Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập wto


Tư nhân hoá và cổ phần hoá



tải về 2.95 Mb.
trang3/22
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.95 Mb.
#18288
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Tư nhân hoá và cổ phần hoá

80. Đại diện của Việt Nam cho biết, Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày

25/12/2001 về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992 thừa nhận 7 thành phần

kinh tế bình đẳng trước pháp luật, gồm: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể,

tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động hợp pháp trên

lãnh thổ Việt Nam và/hoặc tuân thủ pháp luật Việt Nam đều được pháp luật Việt Nam

thừa nhận và bảo vệ, bao gồm cả việc bảo đảm không bị quốc hữu hoá. Pháp luật hiện

39

hành của Việt Nam không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, tài nguyên rừng và



các nguồn nước mà chỉ thừa nhận quyền sử dụng các tài sản đó. Từ năm 1993, Nhà nước

thừa nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của người sử dụng đất bao gồm cả việc

chuyển quyền sử dụng đất. Nhà nước Việt Nam thừa nhận quyền sở hữu tài sản cố định (

trừ đất đai) của người nước ngoài trong thời gian cư trú tại Việt Nam.

81. Đại diện của Việt Nam cho biết, nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt đồng của

các doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đang thực hiện chương trình “cổ phần hoá”, tức

là chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần hoặc công ty

trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tỷ lệ cổ phần

của Nhà nước trong công ty đã được cổ phần hóa không được xác định cụ thể, và do

vậy có thể thay đổi. Tiến trình cổ phần hóa nhằm đa dạng hóa các hình thức sở hữu gồm

sở hữu của Nhà nước và của người lao động. Quyền lợi của người lao động trong qúa

trình cổ phần hóa, được quan tâm. . Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

155/2004/QĐ-TTg ngày 24/08/2004, thay thế Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số

20/1998/CT-TTg, doanh nghiệp nhà nước được phân làm 3 nhóm; (i) các doanh nghiệp

do Nhà nước nắm giữ 100% sở hữu và sẽ không cổ phần hóa; (ii) các doanh nghiệp do

Nhà nước nắm giữ cổ phần đa số (tức là trên 50% nhưng dưới 100%), và (iii) các doanh

nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần hoặc chỉ giữ cổ phần thiểu số.

82. Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong

việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội, thực hiện chính sách xóa đói, giảm

nghèo của Chính phủ và bảo đảm cung ứng các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp tư

nhân không đủ khả năng thực hiện. Nhà nước nắm giữ 100% vốn sở hữu của các doanh

nghiệp này. Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá, Nhà nước cần

nắm giữ cổ phần đa số, tức là trên 50% vốn điều lệdo hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp này có liên quan đến an ninh, quốc phòng hoặc cung cấp các sản phẩm

thiết yếu có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế ( như thiết yếu đối với việc phát triển

sản xuất và cải thiện đời sống ở các khu vực nông thôn, miền núi và các vùng dân tộc

thiểu số; các hoạt động có quy mô lớn, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước hoặc

đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế; hoặc đi đầu trong công nghệ

cao); hoặc những lĩnh vực hoạt động mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không đủ

khả năng tham gia. Nhóm 3 là những doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ

phần đa số, tức là dưới 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, trong

đó Nhà nước đã chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần của mình.

40

83. Đại diện Việt Nam cho biết thêm rằng, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng



sẽ được cổ phần hoá theo Nghị định số 187/2004/NC-CP của Chính phủ. Thủ tướng

Chính phủ đã ra quyết định cổ phần hóa hai ngân hàng thương mại nhà nước là Ngân

hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng

sông Cửu Long. Vietcombank sẽ được cổ phần hóa theo Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 và Ngân hàng phát triển hà Đồng

bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 266/2005/QĐ-TTg ngày 27/10/2005. Công tác

chuẩn bị cho quá trình định giá ( xác định tài sản và các khoản nợ còn tồn đọng, giải

quyết các vấn đề tài chính) đã được hoàn tất. Các tổ chức tư vấn quốc tế đã được thuê để

hỗ trợ cho quá trình định giá và cổ phần hóa các ngân hàng. Khoảng 10% cổ phần sẽ

được bán trong năm 2006 và tỷ lệ này sẽ được nâng lên 49% trong giai đoạn 2, từ năm

2007 tới 2010. Nhà nước vẫn giữ cổ phần đa số trong các ngân hàng này. Đối với Ngân

hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, việc định giá đã thực hiện từ ngày

31/12/2005. Ngân hàng này sẽ bắt đầu phát hành cổ phiếu từ Quý tư năm 2006 và sẽ

được cổ phần hóa theo theo cách thức như Vietcombank.

84. Doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định cổ phần hoá của Thủ tướng

Chính phủ gồm các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các

tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết

định thành lập. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp này sẽ do Thủ tướng Chính phủ

quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Đối với các doanh

nghiệp nhà nước khác, các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất việc phân loại doanh

nghiệp vào Nhóm 1 hoặc Nhóm 2 để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Danh mục các

lĩnh vực Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần đa số trong các doanh nghiệp

nhà nước đang hoạt động được nêu tại Quyết định 155/2004/QĐ-TTg.

85. Các thủ tục cổ phần hoá được quy định tại Thông tư số 126/TT-BTC của Bộ Tài

chính ngày 24/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/ND-CP. Bước một là

chuẩn bị kế hoạch cổ phần hoá. Cơ quan ra quyết định cổ phần hoá thành lập ban chỉ đạo

cổ phần hoá, gồm 5 thành viên: lãnh đạo của cơ quan ra quyết định cổ phần hóa hoặc

người được ủy quyền ( như đại diện của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh hoặc thành

phố); đại diện của các đơn vị chức năng của cơ quan quyết định cổ phần hóa; lãnh đạo

của công ty được cổ phần hóa; và đại diện của Bộ Tài chính (đối với tổng công ty) Tổ

giúp việc ban chỉ đạo cổ phần hóa sẽ tập hợp các thông tin thực tế về doanh nghiệp được

cổ phần hóa (như các tài liệu về việc thành lập doanh nghiệp, tài sản, công nợ, các công

41

trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thiện, vốn đầu tư dài hạn trong các doanh nghiệp khác,



báo cáo tài chính, báo cáo thuế, danh sách lao động thường xuyên, phân loại lao động

theo hợp đồng lao động, đánh giá về quy trình cổ phần hoá), tiến hành định giá doanh

nghiệp (kiểm kê hàng tồn kho, phân loại tài sản), giải quyết các vấn đề tài chính, thuế tồn

đọng, và xây dựng kế hoạch cổ phần hoá.

86. Bước hai là bán cổ phần. Ban chỉ đạo quyết định phương pháp đấu giá (đấu giá

trực tiếp ở doanh nghiệp, tại một công ty tài chính trung gian hay tại một Trung tâm giao

dịch chứng khoán) và số lượng cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động và các nhà đầu

tư chiến lược trong nước (xem đoạn dưới). Cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá

được đấu giá công khai trước khi bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và các nhà đầu

tư chiến lược trong nước. Mức giá ưu đãi phải căn cứ vào mức đấu giá bình quân. Sau

khi đấu giá, ban chỉ đạo cổ phần hóa trình báo cáo về kết quả bán cổ phiếu cho cơ quan

ra quyết định cổ phần hoá, và trên cơ sở đó, cơ quan này sẽ điều chỉnh kế hoạch cổ phần

hoá. Bước cuối cùng là chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Ban chỉ đạo cổ

phần hóa chỉ đạo và Tổ giúp việc cổ phần hóa sẽ tổ chức đại hội cổ đông đầu tiên để

thông qua điều lệ công ty, bầu các thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và bộ

máy quản lý. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh cho công ty. Công

ty lập báo cáo tài chính, hoàn thành các nghĩa vụ thuế và chi phí cổ phần hoá, nộp báo

cáo cho cơ quan ra quyết định cổ phần hoá và nộp tiền thu từ cổ phần hoá cho các cơ

quan liên quan. Sau đó, cổ phần sẽ được phát hành cho các cổ đông của công ty. Những

bước này cần được hoàn tất trong vòng 9 tháng. Qua thời hạn này, cơ quan ra quyết định

cổ phần hoá phải chịu trách nhiệm về bất kỳ chi phí phát sinh thêm nào.

87. Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, nhà đầu tư chiến lược trong

nước và người lao động có thể mua cổ phần ưu đãi giảm giá của các doanh nghiệp được

cổ phần hóa với các điều kiện nhất định. Nhà đầu tư chiến lược trong nước là người sản

xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, cam kết tiêu thụ lâu dài

sản phẩm của doanh nghiệp, gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài với sản phẩm của doanh

nghiệp và gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính,

năng lực quản lý (Khoản 2 Điều 26, Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 28). Người lao

động chỉ được mua tối đa 100 cổ phần (mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng) cho mỗi

năm làm việc thực tế tại khu vực nhà nước với mứcgiá giảm 40% so với giá đấu giá bình

quân bán cho nhà đầu tư khác; nhà đầu tư chiến lược chỉ được mua tối đa 20% số cổ

phần bán ra với giá giảm 20% so với giá đấu giá bình quân. Toàn bộ cổ phần còn lại,

42

nhưng không thấp hơn 20% vốn điều lệ (Điều 27.4), phải bán đấu giá công khai cho các



nhà đầu tư.

88. Đại diện của Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia

vào quá trình cổ phần hóa bằng cách mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước trong

một số lĩnh vực phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế. Đại diện

của Việt Nam cho biết, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài không phụ thuộc vào

việc doanh nghiệp đó sản xuất để phục vụ thị trường trong nước hay cho xuất khẩu. Bên

cạnh đó, Việt Nam không cấm thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để

cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước đang được cổ phần hóa. Tuy nhiên, theo Nghị

định của Chính phủ số 187/2004/NĐ-CP.83(b), đối với các doanh nghiệp được cổ phần

hóa thuộc Nhóm 2 và Nhóm 3, tổng giá trị cổ phần bán cho người nước ngoài không

được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

89. Từ 1/7/2006, thủ tục bán cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa cho nhà đầu

tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư năm 2005 (Điều 25) và các quy

định hướng dẫn thực hiện Luật này. Cổ phần nhà đầu tư nước ngoài mua sẽ tiếp tục được

thanh toán bằng nội tệ. Ngoại tệ sẽ tiếp tục được chuyển đổi theo tỷ giá liên ngân hàng

bình quân do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm bán cổ phần. Được

hỏi về việc liệu nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng phần nắm giữ của mình lên trên mức

30% sau đợt bán cổ cổ phần lần đầu hay không, đại diện của Việt Nam cho biết, mức

trần 30% sẽ giữ nguyên hiệu lực sau đợt bán cố phần lần đầu . Tuy nhiên, đối với các

ngành dịch vụ được cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam, hạn chế về mức

nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng phù hợp cam kết của Việt

Nam đối với từng ngành dịch vụ cụ thể. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, những

thay đổi này sẽ được áp dụng với các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa hoạt

động trong các ngành dịch vụ.

90. Nhận thấy các nhà đầu tư nước ngoài không được phép trở thành "nhà đầu tư

chiến lược", một Thành viên yêu cầu Việt Nam xóa bỏ sự khác biệt này và đảm bảo đối

xử bình đẳng. Để trả lời, đại diện của Việt Nam khẳng định mọi quy định về nhà đầu tư

chiến lược sẽ phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam trong WTO.

91. Đại diện của Viêt Nam cho biết, các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa phải hoạt

động theo Luật Doanh nghiệp và được điều hành bởi đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị

do đại hội cổ đông bầu , và tổng giám đốc do Hội đồng quản trị chỉ định. Quyết định của

43

đại hội cổ đông được thông qua bằng cách bỏ phiếu tại cuộc họp hoặc gửi lấy ý kiến



bằng văn bản (Điều 104 của Luật Doanh nghiệp năm 2005). Cổ đông nắm giữ từ 10%

cổ cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn ít nhất là sáu tháng, dù là cá nhân hay một

nhóm cổ đông, được phép chỉ định một đại diện tham gia hội đồng quản trị, được yêu

cầu triệu tập đại hội cổ đông và được nhận bản sao và trích lục danh sách các cổ đông

tham gia vào các cuộc họp đại hội cổ đông. Đại diện của Việt Nam cho biết, người lao

động hoặc đại diện của họ đã tham gia quản lý của một số công ty cổ phần lớn. Để trả

lời một câu hỏi, đại diện của Việt Nam cho biết thêm, hầu hết các doanh nghiệp cổ phần

đã có sự thay đổi trong hội đồng quản trị. Tuy nhiên, không có dữ liệu cụ thể nào về vấn

đề này .

92. Trả lời câu hỏi của một Thành viên, đại diện của Việt Nam cho biết, cổ đông của

các công ty cổ phần, kể cả các công ty đã được cổ phần hóa, được tự do chuyển nhượng

cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khác, trừ các cổ đông chiến lược không được phép

chuyển nhượng trong 3 năm đầu kể từ khi đăng ký thành lập công ty. Trong trường hợp

đặc biệt, các cổ đông này có thể chuyển nhượng cổ phần của mình trước thời hạn nếu

được hội đồng quản trị chấp thuận thông qua đấu giá công khai tại công ty cổ phần đó

hoặc tại một tổ chức tài chính trung gian (Điều 38.2(b) của Nghị định 187/2004/NĐ-CP).

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cũng phải tuân thủ hạn chế về việc chuyển nhượng cổ

phần. Thêm nữa, trong ba năm đầu kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người

không phải là cổ đông nếu được đại hội cổ đông chấp thuận. Trong những trường hợp

này, cổ đông định bán cổ phần không được quyền biểu quyết về quyết định của đại hội

cổ đông.. Việc bán cổ phần của Nhà nước cũng phải tuân thủ quy định này. Cổ phiếu

được bán thông qua đấu thầu công khai tại các tổ chức tài chính trung gian hoặc thị

trường chứng khoán. Việc mua, bán chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Luật

Doanh nghiệp. Việc định giá tài sản của công ty cổ phần do các công ty định giá thực

hiện theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam khuyến khích các công ty cổ

phần do Nhà nước giữ cổ phần chi phối niêm yết trên thị trường chứng khoán.

93. Đối với các công ty cổ phần không còn vốn nhà nước, Nhà nước chỉ đóng vai trò

quản lý , không can thiệp vào các công việc nội bộ của công ty. Đối với các công ty do

Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ như mọi cổ

đông khác tùy theo tỷ lệ vốn sở hữu của mình trong tổng vốn điều lệ của công ty. Nhà

nước không trực tiếp bổ nhiệm các nguời quản lý tại các công ty cổ phần. Việc bổ nhiệm

44

này thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông, HĐQT hoặc giám đốc/tổng giám đốc dù đó



là công ty cổ phần có hay không có cổ phần chi phối của nhà nước. Đối với công ty cổ

phần có vốn của Nhà nước chiếm trên 10% tổng số cổ phần của công ty, thì Nhà nước

với tư cách là một cổ đông được quyền đề cử người để đại hội cổ đông bầu vào hội

đồng quản trị. Trường hợp không được đại hội cổ đông bầu thì Nhà nước sẽ không có

người tham gia hội đồng quản trị. Trường hợp không được đại hội cổ đông bầu vào hội

đồng quản trị, Nhà nước sẽ không có đại diện trong Hội đồng Quản trị. Đại diện nhà

nước được bầu vào hội đồng quản trị và được phân công chức năng quản lý phải báo cáo

tình hình hoạt động của công ty cho người cử mình làm đại diện, ngoài ra không phải

báo cáo cho bất kỳ cơ quan nào khác. Công ty cổ phần không phải báo cáo bộ quản lý

ngành mà chỉ thực hiện chế độ báo cáo như các công ty khác.

94. Tính đến hết ngày 31/12/2005, Việt Nam đã cổ phần hoá 2.935 doanh nghiệp nhà

nước – trong số đó có 682 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng. Đại diện Việt

Nam cung cấp thông tin về số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa từ năm 1992 trong

Bảng 6. Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hóa có những doanh nghiệp quy mô lớn

như Công ty sữa Việt Nam (VINAMILK có tổng số vốn là 2.500 tỷ đồng, trong đó vốn

nhà nước 1.500 tỷ đồng), Nhà máy thủy điện Sông Hinh-Vĩnh Sơn ( có số vốn 2.114 tỷ

đồng, trong đó vốn nhà nước 1.253 tỷ đồng), Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh

(BAO MINH có số vốn 1311 tỷ, trong đó Nhà nước nắm giữ 63% vốn). Bình quân trong

các doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 46,5% vốn điều lệ; người lao động

trong doanh nghiệp nắm giữ 38,1% vốn điều lệ; các cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm

giữ 15,4% vốn điều lệ. Nhà nước duy trì cổ phần chi phối trong 736 công ty (hay 28%

số công ty được cổ phần hoá), nắm giữ số lượng cổ phần nhỏ trong 1.341 công ty (51%)

và đã bán toàn bộ cổ phần của mình trong 552 công ty còn lại (21%). Sau khi chuyển

đổi sở hữu, các doanh nghiệp này đã hoạt động hiệu quả hơn và 29 trong tổng số các

doanh nghiệp này đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam. Theo kế

hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2005-2007, hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp nhà nước

nữa sẽ bị phá sản. Kể từ năm 2005 trở đi, 1472 doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần

hóa, chuyển đổi, bán, giải thể hoặc phá sản; tính tới cuối năm 2006, có khoảng 1.800

doanh nghiệp vẫn thuộc 100% sở hữu nhà nước và con số này sẽ giảm xuống 1.500 vào

cuối năm 2007. Số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ tiếp tục giảm xuống

trong các năm tiếp theo và sẽ chỉ hạn chế ở các lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc

gia và các công ty lớn.

45

95. Đại diện của Việt Nam khẳng định kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ đảm



bảo minh bạch hóa toàn bộ chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa đang thực hiện và

để thực hiện mục tiêu này, kể từ ngày gia nhập, Việt Nam sẽ cung cấp cho các Thành

viên WTO báo cáo thường niên về tình hình thực hiện chương trình cổ phần hoá ở Việt

Nam và tình hình cải cách các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn

nắm giữ cổ phần kiểm soát chừng nào chương trình tư nhân hóa và cổ phần hóa còn tồn

tại. Ban Công tác ghi nhận cam kết này.

Chính sách giá cả

96. Đại diện của Việt Nam cho biết Chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự định giá của

các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động hợp kinh doanh pháp tại Việt Nam. Giá của hầu

hết các loại hàng hoá và dịch vụ đều do thị trường quyết định. Pháp lệnh Giá, có hiệu lực

từ ngày 1/7/2002 và Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Pháp lệnh này khẳng định Nhà nước hạn chế can thiệp trực tiếp

vào việc định giá. Chính phủ sẽ sử dụng các biện pháp tác động trực tiếp tới giá cả chỉ

trong trường hợp (i) bán phá giá hoặc có lạm dụng độc quyền (ii) để ổn định tình hình

kinh tế xã hội, hoặc (iii) để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người tiêu dùng

và của Nhà nước. Mức giá do Chính phủ quy định, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động

kinh doanh chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước, và thời gian thực hiện được công bố

rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, báo chí và mạng Internet) tại Việt

Nam. Kể từ năm 2003, Chính phủ Việt Nam chỉ còn áp dụng biện pháp kiểm soát giá đối

với các mặt hàng xăng dầu, điện, dịch vụ bưu chính và viễn thông, vé máy bay tuyến Hà

Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và nước sinh hoạt. Việc kiểm soát giá dịch vụ viễn thông

tiếp tục được áp dụng đối với cước thuê bao cố định và cước liên lạc điện thoại nội hạt

tại nhà thuê bao, cước dịch vụ viễn thông phổ cập và cước dịch vụ của nhà cung cấp dịch

vụ chiếm thị phần khống chế, không phân biệt dịch vụ đó được cung cấp theo phương

thức nào. Cước dịch vụ do Bộ Bưu chính viễn thông phê duyệt phù hợp với Quyết định

của Thủ tướng Chính phủ số 217/20003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003.

97. Bộ Thương mại được giao xây dựng giá nhập khẩu tối đa theo quy định tại Nghị

định số 33/CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ. Giá nhập khẩu tối đa được áp dụng đối

với các mặt hàng phân bón, xăng dầu, sắt thép và một số máy móc, thiết bị. Biện pháp

kiểm soát giá này chỉ mang tính tạm thời. Giá nhập khẩu này hiện đã bị bãi bỏ theo quy

định tại Pháp lệnh về Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội

ngày 10/5/2002.

46

98. Một thành viên đặt câu hỏi liệu Việt Nam có áp dụng giá tối thiểu không. Thành



viên này lưu ý rằng nếu áp dụng, các biện pháp giá tối thiểu phải đảm bảo phù hợp với

Điều III:4 của Hiệp định GATT 1994 và các quy định khác của WTO. Cụ thể là, bất kỳ

yêu cầu nào về giá nhập khẩu tối thiểu mang tính bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu

đều vi phạm các yêu cầu của Đ__________iều III:4 của Hiệp định GATT 1994. Thành viên này cũng

yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với muối nhập

khẩu và hỗ trợ lãi suất đối với một số doanh nghiệp thương mại. Đại diện của Việt Nam

trả lời rằng Việt Nam không áp dụng bất kỳ giá tối thiểu nào đối với hàng hóa nhập khẩu

hoặc xuất khẩu. Đối với bông, đường và muối, đều không có văn bản nào quy định việc

bắt buộc thương nhân phải mua bán, xuất nhập khẩu theo giá tối thiểu. Tuy nhiên các nhà

máy chế biến bông và đường của Việt Nam có thể tham gia vào một chương trình hỗ trợ

dành cho sản phẩm cụ thể, theo đó họ có thể mua bông xơ và mía trong nước theo giá

được cam kết từ trước giữa nhà máy và nông dân. Chương trình trợ cấp này đã được

thông báo trong bảng về trợ cấp nông nghiệp trong nước của Việt Nam (xem đoạn 368).

Đại diện Việt Nam khẳng định giá hợp đồng này chỉ áp dụng đối với hàng hóa trong

nước. Người mua đường tinh luyện không bị yêu cầu mua đường tinh trong nước hoặc

nhập khẩu theo giá tối thiểu. Về việc phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với muối nhập

khẩu, đại diện của Việt Nam cho biết người sử dụng muối công nghiệp không bị yêu cầu

đệ trình các thông tin về giá mua thực tế hoặc giá mua dự kiến đối với muối trong nước

hoặc muối nhập khẩu trong bộ hồ sơ xin phân bổ hạn ngạch thuế quan của họ. Yếu tố

quyết định trong việc phân bổ hạn ngạch là nhu cầu sử dụng muối công nghiệp phục vụ

sản xuất của doanh nghiệp. Đối với các khoản trợ cấp lãi suất cho một số doanh nghiệp

thương mại, đại diện của Việt Nam khẳng định các doanh nghiệp thương mại được lựa

chọn nhận các khoản trợ cấp này để khuyến khích thu mua sản phẩm trong nước tại thời

điểm rớt giá nhằm hỗ trợ giá trong nước đối với thịt lợn, đường và gạo. Tuy nhiên, các

doanh nghiệp này không bị đòi hỏi hoặc khuyến khích thu mua thịt lợn, đường, gạo nhập

khẩu theo cùng mức giá mà họ được khuyến khích để mua sản phẩm tương tự trong

nước.

99. Để trả lời cho câu hỏi của một thành viên rằng liệu việc hỗ trợ cước phí đầu vào có



gắn với giá đầu vào hay không, đại diện của Việt Nam trả lời rằng mức hỗ trợ cước phí

vận tải đối với một số sản phẩm và nguyên liệu nông nghiệp (chủ yếu là phân bón)

không phụ thuộc vào giá trước khi vận chuyển. Mục tiêu của việc hỗ trợ cước phí đầu

vào là nhằm bù phần chênh lệch giữa cước phí vận chuyển các loại nguyên liệu đầu vào

cho sản xuất nông nghiệp và vật tư từ miền xuôi lên các vùng núi, vùng sâu, vùng xa do

47

cơ sở hạ tầng ở các vùng này rất kém phát triển khiến cho giao thông vận chuyển khó



khăn, chi phí vận chuyển cao. Người trực tiếp nhận trợ cấp này là các doanh nghiệp

thương mại có nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng thuộc diện được hỗ trợ.Việc hỗ trợ

cước phí vận chuyển không phân biệt nguyên liệu đầu vào được sản xuất trong nước hay

nhập khẩu.

100. Một Thành viên lưu ý rằng cùng với việc áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT)

vào ngày 1/1/1999, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã ban hành "hướng dẫn" để

các doanh nghiệp không cộng thêm thuế VAT vào giá thành sản phẩm. Thành viên này

cho rằng những "hướng dẫn" này không thích hợp. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng để

tránh làm rối loạn thị trường, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một chỉ thị của Thủ

tướng Chính phủ năm 1999 yêu cầu tất cả các doanh nghiệp công bố công khai giá bán

hàng. Biện pháp này chỉ được áp dụng tạm thời trong giai đoạn mới thực hiện thuế VAT

để hướng dẫn công chúng và hạn chế việc các doanh nghiệp lợi dụng việc áp dụng thuế

VAT để nâng giá một cách bất hợp lý. "Hướng dẫn” này, về mặt pháp lý không cấm các

doanh nghiệp thực hiện việc tăng giá, đã tự động chấm dứt hiệu lực sau khi giai đoạn

hướng dẫn công chúng chấm dứt. Đại diện của Việt Nam khẳng định các công ty thuộc

khu vực tư nhân được phép định giá - và đưa các khoản chi trả VAT vào giá - theo quy

luật thị trường, không có “hướng dẫn“ hoặc “khuyến khích“ nào khác từ chính phủ .

101. Đại diện của Việt Nam cho biết thêm Việt Nam đã từng bước loại bỏ hệ thống hai

giá, theo đó các doanh nghiệp và người Việt Nam và nước ngoài thanh toán với giá khác

nhau cho cùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Cước viễn thông thống nhất đã được áp

dụng kể từ ngày 1/10/2000. Đến tháng 2/2004, Việt Nam đã bãi bỏ chế độ hai giá đối với

vé hàng không nội địa (Quyết định số 3226/QD-CHK ngày 26/11/2003), dịch vụ bưu

chính viễn thông, và dịch vụ cảng biển, và đã áp dụng một mức giá điện thống nhất đối

với cả người Việt Nam và người nước ngoài kể từ 1/1/2005 (Quyết định 215/2004/QDTTg

ngày 29/12/2004).

102. Một số Thành viên hoan nghênh thông tin về việc Việt Nam đã bãi bỏ chế độ hai

giá. Các Thành viên này nhắc nhở Việt Nam rằng để đáp ứng các yêu cầu của WTO thì

các biện pháp kiểm soát giá áp dụng đối với thương mại cần phải, không kể những yêu

cầu khác, minh bạch và áp dụng không gây tổn hại đến hàng nhập khẩu so với các sản

phẩm trong nước, phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT năm 1994.

48

103. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam sẽ



áp dụng các biện pháp quản lý giá phù hợp với quy định của WTO, có tính đến lợi ích

của các nước xuất khẩu là Thành viên của WTO như quy định tại Điều III.9 của Hiệp

định GATT 1994, và Điều VIII của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS).

Đại diện của Việt Nam cũng khẳng định rằng Việt Nam đã công bố danh mục các hàng

hóa và dịch vụ chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước và bất kỳ thay đổi nào trong danh

mục này trên Công báo và việc công bố danh mục này vẫn được tiếp tục duy trì sau khi

gia nhập WTO. Đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng chính sách giá của Việt

Nam sẽ được áp dụng phù hợp với quy định của Hiệp định WTO, bao gồm Điều III:4 và

Điều XI:1 của Hiệp định GATT 1994 và Điều 4 của Hiệp định Nông nghiệp. Ban Công

tác ghi nhận những cam kết này.




tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương