BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang19/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   49

Điều 593

Các phán quyết của phòng điều tra và các phán quyết ban hành ở cấp xét xử cuối cùng bị tuyên vô hiệu nếu không bao gồm các lý do hoặc nếu các lý do là không đủ và không cho phép Toà án Giám đốc thẩm thực hiện việc giám sát và kiểm tra liệu lệnh phát sinh có tôn trọng luật pháp.

Điều tương tự áp dụng khi quyết định bị bỏ qua hoặc từ chối, cho dù liên quan đến một hoặc nhiều đơn của các bên, hoặc liên quan đến một hoặc nhiều đề xuất của công tố viên.
Điều 594

Trong trường hợp bị cáo phạm trọng tội, quyết định có hiệu lực của Tòa điều tra phúc thẩm về việc chuyển bị cáo ra Tòa đại hình xét xử phải xác định thẩm quyền của Tòa đại hình và bổ khuyết những thiếu sót của thủ tục tố tụng trước đó, nếu có.


Điều 595

Khi phòng điều tra đang quyết định kết thúc vụ án thì toàn bộ các lập luận dựa trên việc huỷ bỏ hoạt động điều tra phải được nộp cho phòng điều tra, nếu không thực hiện được điều này thì các bên không được chấp nhận đưa ra những căn cứ này, trừ khi họ không thể biết về chúng; điều này không ảnh hưởng đến quyền của Toà án Giám đốc thẩm đưa ra bất kì lập luận nào theo thẩm quyền.


Điều 596

Trong trường hợp bị cáo phạm trọng tội, bị kết án phải chịu một hình phạt không phải là hình phạt quy định đối với trọng tội thì Viện Công tố cũng như người bị kết án có thể đề nghị hủy bản án đó.


Điều 597

Nếu Tòa đại hình xử bị cáo trắng án theo quy định tại Điều 363 vì cho rằng không có quy định của Pháp luật hình sự, nhưng trên thực tế Pháp luật có quy định thì Viện Công tố có quyền yêu cầu hủy bản án đó.


Điều 598

Nếu hình phạt đã tuyên là hình phạt do pháp luật quy định đối với hành vi phạm tội của bị cáo thì không ai được yêu cầu hủy bản án với lý do là có sự nhầm lẫn trong việc viện dẫn nội dung điều luật.


Điều 599

Đối với các tội ít nghiêm trọng, bị cáo không được chấp thuận trình bày căn cứ giám đốc thẩm bất kì việc huỷ bỏ nào thực hiện ở cấp sơ thẩm nếu không đưa ra trước toà án phúc thẩm, trừ việc huỷ bỏ do không có thẩm quyền khi công tố viên kháng nghị.

Đối với các tội nghiêm trọng, bị cáo không được phép đưa ra căn cứ giám đốc thẩm bất kì việc huỷ bỏ nào không nêu ra trước toà đại hình giải quyết kháng cáo như quy định tại điều 305-1.
Điều 600

Trong mọi trường hợp, không ai có thể kháng cáo phá vì lý do đã có vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về bào chữa cho bên bị kết án.


Điều 601

Những quy định về tính công khai, trật tự và kỷ luật phiên tòa được áp dụng tại Tòa Phá án.


Điều 602

Các bản báo cáo được trình bày tại phiên tòa. Sau đó, các luật sư yêu cầu các bên trình bày nhận xét, nếu có. Viện Công tố trình bày những yêu cầu của mình.


Điều 603

Trong thời gian nghị án, chủ tọa phiên tòa lấy ý kiến các thẩm phán, bắt đầu từ thẩm phán có thâm niên cao nhất.

Thẩm phán báo cáo viên luôn là người phát biểu đầu tiên và chủ tọa phiên tòa là người phát biểu cuối cùng,
Điều 603-1

(Luật số 67-523 ngày 3-7-1967) Trong các vụ án hình sự, bản án của Tòa Phá án phải ghi rõ họ tên của Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán báo cáo viên, các thẩm phán đã tham gia xét xử, đại diện của Viện Công tố, luật sư của các bên và họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú của các bên và những lập luận của họ.
Điều 604

Trong mọi vụ án về trọng tôi, khinh tôi, hoặc tội vi cảnh, Tòa Phá án có thể giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị ngay sau khi hết hạn mười ngày kể từ ngày Tòa Phá án nhận được hồ sơ.

Tòa Phá án phải xét xử khẩn cấp và ưu tiên trong thời hạn ba tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.


  1. Nếu có kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa điều tra phúc thẩm về việc chuyển bị cáo cho Tòa đại hình xét xử;

  2. Trong những trường hợp quy định tại Điều 571, thời hạn xét xử phá án là hai tháng.


Điều 605

Trước khi xét xử về nội dung, Tòa Phá án xem xét tính hợp lệ của đơn kháng cáo, kháng nghị. Nếu cho rằng đơn kháng cáo, kháng nghị không hợp lệ thì tùy từng trường hợp, Tòa Phá án ra quyết định không chấp nhận đơn kháng cáo, kháng nghị, hoặc truất quyền kháng cáo, kháng nghị.


Điều 606

Tòa Phá án quyết định đình chỉ xét xử nếu đối tượng của việc kháng cáo, kháng nghị không còn nữa.


Điều 607

Nếu kháng cáo, kháng nghị được chấp nhận nhưng không có căn cứ thì Tòa Phá án ra quyết định bác kháng cáo, kháng nghị.


Điều 608

Quyết định công nhận rút đơn kháng cáo được đăng ký không mất tiền, trừ trường hợp Tòa Phá án có quyết định khác.


Điều 609

Nếu hủy một bản án khinh tội hoặc tội vi cảnh thì Tòa Phá án chuyển vụ án cho một Tòa tiểu hình hoặc Tòa vi cảnh khác xét xử, hoặc chuyển cho Tòa phúc thẩm khác xử lại nếu là bản án phúc thẩm.


Điều 609-1

Nếu Toà án Giám đốc thẩm huỷ phán quyết của phòng điều tra giải quyết kháng cáo một lệnh kết thúc thì gửi vụ án và các bên cho một phòng điều tra khác để tiếp tục tiến hành toàn bộ tiến trình tố tụng theo thẩm quyền.

Nếu Toà án Giám đốc thẩm huỷ một phán quyết của phòng điều tra ngoài những phán quyết nêu tại đoạn trên, thì quyền tài phán của phòng điều tra được chuyển vụ án bị giới hạn, trừ khi Toà án Giám đốc thẩm quyết định khác, trong việc giải quyết tranh chấp dẫn đến đơn xin giám đốc thẩm và, sau khi có quyết định cuối cùng và theo các quy định tại đoạn một điều 207, hồ sơ vụ án được trả lại cho phòng điều tra ban đầu thụ lý, vì mục đích, khi phù hợp, nêu tại đoạn hai điều 207 hoặc đoạn ba điều 206.
Điều 610

Đối với các vụ án nghiêm trọng, Toà án Giám đốc thẩm ra lệnh chuyển việc xét xử như sau:

- cho phòng điều tra khác với phòng điều tra đã quyết định bản cáo trạng, nếu quyết định bị huỷ bỏ là của phòng điều tra;

- cho toà đại hình khác với toà đại hình đã ra phán quyết, nếu phán quyết bị huỷ bỏ vì toà đại hình tuyên vô hiệu;

- cho toà án phúc thẩm khác với toà đại hình đã ra phán quyết, nếu phán quyết bị huỷ bỏ chỉ liên quan đến các việc kiện dân sự.
Điều 611

Nếu vụ án được chuyển đến một phòng điều tra thì phòng này chỉ định, nếu cần, toà án xét xử trong khu vực tài phán. Tuy nhiên, Toà án Giám đốc thẩm có thể chỉ định trước toà án hình sự để xét xử bị cáo, có thể ở một khu vực khác.


Điều 612

Đối với khinh tội hoặc tội vi cảnh, nếu bản án và thủ tục tố tụng bị hủy vì Tòa án tuyên án và tiến hành tố tụng không có thẩm quyền, thì Tòa Phá án chuyển vụ án cho các thẩm phán có thẩm quyền và chỉ định các thẩm phán đó.

Tòa Phá án có thể chỉ hủy một phần quyết định, nếu có chỉ có một phần quyết định của quyết định đó vô hiệu.
Điều 612-1

Đối với bất kì vấn đề nào nếu trật tự công hoặc việc thực hành phù hợp công lý yêu cầu, Toà án Giám đốc thẩm có thể ra lệnh là việc huỷ bỏ do mình tuyên bố có hiệu lực đối với các bên trong tố tụng không nộp đơn xin giám đốc thẩm.

Người bị kết án không làm đơn xin giám đốc thẩm, và liên quan đến những người mà việc huỷ bỏ bản án đã được mở rộng phù hợp với các quy định tại đoạn một, không thể bị áp dụng hình phạt cao hơn hình phạt do toà án có phán quyết bị huỷ bỏ ấn định.
Điều 613

Trong trường hợp Tòa Phá án được phép chọn Tòa phúc thẩm hoặc Tòa sơ thẩm xét xử lại vụ án thì hội đồng xét xử phải ra quyết định riêng ngay tại Phòng hội đồng và phải ghi rõ quyết định này vào bản án.


Điều 614

Trong thời hạn ba ngày phải gửi cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án bản sao quyết định chấp nhận kháng cáo phá án và chuyển vụ án cho một Tòa án mới xét xử. Hồ sơ tố tụng và bản sao này được chuyển cho công tố viên bên cạnh Tòa án được giao xét xử lại vụ án.

Công tố viên này yêu cầu thừa phát lại quyết định tống đạt của Tòa Phá án cho các bên.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án cũng gửi một bản sao quyết định cho công tố viên bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc Tòa phúc thẩm đã ra bản án bi hủy.


Điều 615

Nếu bản án bị hủy vì vi phạm những hình thức cơ bản do pháp luật quy định thì phải gửi bản sao quyết định hủy bản án cho Bộ trưởng Bộ tư pháp.


Điều 616

Bãi bỏ theo Luật số 81-759 ngày 6-8-1981.


Điều 617

Lục sự cấp trích lục quyết định bác kháng cáo phá án hoặc quyết định hủy bản án mà không cho xét xử lại cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án trong thời hạn ba ngày. Bản trích lục này được chuyển cho công tố viên bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc Tòa phúc thẩm đã ra bản án bị hủy.

công tố viên này phải tống đạt trích lục đó cho các bên bằng thư bảo đảm có giấy báo nhận.
Điều 618

Nếu kháng cáo phá án bị bác thì bên kháng cáo sẽ không thể tiếp tục kháng cáo chính bản án đo với bất cứ lý do và căn cứ nào.


Điều 618-1

Toà án tuyên phạt người phạm tội phải trả cho bên dân sự một số tiền do toà ấn định, liên quan đến các chi phí không do Nhà nước chi trả, theo yêu cầu của bên dân sự. Toà án có xem xét đến tình trạng tài chính và tài sản của người bị kết án. Toà án có thể, theo thẩm quyền, quyết định vì các lý do tương tự là không có căn cứ cho một lệnh như vậy.


Điều 619

(Luật số 67-523 ngày 3-7-1967) Nếu sau khi đã hủy bản án phúc thẩm hoặc bản án chung sơ thẩm và đã có bản án xét xử lại, những bản án này lại bị các bên kháng cáo phá án, thì vụ án được đưa ra Hội đồng thẩm phán Tòa Phá án giải quyết theo quy định các Điều L.131-2 và L.131-3, Bộ luật tổ chức tư pháp.
Điều 620

Nếu theo yêu cầu chính thức của Bộ trưởng Bộ tư pháp, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án kháng nghị quyết định của Tòa án, bản án phúc thẩm hoặc sơ thẩm trái pháp luuatj thì những quy định và bản án đó có thể bị hủy.


Điều 621

Đối với các bản án phúc thẩm và chung sơ thẩm, Tòa phúc thẩm, Tòa đại hình, Tòa tiểu hình hoặc Tòa vi cảnh, nếu không có bên nào kháng cáo trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án có thể kháng nghị vì lợi ích của pháp luật dù thời hạn kháng cáo phá án đã hết. Tòa Phá án quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị và xem xét các căn cứ của kháng nghị. Nếu chấp nhận kháng nghị thì Tòa Phá án ra quyết định hủy bản án và các bên không thể đưa vào quyết định đó để không thi hành bản án bị hủy.



THIÊN III

XEM XÉT LẠI MỘT PHÁN QUYẾT HÌNH SỰ DO KẾT QUẢ CỦA MỘT QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN QUYỀN CHÂU ÂU

Các điều từ 625-1 đến 626-7


Điều 622

(Luật số 89-431 ngày 23-6-1989) Quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo, kháng nghị tái thẩm vì lợi ích của người bị kết án trọng tội hoặc khinh tội trong những trường hợp sau đây:

  1. Sau khi đã có bản án kết tội giết người mà phát hiện được những dấu hiệu cho thấy nạn nhân còn sống;

  2. Nếu sau khi bị cáo bị kết án trọng tội hoặc khinh tội, lại có một bản án kết tội một bị cáo khác về cùng một vụ việc xảy ra nhưng hai bản án nay mâu thuẫn với nhau, thì sự mâu thuẫn đó chứng minh được là một trong hai bị cáo vô tội;

  3. Sau khi xét xử, một người làm chứng đã bị truy tố và xử phạt về tội làm chứng gian dối với bị cáo; người làm chứng này không được làm chứng trong những phiên tòa xét xử tiếp theo;

  4. Sau khi xét xử xảy ra hoặc phát hiện được một sự kiện mới hoặc một nhân tố mà Tòa án đã không biết khi xét xử, sự kiện và nhân tố này làm nảy sinh nghi ngờ về tội trạng của bị cáo.


Điều 623

(Luật số 89-431 ngày 23-6-1989) Những người sau đây có quyền kháng cáo, kháng nghị tái thẩm:

  1. Bộ trưởng Bộ tư pháp;

  2. Người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp của người bị kết án, nếu người bị kết án không có năng lực hành vi;

  3. Nếu người bị kết án chết hoặc bị tuyên bố mất tích thì người kháng cáo tái thẩm có thể là vợ hoặc chồng, con cái hoặc cha mẹ, người được di tặng toàn bộ hoặc một phần di sản hoặc người được người bị kết án ủy quyền;

Phải gửi đơn kháng cáo, kháng nghị tái thẩm cho một hội đồng hồm năm thảm phán Tòa Phá án. Năm thẩm phán naỳ được Hội đồng thẩm phán Tòa Phá án chỉ định. Một thẩm phán thành viên của Tòa hình sự Tòa phá án đảm nhận vai trò Chủ tịch hội đồng, xem xét kháng cáo, kháng nghị tái thẩm. Việc cử năm thẩm phán dự khuyết cũng được tiến hành dưới hình thức đó. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án thực hiện chức năng công tố.

Hội đồng nói trên trực tiếp tiến hành hoặc dưới hình thức ủy thác điều tra, mọi công việc tìm kiếm, nghe lời khai, đối chất và thẩm tra cần thiết, lấy lừi khai của người kháng cáo tái thẩm hoặc luật sư của người kháng cáo tái thảm, lấy ý kiến của Viện Công tố. Sau đó nếu có thể chấp nhận kháng cáo, kháng nghị tái thẩm thì hội đồng đó yêu cầu Tòa hình sự Tòa phá án xét xử với vai trò một Tòa tái thẩm. Theo yêu cầu của người kháng cáo tái thẩm hoặc luật sư của người kháng cáo tái thẩm, hội đồng ra quyết định công khai.

Trong trường hợp kháng cáo tái thẩm theo quy định tại khoảng 4, Điều 622, hội đồng xem xét toàn bộ những sự kiện mới hoặc nhân tố nêu trong đơn kháng cáo tái thẩm trước đây đã bị bác.
Điều 624

(Luật số 89-431 ngày 23-6-1989) Bất cứ lúc nào, Hội đồng xem xét kháng cáo, kháng nghị cũng có quyền ra quyết định hoãn thi hành bản án kháng cáo, kháng nghị.

Khi được yêu cầu xét xử, Tòa tái thẩm cũng có quyền trên.


Điều 625

(Luật số 89-431 ngày 23-6-1989) Nếu nhận thấy hồ sơ chưa hoàn tất thì Tòa tái thẩm tiến hành theoo quy định tại khoản trước khoản cuối, Điều 623.

Nếu hồ sơ đã hoàn tất thì Tòa tái thẩm mở phiên tòa công khai xét xử về nội dung. Tại phiên tòa công khai, Tòa lấy lời khai của người kháng cáo tái thẩm hoặc luật sư của người kháng cáo, ý kiến của Viện Công tố cũng như ý kiến của nguyên đơn dân sự, nếu nguyên đơn dân sự tham dự phiên tòa sau khi đã được thông báo hợp lệ. Tòa ra quyết định tại thẩm có ghi rõ căn cứ. Quyết định này là quyết định cuối cùng không còn bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu thấy kháng cáo không có căn cứ thì Tòa bác đơn. Ngược lại nếu thấy kháng cáo có căn cứ , thì Tòa hủy bản án bị kháng cáo tái thẩm. Tòa xem xét có thể xét xử lại hay không. Nếu thấy có thể được, Tòa giao bị cáo cho một Tòa án khác cùng cấp với Tòa án đã ra bản án bị hủy.

Nếu không thể tiến hành xét xử lại, đặc biệt trong trường hợp một hay nhiều người bị kết án được đại xá, chết, bị điên, vắng mặt, hoặc không phải chịu trách nhiệm hình sư, trong trường hợp hết thời hiện truy tố hoặc thời hiệu hình phat thì, sau khi xác định rõ ràng các trường hợp đó, Tòa tái thẩm xét xử về nội dung với sự có mặt của các nguyên đơn dân sự, nếu có và của những người quản tài do Tòa chỉ định cho mỗi người đã chết. Trong trường hợp này, Tòa chỉ hủy những bản án không có căn cứ và khôi phục danh dự cho người đã chết.

Nếu sau khi Tòa tái thẩm đã hủy bản án và ra quyết định chuyển vụ việc cho Tòa án khác xét xử lại mới phát hiện rằng không thể tiến hành xét xử lại thì, theo yêu cầu của Viện Công tố, Tòa tái thẩm rút lại quyết định chỉ định Tòa án xét xử lại rồi tiến hành xét xử lại theo quy định tại khoản trên.

Không phải chuyển vụ việc cho Tòa án khác xét xử lại sau khi Tòa tái thẩm hủy bản án mà khong còn gì có thể được xác định là trọng tội hoặc khinh tội.

Khi hủy bản án thì cũng phải hủy phiếu lý lịch tư pháp.


Điều 625-1

(Luật số 89-431 ngày 23-6-1989) Theo quy định tại các Điều 623 và 625, người kháng cáo tái thẩm có thể có luật sư đại diện, luật sư này có thể là luật sư tại Tham chính viện và Tòa Phá án hoặc là thành viên chính thức của một đoàn luật sư.
Điều 626

Không ảnh hưởng đến quy định tại đoạn hai và ba điều L. 781-1 của Bộ luật Tổ chức Toà án, người bị kết án nhưng sau đó được công nhận là vô tội, theo quy định tại thiên này, có quyền được bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất và tinh thần do việc kết án gây ra. Tuy nhiên, không có việc bồi thường thiệt hại nếu người này bị kết án sai đối với các cáo buộc do cố ý và tự nguyện thừa nhận nhằm tạo điều kiện cho thủ phạm đích thực lẩn tránh công lý.

Bất kì ai có thể chứng minh được việc kết án gây thiệt hại cho mình đều có thể yêu cầu đền bù theo các điều kiện tương tự.

Theo yêu cầu của bên liên quan, thiệt hại được đánh giá dựa trên các ý kiến chuyên gia của cả hai bên có được theo các điều kiện quy định tại các điều từ 156 trở về sau.

Việc bồi thường được quyết định bởi chánh án đầu tiên của toà án phúc thẩm có thẩm quyền nơi bên đó sinh sống, theo thủ tục quy định tại các điều từ 149-2 đến 149-4. Nếu người này yêu cầu thì việc đền bù cũng có thể được cho phép trong phán quyết chứng minh sự vô tội. Tại toà đại hình, việc bồi thường được cho phép, liên quan đến các vấn đề dân sự, bởi toà án xét xử không có bồi thẩm đoàn.

Việc bồi thường này do Nhà nước chi trả, do hoạt động của mình đối với bất kì bên dân sự, người báo tin, hoặc nhân chứng lừa dối có thể phải chịu trách nhiệm đối với việc kết án. Khoản bồi thường này được chi trả như các chi phí pháp lý đối với các tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hoặc vi cảnh.

Nếu người làm đơn yêu cầu thì phán quyết sửa đổi chứng minh sự vô tội của người bị kết án được niêm yết tại địa phương nơi kết án, tại thành phố nơi xảy ra tội phạm, tại thành phố nơi người làm đơn sinh sống, nơi sinh của họ, và nơi cư trú cuối cùng của nạn nhân của việc thực hành công lý sai lầm, nếu người này đã chết. Trong những điều kiện tương tự, toà án ra lệnh đăng quyết định trên Công báo, và trích đoạn văn bản được đăng trên năm tờ báo do toà án ban hành quyết định lựa chọn.

Chi phí đăng tải quy định ở trên được lấy từ Ngân khố Quốc gia.


Điều 626-1

Việc xem xét lại một quyết định hình sự cuối cùng có thể được yêu cầu vì lợi ích của bất kì ai bị phán quyết có tội, nếu việc kết án được tiến hành, trong một phán quyết của Toà án Nhân quyền Châu Âu, tuyên bố là đã vi phạm các quy định của Công ước Bảo vệ Nhân quyền và Các quyền tự do Cơ bản, hoặc các Nghị định thư bổ sung, và nếu vi phạm bị tuyên bố, do bản chất hoặc tính chất nghiêm trọng, đã dẫn đến những tiếng vang xấu cho người bị kết án, mà việc “thoả mãn sự công bằng” cho phép theo điều 41 của Công ước không thể đi đến hồi kết.


Điều 626-2

Việc thẩm tra lại có thể được yêu cầu bởi:

- Bộ trưởng Tư pháp;

- Công tố viên trưởng bên cạnh Toà án Giám đốc thẩm;

- Người bị kết án, hoặc trong trường hợp không có năng lực, đại diện pháp lý của người này;

- Những người thừa kế hợp pháp của người bị kết án nếu người này đã chết.


Điều 626-3

Yêu cầu thẩm tra lại được gửi cho một uỷ ban gồm bảy thẩm phán của Toà án Giám đốc thẩm, do Hội đồng thẩm phán toà án này chỉ định; mỗi toà có một thành viên đại diện, trừ toà hình sự có hai thẩm phán đại diện, một trong hai người này là chủ tịch uỷ ban. Bảy thẩm phán bổ sung được chỉ định theo những điều kiện tương tự. Trách nhiệm của công tố viên được tiến hành bởi văn phòng công tố viên trưởng bên cạnh Toà án Giám đốc thẩm.

Yêu cầu phải được soạn thảo trong vòng một năm kể từ khi Toà án Nhân quyền Châu Âu ban hành phán quyết.

Quyết định của uỷ ban được ban hành khi kết thúc phiên xét xử công khai, trong thời gian đó các bình luận bằng văn bản hoặc lời nói của nguyên đơn hoặc luật sư và công tố viên được tiếp nhận. Quyết định này không được phép kháng cáo.


Điều 626-4

Nếu thấy rằng có thể biện minh được cho yêu cầu, uỷ ban tiến hành theo các quy định sau:

-- Nếu việc thẩm tra lại đơn xin giám đốc thẩm của người bị kết án, được tiến hành phù hợp với các quy định của Công ước, nhằm đền bù vi phạm do Toà án Nhân quyền Châu Âu phát hiện ra, thì uỷ ban chuyển vụ án cho Toà án Giám đốc thẩm để quyết định trong phiên họp toàn thể.

-- Trong mọi trường hợp, uỷ ban chuyển vụ án cho một toà án khác cùng loại và cấp với toà án đã ban hành phán quyết có tranh chấp, tuân thủ việc áp dụng các quy định của đoạn ba và bốn điều 625.


Điều 626-5

Việc hoãn thi hành hình phạt có thể được tuyên bố vào bất kì thời điểm nào trong quá trình xem xét lại bởi uỷ ban hoặc Toà án Giám đốc thẩm.

Trừ trường hợp quy định tại đoạn một, nếu uỷ ban, quyết định là yêu cầu được biện minh, tiến hành phù hợp với quy định của điều 626-4, thì người đang chấp hành hình phạt tù vẫn ở trong trại giam cho đến khi Toà án Giám đốc thẩm phán quyết tại một phiên họp toàn thể hoặc toà án đang thụ lý giải quyết vụ án đã phán quyết, mặc dù thời hạn tạm giam này không được vượt quá thời hạn phạt tù phải chịu. Quyết định này phải diễn ra trong vòng một năm kể từ khi có phán quyết của uỷ ban, nếu không thực hiện điều này thì cá nhân được trả tự do, trừ khi bị tạm giam vì một lý do khác. Trong thời hạn này, cá nhân bị coi là bị tạm giam trước khi xét xử, và có thể nộp đơn xin bảo lãnh theo các điều kiện quy định tại các điều 148-6 và 148-7. Những đơn này được thẩm tra phù hợp với các điều 148-1 và 148-2. Tuy nhiên, nếu uỷ ban đã chuyển vụ án trước phiên họp toàn thể của Toà án Giám đốc thẩm, yêu cầu bảo lãnh được thẩm tra bởi phòng điều tra của toà án phúc thẩm trong khu vực tài phán có trụ sở của toà án đã kết tội người liên quan.
Điều 626-6

Vì mục đích áp dụng các quy định của thiên này, nguyên đơn có thể được đại diện hoặc trợ giúp bởi một luật sư bên cạnh Chính phủ hoặc Toà án Giám đốc thẩm, hoặc một luật sư có đăng ký hợp pháp tại một đoàn luật sư.


Điều 626-7

Nếu khi kết thúc tố tụng, người bị kết án được chứng minh vô tội, thì các quy định của điều 626 được áp dụng.


QUYỂN IV

MỘT SỐ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC THÙ

Các điều từ 627 đến 706-74

THIÊN I


HỢP TÁC VỚI TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ

Các điều từ 627 đến 627-21

CHƯƠNG I


HỢP TÁC TƯ PHÁP

Các điều từ 627 đến 627-15

MỤC I


TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP CÓ ĐI CÓ LẠI

Các điều từ 627 đến 627-3


Điều 627

Vì mục đích áp dụng đạo luật Toà án Hình sự Quốc tế ngày 18/7/1998 (Luật), nước Pháp tham gia vào việc trừng trị các tội phạm và hợp tác với toà án này theo các điều kiện quy định tại thiên này.

Các quy định sau áp dụng cho bất kì ai bị Toà án Hình sự Quốc tế truy tố hoặc kết án vì các hành vi cấu thành tội diệt chủng, tội phạm chống lại loài người hoặc tội phạm chiến tranh, theo cách hiểu từ điều 6 đến 8 và 25 của đạo luật này.
Điều 627-1

Yêu cầu tương trợ lẫn nhau do Toà án Hình sự Quốc tế ban hành được gửi cho các cơ quan có thẩm quyền phù hợp với điều 87 của Luật. Tài liệu gốc hoặc bản sao có công chứng có thể được gửi kèm với chứng cứ hỗ trợ.

Các tài liệu này được gửi cho công tố viên cấp quận của Paris để tiến hành các hoạt động phù hợp.

Trong các trường hợp khẩn cấp, các tài liệu này có thể gửi trực tiếp cho người này bằng bất kì phương thức nào sẵn có. Sau đó tiếp tục gửi các tài liệu này theo cách thức quy định tại các đoạn trên.


Điều 627-2

Các yêu cầu tương trợ lẫn nhau được tiến hành, phù hợp với vụ án, bởi công tố viên và thẩm phán cấp quận của Paris, hành động thay mặt cho toàn bộ lãnh thổ nước Pháp, nếu cần với sự có mặt của công tố viên Toà án Hình sự Quốc tế hoặc đại diện của người này, hoặc bất kì người nào nêu trong yêu cầu của Toà án Hình sự Quốc tế.

Cơ quan có thẩm quyền gửi những biên bản chính thức được lập trong quá trình thực hiện các yêu cầu này cho Toà án Hình sự Quốc tế phù hợp với điều 87 của Luật.

Trong trường hợp khẩn cấp, bản sao có công chứng của biên bản chính thức được gửi trực tiếp cho Toà án Hình sự Quốc tế. Biên bản chính thức được gửi sau đó theo cách thức quy định tại các đoạn trên.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương