Bộ Tư pháp I. Quá trình ra đỜi của công ưỚc quá trình soạn thảo


Quyền không bị làm nô lệ, nô dịch



tải về 297.62 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích297.62 Kb.
#35507
1   2   3   4   5

1.7. Quyền không bị làm nô lệ, nô dịch


Nhóm quyền không bị nô lệ, lao động khổ sai hay lao động cưỡng bức và nghĩa vụ đặt ra cho các quốc gia thành viên về việc bảo đảm quyền này quy định tại Điều 8 ICCPR đã được ghi nhận, quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp Việt Nam cho đến các Bộ luật, các luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật, đáp ứng được các yêu cầu của Công ước. Tuy nhiên, một số quy định liên quan đến nội dung này vẫn còn mang tính chất chung, chưa thật sự khả thi và chưa đi vào cuộc sống. Ngoài ra, có nội dung của Công ước chưa được thể hiện bằng hình thức phù hợp theo Công ước, cụ thể như sau:

- Về vấn đề không bị nô lệ: Về mặt hình thức thể hiện, Bộ luật Hình sự năm 1999 không có quy định về việc bắt giữ làm nô lệ, chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung những quy định điều chỉnh vấn đề này để cụ thể hóa Điều 8 của ICCPR.

- Về vấn đề lao động cưỡng bức: Bộ luật Lao động cần quy định cụ thể và rõ hơn thế nào là lao động cưỡng bức trong các chế định như thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, khen thưởng, kỉ luật lao động, đình công…

- Đối với lao động di trú:

+ Cần đưa các điều khoản đề nghị các nước tiếp nhận lao động có biện pháp bảo vệ cần thiết chống lại tình trạng lao động cưỡng bức đối với người lao động trong các thỏa thuận, bản ghi nhớ với các nước.

+ Trường hợp có cưỡng bức lao động xảy ra trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài thì quốc gia chịu trách nhiệm chính để xảy ra cưỡng bức lao động là nước nhận lao động. Việt Nam với vai trò là nước gửi lao động phải nỗ lực để giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động của mình.

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hướng quy định chặt chẽ các trách nhiệm của tổ chức đưa người đi lao động nước ngoài đối với người lao động

Đối với lao động trẻ em, hiện nay, nhà nước ta đã xây dựng một nền tảng pháp lí cơ bản nhằm xoá bỏ lao động trẻ em. Năm 2000, chính phủ Việt Nam phê chuẩn Công ước 182 của ILO về xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và năm 2003 phê chuẩn Công ước 138 quy định độ tuổi lao động tối thiểu. Những phê chuẩn này cho thấy cam kết và quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Bên cạnh đó, Bộ luật lao động nước ta qui định cấm sử dụng lao động dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự hiện hành (Điều 228) mới chỉ quy định "tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em" để xử lý đối với trường hợp sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại mà chưa hình sự hoá hành vi "bóc lột sức lao động trẻ em" - một hiện tượng tiêu cực đang thực sự là điều “nhức nhối” ở nước ta. Pháp luật hiện hành chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn hành vi này.

Để hoàn thiện hơn nữa và đáp ứng một cách hoàn toàn, triệt để những yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng: Để xoá bỏ lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, cũng như để bảo vệ các em được tốt hơn, cần cân nhắc bổ sung vào Bộ luật Hình sự hiện hành tội bóc lột lao động trẻ em dưới 15 tuổi. Việc qui định như vậy không chỉ phù hợp với cam kết quốc tế mà còn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng đã có các quy định cụ thể về biện pháp xử lý và các biện pháp tăng cường hiệu quả xử lý nhằm xử lý, ngăn chặn và phòng ngừa những hành vi mua bán người như Luật Phòng, chống mua bán người, Bộ luật Hình sự.... Bộ luật Hình sự đã quy định Tội danh về mua bán người và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Hiện nay, Bộ luật Hình sự đang tiếp tục được nghiên cứu để đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều luật về tội mua bán người nhằm phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật quốc tế như Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.



1.8. Về quyền tự do và an ninh cá nhân

Nhằm bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nói chung và quyền của cá nhân không bị bắt, giam giữ tùy tiện nói riêng, Bộ luật Tố tụng hình sự đã có các quy định về việc bắt, tạm giam, tạm giữ trong các vụ án hình sự cũng như các biện pháp tư pháp có tác dụng cách ly khỏi cộng đồng để chữa bệnh hoặc giáo dục, phòng ngừa tội phạm trong trường hợp cần thiết.

Trong lĩnh vực hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (Điều 119) như tạm giữ người, áp giải người vi phạm, quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất…, trong đó quy định cụ thể về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp này.

Có thể thấy, về cơ bản, pháp luật Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế liên quan đến quyền tự do thân thể, được bảo đảm không bị bắt, bị giam giữ vô cớ, không bị tước quyền tự do trừ trường hợp theo quy định của pháp luật. Vấn đề giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả đối với người bị oan đã được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam cũng như quy định về các quyền con người được quy định tại ICCPR.


1.9. Về quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do


Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người cơ bản của những người bị tạm giữ, tạm giam. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác theo quy định của pháp luật; được tiếp cận thông tin qua hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình trong nhà tạm giữ, tạm giam; có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật và quy chế của nhà tạm giữ, tạm giam. Các trại tạm giam đều xây dựng buồng gặp riêng và tạo điều kiện cho luật sư hoặc người bào chữa của bị can, bị cáo được tiếp xúc với bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Những người đang chấp hành án phạt tù bị hạn chế một số quyền công dân nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản.

Theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì phạm nhân được học tập về chính trị, pháp luật, thời sự, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ và học nghề; được thăm khám, chữa bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế. Phạm nhân là người chưa thành niên được giam giữ riêng, không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm tiếp xúc chất độc hại.

1.10. Về quyền tự do đi lại và cư trú

Quyền tự do đi lại, cư trú của công dân được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Điều 23 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước”.

Những quy định pháp luật về việc đi lại, cư trú của công dân Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam cũng được nêu rõ tại Bộ luật Dân sự, Luật Quốc tịch, Luật Đầu tư, Luật Cư trú và các văn bản pháp luật khác có liên quan… và ngày càng được bổ sung, sửa đổi theo hướng cởi mở, tự do nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết 78 hiệp định và thỏa thuận song phương về miễn thị thực cho công dân với các nước và vùng lãnh thổ, ký hiệp định biên giới với các nước láng giềng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hai nước qua lại. Việt Nam là thành viên tích cực tham gia diễn đàn Á – Âu (ASEM) về quản lý dòng di cư; Chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC), tạo điều kiện cho doanh nhân APEC nhập xuất cảnh vì mục đích đầu tư, thương mại, dịch vụ trong khối.

1.11. Về quyền bảo vệ sự riêng tư

Các quy định của pháp luật Việt Nam không chỉ ghi nhận và thể hiện sự tôn trọng các quyền bí mật thư tín, bí mật đời tư, quyền được bảo vệ danh dự, uy tín và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, mà còn đề ra các biện pháp để bảo vệ những quyền này. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thậm chí xử lý hình sự đã được đặt ra để bảo vệ các quyền nói trên khỏi sự xâm phạm. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Điều 124 Tội xâm phạm chỗ ở của công dân; Điều 125 Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; Điều 224 Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số; Điều 225 Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số; Điều 226 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; Điều 226a Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác; Điều 226b Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính như: Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (Điều 4, 5); Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/03/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 23) Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản (khoản 3 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 18); Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông (khoản 1, 2 Điều 40); Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội (Điều 7) cũng đã có những quy định cụ thể về mức phạt và các biện pháp xử phạt bổ sung đối với các hành vi xâm phạm những quyền nói trên nhưng chưa nghiêm trọng tới mức bị xử lý hình sự. Tất nhiên, những biện pháp xử lý từ phía Nhà nước không loại trừ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự nói chung trong trường hợp sự xâm phạm gây ra thiệt hại.

Pháp luật Việt Nam cũng đã dự liệu các quy định về phạm vi, căn cứ, trình tự, thủ tục chặt chẽ đối với những trường hợp được phép tiến hành những hành vi có khả năng ảnh hưởng đến nhóm quyền này. Việc khám người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm hoặc việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện chỉ được tiến hành trong trường hợp luật định và tuân thủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng hình sự phải theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Bộ luật có một chương riêng - Chương XII về khám xét, thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản. Khi khám xét phải có lệnh khám được Viện kiểm sát phê chuẩn, trường hợp không thể trì hoãn, lệnh khám có thể được thi hành ngay nhưng trong vòng 24 giờ phải thông báo cho Viện kiểm sát. Về trình tự thủ tục, phải đọc lệnh khám cho đương sự và giải thích để họ tự nguyện chấp hành, nếu không tự nguyện mới tiến hành khám, trường hợp không có lệnh khám thì phải có căn cứ nơi khám cất giấu tài liệu tang vật; với việc khám chỗ ở và chỗ làm việc phải có người chứng kiến; thu giữ thư tín, bưu phẩm bưu kiện phải có đại diện của cơ quan bưu điện và phải thông báo cho người sở hữu thư tín, bưu phẩm, bưu kiện đó. Các trường hợp khám xét đều phải lập biên bản. Khi thu giữ, tạm giữ thư tín, bưu phẩm bưu kiện, đồ vật phải bảo quản nguyên vẹn.

Các luật về tố tụng: Tố tụng dân sự (Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 khoản 3 Điều 13, khoản 2 Điều 15, khoản 3 Điều 66, khoản 2 và 3 Điều 97, khoản 2 Điều 227), tố tụng hình sự (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Điều 8, 18), tố tụng hành chính (Luật Tố tụng hành chính năm 2010 khoản 3 Điều 15, Điều 17, Điều 56, khoản 2 và 3 Điều 90, khoản 2 Điều 153) đều quy định việc xét xử công khai, công bố các tài liệu chứng cứ, cung cấp lời khai của nhân chứng có thể không được thực hiện để bảo đảm yêu cầu chính đáng về bí mật đời tư của công dân. Tuy nhiên, để hài hòa hóa lợi ích của đương sự và của xã hội, với các vụ án xét xử kín, việc tuyên án vẫn phải công khai. Ngay cả đối với lĩnh vực tố tụng đặc biệt như tố tụng cạnh tranh, nhân chứng cũng có quyền từ chối khai báo nếu việc đó liên quan đến bí mật đời tư của mình (Luật Cạnh tranh năm 2004 điểm đ khoản 2 Điều 68).

Như vậy pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của Công ước. Tuy nhiên, các quy định pháp luật còn chưa đầy đủ và chi tiết dẫn đến việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Các luật chưa thể cụ thể hóa được các trường hợp cần thiết như: trường hợp không thể trì hoãn mà việc khám xét chỗ ở và thu giữ thư tín không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, dẫn đến khả năng các cơ quan điều tra có thể áp dụng tùy tiện các quy định của pháp luật.



1.12. Về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với sự hiện diện của các tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài và các tôn giáo được hình thành trong nước. Nhiều tôn giáo có bề dày lịch sử và cũng có những tôn giáo mới hình thành. Hiện nay, ở Việt Nam có 38 tổ chức thuộc 14 tôn giáo đã được Nhà nước Việt Nam công nhận hoặc cấp đăng ký hoạt động.

Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể thấy, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp, Chính phủ đề nghị nâng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thành Luật và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.

Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng đã quy định về tội danh trừng trị hành vi xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân tại Điều 129, theo đó “Người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

1.13. Về quyền tự do ngôn luận

Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được bảo đảm trên thực tế ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện về chủ trương, chính sách tại Quốc hội, các cuộc tọa đàm, tranh luận, các thông tin đa chiều trên phương tiện thông tin đại chúng về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân là thực tiễn diễn ra hàng ngày trong đời sống của người dân Việt Nam. Dự án Luật Tiếp cận thông tin cũng đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII nhằm cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp về quyền được thông tin của công dân. Việc sửa đổi Luật Báo chí cũng đang được tiến hành, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Khoá XIII.



1.14. Về quyền được công nhận là thể nhân

Pháp luật Việt Nam có qui định mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp xác định người đó không có hoặc bị hạn chế năng lực hành vi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, mà độ tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trong các quan hệ như lao động, hôn nhân và gia đình, thực hiện quyền ứng cử và bầu cử có thể có quy định khác.



1.15. Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định cụ thể về hiệu lực thời gian của Bộ luật, trong đó xác định “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”. Việc áp dụng hồi tố chỉ được thực hiện khi có lợi cho người phạm tội, theo đó “Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.



Каталог: home -> static -> uploads -> images
home -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
home -> Ban thưỜng trực số: 23/hd-mttw-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
home -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính
home -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
home -> Nghị định số 02/2008/NĐ-cp ngày 04 tháng 01 năm 2008
home -> Ban thưỜng trực số: 1685/mttw-btt v/v phối hợp dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
home -> Ban thưỜng trực số: 1395
images -> Ban chỉ ĐẠo chưƠng trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đOẠN 2015-2020
static -> Fm : vn eximbank hochiminh city
static -> International card application and agreement

tải về 297.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương