BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang22/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   49

Điều 669

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) Nếu muốn đề nghị thay đổi một thẩm phán điều tra, một thảm phán Tòa vi cảnh, một hoặc toàn bộ thẩm phán Tòa tiểu hình, các thẩm phán Tòa phúc thẩm hoặc Tòa đại hình thì bị can, bị cáo và các bên trong vụ án phải nộp đơn đề nghị cho Chánh án Tòa phúc thẩm, nếu không, đề nghị này không có hiệu lực.

Công tố viên không thể bị đề nghị thay đổi.

Đơn đề nghị phải ghi rõ họ tên của thẩm phán hoặc những thẩm phán bị đề nghị thay đổi, những lý do cần thay đổi và những dẫn chứng cần thiết.

Bên nào đã tự nguyện tiến hành tố tụng trước Tòa sơ thẩm,Tòa phúc thẩm hoặc Tòa thẩm phán điều tra, thì chỉ được đề nghị thay đổi thẩm phán nếu sau đó mới nảy sinh những tính huống cấu thành nguyên nhân thay đổi thẩm phán.


Điều 670

Bằng thủ tục hành chính, Chánh án Tòa phúc thẩm thông báo đơn đề nghị cho Chánh án Tòa án có thẩm phán bị yêu cầu thay đổi.

Đơn đề nghị khong buộc thẩm phán bị đề nghị thay đổi phải từ chối tham gia tố tụng. Tuy nhiên, sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm, Chánh án Tòa phúc thẩm có thể ra lệnh tạm đình chỉ việc điều tra, việc xét hỏi tại phiên tòa hoặc việc tuyên án.
Điều 671

Chánh án Tòa phúc thẩm lấy ý kiến bổ xung của người đề nghị thay đổi thẩm phán, nếu có, và ý kiến của thẩm phán bị đề nghi thay đổi. Chánh án Tòa phúc thẩm lấy ý kiến của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm và ra quyết định về đơn đề nghi thay đổi thẩm phán.

Quyết định về việc thay đổi thẩm phán không thể bị kháng cáo, kháng nghị dưới bất cứ hình thức nào. Quyết định này đương nhiên có hiệu lực
Điều 672

Đơn đề nghị thay đổi của Chánh án Tòa phúc thẩm phải được gửi cho Chánh án Tòa phá án. Chánh án Tòa Phá án lấy ý kiến của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Phá án và ra quyết định về đơn đề nghị đó. Quyết định này không thể bị kháng cáo, kháng nghị dưới bất cứ hình thức nào. Những quy định tại Điều 670 cũng được áp dụng.


Điều 673

Tất cả các lệnh từ chối đơn khiếu nại đều bao gồm một khoản tiền phạt dân sự đối với nguyên đơn từ 75 Euro đến 750 Euro.


THIÊN VIII

XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÉT XỬ

Các điều từ 675 đến 678


Điều 674

Thẩm phán nêu tại Điều 668 không thể tự mình yêu cầu được thay đổi nếu không được phép của Chánh án Tòa phúc thẩm. Chánh án Tòa phúc thẩm ra quyết định sau khi lấy ý kiến của Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm. Quyết định này không thể bị kháng cáo, kháng nghị dưới bất cứ hình thức nào.


Điều 674-1

(Luật số 67-253 ngày 3-7-1967) Đơn đề nghị thay đổi thẩm phán của Tòa phá án trong một vụ án hình sự phải nêu rõ lý do và nộp tại Phòng lục sự. Sự giúp đỡ của luật sư là không bắt buộc.
Điều 674-2

(Luật số 67-253 ngày 3-7-1967) Sauk hi thẩm phán bị đề nghị thay đổi trình bày ý kiến, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn đề nghị thay đổi thẩm phán tại Phòng lục sự.

Trong các vụ việc khác thì áp dụng những quy định tại Quyển II, Thiên XX, Bộ luật tố tụng dân sự.


Điều 675

Trong trường hợp Điều 342 và Điều 457 không quy định cụ thể, những tội phạm xảy ra tại phiên xét xử hoặc được đưa ra xét xử theo yêu cầu của Viện công tố, theo những quy định dưới đây, không tính đến các quy định riêng về thẩm quyền hoặc về thủ tục tố tụng.


Điều 676

Nếu xảy ra tội vi cảnh tại phiên tòa, Tòa án sẽ lập biên bản xác nhận hành vi phạm tội, lấy lời khai của bị cáo và người làm chứng, nghe ý kiến của Viện Công tố và người bào chữa, nếu có, rồi quyết định theo quy định của pháp luật.


Điều 677

Nếu tội phạm được thực hiện trong quá trình xét xử của toà án cải tạo hoặc toà án phúc thẩm là tội ít nghiêm trọng, thì có thể tiến hành tố tụng theo đoạn trên. Nếu trong trường hợp đó hình phạt áp dụng là hơn một tháng tù, thì có thể ban hành lệnh phạt tù.

Nếu tội phạm ít nghiêm trọng được thực hiện trong khi xét xử tại toà án cảnh sát hoặc toà án cộng đồng, chủ tịch soạn thảo một biên bản chính thức về điều này để chuyển cho công tố viên cấp quận; người này có thể, nếu hình phạt nhiều hơn sáu tháng tù, ra lệnh bắt thủ phạm và đưa ngay đến trước công tố viên cấp quận.

Ngoại trừ các quy định trên, nếu trong quá trình xét xử tại toà án cộng đồng xảy ra tội ít nghiêm trọng coi thường toà án quy định tại điều 434-24 Bộ luật Hình sự, chánh án soạn thảo một biên bản chính thức về điều này để chuyển cho công tố viên cấp quận. Thẩm phán tham gia xét xử khi tội ít nghiêm trọng được thực hiện không thể tạo thành một phần của tội danh bị truy tố.

LƯU Ý: Luật số 2005-47, điều 11: Những quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi xuất bản. Mặc dù vậy, bất kì vụ án nào do toà án cảnh sát hoặc toà án cộng đồng thụ lý hợp pháp vào ngày đó vẫn thuộc thẩm quyền của những toà án này.
Điều 678

Nếu tội phạm được thực hiện là tội nghiêm trọng, toà án, toà án cảnh sát, toà án cải tạo hoặc toà án cộng đồng thẩm vấn thủ phạm sau khi bắt người này và soạn thảo một biên bản chính thức ghi lại các tình tiết; toà án này chuyển giao tài liệu và ra lệnh cho thủ phạm có mặt ngay trước công tố viên cấp quận có thẩm quyền để tiến hành điều tra tư pháp.

LƯU Ý: Luật số 2005-47, điều 11: Những quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi xuất bản. Mặc dù vậy, bất kì vụ án nào do toà án cảnh sát hoặc toà án cộng đồng thụ lý hợp pháp vào ngày đó vẫn thuộc thẩm quyền của những toà án này.
THIÊN IX

CÁC TỘI PHẠM ĐƯỢC THỰC HIỆN BÊN NGOÀI LÃNH THỔ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP

Các điều từ 689 đến 693


CHƯƠNG I

THẨM QUYỀN CỦA CÁC TOÀ ÁN PHÁP

Các điều từ 689 đến 689-10


Điều 679 đến 684

Bãi bỏ theo Luật số 93-2 ngày 4-1-1993.


Điều 685

Bãi bỏ theo Luật số 74-646 ngày 18-7-1994.


Điều 686

Bãi bỏ theo Luật số 74-646 ngày 18-7-1994.


Điều 687

Bãi bỏ theo Luật số 93-2 ngày 4-1-1993.


Điều 688

Bãi bỏ theo Luật số 93-2 ngày 4-1-1993.




Điều 689

Thủ phạm hoặc đồng phạm của các tội phạm được thực hiện bên ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà có thể bị truy tố và xét xử bởi các toà án Pháp cả khi luật của Pháp được áp dụng theo các quy định của Quyển I Bộ luật Hình sự hoặc bất kì luật nào khác, hoặc khi một Công ước quốc tế trao cho các toà án Pháp thẩm quyền giải quyết tội phạm.


Điều 689-1

Phù hợp với các Công ước quốc tế được nêu trong các điều sau, người nào thực hiện bất kì tội phạm nào được liệt kê trong những quy định này bên ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà và tình cờ có mặt ở Pháp có thể bị truy tố và xét xử bởi các toà án Pháp. Các quy định của điều này áp dụng đối với việc chuẩn bị phạm tội, trong mọi trường hợp người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.


Điều 689-2

Để thực hiện Công ước chống lại việc Tra tấn và các biện pháp Trừng trị hoặc Đối xử Phi nhân tính, Đạo đức hoặc Dã man được thông qua tại New York ngày 10/12/1984, người nào phạm tội tra tấn theo điều 1 của Công ước có thể bị truy tố và xét xử phù hợp với các quy định của điều 689-1.


Điều 689-3

Để thực hiện Công ước Trấn áp Tội khủng bố, được ký ở Strasbourg ngày 27/01/1977, và Hiệp định Dublin ngày 04/12/1979, giữa các quốc gia thành viên của Cộng đồng Châu Âu liên quan đến việc thực hiện Công ước của Châu Âu nhằm Trấn áp Tội khủng bố, người nào phạm vào một trong các tội sau có thể bị truy tố và xét xử phù hợp với các quy định của điều 689-1:

1º các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng, tra tấn và các hành vi dã man, bạo lực dẫn đến chết người, tàn tật hoặc thương tích vĩnh viễn hoặc, nếu nạn nhân là người chưa thành niên, hoàn toàn không có khả năng lao động nhiều hơn tám ngày, bắt cóc và công nhiên chiếm đoạt tài sản bị xử phạt theo Quyển II Bộ luật Hình sự, và cả các hành vi đe doạ quy định tại các điều 222-17, đoạn 2, và 222-18 của Bộ luật này khi tội phạm được thực hiện đối với người được hưởng sự bảo vệ quốc tế bao gồm các nhân viên ngoại giao;

2º các tội phạm chống lại quyền tự do đi lại quy định trong điều 421-1 Bộ luật Hình sự và bất kì tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nào khác có sử dụng bom, lựu đạn, tên lửa, vũ khí tự động phát nổ, bom thư hoặc kiện hàng, ở mức độ mà việc sử dụng này gây nguy hiểm cho người khác, nếu tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng này liên quan đến một cá nhân hoặc một nhóm tiến hành nhằm gây mất trật tự công cộng nghiêm trọng bằng việc đe doạ hoặc khủng bố.


Điều 689-4

Để thực hiện Công ước nhằm Ngăn chặn việc Rò rỉ Chất Phóng xạ, được đưa ra để lấy chữ ký tại Vienna và New York ngày 03/3/1980, người nào phạm vào một trong các tội sau có thể bị truy tố và xét xử phù hợp với các quy định của điều 689-1:

1º tội ít nghiêm trọng quy định tại điều 6-1 luật số 80-572 ngày 25/7/1980 liên quan đến việc bảo vệ và kiểm soát chất phóng xạ;

2º tội ít nghiêm trọng chiếm đoạt bất hợp pháp quy định tại điều 6 luật số 80-572 ngày 25/7/1980 nêu trên, cố ý gây thương tích cho sức khoẻ hoặc tính mạng của con người, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, tống tiền, tham ô, vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác, chứa chấp tài sản ăn cắp, huỷ hoại, gây thiệt hại hoặc đe doạ thực hiện tội phạm đối với người hoặc tài sản, quy định tại các Quyển II và III Bộ luật Hình sự, nếu tội phạm được thực hiện có sử dụng chất phóng xạ thuộc phạm vi các điều 1 và 2 Công ước, hoặc được thực hiện liên quan đến những chất này.


Điều 689-5

Để thực hiện Công ước nhằm Trấn áp các Hành vi xâm phạm An toàn Hàng hải và Nghị định thư nhằm Trấn áp các Hành vi xâm phạm An toàn của Dàn khoan gắn với Thềm lục địa được ký tại Rome ngày 10/3/1988, người nào phạm vào một trong các tội sau có thể bị truy tố và xét xử phù hợp với các quy định của điều 689-1:

1º các tội nghiêm trọng quy định tại các điều 224-6 và 224-7 Bộ luật Hình sự;

2º các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ hoặc tính mạng của con người, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, tống tiền, tham ô, vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác, chứa chấp tài sản ăn cắp, huỷ hoại, gây thiệt hại hoặc đe doạ thực hiện tội phạm đối với người hoặc tài sản, quy định tại các Quyển II và III Bộ luật Hình sự, hoặc các tội ít nghiêm trọng quy định tại điều 224-8 Bộ luật này và điều L. 331-2 Bộ luật Cảng Biển, nếu tội phạm gây nguy hại hoặc chắc chắn gây nguy hại cho an toàn hàng hải hoặc dàn khoan gắn với thềm lục địa;

3º các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng, tra tấn và các hành vi dã man hoặc bạo lực bị xử phạt bởi Quyển II Bộ luật Hình sự, nếu tội phạm liên quan đến tội phạm quy định tại điểm 1º, hoặc một hoặc nhiều tội phạm chắc chắn gây nguy hại cho các tuyến đường trên biển hoặc dàn khoan quy định tại điểm 2º.
Điều 689-6

Để thực hiện Công ước nhằm Trấn áp các Hành vi bắt giữ trái phép Máy bay ký tại La-Hay ngày 16/12/1970, và Công ước nhằm Trấn áp các Hành vi bất hợp pháp xâm phạm An toàn Hàng không dân dụng, ký tại Montreal ngày 23/9/1971, người nào phạm vào một trong các tội sau có thể bị truy tố và xét xử phù hợp với các quy định của điều 689-1:

1º bắt cóc máy bay không có đăng ký tại Pháp và bất kì hành vi bạo lực nào khác đối với hành khách hoặc phi hành đoàn, và được thực hiện bởi tội phạm được suy đoán bắt cóc máy bay, khi có liên hệ trực tiếp với tội phạm này;

2º bất kì tội phạm nào được thực hiện liên quan đến một máy bay không có đăng ký tại Pháp và thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản a), b) và c) điểm 1º điều 1 của Công ước nói trên nhằm Trấn áp các Hành vi bất hợp pháp xâm phạm An toàn Hàng không dân dụng.


Điều 689-7

Để thực hiện Nghị định thư nhằm Trấn áp các Hành vi bạo lực trái phép tại Sân bay Phục vụ Hàng không Dân dụng Quốc tế, ký tại Montreal ngày 24/02/1988, là một bộ phận cấu thành Công ước nhằm Trấn áp các Hành vi bất hợp pháp xâm phạm An toàn Hàng không dân dụng, ký tại Montreal ngày 23/9/1971, người nào thực hiện một trong các tội phạm sau có sử dụng thiết bị, chất hoá học hoặc vũ khí có thể bị truy tố và xét xử phù hợp với các quy định của điều 689-1:

1º nếu tội phạm xâm phạm an toàn hoặc có ý định xâm phạm an toàn một sân bay được sử dụng cho hàng không dân dụng quốc tế:

a) các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng, tra tấn và các hành vi dã man, bạo lực dẫn đến chết người, tàn tật hoặc thương tích vĩnh viễn hoặc, nếu nạn nhân là người chưa thành niên, hoàn toàn không có khả năng lao động nhiều hơn tám ngày, bắt cóc và công nhiên chiếm đoạt tài sản bị xử phạt theo Quyển II Bộ luật Hình sự, nếu tội phạm được thực hiện tại một sân bay được sử dụng cho hàng không dân dụng quốc tế,

b) huỷ hoại và gây thiệt hại bị xử phạt bởi Quyển III Bộ luật Hình sự, nếu tội phạm đã được thực hiện đối với việc lắp đặt một sân bay được sử dụng cho hàng không dân dụng quốc tế hoặc một máy bay đang đỗ tại sân bay này và không sử dụng,

c) tội ít nghiêm trọng quy định tại đoạn bốn (điểm 3º) điều L. 282-1 Bộ luật Hàng không Dân dụng, nếu tội phạm đã được thực hiện đối với việc lắp đặt một sân bay được sử dụng cho hàng không dân dụng quốc tế hoặc một máy bay đang đỗ tại sân bay này và không sử dụng,

2º tội phạm quy định tại đoạn 6 (điểm 5º) điều L. 282-1 Bộ luật Hàng không Dân dụng, nếu đã được thực hiện đối với các dịch vụ của một sân bay được sử dụng cho hàng không dân dụng quốc tế.

Điều 689-8

Nhằm áp dụng Nghị định thư của Công ước Bảo vệ Lợi ích Tài chính Cộng đồng được làm tại Dublin ngay 27/9/1996 và Công ước Đấu tranh chống Tham nhũng liên quan đến Quan chức của Cộng đồng Châu Âu hoặc Quan chức của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu làm tại Brussels ngày 26/5/1997, những người sau có thể bị truy tố và xét xử theo các điều kiện quy định tại điều 689-1:

1º Bất kì công chức nào làm việc cho một trong các thể chế của Cộng đồng Châu Âu hoặc cho một tổ chức được tạo ra phù hợp với các hiệp định tạo thành Cộng đồng Châu Âu và có trụ sở ở Pháp, phạm tội ít nghiêm trọng quy định tại điều 435-1 Bộ luật Hình sự hoặc một tội phạm gây thiệt hại cho các lợi ích tài chính của Cộng đồng Châu Âu theo cách hiểu của Công ước Bảo vệ Lợi ích Tài chính Cộng đồng được làm tại Brussels ngày 26/7/1995;

2º Bất kì ai mang quốc tịch Pháp hoặc bất kì thành viên nào khác của cơ quan dân sự Pháp phạm tội ít nghiêm trọng quy định tại các điều 435-1 và 435-2 Bộ luật Hình sự hoặc một tội phạm gây thiệt hại cho các lợi ích tài chính của Cộng đồng Châu Âu theo cách hiểu của Công ước Bảo vệ Lợi ích Tài chính Cộng đồng được làm tại Brussels ngày 26/7/1995;

3º Bất kì ai phạm tội ít nghiêm trọng quy định tại điều 435-2 Bộ luật Hình sự hoặc một tội phạm gây thiệt hại cho các lợi ích tài chính của Cộng đồng Châu Âu theo cách hiểu của Công ước Bảo vệ Lợi ích Tài chính Cộng đồng được làm tại Brussels ngày 26/7/1995, nếu những tội phạm này được thực hiện đối với một người mang quốc tịch Pháp.
Điều 689-9

Nhằm áp dụng Công ước Quốc tế Trấn áp Khủng bố bằng Bom, đưa ra lấy chữ ký tại New York ngày 12/01/1998, người nào phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng cấu thành hành vi khủng bố quy định tại các điều 421-1 và 421-2 Bộ luật Hình sự hoặc một tội ít nghiêm trọng thuộc về một nhóm khủng bố quy định tại điều 421-2-1 của Bộ luật này, và nếu tội phạm được thực hiện sử dụng một thiết bị gây nổ hoặc chết người quy định tại điều 1 Công ước nói trên, có thể bị truy tố và xét xử theo các điều kiện quy định tại điều 689-1.


Điều 689-10

Nhằm áp dụng Công ước Quốc tế Trấn áp Tài trợ cho Khủng bố, đưa ra lấy chữ ký tại New York ngày 10/01/2000, nếu tội phạm này cấu thành hành vi tài trợ cho khủng bố theo nghĩa của điều 2 Công ước nói trên, người nào phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng quy định tại các điều 421-1 đến 421-2-2 Bộ luật Hình sự có thể bị truy tố và xét xử theo các điều kiện quy định tại điều 689-1.


Điều 690

Bãi bỏ theo Luật số 92-1336 ngày 16-12-1992.


Điều 691

Bãi bỏ theo Luật số 92-1336 ngày 16-12-1992.

CHƯƠNG II

TRUY TỐ VÀ CÁC TOÀ ÁN CÓ THẨM QUYỀN XÉT XỬ THEO LÃNH

THỔ


Các điều từ 692 đến 693


Điều 692

Trong các trường hợp quy định tại chương trên, không thể truy tố người đã chứng minh được là người đã bị xét xử xong tại nước ngoài về các vấn đề tương tự và, trong trường hợp bị kết án, hình phạt đã được thi hành hoặc huỷ bỏ do hết thời hạn.


Điều 693

Toà án có thẩm quyền xét xử là toà án nơi bị can cư trú, địa chỉ biết được cuối cùng của người này, địa điểm nơi người này được tìm thấy, nơi ở của nạn nhân hoặc, nếu tội phạm được thực hiện ở nước ngoài hoặc đối với một máy bay, là địa điểm nơi máy bay hạ cánh. Những quy định này không loại trừ việc áp dụng cuối cùng của các nguyên tắc về thẩm quyền xét xử quy định tại các điều 697-3, 705, 706-2 và 706-17.

Nếu không thể thực hiện những quy định tại đoạn trên, toà án có thẩm quyền xét xử là ở Paris, trừ khi vụ án được Toà án Giám đốc thẩm gửi đến xét xử tại một toà án gần nơi xảy ra tội phạm, theo đơn của các bên hoặc đề xuất của công tố viên.
THIÊN X

HỢP TÁC TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Các điều từ 694 đến 696-47

CHƯƠNG I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Các điều từ 694 đến 694-9

MỤC I


CHUYỂN GIAO VÀ THI HÀNH THEO YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

Các điều từ 694 đến 694-4


Điều 694

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975 Điều 13 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992 Điều 64 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 30 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu như không có bất kì công ước quốc tế nào quy định khác:

1) Các yêu cầu tương trợ từ các cơ quan tư pháp Pháp đến các cơ quan tư pháp nước ngoài được gửi qua cơ quan trung gian là Bộ Tư pháp. Các tài liệu thực thi được gửi đến các cơ quan của Quốc gia yêu cầu thông qua các kênh tương tự.

2) Các yêu cầu tương trợ tư pháp từ các cơ quan tư pháp nước ngoài được gửi qua các kênh ngoại giao. Các tài liệu thực thi được gửi đến các cơ quan của Quốc gia yêu cầu thông qua các kênh tương tự.

Trong các trường hợp khẩn cấp, các yêu cầu tương trợ của các cơ quan nước ngoài hoặc của Pháp có thể được gửi trực tiếp đến các cơ quan của Quốc gia có thẩm quyền thực thi chúng. Việc chuyển giao các tài liệu thực thi đến các cơ quan của Quốc gia được yêu cầu được tiến hành theo cách tương tự và theo các điều kiện tương đương. Tuy nhiên, trừ khi có một công ước quốc tế quy định khác, các yêu cầu tương trợ tư pháp từ các cơ quan tư pháp nước ngoài gửi đến các cơ quan tư pháp Pháp phải có ý kiến của chính phủ nước ngoài liên quan thông qua các kênh ngoại giao.
Điều 694-1

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong các trường hợp khẩn cấp, các yêu cầu tương trợ tư pháp từ các cơ quan tư pháp nước ngoài được gửi, theo các quy định đặc biệt tại điều 694-2, đến công tố viên cấp quận hoặc thẩm phán điều tra của toà án quận có thẩm quyền theo lãnh thổ. Chúng cũng có thể được gửi đến các thẩm phán này thông qua cấp trung gian là công tố viên trưởng.

Nếu công tố viên cấp quận nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp trực tiếp từ một cơ quan nước ngoài mà chỉ có thể được thi hành bởi thẩm phán điều tra, thì phải gửi cho người này để thực hiện, hoặc chuyển cho công tố viên trưởng trong trường hợp quy định tại điều 694-4.

Trước khi thi hành yêu cầu tương trợ tư pháp được trực tiếp chuyển đến, thẩm phán điều tra gửi ngay yêu cầu này đến công tố viên cấp quận để góp ý.



Điều 694-2

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Các yêu cầu tương trợ tư pháp từ các cơ quan tư pháp nước ngoài được thi hành bởi công tố viên cấp quận hoặc nhân viên hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp được công tố viên đề nghị vì mục đích này.

Chúng được thi hành bởi thẩm phán điều tra hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp trong bối cảnh có một thư yêu cầu tương trợ yêu cầu các hành vi tố tụng cụ thể mà không thể được ra lệnh hoặc thi hành trong giai đoạn chuẩn bị điều tra.
Điều 694-3

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Các yêu cầu tương trợ tư pháp từ các cơ quan tư pháp nước ngoài được thi hành theo các nguyên tắc tố tụng quy định trong Bộ luật này.

Tuy nhiên, nếu yêu cầu tương trợ tư pháp cụ thể hoá điều này, thì được thi hành theo các nguyên tắc tố tụng do các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia yêu cầu chỉ ra, dựa trên điều kiện, với chế tài là sẽ bị tuyên vô hiệu, những nguyên tắc này không làm giảm các quyền của các bên hoặc những đảm bảo về mặt tố tụng do Bộ luật này quy định. Khi yêu cầu tương trợ tư pháp không thể được thi hành theo những quy định của Quốc gia yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền của Pháp thông báo ngay cho cơ quan của Quốc gia yêu cầu và chỉ rõ theo điều kiện nào thì yêu cầu có thể được thi hành. Các cơ quan có thẩm quyền của Pháp và của Quốc gia yêu cầu có thể đồng ý về kết quả của yêu cầu này sau đó, khi thấy phù hợp theo các điều kiện nói trên.

Việc gửi yêu cầu tương trợ tư pháp không theo quy tắc thông thường có thể không tạo ra các căn cứ để tuyên vô hiệu đối với các hành vi được thực hiện trong khi thực thi yêu cầu này.


Điều 694-4

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu việc thực thi một yêu cầu tương trợ tư pháp từ một cơ quan tư pháp nước ngoài có thể đe doạ đến trật tự xã hội hoặc các lợi ích căn bản của quốc gia, công tố viên cấp quận nhận được yêu cầu theo đoạn ba của điều 694-1 gửi yêu cầu này cho công tố viên trưởng để quyết định, nếu thấy phù hợp thì chuyển cho Bộ trưởng Tư pháp và nếu có thể thì thông báo về điều này cho thẩm phán điều tra.

Nếu được chuyển yêu cầu này, Bộ trưởng Tư pháp thông báo cho cơ quan gửi yêu cầu, nếu phù hợp, là không thực hiện bất kì hành động nào theo yêu cầu, toàn bộ hoặc một phần. Điều này được thông tin cho cơ quan tư pháp liên quan và đình chỉ việc thực thi yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc việc trả lại tài liệu thực thi.

MỤC II


QUY ĐỊNH ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ LOẠI YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP NHẤT ĐỊNH

Các điều từ 694-5 đến 694-9



Điều 694-5

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Các quy định của điều 706-71 được áp dụng cho việc thực thi đột xuất, trên lãnh thổ nước Pháp và lãnh thổ nước ngoài, các yêu cầu tương trợ tư pháp từ các cơ quan tư pháp nước ngoài hoặc các hành vi tương trợ tư pháp được thi hành theo yêu cầu của các cơ quan tư pháp Pháp.

Bất kì việc thẩm vấn, xét hỏi hoặc đối chất nào được thi hành tại nước ngoài theo yêu cầu của các cơ quan tư pháp Pháp được thi hành theo các quy định của Bộ luật này, trừ khi một công ước quốc tế ngăn cản điều này.

Việc thẩm vấn hoặc đối chất một người đang bị truy tố chỉ có thể được tiến hành với sự đồng ý của người này.

Các quy định tại các điều 434-13 và 434-15-1 của Bộ luật Hình sự được áp dụng cho việc xét hỏi nhân chứng trên lãnh thổ nước Pháp theo yêu cầu của các cơ quan tư pháp nước ngoài của Quốc gia yêu cầu điều này, theo các điều kiện quy định tại điều này.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương