Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập wto


Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)



tải về 2.95 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.95 Mb.
#18288
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)

329. Nhận thấy rằng Việt Nam dường như đang duy trì các yêu cầu về hàm lượng nội địa

và tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc 80% đối với một số sản phẩm công nghiệp nhất định phù hợp

với Quyết định số 718/BKH-QD và giai đoạn quá độ cho các nước đang phát triển duy

trì các yêu cầu này đã chấm dứt từ cuối năm 2000, một số Thành viên yêu cầu Việt Nam

có chương trình hành động cụ thể, mô tả các biện pháp hiện chưa phù hợp với quy định

của Hiệp định TRIMs và thời gian dự kiến loại bỏ các biện pháp này. Theo một số thành

viên, Việt Nam phải tuân thủ hoàn toàn với Hiệp định TRIMs kể từ ngày gia nhập WTO

mà không yêu cầu giai đoạn chuyển đổi. Một thành viên lưu ý rằng trong khi Quyết định

718/2001/QD-BKH đã đưa một số sản phẩm ra khỏi danh mục hàng hoá phải xuất khẩu

80% sản phẩm thì trong thực tế, Việt Nam dường như vẫn áp dụng yêu cầu xuất khẩu đối

với các sản phẩm này. Thành viên này cũng lưu ý rằng trong một số trường hợp, doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dường như bị yêu cầu duy trì tỉ lệ bán hàng xuất khẩu

như vậy đối với các sản phẩm không nằm trong danh mục (như đối với thịt lợn). Một

Thành viên nhắc Việt Nam rằng giải pháp đề xuất đối với các nhà máy lắp ráp ô tô, ví dụ

như tự nguyện đăng ký tỷ lệ nội địa hoá, không thể giải quyết được vấn đề tuân thủ Hiệp

định TRIMs. Thêm vào đó, các Thành viên yêu cầu Việt Nam bãi bỏ quy định hạn chế

mức sản lượng tối đa của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một số Thành viên lưu ý

rằng hầu hết các biện pháp TRIMs đã được đưa ra sau khi Việt Nam nộp đơn gia nhập

WTO, và nhắc nhở Việt Nam là các nước đang tiến hành gia nhập không được áp dụng

các biện pháp hạn chế mới. Một số Thành viên khuyến khích Việt Nam không thực hiện

các hợp đồng áp đặt các yêu cầu không phù hợp với Hiệp định TRIMs, cho rằng Chính

phủ Việt Nam cũng sẽ loại bỏ bất cứ yêu cầu nào như vậy trên cơ sở tự nguyên. Việt

Nam cũng được đề nghị khẳng định rằng bất cứ yêu cầu xuất khẩu nào được nêu trong

giấy phép đầu tư, dù được cơ quan trung ương hay chính quyền đia phương cấp, sẽ được

loại bỏ cùng lúc. Các Thành viên cũng đề nghị Việt Nam cam kết kể từ khi gia nhập

143

không gắn việc phân bổ hạn ngạch thuế quan với các định mức sản lượng hoặc định mức



xuất khẩu của một số doanh nghiệp sử dụng hạn ngạch thuế quan của sản phẩm có liên

quan, vì theo đoạn 2 (a), tại Phụ lục của Hiệp định TRIMs, các biện pháp như vậy không

phù hợp với Điều XI của GATT 1994.

330. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng sau khi nộp đơn xin gia nhập WTO, Việt Nam

đã sửa đổi luật pháp để ngày càng phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIMs. Đại

diện của Việt Nam lưu ý rằng trong năm 2000, Luật Sửa đổi và Bổ sung một số điều của

Luật Đầu tư nước ngoài đã dỡ bỏ yêu cầu tự cân đối ngoại hối và nghĩa vụ của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc phải ưu tiên mua sản phẩm nội địa. Doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn thị trường cho sản phẩm của mình

ngoài những sản phẩm nêu trong Quyết định số 718/BKH-QD. Việt Nam không chủ

trương áp dụng lại yêu cầu tự cân đối ngoại tệ.

331. Đại diện Việt Nam đã nộp một chương trình hành động triển khai Hiệp định TRIM

trong tài liệu WT/ACC/VNM/18 và một chương trình hành động sửa đổi trong tài liệu

WT/ACC/VNM/18/Rev.1 ngày 31/10/2003. Đại diện tuyên bố, theo chương trình hành

động sửa đổi, các ưu đãi thuế nhập khẩu dựa trên tỷ lệ nội địa hoá đối với các doanh

nghiệp chế tạo và lắp ráp xe máy được cụ thể hoá trong Thông tư liên Bộ số

176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ đã được bãi bỏ trong năm 2003. Quyết định số

No.43/2006/QD-BTC ngày 29/8/2006 cũng bãi bỏ những chính sách về mức thuế nhập

khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với sản phẩm và linh kiện trong ngành công nghiệp

cơ khí/điện/điện tử kể từ ngày 1/10/2006. Ngoài ra, yêu cầu tỉ lệ xuất khẩu đã được bãi

bỏ theo Nghị định số 27/2003/ND-CP ngày 19/3/2003, và Luật Đầu tư 2005 và Nghị

định triển khai Luật đầu tư không còn đặt điều kiện cấp phép đầu tư hay đối tương nhận

ưu đãi đầu tư như được nêu trong Hiệp định TRIMs.

332. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, không ảnh hưởng đến các cam kết của Việt

Nam trong các đoạn 286 và 288 của Báo cáo này, Việt Nam sẽ tuân thủ đầy đủ các quy

định của Hiệp định TRIMs kể từ thời điểm gia nhập WTO. Ban Công tác ghi nhận cam

kết này.

Các khu vực tự do, đặc khu kinh tế

333. Đại diện của Việt Nam cho biết là Việt Nam đã thành lập 124 khu công nghiệp và

khu chế xuất tính đến cuối tháng 7/2005 (xem Bảng 21). Các khu công nghiệp được

thành lập theo các Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

144


Việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp tại các khu chế xuất được điều chỉnh

bởi Nghị định số 108/2006/ND-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn việc thi hành Luật Đầu tư

2005.

334. Đến cuối năm 2004, các khu chế xuất và khu công nghiệp đã thu hút được 3.612 dự



án đầu tư, trong đó có 1.773 dự án là dự án đầu tư nước ngoài và 1.839 dự án là dự án

đầu tư trong nước với mức đầu tư tương ứng là 15,06 tỉ USD và 109.000 tỉ đồng. 92%

trong tổng số các dự án này là từ các nguồn đầu tư tư nhân và 8% là từ các doanh nghiệp

Nhà nước. Các doanh nghiệp tại các khu này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất linh

kiện điện và điện tử, giầy dép, túi xách, dệt may, thức ăn cho gia súc, các linh kiện làm

từ kim loại, thuốc và thực phẩm và đồ uống. Hiện chưa có số liệu thống kê về sản lượng

và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Đại diện

của Việt Nam cũng bổ sung rằng Việt Nam đang cố gắng hạn chế việc thành lập các khu

mới và chuyển sang thành lập các khu phục vụ mục tiêu phát triển vùng và xoá đói giảm

nghèo tại các khu vực khó khăn về kinh tế xã hội.

335. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng việc thành lập trong các khu này không phụ

thuộc vào kết quả xuất khẩu hoặc việc sử dụng nguyên liệu đầu vào trong nước. Các cơ

quan Chính phủ theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm

quản lý hoạt động của các khu công nghiệp và khu chế xuất, bao gồm Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thương mại và

Bộ Nội vụ. Ngoài ra, Bộ Thương mại và Bộ Lao động, thương binh và xã hội uỷ quyền

cho Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất cũng được phép thực hiện các

chức năng hành chính nhất định thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Uỷ ban Nhân dân tỉnh

uỷ quyền cho các ban quản lý cấp tỉnh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu

kinh tế được cấp , sửa đổi và thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài cho các dự án có giá

trị ít hơn 40 triệu USD. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chính bảo đảm việc vận

hành các khu công nghiệp và khu chế xuất phù hợp với WTO.

336. Hầu hết những ưu đãi trước đây dành cho các doanh nghiệp đặt tại các khu công

ghiệp và khu chế xuất đều dưới hình thức miễn trừ hoặc giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp (xem các chương trình V, VI và VIII trong tài liệu WT/ACC/VNM/42/Rev.1).

Các ưu đãi được dành cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mà không có sự

phân biệt đối xử. Luật Đầu tư 2005 không còn quy định về ưu đãi về thuế thu nhập

doanh nghiệp dựa trên kết quả xuất khẩu . Các doanh nghiệp trong các khu chế xuất

được miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu đối với những hàng hoá được nhập khẩu từ

145


hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Những doanh nghiệp này được phép bán sản phẩm của

mình tại thị trường trong nước khi có sự đồng ý của Bộ Thương mại. Tuy nhiên, tất cả

các sản phẩm như vậy khi đưa vào thị trường Việt Nam đều phải tuân thủ cùng chế độ

thuế quan và các thủ tục hải quan được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Các doanh

nghiệp trong các khu công nghiệp có thể được miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết

bị, máy móc và các phương tiện vận tải chuyên dụng (bao gồm cả phụ tùng và linh kiện)

phục vụ cho sự hình thành, mở rộng hay cải tạo dự án. Nguyên vật liệu và phụ tùng sử

dụng để sản xuất hàng xuất khẩu phải chịu thuế nhập khẩu, nhưng sau đó thuế nhập khẩu

được hoàn trả theo tỷ lệ nguyên vật liệu và phụ tùng được sử dụng trong hàng xuất khẩu.

Đại diện Việt Nam khẳng định rằng, theo đánh giá cá nhân, các quy định về miễn thuế

nhập khẩu là phù hợp với các Phụ lục II và III của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp

đối kháng.

337. Một số Thành viên cho rằng Việt Nam vẫn đang sử dụng các biện pháp trợ cấp bị

cấm để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trong các khu chế xuất, bởi vì các lợi ích

được gắn với mức xuất khẩu cụ thể từ khu chế xuất. Các Thành viên này yêu cầu Việt

Nam loại bỏ tất cả các loại trợ cấp bị cám ngay khi gia nhập. Việt Nam cũng được đề

nghị bảo đảm rằng luật pháp Việt Nam quy định việc bán hàng tại các phần còn lại của

lãnh thổ Việt Nam phải bị áp các khoản thuế nội địa và thuế quan đã được miễn. Một

Thành viên yêu cầu Việt Nam khẳng định rằng việc dành đối xử ưu đãi cho các khoản

đầu tư trong các khu công nghệ cao, khu công nghiệp và khu chế xuất không trái với

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

338. Đáp lại, đại diện của Việt Nam cho rằng những ưu đãi đầu tư trong khu chế xuất

được quy định trong các Điều 32 và 37 của Luật Đầu tư 2005. Đại diện khẳng định theo

Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, tất cả các ưu đãi đầu tư trong khu chế xuất sẽ

phù hợp với WTO, chẳng hạn các ưu đãi sẽ không dựa vào thành tích xuất khẩu hay tỉ lệ

nội địa hoá. Cụ thể, các doanh nghiệp trong khu chế xuất sẽ không bị yêu cầu xuất khẩu

sản phẩm của mình và sẽ chỉ được hưởng ưu đãi theo các hình thức, trong đó có hình

thức được tạo thuận lợi trong thủ tục liên quan tới đầu tư và thuê đất và nhà xưởng; và

được tạo thuận lợi trong việc cung cấp và đào tạo lao động, cung cấp nước, điện và các

dịch vụ tiện ích khác. Đại diện của Việt Nam cũng bổ sung rằng việc đối xử ưu đãi theo

các quy định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao là những

biện pháp được các nước khác áp dụng phổ biến để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các biện pháp ưu đãi áp dụng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ

146


cao đã được ghi rõ trong Thông báo theo Điều XVI:I của GATT 1994 và Điều 25 của

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong tài liệu

WT/ACC/VNM/13/Add.2. Đại diện của Việt Nam khẳng định ngay khi gia nhập, không

ảnh hưởng tới các cam kết của Việt Nam trong các đoạn 286 và 288 của Báo cáo này,

việc đối xử ưu đãi đối với các khoản đầu tư trong khu chế xuất sẽ được trao chỉ theo cách

thức phù hợp với Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

339. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng kể từ thời điểm gia nhập WTO, Chính phủ

Việt Nam sẽ đảm bảo thực thi các nghĩa vụ WTO của mình trong các khu chế xuất, khu

công nghiệp, khu công nghệ cao và bất kỳ khu nào khác có các ưu đãi và mục tiêu tương

tự. Liên quan đến vấn đề này, đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, trước khi gia

nhập, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước và các quy định liên quan sẽ

được sửa đổi để bãi bỏ bất kỳ điều khoản nào đặt điều kiện được thành lập trong các khu

này, hay để đáp ứng được hưởng hoặc nhận các ưu đãi về thuế hay các ưu đãi khác trên

cơ sở có xuất khẩu, thành tích xuất khẩu hoặc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước. Đại

diện của Việt Nam cũng khẳng định rằng, không ảnh hưởng tới các cam kết của Việt

Nam trong các đoạn 286 và 288 của Báo cáo này, tất cả trợ cấp trong các khu công

nghiệp và khu chế xuất thuộc phạm vi của Điều 3 Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp

đối kháng của WTO sẽ được bãi bỏ vào thời điểm gia nhập hoặc trước khi gia nhập và

những loại trợ cấp đó sẽ không được tái áp dụng. Hơn nữa, không loại trợ cấp mới nào

trái với Điều 3.1(a) hoặc (b) sẽ được đưa ra sau khi gia nhập. Ngoài ra, kể từ thời điểm

gia nhập, hàng hóa được sản xuất trong các khu chế xuất hoặc khu công nghiệp hoặc bất

kỳ khu nào khác có các ưu đãi và mục tiêu tương tự theo các quy định về thuế nội địa và

thuế quan có miễn thuế quan và thuế nội địa nhất định đối với các hàng hoá nhập khẩu

và nguyên liệu đầu vào nhập khẩu sẽ phải tuân thủ các thủ tục hải quan thông thường khi

được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, bao gồm cả việc áp dụng các khoản thuế

quan và thuế nội địa. Ban Công tác ghi nhận các cam kết này.

Mua sắm Chính phủ

340. Đại diện Việt Nam cho biết mua sắm Chính phủ chiếm 14% GDP của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 88/1999/NDD-CP về Quy chế Mua sắm

Chính phủ ngày 1/9/1999. Nghị định này quy định việc quản lý thống nhất các hoạt động

đấu thầu; lựa chọn tư vấn; mua sắm hàng hóa; xây dựng và lắp đặt; lựa chọn các đối tác

để thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án. Một số cơ quan chính phủ, bao gồm Bộ Kế

hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng, Ngân hàng

147


Nhà nước Việt Nam, và Thủ trưởng các bộ, ngành liên quan tham gia xây dựng văn bản

hướng dẫn việc thực hiện Nghị định.

341. Nghị định này của Chính phủ đã được sửa đổi và bổ sung bằng Nghị định số

14/2000/ND-CP ngày 5/5/2000 và 66/2003/ND-CP ngày 12/6/2003 và Quy chế mua sắm

Chính phủ đã được ban hành cùng với Nghị định Chính phủ vào tháng 9/1999. Các văn

bản quy phạm pháp luật của Việt Nam không quy định cụ thể các cơ quan và tổ chức nào

được điều chỉnh, nhưng theo Quy chế Mua sắm Chính phủ, bất kỳ việc mua sắm hàng

hóa và dịch vụ hoặc bất kỳ khoản đầu tư nào của các cơ quan Nhà nước, tổ chức quần

chúng và các doanh nghiệp nhà nước nếu được chi từ ngân sách nhà nước đều phải được

thực hiện dưới hình thức đầu thầu. Việt Nam chưa công bố bất kỳ danh sách các cơ quan

mua sắm chính phủ nào, nhưng các cơ quan liên quan được đề cập tại các thông báo đấu

thầu. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có các số liệu về tổng giá trị mua sắm của khu vực nhà

nước và các cơ quan mua sắm chủ yếu. Các văn bản pháp quy liên quan cũng không nói

rõ đấu thầu mua sắm có được mở cho các nhà thầu quốc tế hay không mà điều này được

quyết định tuỳ thuộc vào bản chất và mục tiêu của việc mua sắm.

342. Nghị định 1999 và Quy chế Mua sắm Chính phủ yêu cầu các nhà thầu nước ngoài

phải liên danh với các nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng các nhà thầu phụ Việt Nam khi

tham gia đấu thầu lựa chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hóa và đấu thầu về lắp đặt và

xây dựng tại Việt Nam. Những sửa đổi trong Nghị định của Chính phủ số 14/2000/NDCP

ngày 5/5/2000 đã giới hạn các yêu cầu này đối với đấu thầu quốc tế về xây dựng và

lắp đặt tại Việt Nam. Yêu cầu này áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng, bao

gồm các công trình là một phần của một hợp đồng mua sắm lớn hơn.

343. Những đơn vị thắng thầu phải mua và sử dụng các nguyên vật liệu và thiết bị được

sản xuất, chế biến hoặc sẵn có ở Việt Nam trên cơ sở xem xét thỏa đáng các tiêu chí về

chất lượng, giá cả, độ an toàn và môi trường liên quan đến việc mua sắm. Chất lượng của

các nguyên vật liệu và thiết bị được mua ở Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu được quy

định trong tài liệu mời thầu và tương đương với chất lượng của các nguyên vật liệu và

thiết bị cùng loại được mua ở nước ngoài. Giá cả phải bằng hoặc thấp hơn giá của các

nguyên vật liệu và thiết bị cùng loại được mua ở nước ngoài. Các yêu cầu về an toàn và

"các vấn đề cần thiết khác" sẽ được quy định trong các tài liệu mời thầu cũng như trong

hợp đồng mua sắm.

148


344. Liên quan đến thủ tục phát hành đấu thầu, đại diện Việt Nam cho biết thông báo

mời thầu và kết quả đấu thầu phải được công bố công khai. Mở thầu được thông báo

công khai theo điều khoản về mời đấu thầu tại Điều 13 của Quy chế Mua sắm Chính phủ

được đính kèm với Thông tư số 88/1999/ND-CP. Các thông tin cần có trong Báo cáo

mời thầu bao gồm tên gói thầu, ngày, thời gian và địa điểm nơi mở thầu, tên và địa chỉ

của các nhà thầu, giá đấu thầu, quy định về đặt cược (đảm bảo thực hiện thầu) và kế

hoạch thực hiện. Các đại diện của bên gọi thầu và các nhà thầu phải ký vào báo cáo này.

Mặc dù việc thông báo công khai các khoản mua sắm của chính phủ là bắt buộc, các văn

bản của Việt Nam không quy định cụ thể nơi thông báo. Chính vì vậy, các thông báo

công khai được đăng trên báo chí địa phương hoặc báo chí trung ương, các phương tiện

nghe-nhìn hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Các cơ quan và đơn vị

thực hiện mua sắm phải thông báo việc đấu thầu của mình trên ít nhất 3 số báo ngày liên

tiếp được phát hành rộng rãi hoặc trên các phương tiện nghe-nhìn và các phương tiện

truyền thông đại chúng khác. Các thông báo này cần được đưa ra trước ít nhất 5 ngày so

với ngày phát hành các tài liệu mời thầu đối với các dự án giá trị thấp hơn 2 tỷ đồng và

tối thiểu 10 ngày đối với việc đầu thầu có giá trị lớn hơn. Mời thầu quốc tế được đăng

trên ít nhất một tờ báo tiếng Anh phát hành rộng rãi tại Việt Nam.

345. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng một Luật về Mua sắm Chính phủ đã được thông

qua năm 2005. Luật này sẽ tăng tính minh bạch trong quá trình mua sắm. Luật dự định

thiết lập một bản tin mua sắm để cung cấp các thông tin chung về các hoạt động đấu

thầu, mời thầu, danh mục tham gia đấu thầu, chọn thầu, thông tin về doanh nghiệp không

được phép tham gia hoặc bị hạn chế tham gia trong quá trình đấu thầu v.v... Bên gọi thầu

sẽ phải công bố các điều kiện và điều khoản đấu thầu trên bản tin đấu thầu. Luật cũng

nhằm phân quyền quyết định mua sắm cho các Bộ, các cơ quan và chính quyền địa

phương. Luật mới cũng sẽ định ra các thông lệ xấu và các hành vi gian lận, quy định

hình phạt cho việc vi phạm và bao gồm các điều khoản liên quan đến quyền khiếu nại và

giải quyết tranh chấp.

346. Một Thành viên khuyến khích Việt Nam tiếp tục các nỗ lực hiện nay để làm cho hệ

thống mua sắm minh bạch hơn và tạo điều kiện hơn cho cạnh tranh. Việt Nam nên trở

thành quan sát viên trong Ủy ban Mua sắm Chính phủ ngay khi gia nhập như là một

bước đầu tiên để tham gia Hiệp định Mua sắm Chính phủ. Lưu ý rằng tham gia Hiệp

định Mua sắm Chính phủ sẽ đem lại cho Việt Nam những lợi ích cả về mặt tiếp cận thị

trường mua sắm của các Thành viên Hiệp định Mua sắm Chính phủ khác trên cơ sở đãi

149


ngộ quốc gia và cả về mặt tăng cường tính minh bạch, một Thành viên khác đề nghị Việt

Nam đàm phán để trở thành thành viên Hiệp định Mua sắm Chính phủ như là một phần

của quá trình đàm phán gia nhập WTO và mời Việt Nam đưa ra một bản chào doanh

nghiệp tham gia mua sắm chính phủ vào thời điểm gia nhập. Các Thành viên cũng

khuyến khích Việt Nam xác định những thách thức và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong việc

thực thi Hiệp định Mua sắm Chính phủ.

347. Trả lời yêu cầu này, đại diện của Việt Nam cho biết Việt Nam đã rất nỗ lực cải thiện

khung pháp lý về mua sắm chính phủ nhằm nâng cao tính minh bạch và hài hoà hoá quá

trình và thủ tục mua sắm với thực tiễn quốc tế. Gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thiết

lập một website cung cấp thông tin về cơ hội và thủ tục đấu thầu. Tuy nhiên, với mong

muốn được tập trung các nguồn lực hạn chế vào việc thực thi các hiệp định đa phương,

Việt Nam sẽ cân nhắc việc tham gia Hiệp định Mua sắm Chính phủ sau khi gia nhập

WTO.

Mua bán Máy bay dân dụng



348. Một Thành viên cho rằng Hiệp định Mua bán Máy bay dân dụng bao gồm quy định

miễn thuế cho máy bay và thiết bị nhập khẩu có thể tạo điều kiện duy trì tốt các dịch vụ

hàng không và dịch vụ hỗ trợ ở Việt Nam và góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ

của Việt Nam và đẩy mạnh phát triển và tăng trưởng của Việt Nam. Thành viên này yêu

cầu Việt Nam tham gia Hiệp định Mua bán Máy bay dân dụng ngay khi gia nhập WTO.

349. Trả lời yêu cầu này, đại diện Việt Nam ghi nhận rằng đây là một Hiệp định nhiều

bên và việc tham gia Hiệp định này không phải là một nghĩa vụ. Việt Nam sẽ xem xét

vấn đề tham gia Hiệp định này sau khi gia nhập WTO.



Quá cảnh

350. Một số Thành viên lưu ý việc phải được Bộ Thương mại đồng ý thì hang hoá mới

được quá cảnh qua lãnh thổ Viêt Nam, đồng thời nêu câu hỏi liệu liệu các quy định của

Việt Nam có làm hạn chế quyền tự do quá cảnh được quy định tại Điều V.2 GATT. Việt

Nam cũng được đề nghị giải trình thêm về thủ tục quá cảnh và điều kiện được cấp phép

quá cảnh và giải thích việc Việt Nam sẽ làm thế nào để co chế quá cảnh của VIệt Nam

phù hợp với Hiệp định WTO.

351. Trả lời đề nghị của các thành viên, Đại diện Việt Nam cho biết các điều khoản về

quá cảnh đã được rà soát nhằm bảo đảm tự do quá cảnh theo Điều V của Hiệp định

150


GATT 1994. Hàng quá cảnh hiện nay được điều chỉnh bởi Điều 242 của Luật Thương

mại 2005. Luật Thương mại 2005 bãi bỏ yêu cầu về xin phép trước. Căn cứ Điều 242 của

Luật Thương mại, tất cả hàng hoá do các tổ chức và cá nhân nước ngoài sở hữu được

phép quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ vũ khí và đạn dược, chất nổ và hàng hoá rất

nguy hiểm khác. Trong đó trừ hàng hoá yêu cầu phải có sự đồng ý của Thủ tướng để quá

cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và hàng hoá bị cấm kinh doanh hoặc cấm xuất nhập khẩu

yêu cầu phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Thương ,mại. Các tổ chức và cá nhân nước

ngoài được yêu cầu phải thuê phương tiện vận chuyển của Việt Nam hoặc của nước ký

hiệp định quá cảnh song phương với Việt Nam (Trung Quốc, Lào và Campuchia). Việc

lựa chọn phương tiện vận chuyển của Việt Nam phải dựa trên kết quả hoạt động trước

đây. Các quy định rất chặt chẽ nhằm chống buôn lậu. Việc thong qua hang quá cảnh phải

thực hiện ở cảng nhập hàng và cảng xuất hàng. Các giấy tờ phải nộp cho cơ quan hải

quan bao gồm: (i) giấy tờ của hàng được vận chuyển nguyên trạng ban đầu, danh mục

hàng hoá quá cảnh, sẽ được người khai hải quan hoặc đại diện của họ nộp, và (ii) đối với

hàng hoá phải lưu kho hoặc chuyển sang hình thức vận chuyển khác, phải nộp tờ khai hải

quan và danh mục hàng hoá quá cảnh. Đối vơi vũ khi và đạn dược, chất nổ và hàng hoá

rất nguy hiểm khác và hàng bị cấm, phải có giấy phép quá cảnh. Cơ quan hải quan cho

phép hay từ chối quá cảnh trên cơ sở danh mục hang hoá hạn chế quá cảnh, tờ khai hải

quan và giấy phép quá cảnh, nếu được yêu cầu. Việc trực tiếp có người kiểm tra hàng

quá cảnh chỉ được thực hiện nếu phát hiện dầu hiệu vi phạm pháp luật. Trong khi quá

cảnh, hang hoá phải được vận chuyển theo lộ trình đã khai báo và trong thời gian được

phép. Kho ngoại quan cho hang quá cảnh phải được Hải quan đồng ý. Nghiêm cấm việc

tiêu thụ hang quá cảnh trong lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp được Bộ Thương mại

đồng ý và bất cứ sự khác biệt nào giữa số lượng hang nhập và xuất khỏi Việt Nam phải

đượ______________c Hải quan chứng nhận. Pháp luật trong nước không quy định bất cứ giới hạn thời

gian nào đối với Hải quan trong việc xử lý hàng quá cảnh, nhưng hang quá cảnh thông

thường được xử lý trung bình trong bốn tiếng. Theo đại diện, thủ tục hiện nay không vi

phạm đìều V của GATT và Việt Nam do đó sẽ cam kết tuân thủ hoàn toàn với các quy

định của WTO về quá cảnh ngay khi gia nhập.

352. Một số Thành viên lưu ý rằng hàng hóa quá cảnh phải chịu mức lệ phí quá cảnh

bằng 1% giá trị hàng hóa. Các Thành viên này đặt câu hỏi liệu mức lệ phí quá cảnh có

tương ứng với các chi phí hành chính cho việc quá cảnh hoặc với chi phí dịch vụ được

cung ứng cho từng trường hợp quá cảnh theo quy định của Điều V.3 cua Hiệp định

GATT hay không.

151

353. Đại diện Việt Nam trả lời rằng, mức lệ phí quá cảnh 1% đã được bãi bỏ. Mức phí



hiện tại áp dụng đối với hàng hóa, trong đó bao gồm cả bưu phẩm, bưu kiện và hành lý,

được tính tuỳ thuộc vào phương thức vận tải và chiều dài quãng đường. Lệ phí quá cảnh

và áp tải hàng hóa được liệt kê trong Bảng 22(a) và 22(b). Hàng hoá quá cảnh phải được

áp tải khi không thể niêm phong. Trả lời câu hỏi liên quan đến tỉ lệ phần trăm những

hàng hoá bị áp tải, đại diện Việt Nam cho biết hiện chưa có số liệu thống kê nào về vấn

đề này.


354. Đại diện của Việt Nam bổ sung rằng việc chấp thuận đề nghị cho lưu kho hàng quá

cảnh không phải nộp phí. Hàng hoá được lưu ở kho ngoại quan hoặc kho hải quan phải

nộp phí lưu kho theo quy định tại Thông tư liên bộ số 71/2000/TTLT/BTC-TCHQ ngày

19/7/2000 của Bộ Tài chính và Tổng Cục Hải quan. Hàng quá cảnh được lưu ở kho

không thuộc hải quan sẽ nộp phí và lệ phí cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu

kho theo mức quy định riêng của từng doanh nghiệp.

355. Đại diện của Việt Nam khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tuân thủ bất kỳ luật, quy

định và thông lệ nào điều chỉnh các hoạt động quá cảnh và sẽ thực thi đầy đủ các các quy

định của Hiệp định WTO, đặc biệt là Điều V của Hiệp định GATT 1994. Ban Thư ký ghi

nhận cam kết này.




tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương