BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 08/2008/QĐ-btnmt



tải về 1.14 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.14 Mb.
#2582
1   2   3   4   5   6

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1a


Các tham số chính của Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000:

1. Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:

a. Bán trục lớn: a = 6378137,0 m

b. Độ dẹt: f = 1: 298,257223563

c. Tốc độ góc quay quanh trục: = 7292115,0 x 10-11 rad/s

d. Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005 x 108 m3 s-2

2. Vị trí ê-líp-xô-ít quy chiếu Quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

3. Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội.

4. Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu.

5. Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu - Hải Phòng.



Phụ lục 1b

KINH TUYẾN TRỤC CHO TỪNG TỈNH, THÀNH PHỐ

TT

Tỉnh, Thành phố

Kinh độ

TT

Tỉnh, Thành phố

Kinh độ

1

Lai Châu

103000'

33

Quảng Nam

107045'

2

Điện Biên

103000'

34

Quảng Ngãi

108000'

3

Sơn La

104000'

35

Bình Định

108015'

4

Lào Cai

104045'

36

Kon Tum

107030'

5

Yên Bái

104045'

37

Gia Lai

108030'

6

Hà Giang

105030'

38

Đắk Lắk

108030'

7

Tuyên Quang

106000'

39

Đắc Nông

108030'

8

Phú Thọ

104045'

40

Phú Yên

108030'

9

Vĩnh Phúc

105000'

41

Khánh Hoà

108015'

10

Cao Bằng

105045'

42

Ninh Thuận

108015'

11

Lạng Sơn

107015'

43

Bình Thuận

108030'

12

Bắc Cạn

106030'

44

Lâm Đồng

107045'

13

Thái Nguyên

106030'

45

Bình Dương

105045'

14

Bắc Giang

107000'

46

Bình Phước

106015'

15

Bắc Ninh

105030'

47

Đồng Nai

107045'

16

Quảng Ninh

107045'

48

Bà Rịa - Vũng Tàu

107045'

17

TP. Hải Phòng

105045'

49

Tây Ninh

105030'

18

Hải Dương

105030'

50

Long An

105045'

19

Hưng Yên

105030'

51

Tiền Giang

105045'

20

TP. Hà Nội

105000'

52

Bến Tre

105045'

21

Hoà Bình

106000'

53

Đồng Tháp

105000'

22

Hà Nam

105000'

54

Vĩnh Long

105030'

23

Nam Định

105030'

55

Trà Vinh

105030'

24

Thái Bình

105030'

56

An Giang

104045'

25

Ninh Bình

105000'

57

Kiên Giang

104030'

26

Thanh Hoá

105000'

58

TP. Cần Thơ

105000'

27

Nghệ An

104045'

59

Hậu Giang

105000'

28

Hà Tĩnh

105030'

60

Sóc Trăng

105030'

29

Quảng Bình

106000'

61

Bạc Liêu

105000'

30

Quảng Trị

106015'

62

Cà Mau

104030'

31

Thừa Thiên - Huế

107000'

63

TP. Hồ Chí Minh

105045'

32

TP. Đà Nẵng

107045'
















Phụ lục 3 (mẫu)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BIÊN BẢN THOẢ THUẬN CHO PHÉP SỬ DỤNG ĐẤT

ĐỂ CHÔN MỐC, LÀM TƯỜNG BẢO VỆ MỐC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH

Do nhu cầu cần thiết của công tác đo đạc địa chính, theo đề nghị của Ông (Bà)……………….. là đại diện của cơ quan đo đạc nên (tên cơ quan hoặc chủ sử dụng đất) ở (địa chỉ) đã đồng ý cho phép cơ quan đo đạc sử dụng…………..m2 đất (hoặc………… m2) trên (tên vật gắn mốc) ở (địa chỉ thửa đất) để chôn (hoặc gắn mốc), làm tường bảo vệ mốc đo đạc địa chính.

Sau khi thương lượng, hai bên nhất trí thoả thuận:

1. Cơ quan đo đạc trả cho……….. một khoản tiền là………………. (bằng chữ) về khoản đền bù hoa màu và các thiệt hại khác (nếu có).

2. Khi cơ quan đo đạc (hoặc cá nhân, tổ chức được phép đo đạc) có nhu cầu đo đạc tại mốc thì phải báo cho chủ sử dụng đất biết và chủ sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ đo đạc làm nhiệm vụ. Trong quá trình đo đạc nếu làm thiệt hại hoa màu, lợi ích khác của chủ sử dụng đất thì cơ quan đo đạc phải đền bù thiệt hại theo quy định của Luật pháp.

3. Khi chủ sử dụng đất có nhu cầu sử dụng lại khu đất, chủ sử dụng đất báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua UBND xã (phường, thị trấn) sở tại trước 30 ngày. Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời gian 30 ngày phải đến làm việc với chủ sử dụng đất có vị trí chôn mốc (tại cơ quan hoặc nhà riêng của chủ) để tìm hiểu rõ lý do và bàn biện pháp khắc phục. Nếu không còn khả năng khắc phục thì Sở Tài nguyên và Môi trường lập biên bản huỷ mốc và huỷ biên bản thoả thuận này với chủ sử dụng đất.

4. Các thoả thuận khác.

5. Sơ đồ thửa đất và vị trí chôn, gắn mốc



Ghi chú: (giải thích vị trí mốc trên thửa đất)

Biên bản này làm thành 03 bản có nội dung như nhau. Chủ sử dụng đất giữ 01 bản, cơ quan đo đạc giữ 02 bản (01 bản gửi UBND xã sở tại khi bàn giao vị trí mốc, 01 bản lưu trong hồ sơ đo đạc). Các bản có giá trị như nhau.

Biên bản làm tại…………... ngày…….. tháng…… năm……….



Chủ sử dụng đất

Đại diện cơ quan đo đạc

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)













Phụ lục 5b (mẫu)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phỳc



THÔNG BÁO CHO UBND XÃ VỀ VIỆC CHÔN MỐC, XÂY TƯỜNG VÂY

ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐẤT CÔNG CỦA XÃ

Kính gửi: UBND . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đơn vị thi công công trình…………………………………….. xin thông báo cho UBND xã …………………………. biết, ngày….. tháng …. năm . . … đơn vị ……………………………… đã chôn 01 mốc địa chính số hiệu….. và 01 tường vây điểm địa chính tại ……………………………. phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ địa chính.

Mốc địa chính số …… và tường vây sẽ được bàn giao cho đại diện UBND xã và cán bộ địa chính xã khi công trình hoàn thành.



Nơi nhận: Thủ trưởng đơn vị thi công

- Như trên; (ký tên, đóng dấu)

- Lưu HS điểm địa chính.

Phụ lục 6a



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (THÀNH PHỐ). . .

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH (THÀNH PHỐ). . .

GHI CHÚ ĐIỂM TOẠ ĐỘ ĐỊA CHÍNH

TÊN ĐIỂM:…………..

SỐ HIỆU:…………….

NĂM:………….

GHI CHÚ ĐIỂM TOẠ ĐỘ ĐỊA CHÍNH

Số hiệu:…………….. Mảnh bản đồ:

Phương pháp đo……………………………………..

Trị giá khái lược:…………….. Độ cao:…………… Kinh độ:

Vĩ độ:

Hình thức sử dụng đất:………………………Chất đất:



Nơi đặt mốc: Thôn (bản, làng):……………. Xã (thị trấn, phường)

Huyện (quận):……………………………… Tỉnh (thành phố):

Nơi ở gần nhất:……………………………... Khoảng cách tới điểm Km

Người chọn:………………………………… Đơn vị chọn:

Ngày…… tháng…… năm………

B


ản đồ địa hình khu vực điểm và sơ đồ hướng

Đ

B
iểm thông hướng:

(Tên, số hiệu, cấp hạng điểm liên quan

mà từ mặt đất điểm trạm đo nhìn thông suốt

tới điểm liên quan)

Điểm:


Tỷ lệ:

S

Sơ đồ vị trí điểm

B


Đơn vị chôn mốc, làm tường vây:………

…………………………………………..

Người chôn mốc, làm tường vây………..

Loại mốc:……………………………….

Ngày….. tháng….. năm………….

Hình vẽ mặt cắt mốc, tường vây (đơn vị cm)


Tỷ lệ………………………


V/c

Tên vật chuẩn

Hướng và khoảng cách từ mốc đến vật chuẩn (m)

A







B







C







Điểm này: Tận dụng mốc cũ, gia cố, chôn trùng mốc.

Tên điểm:…………………………. Số hiệu:…………… Cấp, hạng:

Điểm này đo nối độ cao bằng……..Cấp, hạng:

Đường đi đến điểm (đường ô tô, sắt, thuỷ, số Km):

Cơ quan gia cố mốc, tường vây, lập ghi chú điểm:

Ngày…… tháng….. năm……….

Ngày…… tháng….. năm……….

Người làm ghi chú điểm

Người kiểm tra

HƯỚNG DẪN LẬP GHI CHÚ ĐIỂM TOẠ ĐỘ

Bảng ghi chú điểm toạ độ này sử dụng để làm ghi chú điểm toạ độ địa chính. Sử dụng mực màu đen để điền viết hoặc đánh máy kiểu chữ in nghiêng. Chữ, số, nét phải rõ ràng, cẩn thận, đậm nét để đảm bảo khi photocopy được bản rõ nét.

1. Tên điểm: Lấy theo địa danh nơi đặt điểm địa phương thường dùng (ở vùng dân tộc ít người ghi phiên âm trong ngoặc đơn). Các điểm địa chính thường không có tên điểm.

2. Số hiệu: Theo quy định trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình và thực tế thi công.

3. Mảnh bản đồ số: Là phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình hệ toạ độ VN-2000, tỉ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000 hoặc 1:50000.

4. Phương pháp đo: Theo quy định trong TKKT-DT công trình, thí dụ: Công nghệ GPS, đường chuyền và thực tế thi công.

5. Giá trị khái lược: Lấy theo số liệu trên bản đồ ở điểm 3. Độ cao lấy đến mét, kinh, vĩ độ đến 0,1'.

6. Hình thức sử dụng đất: Sử dụng chung hay sử dụng riêng, chất đất theo thực tế. Nếu gắn trên vật kiến trúc, trên đá thì ghi rõ gắn trên (tháp nước, nhà mái, bằng, nền đá…) + tên riêng, tên chủ nhà…

7. Nơi đặt mốc: là địa chỉ hiện tại, nếu làm trên hè phố, lòng đường phải ghi tên đường, phố.

8. Nơi ở gần nhất: là tên thôn (bản, làng) hoặc nhà ở (nếu điểm để ở trong khu dân cư) gần nhất. Khoảng cách tới điểm tính từ nơi ở gần nhất và lấy đến 1km, 0,1km hoặc tới chục mét tuỳ theo điểm ở xa, gần cụ thể.

9. Người chọn, đơn vị chọn: Là tên người, đơn vị thực tế đã chọn điểm.

10. Điểm thông hướng: Theo quy định trong TKKT-DT công trình và theo thực tế thông hướng của điểm.

11. Bản đồ địa hình khu vực điểm và sơ đồ hướng: Cắt và dán bản đồ địa hình (hoặc bản photocopy bản đồ địa hình, bản đồ khu vực) tỉ lệ 1:5000, 1:10000, 1:25000, 1:50000, mỗi cạnh 10 x 10 cm. Lấy vị trí điểm làm trung tâm. Vẽ bằng ký hiệu vòng tròn (). Đường kính vòng tròn là 4mm và tô đặc. Số hiệu điểm ghi vào chỗ thuận tiện. Độ cao của chữ, số là 2,5mm.

Hướng đến điểm thông hướng vẽ mũi tên đến vị trí điểm đó (nếu điểm ở trong khung) hoặc vẽ đến cạnh khung (nếu điểm ở ngoài khung). Số hiệu điểm thông hướng viết dọc theo chiều mũi tên cao 2,5mm. Sơ đồ hướng: Chỉ vẽ hướng đến các điểm có đo tại điểm này.

12. Sơ đồ vị trí điểm (10 x 10) cm và vật chuẩn. Chọn tỷ lệ thích hợp để vẽ được 3 vật chuẩn nằm trong khung sơ đồ. Chỉ vẽ các yếu tố chính có liên quan đến tìm điểm. Vật chuẩn phải là các địa vật cố định, ổn định lâu dài ở thực địa. Ký hiệu và số hiệu điểm quy định như ở mục 12 nhưng không tô đặc, có chấm ở tâm ký hiệu.

13. Người, đơn vị chôn mốc, làm tường vây: Mục nào không làm gạch ngang để bỏ.

14. Loại mốc: Mốc chôn, mốc gắn trên núi đá, nền đá, mốc gắn trên vật kiến trúc.

15. Hình vẽ mặt cắt: Theo sơ đồ ghi chú điểm cũ (mốc chôn cũ) và theo thực tế chôn mốc, làm tường vây mới.

16. Điểm này: Tận dụng mốc cũ, gia cố, chôn trùng mốc: Gạch ngang bỏ mục không làm. Nếu chôn mốc mới không gạch bỏ và không điền viết mục này.

17. Điểm này đo nối độ cao bằng: (Công nghệ GPS, đo cao hình học, đo cao lượng giác). Cấp, hạng: Chỉ ghi đạt từ kỹ thuật (hoặc tương đương) trở lên. Thí dụ: Kỹ thuật, tương đương hạng IV, hạng IV…

18. Đường đi tới điểm: Ghi rõ đi từ địa điểm cụ thể nào, bằng phương tiện gì. Nếu đi bộ qua rừng, núi thì phải ghi thời gian đi và phỏng chừng quãng đường.

19. Cơ quan gia cố mốc, tường vây, lập ghi chú điểm: Nếu mốc, tường vây làm mới thì không ghi mục này. Nếu làm bổ sung thì gạch ngang để bỏ phần việc không làm (tương tự mục 16).

20. Người làm ghi chú điểm, người kiểm tra: Ghi rõ họ, tên, kí tên.



Phụ lục 6b

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BIÊN BẢN BÀN GIAO MỐC ĐỊA CHÍNH

Chúng tôi gồm:

Ông (Bà):…………….. Chức vụ………. là đại diện……………. là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chôn mốc……………. số hiệu……………….. tại xã (phường, thị trấn):…………………….

Ông (bà):…………… Chức vụ…………. là đại diện UBND xã ………. huyện (quận)…………………… tỉnh (thành phố)…………….. là địa phương có vị trí chôn mốc.

Xác nhận:

1. Ông (bà)……………… đã giao vị trí chôn mốc………… số hiệu…………………. cho ông (bà)……….. là đại diện UBND xã (phường, thị trấn)………………. và các tài liệu.

+ 01 bản sao "Ghi chú điểm toạ độ".

+ 01 biên bản thoả thuận cho phép sử dụng đất để chôn mốc, làm tường bảo vệ mốc các điểm toạ độ, độ cao Nhà nước, toạ độ địa chính.

+

2. UBND……………… đã cử ông (bà)……………… là cán bộ địa chính của địa phương đến nơi chôn mốc để nhận hiện trạng vị trí và tình trạng bề nổi của mốc, tường vây.



3. Mốc toạ độ địa chính là tài sản Quốc gia. Mọi tổ chức, công dân đều có quyền sử dụng mốc vào mục đích đo đạc và có trách nhiệm bảo vệ theo quy định của Luật pháp.

4. Tổ chức, công dân muốn được sử dụng mốc vào mục đích đo đạc phải báo trước cho UBND……….. biết và phải xuất trình giấy phép của cơ quan Tài nguyên và Môi trường sở tại.

Biên bản này làm thành 02 bản như sau:

+ 01 bản do UBND………. giữ

+ 01 bản do đơn vị đo đạc giữ

…… ngày……. tháng…… năm……..



Đại diện UBND xã

Đại diện đơn vị đo đạc

Cán bộ địa chính xã


tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương