BỘ TÀi chính số: 200 /2014/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 6.64 Mb.
trang7/41
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích6.64 Mb.
#15360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   41
Bảng cân đối số phát sinh



BÁO CÁO TÀI CHÍNH






Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra


Điều 37. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ
1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (NKCT)

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký chứng từ;

- Bảng kê;

- Sổ Cái;

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (Sơ đồ số 04)
a. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.
b. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Biểu số 04

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ


Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ







Bảng kê


NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết





Bảng tổng hợp chi tiết



Sổ Cái





BÁO CÁO TÀI CHÍNH






Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra



Điều 38. Hình thức kế toán trên máy vi tính
1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Biểu số 05)
a. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
b. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Biểu số 05

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH



PHẦN MỀM KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN


- Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết


CHỨNG TỪ KẾ TOÁN













BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

MÁY VI TÍNH




Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

CHƯƠNG VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 39. Chuyển đổi số dư trên sổ kế toán
Đối với các tài khoản có nội dung và phương pháp kế toán khác biệt giữa Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư này thì doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi số dư trên sổ kế toán phù hợp với quy định của Thông tư này.
Điều 40. Thông tư này có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/1/2015. Những quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. Những nội dung tại các Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán không trái với Thông tư này vẫn còn hiệu lực.
Điều 41. Các Tổng công ty, Công ty có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính ban hành Thông tư riêng hoặc chấp thuận phải căn cứ vào Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp.
Điều 42. Các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.


Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng TW Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Toà án NDTC;

- Viện Kiểm sát NDTC;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cơ quan TW của các đoàn thể;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp

- Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các TCT, tập đoàn kinh tế;

- Công báo;

- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng.

- Lưu: VT, Vụ CĐKT.



KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà


tải về 6.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương