BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang24/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   49

Điều 695-9-18

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Không bị ảnh hưởng bởi các quy định tại đoạn 4 của điều 695-17, việc thi hành quyết định phong toả liên quan đến thuế, hải quan, và các vấn đề hối đoái không thể bị từ chối vì lý do thực tế là luật của Pháp không ấn định cùng loại thuế hoặc áp dụng cùng loại quy định liên quan đến thuế, hải quan và các vấn đề hối đoái với luật của quốc gia ban hành.


Điều 695-9-19

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Việc từ chối thi hành quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ phải nêu rõ lý do, và phải thông báo ngay cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành bằng bất kỳ phương thức nào để lại dấu vết văn bản.

Khi không thể thi hành quyết định phong toả vì tài sản hoặc chứng cứ đã biến mất, bị tiêu huỷ, không tìm thấy tại địa điểm nêu trong giấy chứng nhận hoặc vì không thể xác định được địa điểm, thậm chí sau khi đã hỏi ý kiến tư vấn của quốc gia ban hành, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát thông báo cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành ngay về tình hình và bằng bất kỳ phương thức nào để lại dấu vết văn bản.
Điều 695-9-20

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Việc thi hành quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ có thể bị trì hoãn:

1) Khi có thể ảnh hưởng đến việc điều tra hình sự đang diễn ra;

2) Khi một trong các tài sản hoặc chứng cứ liên quan đã là đối tượng của một biện pháp phong toả hoặc thu giữ trong hoạt động tố tụng hình sự;

3) Khi quyết định phong toả được tiến hành nhằm tịch thu tài sản và tài sản đã là đối tượng của quyết định phong toả hoặc thu giữ trong hoạt động tố tụng phi hình sự tại Pháp;

4) Khi một trong các tài sản hoặc chứng cứ liên quan là văn bản mật hoặc phương tiện liên lạc quốc phòng, với điều kiện là quyết định loại bỏ tính bí mật chưa được thông báo bởi có quan hành chính có thẩm quyền cho thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát hoặc tự do người quyết định trì hoãn việc thi hành quyết định phong toả thông báo ngày cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành, và sử dụng bất kỳ phương thức nào để lại dấu vết văn bản, chỉ rõ lý do trì hoãn và, nếu có thể, thời hạn dự tính.


Điều 695-9-21

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Ngay khi lý do trì hoãn không còn, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát hoặc tự do phải thi hành quyết định phong toả, theo các điều kiện quy định tại điều 695-9-13.


Điều 695-9-22

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Khi quyết định phong toả liên quan đến một chứng cứ, người đang quản lý chứng cứ này hoặc bất kì ai tự nhận là có quyền đối với chứng cứ này có thể kháng cáo quyết định bằng việc nộp đơn cho văn phòng của phòng điều tra toà án phúc thẩm có thẩm quyền tại khu vực liên quan trong vòng 10 ngày từ ngày thi hành quyết định. Các quy định tại điều 173 được áp dụng.

Kháng cáo không làm trì hoãn việc thi hành và không được phép lật lại các cơ sở khách quan cho việc ra quyết định.

Phòng điều tra có thể, bằng một quyết định không được phép kháng cáo, uỷ quyền cho quốc gia ban hành tham gia xét hỏi thông qua trung gian là một người được quốc gia này uỷ quyền trong từng trường hợp hoặc, nếu có thể, trực tiếp bằng phương tiện viễn thông như quy định tại điều 706-71. Khi quốc gia ban hành được uỷ quyền can thiệp, thì không trở thành một bên trong tố tụng.


Điều 695-9-23

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Khi quyết định phong toả được ban hành nhằm tịch thu một tài sản, thì có thể bị khiếu nại bằng phương tiện pháp lý trong tố tụng dân sự đối với việc tịch thu.

Mặc dù vậy, không được phép kháng cáo các căn cứ khách quan làm cơ sở cho quyết định phong toả.
Điều 695-9-24

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Người liên quan đến quyết định phong toả cũng có thể có được thông tin từ văn phòng của thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát hoặc tự do về các cách thức có thể để khiếu nại quyết định phong toả được làm tại quốc gia ban hành và được đề cập trong giấy chứng nhận.


Điều 695-9-25

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Công tố viên trưởng hoặc, nếu điều 695-9-23 đã áp dụng, công tố viên cấp quận, thông báo cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành về bất kì kháng cáo nào đã nộp và lý luận làm căn cứ, để có quan này có thể giám sát, khi có thể áp dụng bằng phương tiện viễn thông như quy định tại điều 706-71. Người này thông báo kết quả của hoạt động này.


Điều 695-9-26

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Khi cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành đã yêu cầu việc chuyển giao chứng cứ và lệnh thi hành quyết định phong toả đã được xác định, thẩm phán điều tra tiến hành các biện pháp cần thiết cho việc chuyển giao các chứng cứ này cho cơ quan tư pháp này càng sớm càng tốt và theo các nguyên tắc áp dụng cho hoạt động tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự.


Điều 695-9-27

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Khi cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành chưa yêu cầu chuyển giao chứng cứ là đối tượng của quyết định phong toả, thì nó được bảo quản trên lãnh thổ Pháp theo các nguyên tắc của Bộ luật này.

Nếu thẩm phán điều tra, trong khi áp dụng các nguyên tắc này, thấy chưa bảo quản chứng cứ, thì phải thông báo cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành và yêu cầu bảo quản trước khi ra quyết định.
Điều 695-9-28

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Khi cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành đã yêu cầu phong toả tài sản nhằm tịch thu thì tài sản này được bảo quản theo các quy định tại điều 695-9-15.

Việc bảo lãnh được ra lệnh có thể được gia hạn trước khi kết thúc thời hạn pháp lý cho việc bảo quản. Nếu thẩm phán giám sát không xem xét việc gia hạn các biện pháp bảo lãnh này thì phải thông báo điều này cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành và yêu cầu bảo quản trước khi hết thời hạn.
Điều 695-9-29

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát thông báo cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành về bất kì biện pháp thu giữ hoặc phong toả nào liên quan đến tài sản hoặc các yếu tố chứng cứ thuộc quyết định phong toả.


Điều 695-9-30

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Việc rỡ bỏ, toàn bộ hoặc một phần, các biện pháp phong toả có thể được yêu cầu bởi bất kì ai liên quan.

Khi thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát xem xét việc rỡ bỏ biện pháp phong toả, bằng văn bản của mình hoặc theo yêu cầu của bất kì ai liên quan, thông báo cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành và yêu cầu bảo quản.

Việc rỡ bỏ quyết định phong toả được ban hành bởi cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành, với chi phí thuộc Ngân khố quốc gia, đương nhiên làm rỡ bỏ toàn bộ các biện pháp thi hành được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan này.


CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP GIỮA PHÁP VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA NHẤT ĐỊNH

Điều 695-10


Điều 695-10

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Quy định tại các mục 1 và 2 Chương II được áp dụng đối với các yêu cầu tương trợ tư pháp giữa Pháp và các quốc gia khác là các bên của bất kì Công ước nào bao gồm các quy định tương tự với Công ước ngày 29/5/2000 liên quan đến tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự giữa các thành viên của Liên minh Châu âu.


CHƯƠNG IV

LỆNH BẮT TẠI CHÂU ÂU VÀ CÁC THỦ TỤC CHUYỂN GIAO GIỮA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN LÀ KẾT QUẢ CỦA KHUÔN KHỔ QUYẾT ĐỊNH NGÀY 13/6/2002 CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU

Các điều từ 695-11 đến 696

MỤC I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Các điều từ 695-11 đến 695-15


Điều 695-11

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Lệnh bắt là một quyết định tư pháp được ban hành bởi một quốc gia thành viên của Liên minh Châu âu, được gọi là quốc gia ban hành, nhằm có được việc bắt và giao nộp của một quốc gia thành viên khác, được gọi là quốc gia thành viên thi hành, một người bị truy nã liên quan đến việc truy tố hình sự hoặc thi hành hình phạt hoặc một biện pháp an toàn dẫn đến việc mất tự do.

Cơ quan tư pháp có thẩm quyền, theo các nguyên tắc và điều kiện quy định tại chương này, gửi cho cơ quan tư pháp tại các quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu âu hoặc thi hành Lệnh bắt theo yêu cầu của họ.

Điều 695-12

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Các vấn đề có thể làm phát sinh việc ban hành Lệnh bắt, liên quan đến luật của quốc gia ban hành, bao gồm:

1) các vấn đề có thể bị xử phạt tù giam ít nhất một năm, hoặc khi hình phạt đã được ấn định, khi hình phạt được ấn định là phạt tù ít nhất bốn tháng;

2) các vấn đề bị xử phạt bởi một biện pháp an toàn dẫn đến việc mất tự do ít nhất một năm, hoặc khi một biện pháp an toàn thực tế đã được ấn định, khi thời hạn của biện pháp là ít nhất tù bốn tháng.


Điều 695-13

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Toàn bộ Lệnh bắt bao gồm những thông tin sau:

- danh tính và quốc tịch của người đang bị truy nã;

- việc chỉ định chính xác và toàn bộ chi tiết của cơ quan tư pháp ban hành lệnh;

- dấu hiệu tồn tại của bất kì phán quyết nào đương có hiệu lực, lệnh bắt, hoặc bất kì quyết định tư pháp nào khác có cùng sức nặng phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia thành viên ban hành và thuộc phạm vi các điều 695-12 và 695-23;

- bản chất và tiêu chuẩn pháp lý của tội phạm, cụ thể là liên quan đến điều 695-23;

- ngày, địa điểm và các tình huống xảy ra hành vi phạm tội và cũng là mức độ tham gia của người được yêu cầu;

- hình phạt được ấn định, khi đây là phán quyết cuối cùng, hoặc hình phạt phải chịu đối với tội phạm theo luật của quốc gia ban hành cũng như, trong phạm vi cho phép, các hậu quả khác của tội phạm.


Điều 695-14

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Lệnh bắt được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia thành viên khác phải được dịch ra cả ngôn ngữ chính thức hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức của quốc gia thành viên thực thi hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức của các Thể chế Cộng đồng Châu âu được quốc gia này chấp nhận.


Điều 695-15

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi người được yêu cầu có mặt tại một địa điểm được biết trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác, Lệnh bắt có thể được gửi trực tiếp cho cơ quan tư pháp thực thi, bằng bất kì phương thức nào làm phát sinh một bản ghi văn bản, theo các điều kiện cho phép các cơ quan này khẳng định tính nguyên bản của nó.

Trong tất cả các trường hợp khác, việc gửi Lệnh bắt có thể được tiến hành cả bởi Hệ thống Thông tin Schengen, hoặc thông qua các phương thức của hệ thống viễn thông an toàn của Mạng Tư pháp Châu Âu, hoặc, nếu không thể sử dụng Hệ thống Thông tin Schengen, bằng các phương thức của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hoặc bằng bất kì cách nào khác làm phát sinh hồ sơ văn bản và theo các điều kiện cho phép cơ quan tư pháp khẳng định tính nguyên bản.

Báo cáo trong Hệ thống Thông tin Schengen, kèm theo thông tin quy định tại điều 695-13, có sức nặng của một Lệnh bắt.

Tạm thời, và cho đến thời điểm Hệ thống Thông tin Schengen có khả năng chuyền tải toàn bộ thông tin miêu tả tại điều 695-13, một báo cáo như vậy có sắc nặng của một Lệnh bắt cho đến khi bản gốc được gửi đi.
MỤC II

NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP CỦA PHÁP BAN HÀNH MỘT LỆNH BẮT CỦA CHÂU ÂU

Các điều từ 695-16 đến 695-21

Đoạn 1


Các điều kiện ban hành Lệnh bắt

Các điều từ 695-16 đến 695-17


Điều 695-16

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Công tố viên bên cạnh toà án thực thi hình phạt, xét xử hoặc điều tra đã ban hành một lệnh bắt thi hành điều này theo hình thức của một Lệnh bắt, vừa theo yêu cầu của toà án vừa bằng văn bản của chính người này, theo các quy định và điều kiện quy định tại các điều 695-12 đến 695-15.

Công tố viên cũng có thẩm quyền, khi thấy cần thiết, đảm bảo, bằng một Lệnh bắt, thi hành hình phạt tù giam tương đương hoặc vượt quá bốn tháng do toà án xét xử ấn định, theo các quy định và điều kiện quy định tại các điều 695-12 đến 695-15.
Điều 695-17

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi công tố viên đã được thông báo về việc bắt một người thì phải gửi ngay bản sao lệnh bắt đã được gửi cho các cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên thi hành cho Bộ trưởng Tư pháp.


Đoạn 2

Hiệu lực Lệnh bắt

Các điều từ 695-18 đến 695-21


Điều 695-18

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi công tố viên đã ban hành Lệnh bắt đã có được việc giao nộp người, người này có thể không bị truy tố, kết án hoặc giam giữ nhằm thi hành một hình phạt tù đối với một tội phạm được thực hiện trước khi giao nộp không phải là người gây ra biện pháp này, trừ những trường hợp sau:

1) nếu, sau khi giao nộp, người này thể hiện việc từ bỏ quyền được hưởng lợi từ nguyên tắc đặc biệt theo các điều kiện do luật của quốc gia thành viên thi hành quy định;

2) nếu, sau khi giao nộp, người này thể hiện việc từ bỏ quyền được hưởng lợi từ nguyên tắc đặc biệt theo các điều kiện quy định tại điều 695-19;

3) khi các cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên thi hành giao nộp người thể hiện sự đồng ý với điều này;

4) nếu, sau khi có cơ hội để làm điều này, người được yêu cầu đã không rời khỏi lãnh thổ nước Pháp trong vòng 45 ngày kể từ ngày được tha cuối cùng, hoặc nếu tự nguyện quay trở lại sau khi đã rời bỏ;

5) nếu tội phạm không bị trừng phạt bằng hình phạt tù giam.
Điều 695-19

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong trường hợp miêu tả tại khoản 2 điều 695-18, việc từ bỏ này được ghi là trước toà án thi hành hình phạt, xét xử hoặc điều tra, xử lý người này sau khi người này đã bị giao nộp, và không thể bị huỷ bỏ.

Khi người được giao nộp trình diện, toà án có thẩm quyền ghi lại danh tính và lưu các tuyên bố, theo đó một hồ sơ chính thức được soạn thảo. Người này, được trợ giúp bởi luật sư nếu có và, nếu cần, bởi một người phiên dịch, được thông báo về các hậu quả tư pháp của việc từ bỏ đã làm.

Nếu, khi trình diện tại toà án, người này tuyên bố từ bỏ nguyên tắc đặc biệt, toà án có thẩm quyền, sau khi nghe công tố viên và luật sư của người này, chính thức ghi nhận điều này. Nguyên tắc quy định các vấn đề liên quan đến việc từ bỏ.


Điều 695-20

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong trường hợp miêu tả tại khoản 3 của các điều 695-18 và 695-21, yêu cầu đối với việc đồng ý được gửi cho công tố viên của cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên thi hành. Nó phải bao gồm, theo các điều kiện quy định tại điều 695-14, thông tin quy định tại điều 695-13.

Trong trường hợp đề cập tại khoản 3 điều 695-18, được kèm theo một báo cáo chính thức ghi lại các tuyên bố do người này giao nộp liên quan đến tội phạm theo đó việc đồng thuận của cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên thi hành được yêu cầu.
Điều 695-21

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

I.- Nếu công tố viên ban hành Lệnh bắt đã có được việc giao nộp của người được yêu cầu, người này không thể, không có sự đồng ý của quốc gia thành viên thi hành, được chuyển cho một quốc gia thành viên khác nhằm thi hành một hình phạt hoặc biện pháp an toàn liên quan đến việc mất tự do đối với bất kì tội phạm nào được thực hiện trước khi giao nộp và khác với tội phạm gây ra biện pháp này, trừ những trường hợp sau:

1) người này không được hưởng lợi từ nguyên tắc đặc biệt theo các khoản từ 1 đến 4 của điều 695-18;

2) người này thể hiện sự đồng ý, sau khi giao nộp, được chuyển cho quốc gia thành viên khác theo các điều kiện quy định tại điều 695-19;

3) các cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên thi hành đã giao nộp người này thể hiện sự đồng ý với điều này.

II. Khi công tố viên ban hành Lệnh bắt đã có được việc giao nộp của người được yêu cầu, người này không thể bị dẫn độ đến bất kì quốc gia nào không phải là thành viên của Liên minh Châu Âu mà không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên đã giao nộp người này.


MỤC III

NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH MỘT LỆNH BẮT CỦA CHÂU ÂU19 DO TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI BAN HÀNH

Các điều từ 695-22 đến 695-46

Đoạn 1


Các điều kiện thi hành

Các điều từ 695-22 đến 695-25


Điều 695-22

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc thi hành Lệnh bắt (sau đây gọi là Lệnh bắt) bị từ chối trong các trường hợp sau:

1) tội phạm liên quan đến việc ban hành có thể bị truy tố và xét xử bởi các toà án Pháp và quyền truy tố đã bị bãi bỏ bởi lệnh đặc xá;

2) người được yêu cầu là chủ thể của một phán quyết cuối cùng đối với các tội phạm tương tự với các tội đề cập trong Lệnh bắt, được tuyên bởi các cơ quan tư pháp Pháp hoặc các cơ quan của một quốc gia thành viên khác không phải là nơi đã ban hành lệnh, hoặc bởi các cơ quan của quốc gia bên thứ ba, với điều kiện là hình phạt đã được thi hành hoặc đang trong quá trình được thi hành hoặc không thể thi hành theo luật của quốc gia đã thông qua việc kết tội;

3) người được yêu cầu chưa đủ 13 tuổi khi xảy ra hành vi phạm tội liên quan đến việc ban hành Lệnh bắt;

4) tội phạm liên quan đến việc ban hành có thể bị truy tố và xét xử bởi toà án Pháp và thời hạn truy tố hoặc thi hành hình phạt đã hết;

5) có căn cứ cho rằng lệnh bắt nói trên đã được ban hành nhằm truy tố hoặc kết tội một người vì giới tính, chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch, ngôn ngữ, quan điểm chính trị hoặc khuynh hướng tình dục, hoặc có thể gây thiệt hại cho hoàn cảnh của người này vì một trong những lý do trên.
Điều 695-23

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc thi hành Lệnh bắt cũng bị từ chối nếu tội phạm liên quan đến việc ban hành lệnh không cấu thành một tội phạm theo luật của Pháp.

Trừ đoạn 1, Lệnh bắt được thi hành không thuộc giới hạn tội phạm kép khi chủ đề của việc buộc tội, theo luật của quốc gia thành viên ban hành, bị phạt tù giam từ ba năm trở lên hoặc một biện pháp giam giữ an toàn trong cùng thời hạn và thuộc một trong các loại tội phạm sau:

-tham gia một tổ chức tội phạm;

-khủng bố;

-buôn người;

-bóc lột tình dục trẻ em và hình ảnh đồi truỵ của trẻ em;

-buôn bán bất hợp pháp chất ma tuý và các chất hướng thần;

-buôn bán bất hợp pháp vũ khí, đạn dược và chất nổ;

-tham nhũng;

-lừa đảo, bao gồm việc ảnh hưởng đến các lợi ích tài chính của Cộng đồng Châu Âu, trong phạm vi ý nghĩa của Công ước ngày 26/7/1995 về việc bảo vệ các lợi ích tài chính của Cộng đồng Châu Âu;

-rửa tiền liên quan đến sản phẩm của các tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng;

-tiền giả, gồm cả euro;

-tội phạm liên quan đến máy tính;

-tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng chống lại môi trường, bao gồm việc buôn bán bất hợp pháp các loại động vật quý hiếm và các loại cây hoặc giống cây trồng quý hiếm;

-xâm nhập gia cư bất hợp pháp;

-giết người, cố ý gây thương tích;

-buôn bán bất hợp pháp mô và bộ phận cơ thể người;

-bắt cóc, bắt và giam giữ bất hợp pháp con tin;

-chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại;

-cướp có vũ trang và có tổ chức;

-buôn bán bất hợp pháp sản phẩm văn hoá, bao gồm đồ cổ và các tác phẩm nghệ thuật;

-gian lận;

-tống tiền;

-làm hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

-giả mạo giấy tờ hành chính và lưu thông những giấy tờ này;

-giả mạo các phương thức thanh toán;

-buôn bán bất hợp pháp các chất hoóc-môn và các chất tăng trưởng khác;

-buôn bán bất hợp pháp các chất phóng xạ và hạt nhân;

-buôn bán phương tiện giao thông bị ăn cắp;

-cố tình gây hoả hoạn;

-tội phạm thuộc quyền tài phán của Toà án Hình sự Quốc tế;

-bắt giữ bất hợp pháp máy bay hoặc tàu thuỷ;

-phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Khi các quy định tại đoạn 2 đến 34 được áp dụng, tiêu chuẩn pháp lý của tội phạm và việc quyết định hình phạt phải chịu chỉ phụ thuộc vào việc đánh giá của các cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên ban hành.

Liên quan đến thuế, hải quan và hối đoái, việc thực thi Lệnh bắt không thể bị từ chối vì lý do luật của Pháp không áp đặt cùng loại thuế hoặc không có các loại quy định tương tự liên quan đến thuế, hải quan và hối đoái như luật của quốc gia thành viên ban hành.



Điều 695-24

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc thi hành Lệnh bắt có thể bị từ chối:

1) nếu người được yêu cầu là chủ thể tố tụng của các cơ quan Pháp hoặc các cơ quan này quyết định không khởi tố hoặc kết thúc các tội phạm liên quan đến lệnh bắt;

2) nếu người bị truy nã liên quan đến việc thi hành hình phạt tù giam hoặc biện pháp an toàn có quốc tịch Pháp và cơ quan có thẩm quyền của Pháp thực hiện việc thi hành;

3) nếu vấn đề liên quan đến việc ban hành được thực hiện toàn bộ hoặc một phần trên lãnh thổ Pháp;

4) nếu tội phạm được thực hiện bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ban hành và luật của Pháp không cho phép truy tố tội phạm khi nó được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Pháp.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương