BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 16



tải về 1.46 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.46 Mb.
#11485
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

MỞ ĐẦU


Mục đích, nhiệm vụ công tác thăm dò nước khoáng; yêu cầu về trữ lượng, chất lượng, chế độ và thời hạn tính toán khai thác...

Những thông tin về trữ lượng khai thác nước khoáng đã được phê duyệt trong khu thăm dò cũng như trữ lượng đã được thăm dò nhưng không được phê duyệt.

Trong trường hợp mỏ đang khai thác cần thống kê hiện trạng khai thác, so sánh trữ lượng khai thác đã được phê chuẩn với lưu lượng khai thác thực tế, đánh giá sự thiếu hụt và đề xuất những nguồn có khả năng đáp ứng yêu cầu.

Tổ chức, cá nhân thực hiện, thời gian tiến hành thăm dò và kết quả.



CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ

1. Vị trí địa lý, hành chính khu thăm dò; toạ độ các điểm giới hạn diện tích khu thăm dò (theo hệ UTM và VN 2000).

2. Địa hình, bề mặt địa hình, diện tích phân bố, mức độ phân cắt địa hình.

3. Dòng chảy và khối chứa nước trên mặt:

- Nhận định chung về mức độ phát triển sông, suối, hồ trong khu thăm dò;

- Phân chia các hệ thống sông, suối và hồ chính trong khu thăm dò.

- Đặc điểm thuỷ văn của từng sông, suối, hồ trong các hệ thống (nơi bắt nguồn và kết thúc, chiều dòng chảy, chiều dài dòng chảy, hình thái dòng chảy, cốt cao mực nước, lưu lượng dòng chảy).

- Đặc điểm chất lượng nước sông, suối, hồ (các tính chất vật lý của nước, thành phần hoá học, thành phần vi sinh, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước sông, suối, hồ).

- Mối quan hệ thuỷ lực giữa sông, suối, hồ và nước dưới đất (đánh giá định tính hoặc định lượng).

4. Nhận xét chung về đặc điểm khí hậu khu thăm dò, sự biến đổi của các yếu tố khí tượng theo thời gian. Các yếu tố khí tượng bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm không khí (độ ẩm tuyệt đối và tương đối), loại gió thịnh hành (hướng gió, tốc độ gió, thời gian phát triển), lượng mưa, bốc hơi (trung bình tháng, năm, theo mùa), số ngày mưa trong năm, lượng mưa thấm cung cấp cho nước dưới đất (nếu đã xác định được).

5. Giao thông dân cư, kinh tế văn hóa…

6. Lịch sử nghiên cứu địa chất và địa chất thuỷ văn: Nêu sơ lược công tác đo vẽ địa chất, địa vật lý, địa chất thuỷ văn, công tác thăm dò và các công tác khác đã tiến hành trước đây, những kết quả chính của công tác này. Trong trường hợp đánh giá lại trữ lượng cần nêu số trữ lượng đã được duyệt, năm đưa vào khai thác, sơ đồ, năng suất và chế độ khai thác của công trình (thường xuyên, định kỳ, theo mùa), động thái các lỗ khoan (lưu lượng, mực nước và chất lượng nước theo thời gian), so sánh các kết quả khai thác với số liệu thu được khi thăm dò mỏ trước lúc khai thác.



CHƯƠNG 2

CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU THĂM DÒ

Tổng hợp các tài liệu đã thu thập, kết hợp với tài liệu thăm dò địa chất làm rõ các vấn đề có liên quan đến cấu trúc địa chất của khu thăm dò: địa tầng, magma, cấu tạo, kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất. Đối với nước khoáng có liên quan đến trầm tích Đệ Tứ cần bổ sung tài liệu về địa mạo, trầm tích Đệ Tứ.

1. Địa tầng. Trình bày sự tồn tại của các địa tầng trong khu thăm dò theo thứ tự từ già đến trẻ. Mỗi phân vị địa tầng phải làm rõ các đặc điểm sau: vị trí, diện tích phân bố và xuất lộ trong khu thăm dò, thành phần thạch học, tướng đá, thành phần khoáng vật, mức độ nứt nẻ, karst hoá, các hoá đá định tuổi địa tầng, quan hệ với các địa tầng nằm trên và nằm dưới, điều kiện thế nằm (đường phương, góc dốc), chiều dày địa tầng.

2. Magma. Trình bày diện tích, vị trí phân bố và xuất lộ của khối đá magma; thể của khối magma (xâm nhập hay phun trào), thành phần khoáng vật và tỉ lệ (phần trăm) của chúng trong đá. Đánh giá mức độ phong hoá và nứt nẻ của đá magma.

3. Cấu tạo. Nêu những nhận định chung về cấu tạo địa chất của khu thăm dò; mô tả chi tiết về vị trí và diện phân bố, hướng phát triển của trục các nếp lồi, nếp lõm có trong khu thăm dò. Trong trường hợp sự hình thành của nước khoáng có liên quan đến các cấu tạo trên, khu thăm dò chỉ là một phần của nếp lồi hoặc nếp lõm thì có thể trình bày chi tiết cả phần ngoài khu thăm dò để có thể hình dung được toàn bộ cấu tạo.

4. Kiến tạo. Nêu những nhận định chung về kiến tạo địa chất của khu thăm dò, phân loại các hệ thống đứt gãy, mô tả chi tiết các đứt gãy đặc biệt là các đứt gãy có liên quan đến sự thành tạo nước khoáng (vị trí, phương phát triển, loại đứt gãy), đặc điểm đới phá huỷ kiến tạo (dài, rộng, sâu), mức độ vụn nát và chứa nước của đất đá trong đới phá huỷ kiến tạo. Khi mô tả các đứt gãy có thể sử dụng tất cả những kết quả đã nhận được từ các công tác khảo sát ngoài trời, đo địa vật lý, khoan thăm dò).

5. Lịch sử phát triển địa chất. Tóm tắt lịch sử phát triển địa chất của khu thăm dò, đặc biệt là thời kỳ có liên quan đến thành tạo nước khoáng (nếu có đủ cơ sở).

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THĂM DÒ, THÍ NGHIỆM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN


1. Phương pháp thăm dò

- Mục đích và nhiệm vụ cơ bản của các công tác đã được tiến hành.

- Các dạng công tác đã tiến hành thăm dò, thí nghiệm địa chất thuỷ văn, giai đoạn, thành phần và khối lượng của chúng.

- Những kết luận về việc thi công các công trình thăm dò so với quy định trong Giấy phép thăm dò.

- Những kết luận về khả năng sử dụng những kết quả nhận được của các công tác đã tiến hành để tính trữ lượng khai thác nước khoáng và thiết kế các công trình khai thác công nghiệp hay khai thác thí nghiệm - công nghiệp.

2. Công tác thăm dò và thí nghiệm địa chất thuỷ văn

a) Đặc trưng của phương pháp luận và kết quả từng dạng công tác thăm dò và thí nghiệm địa chất thuỷ văn chỉ được nghiên cứu khi kết quả của chúng được sử dụng trực tiếp để luận chứng tài liệu ban đầu tính trữ lượng, kể cả xây dựng bản đồ và mặt cắt. Khi đó chúng được trình bày theo trình tự sau:

- Những nhiệm vụ được giải quyết bởi những dạng và phương pháp công tác đã định (tổ hợp các phương pháp).

- Luận chứng dạng, khối lượng, phương pháp công tác, cách sắp xếp chúng theo diện tích, chiều sâu nghiên cứu, công nghệ và phương tiện kỹ thuật sử dụng.

- Đặc trưng kết quả nghiên cứu.

- Giải đoán, chỉnh lý kết quả nghiên cứu.

- Những kết luận và đề nghị khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu, lĩnh vực sử dụng, các kết quả nhận được (kể cả kết hợp các dạng phương pháp công tác khác nhau). Khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu đặc biệt sẽ luận chứng tính hợp lý sử dụng chúng.

b) Công tác thu thập tài liệu

- Trình bày mục đích, ý nghĩa của công tác thu thập tài liệu có liên quan đến đối tượng và nhiệm vụ thăm dò.

- Trình bày khối lượng tài liệu đã thu thập có liên quan đến các lĩnh vực: khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa chất thuỷ văn, v.v…

- Nêu những phương pháp đã được sử dụng khi thu thập tài liệu (có thể bằng những công nghệ hiện đại), phương pháp xử lý hệ thống hoá tài liệu đã thu thập theo các mục đích chuyên môn.

- Đánh giá chất lượng tài liệu đã thu thập được phục vụ cho tính trữ lượng khai thác nước khoáng.

c) Công tác lộ trình khảo sát địa chất thuỷ văn hoặc địa chất - địa chất thuỷ văn tổng hợp

- Trình bày mục đích của công tác khảo sát (làm rõ những vấn đề về thạch học, cấu trúc, ranh giới và mức độ chứa nước của các tầng chứa nước, đặc biệt là đối tượng chứa nước khoáng, xác định vị trí đặt các công trình thăm dò).

- Phương pháp và khối lượng công tác lộ trình khảo sát.

- Đánh giá chất lượng công tác khảo sát, đưa ra những kết luận và kiến nghị sử dụng tài liệu lộ trình khảo sát để lập bản đồ ĐCTV hoặc các bản đồ chuyên môn (tỉ lệ bản đồ và mặt cắt ĐCTV được xác định bởi kích thước khu mỏ, mức độ phức tạp về địa chất, ĐCTV, trong thực tế, bản đồ thường được xây dựng ở tỉ lệ 1:5.000  1:25.000); đánh giá những đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn cũng như đánh giá trữ lượng khai thác nước khoáng.

d) Công tác địa vật lý

- Các công tác địa vật lý trên mặt:

Luận chứng dạng và khối lượng, giải đoán kết quả áp dụng cho các nhiệm vụ thăm dò nước khoáng đã giải quyết; so sánh các kết quả công tác địa vật lý với kết quả của các dạng công tác khác; đưa ra những kết luận về chất lượng nghiên cứu địa vật lý đã tiến hành, về tính đầy đủ và các kết quả nhận được cũng như hiệu quả của chúng và khả năng sử dụng khi giải quyết nhiệm vụ đặt ra.

- Nghiên cứu địa vật lý lỗ khoan:

Phương pháp nghiên cứu địa vật lý lỗ khoan để thăm dò và đánh giá trữ lượng nước khoáng; các kết quả nghiên cứu đo địa vật lý lỗ khoan; phân tích những thông tin địa vật lý đã nhận được; phân chia những dấu hiệu giải đoán cơ bản; so sánh tài liệu nghiên cứu địa vật lý với tài liệu khoan và thí nghiệm. Kết quả xác định chiều sâu thế nằm của mái tầng (hoặc đới) chứa nước khoáng; bề dày hữu hiệu của nó; sự thay đổi tướng; thành phần đất đá chứa nước; trầm tích phủ và nằm lót bên dưới tầng (đới) chứa nước khoáng; sự thay đổi theo diện tích và mặt cắt các nhân tố quyết định tính chất thấm của đất đá (mức độ sét hoá đối với đá bở rời, nứt nẻ đối với đá rắn chắc); phân chia mặt cắt theo mức độ chứa nước và cách nước hay thấm nước kém, đới phá huỷ kiến tạo, ranh giới giữa nước khoáng và nước khác. Biểu đồ carota lỗ khoan được xây dựng ở tỉ lệ 1:500, riêng trong các đoạn của tầng chứa nước khoáng ở tỉ lệ 1:200. Những kết luận về chất lượng nghiên cứu địa vật lý đã tiến hành, mức độ đầy đủ và tin cậy của các kết quả đã nhận được.

e) Công tác khoan thăm dò

Luận chứng loại lỗ khoan thăm dò (thí nghiệm, quan sát, quan trắc động thái), số lượng và hệ thống sắp xếp chúng, trình tự, phương pháp và công nghệ khoan; cấu trúc lỗ khoan (đường kính khoan và ống chống, chiều sâu, phương pháp cách ly các tầng chứa nước, khoảng đặt ống lọc), kiểu ống lọc. Phương pháp cách ly các tầng chứa nước và kiểm tra mức độ cách ly. Phương pháp quan trắc địa chất thuỷ văn trong quá trình khoan. Kết quả phân chia mặt cắt, xác định thành phần thạch học và địa tầng lỗ khoan.

Những kết luận về chất lượng các lỗ khoan, liệt kê các lỗ khoan có khuyết tật, những lỗ khoan không được sử dụng để lập báo cáo tính trữ lượng khai thác nước khoáng và nguyên nhân của chúng.

Công tác lấp và loại bỏ các lỗ khoan có khuyết tật, các lỗ khoan đã đạt mục tiêu, không sử dụng tiếp làm lỗ khoan khai thác hay quan trắc trong hệ thống monitoring.

f) Công tác quan trắc động thái nước dưới đất

Luận chứng hệ thống sắp xếp các điểm quan trắc và phương pháp quan trắc (chu kỳ, tần suất quan trắc và phương pháp xác định từng yếu tố động thái - mực nước, lưu lượng, nhiệt độ và chất lượng nước khoáng, v.v…). Thiết bị và dụng cụ đã sử dụng. Kết quả quan trắc theo mùa trong năm và nhiều năm trong điều kiện tự nhiên và bị phá huỷ, cũng như phân tích chúng để giải quyết các nhiệm vụ địa chất thuỷ văn kể cả kết quả quan trắc các mạch nước khoáng và nước khác. Đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất và khả năng sử dụng chúng để tính trữ lượng khai thác nước khoáng.

g) Công tác đo thuỷ văn

Luận chứng sự cần thiết tiến hành nghiên cứu thuỷ văn và phương pháp tiến hành. Lựa chọn tuyến đo, tần suất đo lưu lượng, mực nước, lấy mẫu nước phân tích thành phần hoá học và vi sinh. Kết quả nghiên cứu thuỷ văn và khả năng sử dụng tài liệu đo thuỷ văn để xác định giá trị cung cấp của dòng mặt cho nước dưới đất và ngược lại. Những kết luận về chất lượng đo thuỷ văn và khả năng sử dụng tài liệu để luận chứng mối quan hệ thuỷ lực giữa nước mặt và nước dưới đất cũng như điều kiện hình thành nước khoáng.

h) Công tác thí nghiệm - khai thác các công trình khai thác nước khoáng đang hoạt động

- Công trình khai thác nước khoáng có trữ lượng đã được phê chuẩn để đánh giá lại trữ lượng khai thác hay công trình khai thác nước khoáng có trữ lượng chưa được phê chuẩn để đánh giá trữ lượng khai thác.

- Các công trình khai thác nước khoáng trong phạm vi nghiên cứu (trong đới tương tác của các công trình khai thác nước khoáng đang hoạt động với công trình thăm dò) nếu điều kiện hình thành trữ lượng khai thác của nó tương tự với công trình thăm dò.

- Các công trình khai thác nước khoáng phân bố ngoài diện tích nghiên cứu, nhưng có thể được xem như công trình khai thác nước tương tự.

Đối với mỗi công trình trên cần trình bày: Vị trí phân bố của chúng, trữ lượng đã được phê chuẩn, những mô hình địa chất thuỷ văn nhận được khi phê chuẩn (sơ đồ tính toán), sơ đồ các công trình thiết kế và sự phù hợp của nó với sơ đồ hình thành thực tế; Cấu trúc, trạng thái kỹ thuật của các lỗ khoan, phương pháp khai thác (tự phun, khai thác cưỡng bức); tài liệu thực tế (trong cả thời kỳ khai thác) về giá trị lưu lượng của công trình khai thác nước khoáng, khi cần thiết sẽ nêu cả những nguyên nhân thay đổi của chúng, trị số hạ thấp mực nước và chất lượng của chúng trong năm, trong cả thời kỳ khai thác, đặc trưng động thái khai thác, đặc trưng xử lý nước đã được áp dụng. Những thông tin về mạng lưới quan trắc, chế độ khai thác nước khoáng (nếu có) và phương pháp tiến hành quan trắc.

Phân tích kết quả quan trắc và giải đoán chúng. Đánh giá định tính và định lượng các nguồn cơ bản hình thành trữ lượng khai thác nước khoáng. Xác định các thông số địa chất thuỷ văn theo tài liệu khai thác và chính xác hoá mô hình địa chất thuỷ văn tự nhiên của mỏ. Làm sáng tỏ nguyên nhân thay đổi chất lượng nước khoáng (khi cần thiết cả nhiệt độ). So sánh kết quả dự báo trong phê chuẩn trữ lượng khai thác nước dưới đất với công suất của các lỗ khoan, mực nước động, chất lượng, nhiệt độ nước khoáng và các thông số tính toán với các kết quả nhận được theo tài liệu khai thác. Phân tích nguyên nhân tồn tại sai lệch (nếu có). Những đề nghị về khả năng tăng hay giảm bớt lưu lượng của công trình khai thác đang hoạt động, về phương pháp và chế độ khai thác hợp lý, tính hợp lý trước khi thăm dò mỏ (phần mỏ) hay tính lại trữ lượng khai thác đã được phê chuẩn.

Đánh giá ảnh hưởng của khai thác nước khoáng đến môi trường tự nhiên, đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên (nếu có) và đề nghị các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác nước khoáng đến điều kiện sinh thái.

i) Công tác nghiên cứu tổng hợp địa chất thuỷ văn sinh thái khu thăm dò: Luận chứng sự cần thiết tiến hành nghiên cứu tổng hợp địa chất thuỷ văn sinh thái. Luận chứng các nhân tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nước khoáng trong quá trình khai thác chúng, cũng như những hợp phần của môi trường thiên nhiên xung quanh dễ bị tác động tiêu cực do khai thác nước khoáng. Phương pháp nghiên cứu địa chất thuỷ văn sinh thái. Các kết quả của công tác nghiên cứu.

k) Công tác nghiên cứu chuyên môn liên quan đến tính ăn mòn của nước dưới đất và lắng đọng muối từ chúng (nếu tiến hành). Khi đó sẽ trình bày khối lượng và phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu tính ăn mòn của nước và các quá trình lắng đọng muối. Đánh giá dự báo quy mô và điều kiện xuất hiện các quá trình nêu trên khi khai thác nước khoáng, các kiến nghị phòng chống lại chúng.

l) Công tác nghiên cứu chuyên môn để đánh giá trữ lượng nước khoáng chữa bệnh (nếu tiến hành) để xây dựng hệ thống tuần hoàn khai thác nước khoáng đưa chúng quay trở lại lòng đất sau khi sử dụng. Trình bày sự cần thiết và tính hợp lý xây dựng các hệ thống tuần hoàn, số lượng và cách bố trí các lỗ khoan ép nước, quan trắc và phương pháp tiến hành công tác thí nghiệm, kết quả nghiên cứu. Đánh giá mức độ hấp thu nước của lỗ khoan, xác định các thông số cần thiết để tính hệ thống tuần hoàn.

m) Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu

Các phương pháp và kết quả thí nghiệm trong phòng chất lượng nước dưới đất, nước trên mặt nói chung và nước khoáng nói riêng sẽ được trình bày chi tiết trong chương 5 (Đánh giá chất lượng nước khoáng và tình trạng vệ sinh). Trong mục này chỉ trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả xác định trong phòng thí nghiệm tính chất vật lý - cơ học, hấp phụ (kể cả độ lỗ hổng hữu hiệu hay hoạt động) và các tính chất khác của đất đá (quyết định các thông số dịch chuyển của chúng), thành phần khoáng vật, hoá học của đất đá, v.v… các chỉ tiêu được sử dụng để luận chứng các thông số tính trữ lượng nước khoáng.

n) Công tác trắc địa. Trình bày mục đích, nhiệm vụ và khối lượng của công tác trắc địa, phương pháp công tác và kết quả đã thực hiện được. Đưa ra những nhận xét về chất lượng công tác trắc địa đối với yêu cầu thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước khoáng.

o) Cuối chương 2 trình bày bảng thống kê tổng hợp các khối lượng công tác đã tiến hành, trong đó chỉ rõ khối lượng dự kiến trong đề án và đã thi công thực tế, nêu tóm tắt những kết luận đánh giá tổng quát chất lượng các công tác thăm dò đã tiến hành.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương