Bộ Tư pháp I. Quá trình ra đỜi của công ưỚc quá trình soạn thảo


Về quyền kết hôn và lập gia đình



tải về 297.62 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích297.62 Kb.
#35507
1   2   3   4   5

1.16. Về quyền kết hôn và lập gia đình


Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp cho đến các luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật đã bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra nguyên tắc cơ bản, khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước ta trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình, bảo vệ các quyền hôn nhân và gia đình và các nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan.

Khẳng định tầm quan trọng của các quyền về hôn nhân và gia đình, Điều 36 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: "1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em". Trên thực tế, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình); Bộ luật Hình sự (Chương XV - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, từ các điều 146 đến 152); Bộ luật Dân sự (quy định về quyền kết hôn, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ dân sự, Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình...); Luật Bình đẳng giới (quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình) đã cụ thể hóa nguyên tắc và quy định của Hiến pháp. Các văn bản dưới luật, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã cụ thể hóa các quy định của luật, pháp lệnh để bảo đảm thực hiện hiệu quả các quy định bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nhìn chung, qua rà soát, pháp luật bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Việt Nam không phát hiện thấy sự mâu thuẫn giữa các văn bản.


Có thể thấy, năm 2014, Luật Hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Với các quy định mới đã có sự mở rộng phạm vi, đối tượng và nội dung liên quan đến hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm mọi quyền lợi của công dân trong quan hệ hôn nhân, đặc biệt là quyền lợi bình đẳng về tài sản, bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em trước các hành vi cưỡng ép hôn nhân, bạo lực gia đình, con cái không được chăm sóc.

Mọi công dân Việt Nam khi đủ tuổi để đăng ký kết hôn (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi) đều có quyền tự do và bình đẳng trong việc quyết định hôn nhân của bản thân, không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Những tục lệ hôn nhân lạc hậu (như cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, đa thê, không tôn trọng quyền lợi con cái…) đều được bãi bỏ. Đồng thời, người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân được pháp luật bảo vệ trước hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bạo lực gia đình.


1.17. Đối với quyền trẻ em

Pháp luật bảo đảm các quyền về trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Theo đó, trẻ em được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ. Các qui định của pháp luật Việt Nam là tương thích với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng các quyền lợi: khám bệnh, chữa bệnh, giải độc; phục hồi chức năng, sức khoẻ, tinh thần, giáo dục đạo đức; giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt, dạy nghề; tổ chức việc làm; tổ chức hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao, giải trí; tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng; bảo đảm cung cấp dịch vụ thuận tiện, an toàn, chất lượng; được quyền tiếp nhận hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các chương trình, chính sách có tính chiến lược như tiêm chủng cho trẻ em, hỗ trợ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, phòng chống lao, phòng chống HIV/AIDS... đã mang lại hiệu quả tích cực. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 58‰ (1990) xuống còn 24 ‰ (2011), dưới 1 tuổi từ 31‰ (2001) xuống còn 15,5 ‰ (2011).


1.18. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam


Phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người, thể hiện xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Quyền tự do đi lại, cư trú của công dân được quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946, Điều 28 Hiến pháp năm 1959, Điều 71 Hiến pháp năm 1980, Điều 68 Hiến pháp 1992 và Điều 48 Hiến pháp năm 2013.

Điều 48 Bộ luật Dân sự đã quy định cụ thể như sau:



"(1) Cá nhân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú.

(2) Quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định".

Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện đối với tất cả các "cá nhân", bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật”.


1.19. Quyền tự do hội họp, lập hội


Phù hợp với nguyên tắc chung của chuẩn mực quốc tế, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Tinh thần này được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói riêng.

Trước hết, quyền tự do lập hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 25) và được cụ thể hoá trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dự án Luật về Hội hiện cũng đang được xây dựng làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các Hội. Tuy vậy, một số nội dung quan trọng của Dự Luật này chưa có sự đồng thuận cao, đáng chú ý là một số ý kiến đề nghị nhà nước cung cấp, hỗ trợ nguồn lực về tài chính, đất đai để xây dựng trụ sở cho các Hội. Các Hội có số lượng hội viên khá lớn như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định về tội danh trừng trị hành vi xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân tại (Điều 129), Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Cụ thể là: Người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Từ qui định của Điều 129 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, có thể thấy qui định này tương đối phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là hành vi ”cản trở” công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào thì bị coi là tội phạm. Điều này có nghĩa là nhà nước Việt Nam cho phép công dân được “thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Hành vi cản trở các quyền này thì bị coi là trái luật. Như vậy, nội dung qui định của Điều 129 nói trên là tương đối phù hợp với qui định của các Điều 18, 21 và 22 của ICCPR. Tuy nhiên, Điều 129 của Bộ luật Hình sự hiện hành lại chưa đề cập đến việc trừng trị hành vi ngăn cản công dân đi lại và cư trú trái với qui định của Điều 12 của ICCPR. Đây là một hạn chế của Bộ luật này.

Điều 4 của Bộ luật Tố tụng hình sự qui định nguyên tắc hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng là phải tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Cụ thể, Điều 4 của Bộ luật Tố tụng hình sự qui định: “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”. Tuy điều luật không trực tiếp đề cập đến việc bảo vệ các quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, quyền tự do lập hội của công dân nhưng đã đề cập một cách gián tiếp đến việc bảo vệ các quyền đó vì Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận các quyền trên là các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.20. Các quyền của công dân về tham gia quản lý xã hội, bầu cử, ứng cử, hưởng các dịch vụ công

Quyền bầu cử

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Bầu cử đã trở thành yếu tố quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và là biểu hiện, thước đo của dân chủ. Theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.



Quyền ứng cử

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra những quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm quyền bầu cử, ứng cử được quy định tại Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.



Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội

Khoản 1 Điều 28 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”.



1.21. Về quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với dân số 12.250.436 người, chiếm 14,27% dân số cả nước. Nhà nước Việt Nam dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc và miền núi, với hơn 130 chính sách, được thể hiện qua 177 văn bản, tại 37 Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ, 140 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Về mặt xã hội, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính ngày càng tăng, số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27%, trong khi người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,3% dân số. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng có đông người dân tộc thiểu số giảm từ 32,6% năm 2009 xuống còn 24,3% năm 2012. Cơ sở hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt: 98,6% xã có đường ô tô; 99,8% số xã và 95,5% số thôn được sử dụng điện sinh hoạt.


    1. Về hạn chế quyền và tạm đình chỉ quyền

Trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, các quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, do nhiều cấp có thẩm quyền khác nhau quyết định. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 được thiết lập nhằm đề phòng sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng và thực thi tốt hơn tại Việt Nam. Các văn bản dưới luật chỉ được phép quy định các giới hạn quyền đã được luật quy định và không có quy định khác, không đặt ra trách nhiệm mới, nghĩa vụ mới, trình tự thủ tục hoặc chế tài nặng nề hơn nhằm tránh các hạn chế, tác động tiêu cực đến các quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Bên cạnh đó, việc ban hành các luật hạn chế quyền con người, quyền công dân cũng không được thực hiện một cách tùy tiện, mà Quốc hội chỉ được phép làm điều này “trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

2. Đánh giá tổng quan

Có thể thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đã ghi nhận đầy đủ các quyền dân sự, chính trị: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự… Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị.

Đối với các quyền dân sự, Việt Nam đã ban hành tương đối đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về nhóm quyền này, thể hiện và phù hợp với nội dung của các điều ước quốc tế liên quan, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những quy định về quyền sống, quyền không bị phân biệt đối xử và bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do và an toàn cá nhân, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, quyền không bị tra tấn, được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm, quyền được bảo vệ sự riêng tư và chỗ ở hợp pháp và quyền về xét xử công bằng.

Một trong những điểm đáng lưu ý, đồng thời là điểm mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013 là sự ghi nhận quyền sống của cá nhân. Mặc dù luật hình sự Việt Nam vẫn quy định hình phạt tử hình, nhưng việc ghi nhận quyền sống không đồng nghĩa với việc sẽ xóa bỏ hình phạt tử hình. Quan điểm này trên thực tế không mâu thuẫn với luật nhân quyền quốc tế, vì ICCPR ghi nhận quyền sống nhưng không bắt buộc các quốc gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt tử hình.

Mặc dù vậy, luật nhân quyền quốc tế nêu rõ một giới hạn đó là, ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất. Về điểm này, Điều 8 (Khoản 3) Bộ luật Hình sự cũng đã quy định: hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, xét về tổng thể, quy định về quyền sống trong Hiến pháp năm 2013 tuy ngắn gọn nhưng phù hợp với các quy định của luật quốc tế về quyền con người. Bên cạnh đó, trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật hình sự, Việt Nam đang tích cực xem xét, tiến tới giảm thiểu tối đa hình phạt tử hình.

Đối với các quyền dân sự khác, về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với quy định của luật quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần lưu ý một số điểm sau:

- ICCPR quy định một cách cụ thể về quyền không bị phân biệt đối xử, theo đó “không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác...”. Để thực hiện quy định trên, cần rà soát và thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về các căn cứ không cho phép phân biệt đối xử.

- Để bảo đảm tương thích đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến các tội phạm gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và liên quan đến thực hiện các lệnh khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm hoặc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Những quy định trên cần phải được cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn làm căn cứ để các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng thống nhất. Tiến hành rà soát và hoàn thiện pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú, rà soát và ban hành mới văn bản luật trong các lĩnh vực như tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội….

Để bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, hai lĩnh vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự. Với việc ban hành Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc bảo đảm quyền con người đặc biệt là các quyền liên quan trong hoạt động tư pháp như quyền sống, quyền xin ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt, quyền không bị tra tấn, đối xử một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, không bị bắt làm nô lệ, quyền tự do và an toàn cá nhân, không bị bắt giữ và giam cầm vô cớ, quyền được phán quyết bởi Tòa án hoặc cơ quan tài phán có thẩm quyền cho hành vi phạm tội, quyền bình đẳng trước tòa và cơ quan tài phán,… Các chế định pháp lý này cũng đang từng bước được hoàn thiện để bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hai Bộ luật này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và những vấn đề như khủng bố, phân biệt chủng tộc, di cư quốc tế, buôn bán người, đói nghèo, chuyển đổi khí hậu,… đang đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sự an toàn và quyền của con người. Điều này đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm hơn nữa các quyền con người, trong đó có các biện pháp về lập pháp, đặc biệt là việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Yêu cầu về tiếp tục hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói riêng cũng phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước Việt Nam theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn các quyền con người, đồng thời, góp phần làm hài hòa pháp luật Việt Nam với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Tóm lại, là thành viên của ICCPR từ đầu thập kỷ 1980, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ “những chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối thiểu” được ghi nhận trong công ước này, mà đầu tiên là phải “nội luật hóa” vào Hiến pháp. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các tư tưởng lập hiến Việt Nam có từ đầu thế kỷ XX, các quyền cơ bản của con người như các quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền bầu cử, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền bình đẳng trước pháp luật… đã được bốn bản Hiến pháp nước ta ghi nhận ở các mức độ khác nhau và có thể nói là tương đối đầy đủ, ít nhất là về mặt số lượng các quyền. Tuy nhiên với đặc thù là một đạo luật gốc, Hiến pháp chỉ dừng lại ở mức long trọng thừa nhận các quyền này. Để hiện thực hóa các quyền này, rất cần có sự cụ thể hóa bởi các đạo luật vào từng lĩnh vực khác nhau trong các điều kiện khác nhau, đồng thời là tạo cơ chế bảo vệ hiệu quả trong thực tiễn./.

Tài liệu tham khảo:

1. Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

2. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.

3. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948.

4. Các Bình luận của Ủy ban Nhân quyền về nội dung của Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị.

5. Kết luận ngày 19/7/2002, Ủy ban Nhân quyền yêu cầu Việt Nam nộp thông tin bổ sung trong vòng một năm và phải nộp báo cáo thứ ba muộn nhất vào 1/8/2004.

6. Báo cáo rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị do Vụ Pháp luật quốc tế chủ trì thực hiện năm 2013.

7. Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966), NXB Hồng Đức, năm 2012.

8. Đặng Trung Hà, Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.

9. Nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2007). TS. Hoàng Phước Hiệp.



1 Xem: Đặng Trung Hà, Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.


Каталог: home -> static -> uploads -> images
home -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
home -> Ban thưỜng trực số: 23/hd-mttw-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
home -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính
home -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
home -> Nghị định số 02/2008/NĐ-cp ngày 04 tháng 01 năm 2008
home -> Ban thưỜng trực số: 1685/mttw-btt v/v phối hợp dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
home -> Ban thưỜng trực số: 1395
images -> Ban chỉ ĐẠo chưƠng trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đOẠN 2015-2020
static -> Fm : vn eximbank hochiminh city
static -> International card application and agreement

tải về 297.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương