Bộ Tư pháp I. Quá trình ra đỜi của công ưỚc quá trình soạn thảo



tải về 297.62 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích297.62 Kb.
#35507
1   2   3   4   5

1.4. Về quyền sống


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến quyền sống về cơ bản phù hợp với các chuẩn mực nền theo quy định của ICCPR. Các quy định có tính nguyên tắc về bảo vệ nhóm quyền sống là những nguyên tắc đã được Hiến định và được cụ thể hóa, bảo đảm thực thi bởi hệ thống các quy phạm pháp luật trong các đạo luật quan trọng, cụ thể như sau:

Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có các quy định nhằm bảo đảm quyền sống như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004... Ngoài ra, các văn bản dưới luật (Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của các Bộ, ngành) cũng có những quy định bảo đảm quyền sống.

Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định khá cụ thể để bảo đảm quyền của những người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người chấp hành án phạt tù trong quá trình tham gia tố tụng. Việc bắt người phải có quyết định của Toà án, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Một người chỉ bị coi là có tội khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật do Tòa án tuyên.

Về hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự Việt Nam đã từng bước được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm số điều luật quy định hình phạt tử hình tại Bộ luật Hình sự từ 29 điều (chiếm tỷ lệ 11%) xuống còn 22 điều (chiếm tỉ lệ 8%). Biện pháp thi hành án tử hình được sửa đổi theo chiều hướng nhân đạo hơn, chuyển từ hình thức bắn sang tiêm thuốc. Bộ luật Hình sự cũng đã thu hẹp các trường hợp được phép áp dụng hình phạt tử hình bằng việc bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử; quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình. Mặc dù hình phạt tử hình được quy định áp dụng đối với 22 tội danh với 23 cấu thành tội phạm nhưng trên thực tế các Tòa án chủ yếu áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội giết người và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng: (i) Giảm số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình; (ii) Giảm các trường hợp phạm tội có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội danh còn giữ lại hình phạt tử hình, đồng thời mở rộng đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình; (iii) Tiếp tục hoàn thiện quy định về không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.


1.5. Về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm


Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền hiến định, được ghi nhận tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013, theo đó “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Các văn bản luật và dưới luật đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự... Đây chính là nền tảng pháp lý để ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Như vậy, có thể thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam đã quy định thống nhất và đồng bộ về quyền không bị tra tấn.

Ngày 28/11/2014, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch số 364/QĐ-TTg ngày 17/03/2015 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Trên thực tế, để bảo đảm thực thi quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định tội bức cung (Điều 299), tội dùng nhục hình (Điều 298) và một số hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người có thể bị coi là tra tấn trong một số trường hợp nhất định. Hình phạt đối với các hành vi phạm tội nêu trên là rất nghiêm khắc; tùy theo từng tội phạm và các yếu tố tăng nặng trách nhiệm hình sự mà hình phạt có thể là tù chung thân hoặc tử hình. Đồng thời, những hành vi đồng phạm với hành vi tra tấn nêu trên đều bị xử lý theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự và các điều luật về các tội phạm tương ứng với vai trò đồng phạm như: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Những hành vi che giấu, không tố giác hành vi tra tấn, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý hình sự hoặc hành chính.

Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng có những quy định liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Điều 6 và 7 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:“Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình” và công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Mọi hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm đều bị xử lý theo pháp luật. Nếu người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ bị đe dọa đến tính mạng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa một bước đối với người làm chứng, theo đó, người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng (Điều 55).

Về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam đã thể hiện rõ được những tư tưởng bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được ghi nhận trong các Điều 1 và 5 của UDHR và các Điều 7, 10, 17 của ICCPR.

Tuy nhiên, để bảo đảm tương thích đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về quyền con người liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến các tội phạm gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, trong đó, đặc biệt chú ý việc nội luật hóa tinh thần quy định tại Điều 7 của ICCPR "không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó".

Ngoài ra, Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành chưa có quy định riêng về tội danh tra tấn; các dấu hiệu cơ bản của tội phạm (về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan trong “tội tra tấn” với những dấu hiệu liệt kê tại Điều 1 Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Việt Nam vừa phê chuẩn tháng 11/2014) chưa được quy định đầy đủ, cụ thể trong một tội danh riêng nào của Bộ luật Hình sự Việt Nam (kể cả tội bức cung hay tội dùng nhục hình nêu trên). Vì vậy, hiện Việt Nam đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong đó có nội dung hoàn thiện các quy định về tra tấn theo hướng phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.


Каталог: home -> static -> uploads -> images
home -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
home -> Ban thưỜng trực số: 23/hd-mttw-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
home -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính
home -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
home -> Nghị định số 02/2008/NĐ-cp ngày 04 tháng 01 năm 2008
home -> Ban thưỜng trực số: 1685/mttw-btt v/v phối hợp dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
home -> Ban thưỜng trực số: 1395
images -> Ban chỉ ĐẠo chưƠng trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đOẠN 2015-2020
static -> Fm : vn eximbank hochiminh city
static -> International card application and agreement

tải về 297.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương