BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang21/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   49


Điều 627-18

Theo điều 103 của Luật, nếu Chính phủ đã đồng ý tạm giữ người bị Toà án Hình sự Quốc tế kết án để người này thi hành hình phạt tù trên lãnh thổ nước Pháp, hình phạt áp dụng được thi hành ngay kể từ khi chuyển giao người này đến nước Pháp, để thi hành nốt phần hình phạt còn lại.

Theo các quy định của Luật và mục này, việc thực thi và áp dụng hình phạt được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật này, trừ các điều từ 728-2 đến 728-8.
Điều 627-19

Khi đến lãnh thổ nước Pháp, người bị chuyển giao được đưa đến công tố viên cấp quận khu vực người này có mặt để thẩm vấn người này nhằm thiết lập thông tin cá nhân, điều này được ghi chú trong biên bản chính thức. Tuy nhiên, nếu không thể tiến hành ngay việc thẩm vấn, thì người này bị đưa vào trại giam để tạm giữ trong thời hạn không quá hai mươi bốn giờ. Khi kết thúc thời hạn này, người này đương nhiên được đưa đến trước công tố viên cấp quận theo sự dàn xếp của giám thị trại giam.

Sau khi xem xét các tài liệu về thoả thuận giữa chính phủ Pháp và Toà án Hình sự Quốc tế liên quan đến việc chuyển giao người liên quan, bản sao có công chứng của phán quyết kết tội, và thông báo của toà án về ngày bắt đầu thi hành hình phạt và thời hạn thi hành còn lại, công tố viên cấp quận ra lệnh phạt tù ngay người bị kết án.
Điều 627-20

Nếu người bị kết án nộp đơn xin tại ngoại, hoặc tự do một phần, giảm, hoãn hoặc thi hành từng phần hình phạt, giám sát điện tử hoặc tha có quản chế, đơn này được gửi cho công tố viên bên cạnh toà án phúc thẩm khu vực nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù giam. Công tố viên cấp quận gửi yêu cầu này cho Bộ trưởng Tư pháp.

Người này gửi yêu cầu cho Toà án Hình sự Quốc tế càng sớm càng tốt cùng với toàn bộ tài liệu liên quan.

Toà án Hình sự Quốc tế quyết định nếu người bị kết án có thể hoặc không thể được hưởng biện pháp được xem xét. Nếu quyết định của toà án là không cho phép, thì chính phủ cho toà án biết là liệu có đồng ý giữ người bị kết án trên lãnh thổ Pháp hay có ý định yêu cầu chuyển giao người này cho một Quốc gia khác do toà án chỉ định.


Điều 628

Trong thời hạn tám ngày, quyết định nếu trên được đăng trên một trong số các tờ báo của tỉnh và được niêm yết ở của nhà nơi bị cáo cư trú, ở cổng Úy ban nhân dân xã nơi bị cáo cư trú và tại trụ sở chính của Tòa đại hình.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa đại hình gửi một bản sao quyết định này cho giám đốc cơ quan quản lý nhà đất nơi cư trú của bị cáo.
Điều 629

Sau thời hạn mười ngày tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo.


Điều 630

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) “Luật sư”, đại tụng viên không được phép thay mặt cho bị cáo vắng mặt. Tuy nhiên, nếu bị cáo không thể thi hành quyết định buộc phải trình diện theo quy định tại điều 627, thì cha mẹ, bạn bè của bị cáo có thể trình bày lý do vắng mặt của bị cáo.
Điều 631

Nếu thấy lý do chính đáng thì Tòa đại hình ra quyết định hoãn phiên tòa xét xử bị cáo và nếu cần thì tạm giữ tài sản của bị cáo trong một thời gian nhất định căn cứ vào lý do vắng mặt và mức độ đường xá xa xôi.


Điều 632

Nếu không phải trường hợp trên thì Tòa đại hình sẽ tuyên đọc quyết định truy tố bị cáo ra Tòa đại hình, biên bản tống đạt quyết định triệu tập bị cáo và những biên bản đăng báo và niêm yết.

Sau khi xem xét , Tòa đại hình ra bản án xử vắng mặt, theo yêu cầu của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa đại hình.

Nếu một trong những thể thức quy định tại các Điều 627 và 628 không được thực hiện thì Tòa đại hình tuyên bố vô hiệu thủ tục xét xử vắng mặt và quyết định tiến hành thủ tục đó kể từ hành vi phạm pháp đầu tiên.



(Luật số 94-89 ngày 1-2-1994) “Trong trường hợp ngược lai, Tòa đại hình tuyên án mà không cần sự tham gia của Đoàn bồi thẩm”. Sau đó, Tòa án giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
Điều 633

Trong trường hợp bị cáo bị kết án, tài sản của bị cáo sẽ bị tịch thu hoặc bị tạm giữ. Tài sản này sẽ được giao cho người nào có quyền sở hữu sau khi bản án có hiệu lực pháp luật và bị cáo đã hết hạn phải trình diện sau khi bị xử vắng mặt.


Điều 634

Trong thời hạn ngắn nhất, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa đại hình phải cho đăng trích lục bản án trên một số tờ báo của tỉnh, nơi cư trú cuối cùng của người bị kết án.

Trích lúc của bản án còn được niêm yết ở của nhà, nơi cư trú cuối cùng của người bị cáo, ở cổng Ủy ban nhân dân xã, nơi xảy ra tội phạm và tại phòng xử án của Tòa đại hình.

Trích lục bản án cũng được gửi cho Giám đốc cơ quan quản lý nhà đất nơi cư trú của người bị kết án vắng mặt.


Điều 635

Sau khi những biện pháp về công bố bản án theo quy định tại điều trên đã được thực hiện, người bị kết án bị mất hết các quyền do pháp luật quy định.


Điều 636

Người bị kết án vắng mặt không có quyền kháng cáo lên Tòa Phá án.


Điều 637

Trong mọi trường hợp, việc xử vắng mặt bị cáo không đương nhiên làm đỉnh chỉ hoặc làm chậm quá trình điều tra đối với các bị cáo khác có mặt.

Sauu khi ra bản án đối với những người này, Tòa đại hình có thể quyết định trả cho chủ sở hữu hoặc người có quyền và lới ích liên quan đến những đồ vật được giữ làm tang vật tại Phòng lục sự, nếu có yêu cầu. Tòa cũng có thể quyết định chỉ trả những đồ vật đó với điều kiện là chủ sở hữu hoặc người có quyền và lợi ích liên quan phải xuất trình đồ vật cho Tòa xem xét khi cần thiết.

Lục sự phải lập biên bản mô tả những đồ vật đó.


Điều 638

Trong thời gian tạm giữ tài sản, Tòa án có thể quyết định trợ giúp cho vợ, con, họ hàng bề trên của bị cáo vắng mặt, nếu nhưng người này gặp khó khăn.

Chánh án Tòa án nơi cư trú của bị cáo vắng mặt ra quyết định này sau khi hỏi ý kiến của Giám đốc cơ quan quản lý nhà đất.
Điều 639

Nếu bị cáo ra trình diện hoặc bị bắt trước khi hình phạt hết thời hiệu thì bản án và tất cả các thủ tục tiến hành từ khi có lệnh triệu tập đương nhiên được hủy bỏ và sẽ tiến hành thủ tục thông thường đối với bị cáo.

Nếu trong bản án, Tòa án tuyên bố tịch thu tài sản sung công quý thì những biện pháp thực hiện hình phạt đó vẫn có giá trị Sau khi bị cáo ra trình diện, nếu Tòa án quyết định không tịch thu tài sản nữa thì bị cáo được trả lại những tài sản chưa bị thanh lý theo tình trạng lúc trả và hoa lợi phát sinh từ những tài sản đã được chuyển nhượng.
Điều 640

Trong trường hợp quy định tại điều trên, nếu vì bất cứ lý do gì, những người làm chứng không có mặt tại phiên tòa thì những lời khai bằng biên bản của họ và nếu cần, của những bị cáo khác sẽ được đọc tại phiên tòa. Cũng quy đinh như vậy đối với mọi tài liệu khác mà Chánh án cho là cần thiết để xác định sự thật.


Điều 641

(Luật số 92-3 ngày 4-1-1993) Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp công bố văn bản án quy định tại điều 634 đối với những bản án có lợi cho bị cáo vắng mặt.
Điều 642

Khi được thông báo là có một tài liệu bị nghi ngờ là giả mạo ở cơ quan lưu giữ của Nhà nước hoặc đã được lập ra ở cơ quan đó thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có thể đến tận nơi xem xét và kiểm tra.

Viện trưởng Viện công tố không được ủy quyền cho sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp làm việc này.

Trong trường hợp khẩn cấp, Viện trưởng Viện công tố có thể ra lệnh đưa tài liệu đó đến Phòng lục sự.


Điều 643

Khi điều tra về hành vi giả mạo giấy tờ, thẩm phán điều tra phải ra quyết địn lưu giữ tài liệu bi nghi là giả mạo tại Phòng lục sự ngay sau khi tài liệu này được xuất trình với dự thảm hoặc bị cơ quan pháp luật thu giữ. Thẩm phán điều tra và lục sự ký vào tài liệu đó, lục sự phải lập biên bản mô tả tài liệu bị thu giữ.

Trước khi ra quyết định thu giữ, thẩm phán điều tra có thể yêu cầu phải chụp lại tài liệu bằng máy ảnh hoặc bằng mọi phương tiện khác.
Điều 644

Thẩm phán điều tra có thể ra lệnh cho bất cứ ai đang thu giữ tài liệu so sánh phải nộp cho mình tạm giữ. Thẩm phán điều tra và lục sự ký vào những tài liệu này, lục sự phải lập biên bản mô tả tài liệu theo quy định tại điều trên.


Điều 645

Mọi nhân viên nhà nước thu giữ những tài liệu bị nghi là giả mạo hoặc được dùng để lập ra tài liệu giả mạo, phải giao những tài liệu đó cho thẩm phán điều tra, nếu thẩm phán điều tra yêu cầu và khi cần thiết, phỉ cung cấp những tài liệu so sánh mà họ đang giữ.

Nếu những tài liệu trên là công chứng thư thì họ có thể đề nghị được giữ một bản sao có chứng nhận sao y bản chính của lục sự hoặc một bản chụp bằng máy ảnh hoặc bằng mọi phương tiện khác.

Bản sao hoặc bản được chụp lại được xếp vào hàng bản chính của cơ quan lưu giữ cho đến khi được trả lại bản chính.


Điều 646

Nếu tại phiên tòa có một tài liệu bị tố cáo là giả mạo thì Tòa án nghe ý kiên của Viện Công tố và các bên, rồi quyết định có cần phải hoãn lại xét xử cho đến khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết xong việc giả mạo giấy tờ hay không.

Nếu quyền công tố đã chấm dứt hoặc không được thực hiện đối với tội giả mạo giấy tờ và nếu cho rằng đương sự không cố tình sự dụng tài liệu giả mạo thì Tòa án xét xử khiếu kiện chính cũng giải quyết luôn cả khiếu kiện bổ xung liên quan đến tài liệu bị nghi là giả mạo.
Điều 647

(Luật số 67-532 ngày 3-7-1967) Đơn khiếu nại một tài liệu giải mạo được đưa ra trước Tòa Phá án, phải được gửi cho Chánh án và được nộp tại Phòng lục sự. Đơn này phải có chữ ký của người khiếu kiện hoặc một luật sư tại Tham chính viện và Tòa Phá án hoặc một người có ủy quyền đặc biệt. Trong trường hợp phải có chữ ký của người có ủy quyền đặc biệt, giấy ủy quyền được đính kèm theo văn bản do lục sự lập ra. Nếu người khiếu kiện không thể ký được thì lục sự phải ghi điều đó vào biên bản.
Điều 647-1

(Luật số 67-532 ngày 3-7-1967) Sau khi Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án phát biểu ý kiến, Chánh án quyết định trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn khiếu nại tại Phòng lục sự.

Chánh án quyết định bác hoặc chấp nhận đơn khiếu kiện về tội giả mạo.

Nếu đơn khiếu kiện bị bác thì người khiếu kiện bị phạt một số tiền theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp được miền tiền phạt.
Điều 647-2

(Luật số 67-532 ngày 3-7-1967) Quyết định chấp nhận đơn khiếu khiện về tội giả mạo được tống đạy cho bị đơn trong thời hạn mười lăm ngày, kèm theo yêu cầu buộc bị đơn cho biết rằng họ có ý định sử dụng tài liệu bị nghi là giả mạo nữa hay không.

Yêu cầu này được đính kèm theo bản sao đơn khiếu kiện và bản sao quyết định chấp nhận đơn khiếu kiện về tội giả mạo.


Điều 647-3

(Luật số 67-532 ngày 3-7-1967) Bị đơn phải trả lời trong thời hạn mười lăm ngày là họ có ý định sử dụng tài liệu bị nghi là giả mạo nữa hay không.

Câu trả lời này được tống đạt cho nguyên đơn.


Điều 647-4

(Luật số 67-532 ngày 3-7-1967) Nếu bị đơn vẫn có ý định sử dụng tài liệu bị nghi là giả mạo thì Chánh án phải chỉ định một Tòa án giải quyết khiếu kiện bổ xung về tội giả mạo, theo quy định của pháp luật và các bên phải tiến hành tố tụng trước Tòa án này.
Điều 648

Nếu vì một nguyên nhân đặc biệt mà bản chính của bán án xử trọng tội, khinh tôi, tội vi cảnh không được thi hành hoặc những tài liệu tố tụng và bản sao của những tài liệu tố tụng đó được lập ra theo quy định tại Điều 81 đã bị hủy hoại, bị mất hoặc bị thất lạc mà không thể làm lại được thì sẽ giải quyết theo nhưng quy định dưới đây


Điều 649

Nếu còn bản sao chính xác của bản án thì bản sao này được coi như bản chính. Công lại hoặc nhân viên lưu trữ phải giao lại bản sao này cho Phòng lục sự của Tòa án đã ra bản án, theo lệnh của Chánh án Tòa án đó.

Lệnh này được coi là giấy biên nhận tài liệu được giao.
Điều 650

Nếu không có bản sao chính xác của bản án xử trọng tội những vẫn còn lời tuyên bố của Tòa đại hình và đoàn bồi thẩm ghi trong tờ câu hỏi theo quy đinh tại Điều 364 thì sẽ ra một bản án mới dựa trên lời tuyên bố này.


Điều 651

Nếu không có lời tuyên bố của Tòa đại hình và đoàn bồi thẩm hoặc nếu bị án đã được xử vắng mặt bị cáo và không còn một tài liệu viết nào thì phải tiến hành điều tra lại bắt đầu từ vấn đề ghi trong tài liệu bị mất.

Đối với các vụ án về khinh tội hoặc tội vi cảnh, cũng giải quyết như vậy nếu không còn bản chính hoặc bản sao chính xác của bản án.
THIÊN IV

CÁCH THỨC NHẬN TUYÊN BỐ CỦA CÁC THÀNH VIÊN CHÍNH PHỦ VÀ ĐẠI DIỆN CỦA CÁC TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI

Các điều từ 652 đến 656


Điều 652

Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ có thể làm nhân chứng chỉ sau khi được Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền, căn cứ báo cáo của Bộ trưởng Tư pháp.

Việc uỷ quyền này được nêu trong nghị quyết.

Các quy định của điều này không áp dụng đối với các thành viên của Chính phủ bị xét hỏi với tư cách nhân chứng bổ trợ.


Điều 653

Nếu đã có quyết định cho phép theo quy định tại điều trên thì việc lấy lời khai đuợc tiến hành theo thủ tục thông thường.


Điều 654

Nếu không có yêu cầu hoặc không có quyết định cho phép lấy lời khai thì Chánh Tòa phúc thẩm tiến hành ghi lời khai tại nơi ở của người làm chứng hoặc trong trường hợp người làm chứng cư trú ngoài quản hạt của Tòa phúc thẩm, thì Chánh án Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi cư trú của người làm chứng sẽ lập biên bản ghi lời khai.

Để làm việc này, Tòa án thụ lý vụ việc phỉ gửi cho các thẩm phán nói trên một bản trình bày sự việc và danh sách những yêu cầu và câu hoỉ đối với người làm chứng.
Điều 655

Biên bản ghi lời khai phải được cho vào phong bì dán kín, niêm phong và được giao hoặc gửi ngay cho Phòng lục sự của Tòa án yêu cầu lấy lời khai và phải thông báo ngày cho Viện Công tố và các bên đương sự.


Điều 656

Đơn yêu cầu lấy lời khai viết của người đại diện nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ ngoại giao thông qua. Nếu yêu cầu đó được chấp nhận thì Chánh án Tòa phúc thẩm hoặc một thẩm phán do Chánh án ủy nhiệm sẽ tiến hành lấy lời khai.

Khi đó, phải tiến hành những thủ tục quy định tại các Điều 654, khoản 2 và Điều 655.

THIÊN V


GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN

Các điều từ 657 đến 661


Điều 657

(Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985) Nếu hai thẩm phán điều tra thuộc cùng một Tòa án hoặc thuộc hai Tòa án khác nhau cùng được yêu cầu điều tra một tội phạm, thì để bảo đảm quản lý tốt công tác tư pháp, Viện Công tố có thể yêu cầu một thẩm phán điều tra từ chối tiến hành tố tụng. Việc từ chối tiến hành tố tụng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuộc của hai thẩm phán điều tra. Nếu hai thẩm phán điều tra không thỏa thuận được với nhau thì tùy từng trường hợp sẽ giải quyết theo quy định tại các Điều 84, 658 và 659.
Điều 658

Nếu hai toà án cải tạo, hai thẩm phán điều tra, hai toà án cảnh sát hoặc hai thẩm phán toà án cộng đồng thuộc quyền tài phán của cùng một toà án phúc thẩm đồng thời thụ lý vụ án, thì xung đột về thẩm quyền được giải quyết bởi phòng điều tra, quyết định theo đơn của công tố viên hoặc của các bên. Quyết định này có thể bị khiếu nại bởi đơn xin giám đốc thẩm.

LƯU Ý: Luật số 2005-47, điều 11: Những quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi xuất bản. Mặc dù vậy, bất kì vụ án nào do toà án cảnh sát hoặc toà án cộng đồng thụ lý hợp pháp vào ngày đó vẫn thuộc thẩm quyền của những toà án này.
Điều 659

(Pháp lệnh số 60-259 ngày 4-6-1960) Theo yêu cầu chủa Viện Công tố hoặc của các bên, Tòa hình sự Tòa Phá án cũng phải giải quyết các tranh chấp khách về thẩm quyền. Khi giải quyết kháng cáo, kháng nghị phá án, Tòa Phá án cũng có thể tự mình giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, ngay cả khi tranh chấp đó chưa xảy ra. Tòa Phá án có thể xem xét và xử lý mọi quyết định của Tòa án mà Tòa Phá án yêu cầu từ chối tiến hành tố tụng.
Điều 660

(Pháp lệnh số 60-259 ngày 4-6-1960) Trước khi giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, Tòa hình sự Tòa Phá án có thể ra quyết định chuyển đơn yêu cầu cho các bên. Trong trường hợp này, tất cả tài liệu tố tụng và ý kiến của các bên đương sự phải được chuyển cho Tòa hình sự Tòa Phá án trong thời hạn do Tòa ấn định. Quá trình tố tụng tạm thời bị đình chỉ.
Điều 661

Phán quyết giải quyết xung đột thẩm quyền được tống đạt cho các bên liên quan. Trừ khi việc trao đổi đơn được ra lệnh, các bên có thể nộp đơn xin miễn trừ quyết định này bằng cách nộp một tuyên bố đến văn phòng toà án nơi có trụ sở của một trong các toà án xung đột, theo các thủ tục và thời hạn quy định cho đơn xin giám đốc thẩm.

Đơn xin miễn trừ có hiệu lực đình chỉ nếu toà hình sự quyết định như vậy.

Đơn xin miễn trừ được giải quyết trong vòng mười lăm ngày kể từ khi văn phòng Toà án Giám đốc thẩm nhận được tài liệu. Nếu đơn bị từ chối, toà hình sự có thể phạt nguyên đơn 15 Euro tiền phạt dân sự.


THIÊN VI

CHUYỂN GIAO TỪ TOÀ ÁN NÀY CHO TOÀ ÁN KHÁC

Các điều từ 662 đến 667-1


Điều 662

Đối với một vụ trọng tội, khinh tội hoặc tội vi cảnh, Tòa hình sự Tòa Phá án có thể chuyển vụ án từ một cơ quan điều tra thẩm phán điều tra hoặc một cơ quan xét xử sang cho một cơ quan tài phán khác cùng loại vì “có sự nghi ngờ chính đáng”.

Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Phá án hoặc Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án đã thụ lý vụ việc hoặc các bên có thể đề nghị chuyển vụ án sang cơ quan tài phán khác giải quyết.

Đơn đề nghị được tống đạt cho tất cả các bên đương sự. Trong thời hạn mười ngày, các bên phải nộp bản trình bày lập luận của mình cho Phòng lục sự của Tòa Phá án.


Điều 663

Nếu hai thẩm phán điều tra thuộc cùng một toà án hoặc hai toà án khác nhau đồng thời thụ lý các tội phạm liên quan, hoặc các tội phạm khác nhau có cùng các cá nhân thuộc diện thẩm tra tư pháp, công tố viên có thể vì lợi ích của việc thực hành công lý phù hợp, và không ảnh hưởng đến quy định của các điều 43, 52 và 382, yêu cầu là một trong các thẩm phán tự mình từ bỏ vụ án vì người khác. Việc từ bỏ xảy ra nếu hai thẩm phán đồng ý. Trường hợp không đồng ý, thì các quy định của điều 664 áp dụng nếu cần.


Điều 664

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) “Nếu bị can hoặc bị cáo đang bị tạm giam theo quyết định tạm giam hoặc theo một bản án” thì, để đảm bảo quản lý tốt công tác tư pháp và đặc biết tránh phải giải người bị tạm giam đi nơi khác, Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có thể đề nghị chuyển vụ án từ cơ quan điều tra thẩm phán điều tra hoặc cơ quan xét xử sang cơ quan tài phán nơi bị can đang bị tạm giam. Việc này được thực hiện theo thủ tục phân định thẩm quyền.
Điều 665

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) Tòa hình sự Tòa Phá án có thể ra quyết định chuyển vụ án từ cơ quan tài phán này cho cơ quan tài phán khác vi lý do trật tự an toàn công cộng, nhưng chỉ trong trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Phá án.

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) để đảm bảo quản lý tốt công tác tư pháp, Tòa hình sự Tòa Phá án cũng có thể quyết định chuyển vụ án theo yêu cầu của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Phá án hoặc Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm thuộc quản hạt nơi có trụ sở Tòa án đã thụ lý vụ việc. Viện trưởng Viện Công tố có thể chủ động yêu cầu chuyển vụ án hoặc theo đề nghị của các bên.

Trong thời hạn mười hai ngày sau khi nhận được đề nghị nêu trên mà Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm không chấp nhận thì phải thông báo cho người đề nghị biết lý do không chấp nhận. Người này có thể khiếu nại lên Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Phá án khoViện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án không yêu cầu Tòa hình sự Tòa Phá án giải quyết khiếu nại thì phải thông báo cho người đề nghị biết lý do.

Tòa hình sự Tòa Phá án ra quyết định về việc chuyển vụ án trong thời gian tám ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Điều 665-1:

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) Tòa hình sự Tòa Phá án cũng có thể ra quyết định chuyển vụ án, nếu Tòa án có thẩm quyền thông thường không thành lập được hội đồng xét xử theo đúng quy định của pháp luật hoặc quá trình tố tụng bị gián đoạn vì một lý do khác.

Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Phá án hoặc Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án đã thụ lý vụ việc có thể yêu cầu chuyển vụ án.

Yêu cầu này phải được tống đạt cho tất cả các bên đương sự. Trong thời gian mười ngày, các bên đương sự phải nộp bản trình bày lập luận của mình cho Phòng lục sự của Tòa Phá án.

Tòa hình sự Tòa Phá án ra quyết định chuyển vụ án trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.


Điều 666

Theo yêu cầu của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Phá án, quyết định chuyển vụ án phải được tống đạt cho các bên đương sự.


Điều 667

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) Nếu có quyết định bác yêu cầu chuyển vụ án vì lý do trật tự an toàn công cộng, vì những lý do nếu tại khoản 1, Điều 665-1, vì nghi ngờ chính đáng vì lợi ích quản lý tốt công tác tư pháp, thì vẫn có thể đưa ra yêu cầu chuyển vụ án căn cứ vào những sự kiện mới phát sinh sau đó.
Điều 667-1

Nếu không thể thành lập được toà án có thẩm quyền thông thường do những sự không tương thích theo luật, chánh án đầu tiên của toà án phúc thẩm có thể ra lệnh chuyển giao vụ án cho toà án cộng đồng thuộc quyền tài phán của toà án phúc thẩm này, và chỉ định trong phán quyết quy định tại đoạn cuối điều này.

Công tố viên cấp quận bên cạnh toà án thụ lý vụ án đề ra yêu cầu chuyển giao.

Tất cả các bên liên quan được thông báo về yêu cầu này, và có mười ngày để đưa ra những nhận định cho chánh án đầu tiên.

Chánh án quyết định trong vòng mười lăm ngày kể từ khi có yêu cầu. Quyết định của người này tạo thành biện pháp hành chính tư pháp không bị kháng cáo.

Hàng năm, sau khi lắng nghe quan điểm của các chánh án toà án cấp sơ thẩm liên quan và công tố viên cấp quận, chánh án toà án phúc thẩm ra quyết định đối với từng toà án thuộc quyền tài phán, chỉ ra toà án mà tố tụng sẽ được chuyển giao đến phù hợp với quy định của điều này.

Lệnh này không thể bị sửa đổi trong năm đó.
THIÊN VII

KHIẾU NẠI

Các điều từ 668 đến 674-2


Điều 668

Bất kì thẩm phán cấp phúc thẩm hoặc sơ thẩm nào đều có thể bị khiếu nại (yêu cầu thay đổi) dựa trên những căn cứ sau đây:

1º nếu thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống là các thành viên trong gia đình hoặc quan hệ hôn nhân của một trong các bên, hoặc vợ/chồng của người này, ở mức độ anh em con chú con bác;

Có thể khiếu nại thẩm phán ngay cả trong trường hợp ly dị hoặc chết của vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống, nếu thẩm phán có quan hệ về hôn nhân với một trong các bên thuộc hàng thứ hai;

2º nếu thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống, hoặc bất kì ai mà người này là người giám hộ, trợ lý giám hộ, người quản lý hoặc cố vấn tư pháp, hoặc bất kì công ty hoặc hiệp hội nào mà người này tham gia quản lý hoặc giám sát, có lợi ích trong tranh chấp;

3º nếu thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống là các thành viên trong gia đình hoặc quan hệ hôn nhân của người giám hộ, trợ lý giám hộ, người quản lý hoặc cố vấn tư pháp của một trong các bên, hoặc là một trong những người quản lý, quản trị hoặc điều hành của một công ty là một bên trong tranh chấp, ở mức độ nêu trên;

4º nếu thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống phải phụ thuộc vào một trong các bên;

5º nếu thẩm phán đã tham gia vụ án với tư cách thẩm phán hoặc công tố viên, trọng tài viên hoặc người bào chữa hoặc đã ra tuyên bố làm chứng cho các tình tiết của vụ án;

6º nếu đã xảy ra việc kiện tụng giữa thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống, các thành viên trong gia đình hoặc quan hệ hôn nhân trực hệ, với bất kì bên nào, vợ/chồng hoặc thành viên gia đình hoặc quan hệ hôn nhân trực hệ;

7º nếu thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống tham gia tố tụng có một trong các bên là thẩm phán;

8º nếu thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống, các thành viên trong gia đình hoặc quan hệ hôn nhân trực hệ tham gia vào một tranh chấp có vấn đề tương tự như vấn đề của tranh chấp giữa các bên;

9º nếu đã xảy ra bất kì điều gì giữa thẩm phán hoặc vợ/chồng hoặc đối tác trong một thoả ước hợp tác dân sự hoặc người cùng chung sống với một trong các bên đủ nghiêm trọng để nghi ngờ tính khách quan của người này.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương