượng và những điều kiện đặt ra trong Thông tư số 04

ngày 2/8/2005 của Bộ Công nghiệp trong giai đoạn 2005-2010 sẽ được phép xuất khẩu.

Những điều kiện này được đặt ra nhằm ngăn chặn việc khai thác và xuất khẩu trái phép

khoáng sản.

269. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, kể từ thời điểm gia nhập, bất kỳ các biện

pháp quản lý và hạn chế xuất khẩu còn lại sẽ được áp dụng hoàn toàn phù hợp với các

quy định của WTO. Ban Công tác ghi nhận cam kết này.



tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương