Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập wto


Hạn chế định lượng nhập khẩu bao gồm cấm nhập khẩu, hệ thống hạn ngạch và giấy phép



tải về 2.95 Mb.
trang7/22
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.95 Mb.
#18288
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22

Hạn chế định lượng nhập khẩu bao gồm cấm nhập khẩu, hệ thống hạn ngạch và giấy phép

200. Đại diện của Việt Nam cho biết Việt Nam đã và đang dỡ bỏ các biện pháp hạn chế

định lượng đối với hàng nhập khẩu, nhưng nêu rõ hiện nay Việt Nam đang áp dụng các

biện pháp cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hạn chế/hạn ngạch và các biện pháp

quản lý chuyên ngành. Các Thành viên lưu ý rằng các biện pháp hạn chế định lượng là

trái với Điều XI của Hiệp định GATT và Việt Nam phải cung cấp một danh sách đầy đủ

về các biện pháp hạn chế định lượng hiện tại, bao gồm tất cả các biệp pháp cấm, hạn

ngạch và yêu cầu về giấy phép hạn chế. Việt Nam cũng cần cung cấp lộ trình đối với

từng biện pháp đang áp dụng để loại bỏ, sửa đổi hoặc thay thế bằng các biện pháp cụ thể

phù hợp với WTO, hoặc đưa ra những lý do phù hợp với quy định của WTO trong việc

duy trì các biện pháp này. Trả lời về vấn đề này, đại diện của Việt Nam đã cung cấp

thông tin sau: một danh sách về các biện pháp cấm nhập khẩu và lý do áp dụng (Bảng

12); một danh sách các loại hoá chất độc bị cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện cho phép

nhập khẩu có điều kiện (Bảng 13(a) và 13 (b)); và một danh sách các sản phẩm thuộc

diện quản lý chuyên ngành (Bảng 14). Đại diện Việt Nam lưu ý rằng khái niệm "ngành

nghề cấm kinh doanh" (xem đoạn 33 và Bảng 1) đề cập tới việc cấm cả các hoạt động

kinh doanh trong nước và việc nhập khẩu các sản phẩm tương ứng. Đại diện Việt Nam

bổ sung rằng theo quan điểm của mình, tất cả các hạn chế nhập khẩu không phù hợp với

WTO, ngoại trừ hạn chế đối với mặt hàng đường, đã được bãi bỏ (xem đoạn 222 dưới

đây). Trả lời một câu hỏi của các Thành viên, đại diện Việt Nam cho biết thêm rằng các

hạn chế về phương thức thanh toán được áp dụng năm 1998 đã bị bãi bỏ từ ngày

1/5/2001 theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001.

201. Các cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm ban hành các quy định và hướng dẫn cụ thể

liên quan đến các mặt hàng cấm nhập khẩu bao gồm Bộ Công an, Bộ Văn hoá Thông tin,

Bộ Công nghiệp và Bộ Y tế. Hạn chế kinh doanh đối với các hàng hoá độc hại được áp

dụng như nhau với cả các thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Trong các

trường hợp ngoại lệ, việc nhập khẩu các mặt hàng cấm không vì mục đích thương mại có

thể được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bộ ngành

88

liên quan. Tuy nhiên, với những sản phẩm được nhập khẩu vì lý do an ninh (như nhập



khẩu vũ khí), thủ tục áp dụng trong các trường hợp này có thể không được công bố chính

thức.


202. Một số thành viên đặt câu hỏi liệu Việt Nam có sử dụng các công cụ ít hạn chế

thương mại hơn để xử lý các vấn đề về y tế, môi trường, an toàn hoặc các vấn đề khác.

Trả lời về vấn đề này, đại diện của Việt Nam trả lời rằng do những hạn chế về năng lực

quản lý, các mục tiêu về y tế, môi trường và an toàn đang được thực hiện thông qua việc

cấm nhập khẩu sẽ không đạt được nếu áp dụng các biện pháp thay thế khác.

203. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng Việt Nam cấm nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng

là để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng vì không có cơ chế khả thi nào khác và cũng không có

hệ thống thiết bị xử lý và tẩy trùng đối với quần áo đã qua sử dụng. Việt Nam lưu ý rằng

không có một tổ chức hay cá nhân trong nước nào được cấp Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh đối với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng bị cấm nhậ__________p khẩu. Đại diện của Việt

Nam cho biết thêm là một số Thành viên WTO có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam

cũng vẫn còn duy trì biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhất định.

204. Đại diện của Việt Nam cũng lưu ý rằng thuốc lá điếu hiện đang bị cấm nhập khẩu là

một phần của Chương trình chống hút thuốc nhằm hạn chế sản xuất và tiêu thụ thuốc lá.

Mặc dù hiện nay vẫn còn tồn tại một số đơn vị sản xuất thuốc lá, Việt Nam không chủ

trương phát triển ngành sản xuất thuốc lá và không khuyến khích thành lập thêm cơ sở

sản xuất mới. Đại diện Việt Nam cho biết thêm những điều khoản về hạn chế sản xuất và

tiêu thụ thuốc lá trong nước được quy định trong Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày

14/8/2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trong

giai đoạn 2000 - 2010 và trong Nghị định 76/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001. Việt Nam

cũng đã ký Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá được Tổ chức Y tế Thế giới thông

qua ngày 25/5/2003, nhằm mục đích hạn chế số người tử vong ngày càng cao vì các bệnh

liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, đại diện của Việt Nam cũng xác nhận rằng Việt Nam

đang tìm các biện pháp thay thế phù hợp với các quy định của WTO để đạt được các mục

tiêu này và theo đó cam kết sẽ loại bỏ biện pháp cấm nhập khẩu xì gà và thuốc lá điếu tại

thời điểm gia nhập. Đại diện của Việt Nam giải thích rằng Việt Nam dự định áp dụng

một hạn ngạch sản xuất có tính tới hàng nhập khẩu, nghĩa là số lượng thuốc lá nhập khẩu

sẽ được trừ vào hạn ngạch sản xuất. Một doanh nghiệp thương mại nhà nước sẽ là nhà

độc quyền nhập khẩu và phân phối bán buôn thuốc lá điếu cũng như các sản phẩm thuốc

lá đã qua chế biến khác. Ngay khi gia nhập, Việt Nam sẽ chỉ định Tổng công ty thuốc lá

89

Việt Nam (VINATABA) là doanh nghiệp thương mại nhà nước chịu trách nhiệm về việc



này. Hiện nay, VINATABA là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sản xuất các sản

phẩm thuốc lá trong nước và các nhãn hiệu nước ngoài theo giấy phép. Tổng công ty này

đã là nhà sản xuất chính các sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam và là nhà phân phối lớn nhất.

205. Một Thành viên bày tỏ lo ngại về việc Việt Nam chỉ định một doanh nghiệp tiến

hành sản xuất và phân phối các sản phẩm thuốc lá làm doanh nghiệp nhập khẩu và bán

buôn các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu. Theo thành viên này, các quyền lợi của một nhà

sản xuất các sản phẩm thuốc lá có thể mâu thuẫn với việc tiếp cận minh bạch và không

phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu về khối lượng đáp ứng nhu cầu đối với sản phẩm

đó. Theo các nguyên tắc của WTO, VINATABA, được độc quyền trong việc nhập khẩu

các sản phẩm thuốc lá đã qua chế biến, phải có nghĩa vụ đảm bảo tiếp cận thị trường

không phân biệt đối xử cho thuốc lá nhập khẩu và không được ưu tiên cho sản xuất và

phân phối các sản phẩm trong nước.

206. Đại diện của Việt Nam xác nhận rằng từ thời điểm gia nhập, việc cấm nhập khẩu

thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá đã qua chế biến khác sẽ bị loại bỏ và thay thế

bằng một hạn ngạch sản xuất bao gồm cả nhập khẩu. Hạn ngạch sản xuất trong nước sẽ

giảm đi theo khối lượng thuốc lá điếu nhập khẩu. Một doanh nghiệp thương mại nhà

nước sẽ cung cấp tới thị trường Việt Nam các sản phẩm thuốc lá đã qua chế biến, bao

gồm cả thuốc lá điếu, phù hợp với các quy định của WTO, và sẽ tiến hành việc này một

cách minh bạch và không phân biệt đối xử. Ban Công tác ghi nhận những cam kết này.

207. Đại diện của Việt Nam cho biết việc nhập khẩu, đăng ký và lưu thông xe máy công

suất động cơ trên 175 cm3 bị cấm là để đảm bảo an toàn giao thông. Các loại xe máy có

công suất động cơ trên 175 cm3 chỉ được phép nhập khẩu vì mục đích đặc biệt như dùng

cho lực lượng vũ trang, nhân viên an ninh, hoặc dùng trong thi đấu thể thao. Trả lời về

vấn đề này yêu cầu dỡ bỏ biện pháp cấm này khi gia nhập do xe máy cỡ này được sản

xuất và bán như một mặt hàng thương mại vì mục đích phi quân sự ở nhiều nước, đại

diện của Việt Nam lưu ý rằng biện pháp cấm này được áp dụng trên cơ sở không phân

biệt đối xử và trong nước không sản xuất xe gắn máy loại này.

208. Đại diện của Việt Nam sau đó xác nhận rằng Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống

minh bạch và không phân biệt đối xử cho việc nhập khẩu, phân phối, và sử dụng xe máy

công suất lớn của các các nhân và các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn phù hợp từ ngày

31/5/2007. Đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng cam kết này được đưa ra không

90

ảnh hưởng đến những cam kết về phân phối trong Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam.



Người mua và/hoặc người sử dụng tiềm năng xe máy công suất lớn sẽ phải có giấy phép

điều khiển xe của cơ quan có thẩm quyền trước khi mua và sử dụng xe công suất lớn. Để

đảm bảo trách nhiệm của người điều khiển xe máy công suất lớn, người xin giấy phép lái

xe phải đáp ứng các yêu cầu như độ tuổi nhất định và chứng minh hiểu biết và kỹ năng

điều khiển an toàn xe máy công suất lớn. Những nhà phân phối xe máy công suất lớn chỉ

được phép bán xe máy này cho những người mua có giấy phép lái xe máy công suất lớn

có hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Việc phê duyệt nhập khẩu xe công

suất lớn (ví dụ từ Bộ Công an hoặc Bộ Thương mại) sẽ được tiến hành như giấy phép tự

động phù hợp với các quy định của WTO, như GATT 1994 và Hiệp định về các thủ tục

cấp phép nhập khẩu mà không hạn chế về kích thước động cơ, dựa trên các tiêu chí công

khai không phân biệt đối xử và không bị hạn chế về số lượng. Những nhà phân phối có

thể nhập khẩu xe máy công suất lớn để trưng bày và phục vụ các chương trình đào tạo lái

xe. Ban Công tác ghi nhận những cam kết này.

209. Một thành viên đề nghị Việt Nam cung cấp số liệu về sản xuất trong nước và đăng

ký xe ô tô và xe tải và giải thích cơ sở của việc cấm nhập khẩu hiện hành đối với xe đã

qua sử dụng. Trả lời về vấn đề này, đại diện của Việt Nam thông báo rằng 51.500 xe ô tô

đã được đăng ký hàng năm từ 2003-2005, bao gồm cả 18.980 xe tải và 24.200 xe khách.

Trong giai đoạn 2003-2004, khoảng 43.850 xe ô tô và xe tải đã được sản xuất hàng năm.

Đại diện của Việt Nam bổ sung rằng Việt Nam coi các biện pháp cấm nhập khẩu xe có

động cơ đã qua sử dụng dưới 5 năm là biện pháp hữu hiệu nhất mà Việt Nam có thể thực

hiện để đảm bảo an toàn giao thông trong điều kiện hiện tại vì không có cơ chế khả thi

nào khác. Được đề nghị xem xét lại việc cấm nhập khẩu mà theo quan điểm của các

thành viên thì không phải là biện pháp ít hạn chế thương mại nhất, đại diện của Việt Nam

sau đó khẳng định rằng Việt Nam sẽ bãi bỏ qui định cấm nhập khẩu xe có động cơ đã

qua sử dụng và thay thế bằng việc tăng thuế nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Các thông

tin chi tiết về chính sách được đề xuất được cung cấp tại Bảng 15. Việc nhập khẩu xe có

động cơ đã qua sử dụng đã được cho phép từ 1/5/2006. Đại diện của Việt Nam khẳng

định thêm rằng Việt Nam đang xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng về giao

thông, môi trường và an toàn/sức khoẻ con người đối với phương tiện giao thông phù

hợp với các quy định của WTO. Các quy định về vấn đề này sẽ sớm được ban hành. Việt

Nam sẽ chỉ áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho xe có động cơ đã qua sử dụng phù hợp

với Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Ban Công tác nghi nhận

những cam kết này.

91

210. Một Thành viên lưu ý rằng đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối với xe có động cơ đã



qua sử dụng chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm trong các dòng thuế riêng cho phương

tiện giao thông đã qua sử dụng. Thành viên này thuyết phục Việt Nam không áp dụng

thuế bổ sung vì không phù hợp với quy định của WTO. Trả lời về vấn đề này, đại diện

của Việt Nam ghi nhận rằng biểu thuế của Việt Nam chỉ mới cung cấp chi tiết ở mức 8

số cho xe có động cơ đã qua sử dụng tại dòng thuế 8703. Theo Biểu thuế quan của Việt

Nam, tất cả ô tô đã qua sử dụng mà không có chi tiết ở mức 8 số chịu thuế suất 150% của

mức thuế suất áp dụng cho ô tô mới - theo quy định hiện hành, xe có động cơ đã qua sử

dụng chỉ được nhập khẩu trong những trường hợp ngoại lệ được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt. Việt Nam sẽ thay thế việc cấm hiện nay bằng thuế quan đối với ô tô đã qua sử

dụng vào thời điểm gia nhập như đã đưa ra trong Biểu cam kết mở cửa thị trường hàng

hoá.

211. Các thành viên cũng đề nghị Việt Nam cung cấp danh mục những loại đồ chơi trẻ



em được coi là có tác động xấu về giáo dục nhân cách và an tòan xã hội, và cung câp

những ví dụ về các sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động. Đại diện của Việt Nam công

bố rằng tất cả các sản phẩm văn hoá được xác định là sản phẩm mê tín dị đoan, đồi trụy

phản động, bị cấm sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh và lưu thông ở Việt Nam kể cả

vì mục đích kinh doanh hay không kinh doanh. Việc cấm này được xác định chi tiết tại

một số văn bản, trong đó bao gồm Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Pháp lệnh về Quảng cáo,

Nghị định số 88/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá

phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, và Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày

28/4/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NDCP.

Đại diện Việt Nam cung cấp một danh sách các văn bản pháp luật cấm nhập khẩu,

sản xuất và lưu thông các sản phẩm văn hoá trong Phụ lục I của Tài liệu

WT/ACC/VNM/44.

212. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng các văn bản pháp luật cụ thể nói trên không quy

định tiêu chí cụ thể để xác định "các sản phẩm văn hoá mê tín dị đoan, đồi trụy, phản

động". Tuy nhiên, các sản phẩm đồi truỵ được coi là các sản phẩm văn hoá khiêu dâm

trái với đạo đức truyền thống của Việt Nam. Các sản phẩm văn hoá "phản động" là sản

phẩm tuyên truyền hoặc truyền bá thù hận, bạo lực; phá hoại sự bền vững của cộng đồng

dân tộc Việt Nam; tiết lộ an ninh quốc gia, quân sự và các bí mật khác được pháp luật

Việt Nam quy định; hoặc xuyên tạc lịch sử, làm tổn hại uy tín của quốc gia hoặc của các

vị anh hùng dân tộc… Các sản phẩm "mê tín dị đoan" là các sản phẩm văn hoá có hình

92

ảnh, âm thanh hoặc các nội dung gây hoang tưởng, trái tự nhiện, hoặc kích động con



người phạm tội và làm trái pháp luật. Đại diện gợi ý rắng văn hoá phẩm đồi trụy, phản

động, mê tín dị đoan và suy đồi đạo đức bao gồm sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch, bưu

thiếp, catalogue, tờ rơi, tờ quảng cáo, khẩu hiệu, các loại băng và đĩa tiếng hoặc hình, các

loại phim (kể cả phim nhựa và phim video), ảnh, sản phẩm nghệ thuật và các loại tài liệu

và sản phẩm văn hoá khác có nội dung phản động, đồi truỵ, mê tín hoặc suy đồi đạo đức.

Đại diện của Việt Nam cung cấp danh sách chi tiết hơn về các sản phẩm văn hoá mê tín

dị đoan, đồi truỵ, phản động trong tài liệu WT/ACC/VNM/38, trang 3;

WT/ACC/VNM/44, trang 38.

213. Liên quan tới đồ chơi, Bộ Thương mại đã ban hành danh mục chi tiết hàng hoá cấm

nhập khẩu trong Quyết định số 0088/2000/QĐ-BTM ngày 18/1/2000. Quyết định này

xác định rõ những đồ chơi trẻ em sau đây “có ảnh hưởng xấu tới giáo dục nhân cách, sức

khoẻ của trẻ em và trật tự an toàn xã hội” và do đó bị cấm ở Việt Nam: (i) đồ chơi có

hình dáng giống như các loại súng; (ii) súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa

hoặc các loại đạn khác; (iii) , súng bắn nước, hơi nước; (iv) súng bắn phát quang hoặc

bắn gây tiếng nổ; (v) các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác (giống lựu

đạn, bom, mìn, bộc phá; kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ); (vi) pháo các loại; (vii) các

loại đồ chơi ảo; (viii) các loại đồ chơi dưới dạng văn hoá phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa) và

các loại trò chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết

người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại

về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em; (ix) phần mềm máy tính và trò chơi điện tử có nội dung

kích động bạo lực, mại dâm; (x) các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể

gây nhiễu cho các đồ dùng trang thiết bị khác hoặc không bảo đảm an toàn cho trẻ em;

(xi) và các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng

với quy định, hoặc có mục đích xấu.

214. Được đề nghị cung cấp danh sách cụ thể theo mã HS các đồ chơi trẻ em và các sản

phẩm văn hoá mê tín dị đoan, đồi truỵ, phản động bị cấm nhập khẩu, đại diện của Việt

Nam thông báo những sản phẩm này có thể nằm trong các mã HS 9501 tới 9505 cho đồ

chơi có hại tới phát triển con người, an ninh trật tự, an toàn xã hội, và HS 3706, 4901-

4904, 4909-4911, 8524 và 9701-9706 đối với các sản phẩm văn hoá có nội dung mê tín

dị đoan, đồi truỵ, phản động. Tuy nhiên, vì biểu HS không phân loại các hàng hoá theo

nội dung, vì thể không thể cung cấp một danh sách chi tiết hơn.

93

215. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng việc cấm các sản phẩm văn hoá mê tín dị



đoan, đồi truỵ, phản động được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân, các thực thể kinh

tế trong và ngoài nước trên cơ sở không phân biệt. Đại diện khẳng định thêm rằng việc

cấm này đặc biệt dựa trên nội dung độc hại của sản phẩm cụ thể và sẽ không áp dụng để

ngăn cản việc gia nhập hoặc tiếp cận thị trường của các kênh phân phối không thuộc vào

những loại văn hoá phẩm bị cấm. Về vấn đề này, đại diện lưu ý rằng các cơ quan quản lý

của Bộ Văn hoá - Thông tin (bao gồm cả Cục Báo chí, Cục Xuất bản, Cục Điện ảnh, và

Cục Nghệ thuật biểu diễn) tiến hành kiểm tra ở tất cả các thành phần kinh tế và đánh giá

một sản phẩm có mang tính mê tín dị đoan, đồi truỵ hoặc phản động hay không dựa trên

luật pháp hiện hành, bao gồm Luật Thương mại, Luật Báo chí và Luật Xuất bản. Đại

diện Việt Nam khẳng định rằng tất cả các sản phẩm văn hoá sẽ được phép vào Việt Nam,

và được phép tiếp cận ngang bằng và không phân biệt tới các kênh phân phối, trừ khi sau

khi kiểm tra sản phẩm, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bộ Văn hoá - Thông tin quyết

định rằng sản phẩm này thuộc vào một trong các loại văn hoá phẩm bị cấm bởi pháp luật

Việt Nam. Ban công tác ghi nhận những cam kết này.

216. Trả lời yêu cầu làm rõ hơn của một thành viên, đại diện của Việt Nam khẳng định

rằng các yêu cầu quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hoá – Thông tin đối với những sản

phẩm văn hoá cụ thể không áp dụng cho các sản phẩm không chứa các hình ảnh, âm

thanh, họăc nội dung mang bản chất văn hoá, bao gồm loại đĩa vi tính trắng, các thiết bị

ghi nhớ hoặc bộ nhớ trống, và các phần mềm ứng dụng. Đại diện của Việt Nam khẳng

định thêm rằng việc kiểm tra các sản phẩm văn hoá theo yêu cầu cấp phép chỉ áp dụng

cho lần nhập khẩu đầu tiên của một sản phẩm, phù hợp với các quy định áp dụng cho các

nhà sản xuất trong nước; nếu sau khi đã tiến hành kiểm tra lần nhập khẩu đầu tiên, Bộ

Văn hoá - Thông tin phê duyệt cho phép vào thị trường, những lần nhập khẩu sau đó của

sản phẩm tương tự từ cùng một nhà xuất khẩu sẽ không bị kiểm tra theo yêu cầu cấp

phép văn hoá, và do đó được cấp giấy phép nhập khẩu tự động và được nhập khẩu trực

tiếp vào Việt Nam. Ban công tác ghi nhận những cam kết này.

217. Lưu ý rằng máy móc và phần mềm mã hoá có thể tìm thấy trong máy tính, máy tính

cầm tay, điện thoại... một Thành viên đề nghị Việt Nam cung cấp danh sách chi tiết "máy

móc và phần mềm mã hoá chuyên dụng" cấm nhập khẩu, không kể các loại hàng điện tử

thương mại có công nghệ mã hoá. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng việc cấm

nhập khẩu không áp dụng đối với các loại hàng hoá thương mại phổ biến nói chung có

trang bị công nghệ mã hoá và phục vụ tiêu dùng xã hội. Chỉ những loại máy móc và phần

94

mềm mã hoá chuyên dụng thuộc bí mật nhà nước là không được nhập khẩu (Quyết định



số 46/QĐ-TTg ngày 4/4/2001). Tuy nhiên vì lý do an ninh, Chính phủ Việt Nam không

thể cung cấp một danh sách chi tiết các máy móc và phần mềm mã hoá chuyên dụng áp

dụng tại Việt Nam.

218. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng từ thời điểm gia nhập, hạn chế nhập khẩu

"máy móc và phần mềm mã hoá chuyên dụng vì lý do bí mật quốc gia" như được đưa ra

trong Bảng 12 sẽ không áp dụng cho hàng hoá thương mại phổ biến nói chung có trang

bị công nghệ mã hoá phục vụ tiêu dùng xã hội như tất cả các sản phẩm theo Hiệp định

công nghệ thông tin (ITA) của WTO. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam

sẽ cho phép nhập khẩu hàng hoá ITA và hàng hoá thương mại khác phù hợp với Hiệp

định WTO. Đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng Việt Nam không áp dụng các

yêu cầu bất hợp lý và không phù hợp đối với hàng nhập khẩu để xác định những hàng

hoá khác có công nghệ mã hoá có phải là đối tượng cấm nhập khẩu theo bảng 12 hay

không. Khi các nhà chức trách Việt Nam đã quyết định một loại hàng hoá được trang bị

công nghệ mã hoá là không thuộc diện bị hạn chế nhập khẩu, quyết định này sẽ áp dụng

cho việc nhập khẩu sau này đối với hàng hoá đó. Ban Công tác ghi nhận những cam kết

này.


219. Một thành viên bày tỏ lo ngại với lệnh cấm bán và tiêu dùng rượu trên 30% độ cồn

trong phạm vi thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thành viên này, một biện

pháp như vậy sẽ cấm một cách có hiệu quả việc nhập khẩu rượu mạnh, thường là trên

40% độ cồn, trong khi cho phép rượu sản xuất trong nước với mức 20%-30% được mua

bán. Thành viên này yêu cầu Việt Nam huỷ bỏ những quy định trên. Trả lời về vấn đề

này, đại diện của Việt Nam cho biết biện pháp được áp dụng liên quan tới việc phân bổ

giấy phép bán rượu mới trong Quận 1. Với số lượng lớn những người bán rượu ở khu

vực này, UBND TP Hồ Chí Minh đã thông qua Quyết định số 93/2005/QĐ-UBND ngày

9/6/2005 tạm thời đình chỉ việc cấp phép bán rượu mới ở Quận 1. Biện pháp này áp dụng

cho tất cả các loại rượu trên 30% độ cồn kể cả nhập khẩu và trong nước. Những người

bán rượu đã được cấp giấy phép bán rượu được tiếp tục bán rượu như thường lệ, kể cả

rượu có trên 30% hàm lượng cồn.

220. Lưu ý rằng Bảng 13(a) có thể bao gồm cả một số loại hoá chất không thuộc phạm vi

của Công ước Vũ khí hoá học, một Thành viên đã yêu cầu Việt Nam giải thích cơ sở cho

việc cấm các sản phẩm hóa chất này. Việt Nam cũng được đề nghị cung cấp thêm thông

tin về cơ sở của việc nhập khẩu có điều kiện các loại hoá chất trong Bảng 13(b). Trả lời

95

về vấn đề này, đại diện của Việt Nam cho biết Bảng 13(a) liệt kê các hoá chất độc gây



nổ, cháy, bào mòn và có tác động xấu đối với sức khoẻ con người và động vật, tài sản,

môi trường và an ninh quốc gia, cũng như những hoá chất trong phạm vi của Công ước

Vũ khí hoá học. Bảng 13(b) liệt kê các hoá chất độc gây ung thư hoặc nguy hiểm cho sức

khoẻ con người hoặc môi trường. Việc mua bán trao đổi các hoá chất này, kể cả nhập

khẩu, được quy định tại Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 về an toàn hoá

chất và đáp ứng những điều kiện nhất định, như đảm bảo có những trang thiết bị phù

hợp. Một Thành viên lưu ý rằng Nghị định số 68/2005/NĐ-CP đã xác định khuôn khổ

cho việc mua bán, kể cả nhập khẩu, các hoá chất trong Bảng 13(b) nhưng cảnh báo rằng

Nghị định này thiếu các chi tiết về thủ tục cụ thể và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp để được

phê duyệt nhập khẩu. Thành viên này khuyến khích Việt Nam ban hành các thông tư

hướng dẫn phù hợp để làm rõ thêm các thủ tục và tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để nhập

khẩu những hoá chất này.

221. Về hệ thống cấp phép của Việt Nam, một số Thành viên đặt câu hỏi rằng liệu Việt

Nam có áp dụng quy trình phù hợp với khái niệm cấp phép nhập khẩu tự động theo Hiệp

định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu; những Thành viên này yêu cầu giải thích tại sao các

bộ lại phải quản lý chất lượng của hàng nhập khẩu bởi vì đáng ra vấn đề này phải do

người mua và người bán xác định. Các thành viên đề nghị Việt Nam giải thích rõ đối với

từng dòng thuế về sự phù hợp với WTO của các biện pháp được áp dụng cũng như các

trường hợp cụ thể mà không được cấp giấy phép hoặc bị hạn chế định lượng hoặc các

hạn chế khác. Một thành viên lưu ý rằng Việt Nam sử dụng giấy phép tuỳ tiện để hạn chế

nhập khẩu các mặt hàng sữa, trứng, ngô, thuốc lá, bông và đường. Thành viên này yêu

cầu Việt Nam dỡ bỏ tất các các biện pháp không biện minh được là phù hợp với quy định

của WTO tại thời điểm gia nhập.

222. Trả lời về vấn đề này, đại diện của Việt Nam đã cung cấp thông tin về các thủ tục

cấp phép nhập khẩu tại tài liệu WT/ACC/VNM/3/Add.1, Phụ lục 3, sau đó đã được sửa

đổi trong tài liệu WT/ACC/VNM/40 ngày 14/9/2005 và danh mục các sản phẩm thuộc

đối tượng cấp phép nhập khẩu được liệt kê trong phụ lục 2 của tài liệu

WT/ACC/VNM/33. Mặc dù Việt Nam đã dự định dỡ bỏ hạn ngạch và yêu cầu cấp phép

hạn chế đối với các mặt hàng phi nông nghiệp sau khi gia nhập, đại diện của Việt Nam

cũng khẳng định rằng Việt Nam sẽ bãi bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu định lượng

dưới hình thức hạn ngạch và giấy phép hạn chế nhập khẩu tại thời điểm gia nhập và cung

cấp lộ trình thực hiện cam kết này tại Phụ lục 2 của tài liệu WT/ACC/VNM/33. Theo đại

96

diện của Việt Nam, tất cả các hạn chế nhập khẩu không phù hợp với WTO, ngoại trừ



hạn chế đối với mặt hàng đường, đã được bãi bỏ theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg

ngày 4/4/2001, Quyết định số 91/2003/QĐ-TTg ngày 9/5/2003, và Quyết định số

187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Hạn chế đối với mặt hàng

đường sẽ được thay thế bởi hạn ngạch thuế quan khi gia nhập (Xem đoạn 167 bên trên).

Do đó, từ thời điểm gia nhập, tất cả các biện pháp cấp phép nhập khẩu sẽ được áp dụng

dưới hình thức cấp hạn ngạch thuế quan và cấp phép tự động (cấp phép tự động cho xe

máy có công suất lớn xem đoạn 208 bên trên; các biên pháp quản lý chuyên ngành và

cấp phép tự động như yêu cầu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên).

Đại diện của Việt Nam bổ sung thêm rằng giấy phép nhập khẩu được cấp tự động và có

hiệu lực trong 1 năm, thời hạn này có thể được gia hạn theo yêu cầu. Tuy nhiên, vì giấy

phép nhập khẩu được cấp tự động, các thương nhân trên thực tế muốn được cấp giấy

phép nhập khẩu mới hơn là gia hạn.

223. Các biện pháp quản lý chuyên ngành hiện tại được áp dụng nhằm bảo vệ môi

trường, sức khoẻ con người, an toàn lao động, an ninh quốc gia, an toàn và vệ sinh thực

phẩm. Các biện pháp quản lý chuyên ngành hạn chế nhập khẩu đã được bãi bỏ từ đầu

năm 2001. Các biện pháp quản lý chuyên ngành được áp dụng cho tất cả các tổ chức và

cá nhân có quyền nhập khẩu hàng hoá, nghĩa là đã hoàn thành thoả đáng việc đăng ký

kinh doanh của mình. Đại diện Việt Nam cung cấp trong Bảng 14 một danh sách đầy đủ

các biện pháp quản lý chuyên ngành áp dụng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, bao gồm

các loại sản phẩm được áp dụng, sự phù hợp của các biện pháp này với WTO và các cơ

quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép nhập khẩu. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng

không phải tất cả các biện pháp quản lý chuyên ngành đều liên quan tới cấp phép. Theo

quan điểm của đại diện của Việt Nam, những biện pháp quản lý chuyên ngành này là phù

hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của WTO. Lệ phí cấp giấy phép cũng phù hợp

với Pháp lệnh về phí và lệ phí, chỉ ở mức vừa phải và hợp lý với chi phí hành chính liên

quan. Ví dụ lệ phí cấp phép nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm văn hoá là

50.000VND cho một giấy phép (khoảng 3USD) cho các giao dịch thương mại và 2.000

VND cho một giấy phép (khoảng 0,12USD) cho các sản phẩm phi thương mại theo

Quyết định số 203/2000/QĐ-BTC ngày 21/12/2000; lệ phí cấp phép cho thuốc và vật tư

bảo vệ thực vật là 200.000VND cho một giấy phép (khoảng 12USD) theo Thông tư số

110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003; và lệ phí cấp chứng nhận kiểm dịch cho động vật

và các sản phẩm từ động vật nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh là 50.000VND (khoảng

3USD) theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/1/2005. Đại diện của Việt Nam bổ

97

sung thêm rằng cơ chế quản lý chuyên ngành mới cho giai đoạn sau 2005 đã được ban



hành theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006. Đại diện của Việt Nam khẳng

định rằng cơ chế mới này được xây dựng trên tinh thần đảm bảo rằng không tạo ra các

hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu và phù hợp với các quy định của WTO, bao

gồm Điều XX và XXI của GATT 1994.

224. Đáp ứng yêu cầu của một Thành viên về việc Việt Nam liệt kê các công ước môi

trường quốc tế mà Việt Nam tham gia làm thành viên, đại diện của Việt Nam trả lời rằng

Việt Nam đã tham gia Công ước về Bảo tồn Di sản Văn hoá Thế giới và Tài nguyên

Thiên nhiên; Công ước về Đầm lầy có Tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là Môi trường

sống của Chim nước (Ramsar); Công ước về Thương mại Quốc tế đối với các loài Động

vật và Thực vật hoang dã đang gặp nguy hiểm (CITES); Nghị định thư Montreal về các

chất phá huỷ tầng ôzôn; Công ước khung về thay đổi khí hậu; Công ước về Đa dạng sinh

học (CBD); Công ước về Luật Hàng hải ký; Công ước Basel về kiểm soát quá cảnh và

tiêu huỷ chất thải nguy hiểm; Công ước của Liên hiệp quốc về Chống Sa mạc hoá

(CCD); Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; và Công ước Vienna về bảo vệ

tầng ôzôn.

225. Một số Thành viên yêu cầu Việt Nam cam kết rằng sau khi gia nhập WTO, Việt

nam chỉ duy trì các hạn chế nhập khẩu có thể biện minh được theo các quy định của

WTO. Việt Nam được yêu cầu đệ trình một chương trình hành động chi tiết để áp dụng

các thủ tục cấp phép phù hợp với các quy định của WTO. Đáng lưu ý là, Điều 1.6 của

Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu quy định rằng người nộp đơn xin giấy phép chỉ

phải làm việc với một cơ quan, và không được quá 3 cơ quan hành chính nếu “thực sự

không thể tránh được”. Việt Nam cũng cần điều chỉnh chế độ cấp phép cho phù hợp hoàn

toàn với thời hạn giải quyết đơn xin cấp phép nhập khẩu như được quy định tại điều 3.5

(f) của Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu.

226. Trả lời về vấn đề này, đại diện của Việt Nam đã đệ trình Chương trình hành động

thực hiện Hiệp định về thủ tục cấp phép Nhập khẩu của WTO (WT/ACC/VNM/22), sau

đó được sửa đổi trong tài liêu WT/ACC/VNM/22/Rev.1. Theo như Chương trình hành

động sửa đổi, Việt Nam sẽ đảm bảo tuân thủ hoàn toàn Hiệp định này vào ngày 1/1/2005

ngoại trừ việc cung cấp văn bản chứa đựng thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu cho

Ban Thư ký (nghĩa vụ quy định tại Điều 1.8), và cung cấp thông tin liên quan tới tất cả

các Thành viên quan tâm đến việc mua bán sản phẩm là đối tượng cấp phép nhập khẩu

không tự động (Điều 3.5.a). Thực hiện Chương trình hành động này, Thủ tướng Chính

98

phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 2/3/2005. Quyết định



này đã có hiệu lực từ ngày 1/9/2005 để đảm bảo sự phù hợp với các quy định và quy tắc

của WTO. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, theo hệ thống luật pháp Việt Nam,

"quản lý chuyên ngành" được xác định là việc giám sát hành chính của các cơ quan chính

phủ chuyên ngành đối với các biện pháp được áp dụng phù hợp với các quy định của

WTO, đặc biệt là các quy định về SPS, TBT và các thủ tục cấp phép nhập khẩu. Đại diện

của Việt Nam khẳng định thêm rằng theo các quy định của Việt Nam, cụ thể là Nghị

định 12/2006/NĐ-CP (thay thế Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg) và Quyết định số

41/2005/QĐ-TTg. Các biện pháp quản lý chuyên ngành sẽ không tạo ra hạn chế định

lượng đối với nhập khẩu hoặc được sử dụng để tạo ra bất kỳ tác dụng bóp méo hay hạn

chế thương mại nào, và do đó được tin là sẽ tuân thủ Hiệp định Thủ tục cấp phép nhập

khẩu của WTO.

227. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, từ thời điểm gia nhập, Việt Nam sẽ loại bỏ,

không áp dụng và áp dụng lại các hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu, hay các

biện pháp phi thuế khác như hạn ngạch, cấm, cấp phép, các yêu cầu xin phép trước, các

yêu cầu cấp phép và các hạn chế khác có tác động tương tự khác không phù hợp với các

quy định của Hiệp định WTO. Về vấn đề này, đại diện của Việt Nam khẳng định rằng,

không muộn hơn thời điểm gia nhập, Việt Nam sẽ loại bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với

thuốc lá điếu và xì gà và xe có động cơ đã qua sử dụng cùng với tất cả các biện pháp hạn

chế định lượng nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch hoặc giấy phép mang tính chất hạn

chế không phù hợp với các quy định của WTO. Việt Nam cũng sẽ chuyển đổi cơ chế cấp

phép tuỳ tiện áp dụng cho mặt hàng đường thành cơ chế hạn ngạch thuế quan khi gia

nhập. Đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng từ thời điểm gia nhập, các cơ quan

của Chính phủ có thẩm quyền ngừng nhập khẩu, xuất khẩu hoặc ban hành các yêu cầu về

cấp phép đượ__________c sử dụng để ngừng, cấm hoặc hạn chế định lượng giao dịch bao gồm các

biện pháp quy định tại bảng 12, 13 (a-b) và 14 sẽ thực hiện phù hợp với các quy định của

Hiệp định WTO. Ban Công tác ghi nhận những cam kết này.




tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương