BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang26/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   49

Điều 695-50

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong các trường hợp ngẫu nhiên xảy ra trên lãnh thổ Pháp, quốc gia thành viên ban hành cung cấp cho Bộ trưởng Tư pháp thông tin quy định tại điều 695-48.


Điều 695-51

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Quy định tại các điều từ 695-47 đến 695-50 được áp dụng để chuyển giao đơn do một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu nộp để dẫn độ đến lãnh thổ nước này một người từ một quốc gia khác không phải là thành viên của Liên minh Châu Âu.


Điều 695-52

(Luật số 75-624 ngày 11 tháng 7 năm 1975 Điều 14 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1975, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1976)

(Luật số 82-621 ngày 21 tháng 7 năm 1982 Điều 2 Công báo ngày 22 tháng 7 năm 1982, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1983)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992 Điều 64 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực từ 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 30 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu công ước quốc tế không có quy định khác, các điều kiện, thủ tục và hiệu lực của việc dẫn độ được quyết định bởi các quy định tại chương này. Các quy định này cũng áp dụng cho những điểm không được các công ước quốc tế quy định.

CHƯƠNG V

DẪN ĐỘ

Các điều từ 696-1 đến 696-47

MỤC I


CÁC ĐIỀU KIỆN DẪN ĐỘ

Các điều từ 696-1 đến 696-7


Điều 696-1

(Bổ sung bởi Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 30 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng

3 năm 2004)

Không được giao nộp cho chính phủ nước ngoài bất kì ai không phải đối tượng của việc truy tố hoặc kết tội đối với một tội phạm quy định tại mục này.


Điều 696-2

(Bổ sung bởi Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 30 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng

3 năm 2004)

Chính phủ Pháp có thể giao nộp bất kì ai không có quốc tịch Pháp và là chủ thể bị khởi tố bởi quốc gia yêu cầu hoặc bị kết tội bởi toà án của quốc gia này, cho chính phủ nước ngoài, theo yêu cầu của họ, khi người này được tìm thấy trên lãnh thổ Pháp.

Tuy nhiên, chỉ được phép dẫn độ nếu tội phạm theo đơn yêu cầu được thực hiện:

- trên lãnh thổ quốc gia yêu cầu bởi một người mang quốc tịch quốc gia này hoặc một người nước ngoài;

- hoặc bên ngoài lãnh thổ quốc gia yêu cầu bởi một người mang quốc tịch quốc gia này;

- hoặc bên ngoài lãnh thổ quốc gia yêu cầu bởi một người nước ngoài, khi các dấu hiệu của tội phạm thuộc vào những tội mà luật của Pháp cho phép truy tố tại Pháp, cho dù chúng được thực hiện bởi một người nước ngoài ở nước ngoài.



Điều 696-3

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng

3 năm 2004)

Các tội phạm có thể dẫn đến việc dẫn độ, cho dù là theo đơn yêu cầu hoặc cho phép dẫn độ, là các tội sau:

1) tất cả các tội bị coi là nghiêm trọng theo luật của quốc gia yêu cầu;

2) các tội bị coi là ít nghiêm trọng theo luật của quốc gia yêu cầu, khi mức tối đa của hình phạt tù phải chịu, theo luật đó, là hai năm hoặc nhiều hơn, trong trường hợp một người đã bị kết tội, khi hình phạt do toà án của quốc gia yêu cầu áp dụng là ít nhất hai năm tù.

Chính phủ Pháp không cho phép dẫn độ nếu tội phạm không phải chịu hình phạt vì tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng theo luật của Pháp.

Các tình tiết cấu thành một nỗ lực hoặc tội đồng loã phải tuân theo các nguyên tắc nói trên, với điều kiện là chúng bị trừng phạt theo luật của cả quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu.

Nếu đơn liên quan đến một số tội phạm được thực hiện bởi người được yêu cầu và những tội này chưa bị xét xử, việc dẫn độ chỉ được phép nếu mức hình phạt tối đa phải chịu theo luật của quốc gia yêu cầu, đối với tất cả các tội phạm cộng lại, là không ít hơn hai năm tù.
Điều 696-4

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Không được phép dẫn độ:

1) khi người được yêu cầu có quốc tịch Pháp, như được quyết định vào ngày xảy ra tội phạm mà việc dẫn độ được yêu cầu;

2) khi tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trong mang màu sắc chính trị, hoặc khi các tình tiết cho thấy việc dẫn độ được yêu cầu vì các lý do chính trị;

3) khi tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng được thực hiện trên lãnh thổ Pháp;

4) khi tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng, trong trường hợp được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Pháp, bị truy tố và cuối cùng được xử lý tại Pháp;

5) khi, theo luật của quốc gia yêu cầu hoặc luật của Pháp, thời hiệu truy tố đã hết trước khi có yêu cầu dẫn độ, hoặc thời hiệu áp dụng hình phạt đã hết trước khi bắt người được yêu cầu, và nói chung là bất cứ khi nào quyền truy tố tại quốc gia yêu cầu bị bãi bỏ;

6) khi tội phạm mà việc dẫn độ được yêu cầu bị trừng phạt theo luật của quốc gia yêu cầu áp dụng một hình phạt hoặc biện pháp an toàn trái với chính sách công của Pháp;

7) khi người được yêu cầu sẽ bị xét xử tại quốc gia yêu cầu bởi toà án không cung cấp những đảm bảo về tố tụng cơ bản và bảo vệ các quyền của bên bào chữa;

8) khi tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng cấu thành một tội phạm quân sự theo Quyển III của Bộ luật Tư pháp Quân sự.


Điều 696-5

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu, với duy nhất một tội phạm, việc dẫn độ được yêu cầu bởi cùng một lúc nhiều quốc gia, ưu tiên được trao cho đơn của quốc gia có lợi ích bị tội phạm xâm phạm, hoặc có lãnh thổ nơi xảy ra tội phạm.

Nếu các đơn đồng thời liên quan đến các tội phạm khác nhau, nhằm quyết định việc ưu tiến cần tính đến toàn bộ các tình tiết và, cụ thể là, mức độ nghiêm trọng tương ứng của tội phạm và nơi thực hiện, cũng như ngày nộp đơn và bất kì hoạt động nào mà quốc gia yêu cầu tiến hành để tái dẫn độ người liên quan.
Điều 696-6

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trừ những ngoại lệ quy định tại điều 696-34, việc dẫn độ chỉ được phép với điều kiện là người bị dẫn độ sẽ không bị truy tố cũng như không bị kết tội vì một tội ngoài tội mà việc dẫn độ yêu cầu, điều này được thực hiện trước khi giao nộp.


Điều 696-7

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi người được yêu cầu đang bị truy tố hoặc đã bị kết tội tại Pháp, và chính phủ Pháp được yêu cầu dẫn độ người này về một tội phạm khác, việc giao nộp chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn thành việc truy tố và, trong trường hợp kết tội, sau khi đã thi hành án.

Tuy nhiên, quy định này không ngăn cản việc tạm thời bị gửi người được yêu cầu đi trình diện trước toà án tại quốc gia yêu cầu, với điều kiện rõ ràng là người này sẽ được gửi trả lại ngay khi các toà án nước ngoài ra phán quyết.

Các quy định tại điều này cũng áp dụng khi người được yêu cầu phải chịu hình phạt tù vắng mặt theo các quy định tại Thiên VI Quyển V của Bộ luật này.


MỤC II

THỦ TỤC DẪN ĐỘ THEO CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƯỢC ÁP DỤNG

Các điều từ 696-8 đến 696-24


Điều 696-8

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Theo các quy định tại đoạn bốn, đơn xin dẫn độ được gửi cho chính phủ Pháp thông qua các kênh ngoại giao và đi kèm bởi quyết định ghi lại việc kết án (cho dù là vắng mặt) hoặc một hành vi tố tụng hình sự được ra lệnh hoặc có hiệu lực vô điều kiện hặc ra lệnh vô điều kiện cho người được yêu cầu trình diện trước toà án hình sự, hoặc một lệnh bắt hoặc bất kì hành vi nào khác có hiệu lực tương tự và được ban hành bởi các cơ quan tư pháp, với điều kiện là những hành vi như vậy bao gồm một sự miêu tả chính xác tội phạm mà chúng được ban hành và ngày xảy ra tội phạm.

Phải xuất trình bản sao có chứng nhận hoặc bản gốc các tài liệu nói trên.

Cùng lúc đó, chính phủ nộp đơn phải cung cấp một bản sao các văn bản pháp lý được áp dụng đối với vấn đề liên quan đến việc buộc tội. Cũng phải đính kèm một bản tổng hợp các tình tiết bị cáo buộc.

Đơn yêu cầu dẫn độ của một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu được gửi trực tiếp bởi các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cho Bộ trưởng Tư pháp, người tiến hành tố tụng phù hợp với điều 696-9.
Điều 696-9

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Đơn yêu cầu dẫn độ, sau khi đã kiểm tra các tài liệu, được gửi cùng với hồ sơ vụ án bởi Bộ trưởng Ngoại giao cho Bộ trưởng Tư pháp, sau khi đảm bảo tính hợp pháp của đơn, người này gửi cho công tố viên trưởng có thẩm quyền theo lãnh thổ. Người này gửi cho công tố viên cấp quận có thẩm quyền theo lãnh thổ để thi hành.


Điều 696-10

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Bất kì ai bị bắt theo một đơn xin dẫn độ phải được chuyển giao cho công tố viên cấp quận có thẩm quyền theo lãnh thổ trong vòng 24 giờ. Trong khoảng thời gian này, người này được hưởng toàn bộ các quyền được đảm bảo bởi các điều từ 63-1 đến 63-5.

Sau khi xác nhận danh tính của người này, thẩm phán thông báo cho họ bằng ngôn ngữ để họ hiểu là họ là chủ thể của một đơn xin dẫn độ, và họ sẽ trình diện trước công tố viên trưởng có thẩm quyền theo lãnh thổ trong vòng 7 ngày kể từ khi trình diện trước công tố viên cấp quận.

Công tố viên cấp quận cũng thông báo cho họ là họ có thể được trợ giúp bởi luật sư theo sự lựa chọn của họ, hoặc, nếu không thực hiện điều này, bởi luật sư do đoàn luật sư chỉ định. Luật sư được thông báo ngay, sử dụng bất kì phương thức nào hiện có. Người này cũng được tư vấn là họ có thể phỏng vấn ngay với luật sư được chỉ định.

Ghi chú của thông báo này được đưa vào hồ sơ chính thức, với hình phạt là bị tuyên vô hiệu. Hồ sơ được gửi ngay cho công tố viên trưởng.

Công tố viên cấp quận ra lệnh tống giam người được yêu cầu, trừ khi người này cảm thấy là sự có mặt của họ trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng không được đảm bảo một cách đầy đủ.


Điều 696-11

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi bị ra lệnh tống giam, người được yêu cầu bị chuyển giao, nếu cần, và bị đưa vào sổ đăng ký tù nhân bị dẫn độ tại trại giam cho toà án phúc thẩm có thẩm quyền nơi người này bị bắt.

Việc chuyển giao này phải xảy ra trong thời hạn bốn ngày kể từ khi người này trình diện trước công tố viên cấp quận.
Điều 696-12

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Công tố viên cấp quận gửi cho công tố viên trưởng các tài liệu được xuất trình để hỗ trợ đơn xin dẫn độ. Trong thời hạn bảy ngày được đề cập tại đoạn hai điều 696-10, công tố viên trưởng lưu ý người được yêu cầu, bằng ngôn ngữ người này hiểu, về căn cứ ban hành lệnh bắt, và thông báo cho người này biết quyền đồng ý hay phản đối việc dẫn độ, và các hậu quả pháp lý của việc đồng ý dẫn độ.

Khi người được yêu cầu đòi được luật sư trợ giúp, và người này đã được triệu tập phù hợp, công tố viên trưởng nhận các tuyên bố của người này và luật sư, theo đó một hồ sơ chính thức được soạn thảo.

Nếu không, thẩm phán nhắc nhở người được yêu cầu về quyền được chọn luật sư và yêu cầu chỉ định chính thức người này. Luật sư được chọn, hoặc được chỉ định chính thức, thành viên của đoàn luật sư, được thông báo ngay về sự lựa chọn này bằng bất kì phương thức nào có thể. Luật sư có thể tiếp cận ngay hồ sơ vụ án và tự do giao tiếp với người được yêu cầu. Công tố viên trưởng nhận các tuyên bố của người liên quan và luật sư, theo đó một hồ sơ chính thức được soạn thảo.


Điều 696-13

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi người được yêu cầu tuyên bố với công tố viên trưởng là người này đồng ý dẫn độ, phòng điều tra ngay lập tức thụ lý vụ án. Người được yêu cầu trình diện trước cơ quan này trong vòng 5 ngày kể từ ngày trình bày trước công tố viên trưởng.

Khi người được yêu cầu có mặt, phòng điều tra xác nhận danh tính và nhận các tuyên bố của người này. Điều này được ghi trong hồ sơ chính thức.

Việc xét hỏi phải công khai, trừ khi điều này ảnh hưởng đến trật tự tiến hành tố tụng đang diễn ra, lợi ích của bên thứ ba hay phẩm giá con người. Nếu như vậy, phòng điều tra, theo yêu cầu của công tố viên, người được yêu cầu hoặc bằng văn bản của chính mình, phán quyết bằng một nghị quyết được tuyên tại phòng.

Phải xét hỏi công tố viên và người được yêu cầu, với sự trợ giúp của luật sư, nếu có, và, nếu cần với sự có mặt của người phiên dịch.

Điều 696-14

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi, với sự có mặt của người này, người được yêu cầu tuyên bố đồng ý bị dẫn độ và các điều kiện pháp lý cho việc dẫn độ được hoàn tất, phòng điều tra, sau khi thông báo cho người này về các hậu quả pháp lý của việc đồng ý, chính thức ghi nhận điều này trong vòng 7 ngày kể từ ngày người này có mặt, trừ khi ra lệnh cung cấp thêm thông tin.

Không được phép kháng cáo hoặc khiếu nại phán quyết của phòng điều tra.
Điều 696-15

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi người được yêu cầu tuyên bố với công tố viên trưởng là không đồng ý với việc dẫn độ, phòng điều tra lập tức tiến hành tố tụng. Người được yêu cầu trình diện trước phòng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi trình diện trước công tố viên trưởng.

Quy định tại các đoạn hai, ba và bốn điều 696-13 được áp dụng.

Nếu, khi trình diện, người được yêu cầu tuyên bố không đồng ý bị dẫn độ, phòng điều tra chuyển một ý kiến có lý do đối với đơn xin dẫn độ. Trừ khi ra lệnh cung cấp thêm thông tin, thì phải chuyển ý kiến này trong vòng một tháng từ khi người được yêu cầu trình diện.

Ý kiến này là không được ưa thích nếu toà án cảm thấy là các điều kiện pháp lý không được hoàn tất hoặc có lỗi rõ ràng.

Đơn xin xét lại vụ án trái với quan điểm của phòng điều tra có thể chỉ dựa vào các lỗi về hình thức có hiệu lực làm mất đi các điều kiện thiết yếu của quan điểm cho sự tồn tại pháp lý của người này.


Điều 696-16

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Phòng điều tra có thể, bằng một quyết định không thể bị kháng cáo, uỷ quyền cho quốc gia yêu cầu tham gia vào việc xét hỏi thẩm tra đơn xin dẫn độ, thông qua trung gian là một người được phê chuẩn bởi quốc gia nói trên vì mục đích này. Khi quốc gia yêu cầu được uỷ quyền can thiệp, thì không vì thế mà trở thành một bên trong tố tụng.


Điều 696-17

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu một quan điểm có lý do của phòng điều tra từ chối đơn xin dẫn độ và quan điểm này là cuối cùng, thì không thể cho phép dẫn độ.

Người được yêu cầu đương nhiên được thả, trừ khi bị giam vì lý do khác.
Điều 696-18

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong các trường hợp khác với các trường hợp quy định tại điều 696-17, việc dẫn độ được uỷ quyền bằng một nghị quyết của Thủ tướng với sự tư vấn của Bộ trưởng Tư pháp. Nếu, trong vòng một tháng kể từ khi thông báo về nghị quyết này cho quốc gia yêu cầu, người được yêu cầu vẫn không được đại diện của quốc gia này tiếp đón, trừ những trường hợp bất khả kháng, thì người này được thả và không còn bị yêu cầu liên quan đến vấn đề tương tự.

Kháng cáo được nộp trên cơ sở lạm dụng thẩm quyền liên quan đến nghị quyết đề cập ở đoạn trên phải được nộp trong vòng một tháng với hình phạt là bị sớm từ chối. Đưa ra yêu cầu miễn, giảm hành chính đối với nghị quyết này không làm dừng thời gian liên quan đến bồi thường pháp lý.
Điều 696-19

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Phòng điều tra có thể yêu cầu phóng thích vào bất kì thời điểm nào theo các hình thức quy định tại các điều 148-6 và 148-7.

Luật sư của người liên quan được triệu tập, bằng một thư gửi đi có ghi lại với yêu cầu thông báo khi nhận được, ít nhất 48 giờ trước ngày xét hỏi. Phòng điều tra phán quyết ngay khi có thể và không muộn hơn 20 ngày kể từ khi nhận được đơn, với việc xét hỏi công tố viên cũng như người được yêu cầu hoặc luật sư của người này, và bằng việc đưa ra phán quyết như quy định tại điều 199. Nếu đơn xin phóng thích được nộp bởi người được yêu cầu trong vòng 48 giờ kể từ khi tống giam người này trong trại giam dẫn độ, thời hạn cho phép phòng điều tra phán quyết bị giảm xuống 15 ngày.

Khi ra lệnh phóng thích người được yêu cầu, phòng điều tra cũng có thể, như là một biện pháp an ninh, buộc người liên quan nộp một hoặc nhiều hơn các yêu cầu liệt kê tại điều 138.

Trước khi được phóng thích, người được yêu cầu phải đăng kí địa chỉ với phòng điều tra hoặc ban quản lý trại giam. Người này được thông báo là phải chỉ ra bất kì thay đổi nào về địa chỉ đã tuyên bố cho phòng điều tra trong một thư gửi đi có ghi lại với yêu cầu thông báo khi nhận được. Người này cũng được thông báo là bất kì việc triệu tập hoặc thông báo nào gửi đến địa chỉ cuối cùng đã tuyên bố của người này được coi là đã được gửi đến đích thân người này.

Việc ghi chú thông tin này, cũng như tuyên bố về địa chỉ, được đưa vào hồ sơ chính thức hoặc văn bản được gửi đi ngay, theo hình thức gốc hoặc bản sao có chứng nhận, từ ban giám thị trại giam đến phòng điều tra.


Điều 696-20

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc huỷ bỏ hoặc sửa đổi biện pháp giám sát tư pháp có thể được phòng điều tra ra lệnh vào bất kì thời điểm nào theo các điều kiện quy định tại điều 199, bằng văn bản của phòng, hoặc theo đề nghị của công tố viên trưởng, hoặc, sau khi nghe ý kiến của công tố viên trưởng, theo yêu cầu của người được yêu cầu.

Phòng điều tra phán quyết trong vòng 20 ngày kể từ khi thụ lý.
Điều 696-21

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005 Điều 39 VI Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Nếu người được yêu cầu cố tình lẩn tránh nghĩa vụ giám sát tư pháp, được hưởng lợi từ việc phóng thích mà không phải chịu giám sát tư pháp, thì có vẻ là người này rõ ràng cố ý lẩn tránh yêu cầu dẫn độ, phòng điều tra có thể, theo yêu cầu của công tố viên, ban hành lệnh bắt người này.

Quy định tại điều 74-2 được áp dụng, thẩm quyền của công tố viên cấp quận và thẩm phán giám sát hoặc tự do quy định tại điều đó được trao cho công tố viên trưởng và chủ tịch phòng điều tra hoặc cố vấn do người này chỉ định.

Khi người liên quan đã bị bắt, vụ án phải được thẩm tra tại phiên xét xử sơ thẩm và không muộn hơn 10 ngày kể từ khi đưa người này vào trại giam.

Phòng điều tra khẳng định nếu cần việc rỡ bỏ biện pháp giám sát tư pháp hoặc rút lại việc phóng thích người liên quan.

Phải xét hỏi công tố viên và người được yêu cầu, với sự trợ giúp, nếu có, của luật sư, và, nếu cần, với sự có mặt của người phiên dịch.

Việc hết thời hạn đề cập tại đoạn hai đương nhiên kéo theo việc phóng thích người liên quan.
Điều 696-22

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu người được yêu cầu đang tự do khi quyết định của chính phủ uỷ quyền việc dẫn độ trở nên không thể bị kháng cáo, công tố viên trưởng có thể ra lệnh truy tìm và bắt người liên quan, và đưa người này vào danh sách tù dẫn độ. Khi người liên quan đã bị bắt, công tố viên trưởng ngay lập tức đưa ra thông báo bắt cho Bộ trưởng Tư pháp.

Việc giao nộp người được yêu cầu cho quốc gia yêu cầu xảy ra trong vòng bảy ngày kể từ ngày bắt, nếu điều này không được thực hiện thì người này đương nhiên được thả.
Điều 696-23

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong các trường hợp khẩn cấp và yêu cầu trực tiếp của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu, công tố viên cấp quận có thẩm quyền theo lãnh thổ có thể ra lệnh bắt tạm thời người được yêu cầu vì mục đích dẫn độ của quốc gia nói trên, và đưa người này vào danh sách tù dẫn độ.

` Yêu cầu tạm giam, được gửi bằng bất kì phương thức nào làm phát sinh hồ sơ văn bản, ghi chú về sự tồn tại của một trong các tài liệu đề cập tại điều 696-8 và ghi lại ý định của quốc gia yêu cầu để gửi một đơn xin dẫn độ. Bao gồm một bản tổng hợp tóm tắt các vấn đề mà người được yêu cầu bị cáo buộc và, ngoài ra, nói rõ danh tính và quốc tịch, tội phạm mà việc dẫn độ sẽ được yêu cầu, ngày và địa điểm thực hiện, và, nếu có, hình phạt phải chịu hoặc hình phạt bị áp dụng, và, nếu phù hợp, phần hình phạt phải thi hành, và, nếu có, bản chất và ngày của bất kì bước đi nào đã làm ngừng lại thời hạn được miêu tả. Một bản sao đơn này được gửi bởi quốc gia yêu cầu đến Bộ trưởng Ngoại giao.

Công tố viên cấp quận ngay lập tức thông báo cho Bộ trưởng Tư pháp và công tố viên trưởng về việc bắt.


Điều 696-24

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Một người bị đưa vào trại giam theo các quy định tại điều 696-23 được phóng thích nếu, trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt, khi điều này được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ban hành, chính phủ Pháp chưa nhận được bất kì tài liệu nào đề cập tại điều 696-8.

Nếu tài liệu được đề cập ở trên sau đó đến tay chính phủ Pháp, tố tụng được khởi động lại, phù hợp với các điều từ 696-9 trở về sau.
MỤC III

VIỆC DẪN ĐỘ ĐƯỢC ĐƠN GIẢN HOÁ GIỮA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

Các điều từ 696-25 đến 696-33


Điều 696-25

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trừ các trường hợp khi các quy định tại thiên này liên quan đến Lệnh bắt áp dụng nếu việc áp dụng biện pháp tạm giam vì mục đích dẫn độ được tiến hành bởi một quốc gia là một bên của công ước ngày 10/3/1995 liên quan đến thủ tục dẫn độ được đơn giản hoá giữa thành viên của Liên minh Châu Âu, điều này được tiến hành phù hợp với quy định tại các điều 696-10 và 696-11.

Tuy nhiên, ngoại trừ các quy định tại đoạn hai điều 696-10, thời hạn cho việc trình diện của người được yêu cầu được ấn định là ba ngày. Ngoài ra, người này được thông báo là có thể đồng ý dẫn độ theo thủ tục tố tụng được đơn giản hoá như quy định tại mục này.
Điều 696-26

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong vòng ba ngày kể từ khi giam người được yêu cầu, công tố viên trưởng thông báo cho người này, bằng ngôn ngữ họ hiểu, về tài liệu làm cơ sở cho việc bắt. Người này tư vấn cho họ là có thể đồng ý dẫn độ trước phòng điều tra theo thủ tục rút gọn. Người này cũng thông báo cho họ là cũng có thể từ bỏ nguyên tắc đặc biệt. Ghi chú của thông tin này được đưa vào hồ sơ chính thức, với hình phạt là huỷ bỏ tố tụng.

Người liên quan có quyền được luật sư trợ giúp theo các điều kiện quy định tại đoạn hai và ba điều 696-12.
Điều 696-27

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi người được yêu cầu tuyên bố với công tố viên trưởng là đồng ý dẫn độ, người này trình diện trước phòng điều tra trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày được đưa đến trước công tố viên trưởng.

Khi người được yêu cầu tuyên bố với thẩm phán nói trên là không đồng ý dẫn độ, thủ tục được tiến hành như quy định tại các điều từ 696-15 trở về sau khi đơn xin dẫn độ đã đến tay chính phủ Pháp.
Điều 696-28

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi người được yêu cầu trình diện trước phòng điều tra theo đoạn một điều 696-27, chủ tịch phòng xác nhận danh tính và nhận các tuyên bố, được ghi chú trong hồ sơ chính thức.

Chủ tịch tiếp đó hỏi người được yêu cầu, sau khi thông báo cho họ về các hậu quả pháp lý của việc đồng ý, nếu vẫn có ý định đồng ý dẫn độ.

Khi người được yêu cầu tuyên bố là không còn đồng ý với việc dẫn độ, các quy định tại đoạn hai điều 696-27 áp dụng.

Khi người được yêu cầu vẫn đồng ý dẫn độ, phòng điều tra cũng hỏi người này nếu có ý định từ bỏ nguyên tắc đặc biệt, sau khi thông báo cho người này về hậu quả của việc từ bỏ như vậy.

Việc đồng ý của người được yêu cầu để được dẫn độ và, nếu có, việc từ bỏ nguyên tắc đặc biệt được ghi chú trong hồ sơ chính thức được soạn thảo lúc xét hỏi. Người được yêu cầu ký tên vào văn bản này.

Việc xét hỏi phải công khai, trừ khi điều này ảnh hưởng đến trật tự tiến hành tố tụng, lợi ích của một bên thứ ba hoặc phẩm giá con người. Nếu như vậy, phòng điều tra, theo yêu cầu của công tố viên, người được yêu cầu hoặc chính văn bản của mình, phán quyết bằng một nghị quyết được tuyên tại phòng.

Phải xét hỏi công tố viên và người được yêu cầu, với sự trợ giúp, nếu có, của luật sư, và, nếu cần, với sự có mặt của người phiên dịch.


Điều 696-29

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu phòng điều tra ghi chú là các điều kiện pháp lý cho việc dẫn độ đã được hoàn tất, thì ra phán quyết ghi nhận chính thức sự đồng ý của người được yêu cầu để được dẫn độ và, nếu có, việc từ bỏ nguyên tắc đặc biệt, và cho phép dẫn độ.

Phòng điều tra phán quyết trong vòng 7 ngày kể từ ngày người được yêu cầu trình diện trước phòng.
Điều 696-30

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Nếu trong phạm vi thời hạn quy định người được yêu cầu nộp đơn xin xét lại phán quyết của phòng điều tra cho phép dẫn độ người này, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đơn kháng cáo đến chánh toà hình sự của Toà án Xét lại, hoặc trợ lý thẩm phán được người này phân công, ra phán quyết ghi chú là người được yêu cầu đã rút lại việc đồng ý dẫn độ và, nếu có, người này từ bỏ nguyên tắc đặc biệt. Phán quyết này là không thể kháng cáo.

Nếu người được yêu cầu là chủ thể của một đơn xin dẫn độ, thì phải tuân theo tiến trình quy định tại các điều từ 696-15 trở về sau.
Điều 696-31

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi phán quyết của phòng điều tra cho phép dẫn độ người được yêu cầu, và đây là phán quyết cuối cùng, công tố viên trưởng thông báo cho Bộ trưởng Tư pháp về điều này, người về phần mình thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu về phán quyết đã tuyên.

Bộ trưởng Tư pháp tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo là người liên quan được giao nộp cho các cơ quan của quốc gia yêu cầu trong vòng không muộn hơn 20 ngày kể từ ngày được thông báo về phán quyết dẫn độ.

Nếu người bị dẫn độ không thể bị giao nộp trong thời hạn 20 ngày vì lý do bất khả kháng, Bộ trưởng Tư pháp ngay lập tức thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu về điều này, và đồng ý với họ một ngày giao nộp mới. Người được yêu cầu tiếp đó bị giao nộp không muộn hơn 20 ngày sau ngày mới được đồng ý.

Người được yêu cầu được thả nếu, khi hết thời hạn 20 ngày, người bị dẫn độ vẫn có mặt trên lãnh thổ Pháp.

Quy định tại đoạn trên không áp dụng cho các trường hợp bất khả kháng hoặc nếu người được dẫn độ đang bị truy tố tại Pháp hoặc đã bị kết án để thi hành hình phạt tại Pháp vì một tội phạm ngoài tội ban hành đơn xin dẫn độ.


Điều 696-32

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc phóng thích có thể được phòng điều tra yêu cầu vào bất kì lúc nào theo các hình thức quy định tại các điều 148-6 và 148-7. Các quy định tại các điều 696-19 và 696-20 được áp dụng.


Điều 696-33

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Quy định tại các điều 696-26 đến 696-32 được áp dụng nếu người bị yêu cầu tạm giam là chủ thể của một yêu cầu dẫn độ và việc đồng ý dẫn độ của người này được đưa ra muộn hơn 10 ngày kể từ khi bị bắt và không muộn hơn ngày trình diện lần đầu trước phòng điều tra, được thụ lý theo các điều kiện quy định tại mục 2 của chương này, hoặc nếu người có việc dẫn độ được yêu cầu đồng ý được dẫn độ muộn nhất vào thời điểm trình diện lần đầu trước phòng điều tra, được thụ lý theo những điều kiện tương tự.


MỤC IV

HIỆU LỰC CỦA VIỆC DẪN ĐỘ

Các điều từ 696-34 đến 696-41


Điều 696-34

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Ngoại trừ các quy định tại điều 696-6, nguyên tắc đặc biệt không áp dụng khi người được yêu cầu từ bỏ điều này theo các điều kiện quy định tại các điều 696-28 và 696-40 hoặc khi chính phủ Pháp đồng ý theo các điều kiện quy định tại điều 696-35.

Việc đồng ý này có thể được chính phủ Pháp đưa ra cho dù vấn đề hoặc vụ án phát sinh yêu cầu không phải là một trong các tội liệt kê tại điều 696-3.
Điều 696-35

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi chính phủ yêu cầu tìm kiếm, liên quan đến một tội trước khi dẫn độ, việc cho phép truy tố hoặc thi hành án liên quan đến người được giao nộp, quan điểm của phòng điều tra mà người được yêu cầu trình diện phải được hình thành hoàn toàn trên cơ sở các tài liệu được gửi để hỗ trợ cho đơn mới.

Chính phủ nước ngoài cũng gửi cho phòng điều tra các tài liệu bao gồm những quan sát của người được giao nộp, hoặc tuyên bố của người này là không có ý định trình bày bất kì điều gì. Những giải thích này có thể được bổ sung bởi một luật sư được cá nhân đó lựa chọn, hoặc người được đề cử theo luật.
Điều 696-36

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc dẫn độ của chính phủ Pháp bị vô hiệu và huỷ bỏ nếu xảy ra với các điều kiện quy định tại chương này.

Ngay khi người được dẫn độ bị tống giam, công tố viên cấp quận tư vấn cho người này về quyền nộp đơn xin tuyên bố vô hiệu và huỷ bỏ việc dẫn độ tuân theo các điều kiện về hình thức và thời hạn quy định tại điều này, và người này có quyền chọn một luật sư hoặc được chỉ định một người theo luật.

Toà án xét xử trong phạm vi quyền tài phán đối với người được dẫn độ sau khi bị giao nộp, hoặc nếu không có toà án nào có quyền tài phán, thì là phòng điều tra, tuyên bố huỷ bỏ việc dẫn độ, có thể bằng văn bản của chính cơ quan này. Khi đã cho phép dẫn độ nhằm thi hành một lệnh bắt được ban hành trong tiến trình điều tra tư pháp đang diễn ra, phòng điều tra có thẩm quyền là cơ quan trong khu vực nơi ban hành lệnh bắt.

Đơn xin huỷ do người bị dẫn độ nộp phải, với hình phạt là sẽ không được chấp nhận, có lý do và là chủ thể của một tuyên bố đưa ra tại văn phòng thư kí của toà án có thẩm quyền trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông báo tại đoạn hai.

Hồ sơ chính thức của tuyên bố này được thư ký và người nộp đơn hoặc luật sư của người này soạn thảo và ký. Nếu người nộp đơn không thể ký thì thư ký ghi chú điều này.

Khi người nộp đơn hoặc luật sư không cư trú trong phạm vi quyền tài phán của toà án có thẩm quyền, tuyên bố được gửi đến văn phòng thư ký bằng một thư có ghi lại việc gửi đi và yêu cầu thông báo khi nhận được.

Khi người nộp đơn bị tạm giam, yêu cầu cũng có thể đưa ra bằng tuyên bố trước giám thị trại giam. Hồ sơ chính thức của tuyên bố này được soạn thảo, và được giám thị trại giam và người nộp đơn ký. Nếu người này không thể ký, điều này phải được ghi chú bởi giám thị trại giam. Bản gốc hoặc bản sao của hồ sơ chính thức được gửi ngay cho văn phòng thư ký của toà án thụ lý.


Điều 696-37

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Toà án đề cập tại điều 696-36 đánh giá tiêu chuẩn của các tình tiết liên quan đến việc nộp đơn xin dẫn độ.


Điều 696-38

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi việc dẫn độ bị huỷ bỏ, người bị dẫn độ, nếu không bị chính phủ được yêu cầu tìm kiếm, được thả và chỉ có thể tiếp tục bị tiến hành tố tụng liên quan đến các vấn đề mà việc dẫn độ được yêu cầu hoặc liên quan đến các vấn đề trước đó, nếu trong vòng 30 ngày kể từ khi được thả người này lại bị bắt trên lãnh thổ Pháp.


Điều 696-39

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc giao nộp người bị coi là không hoàn toàn phải tuân thủ luật của quốc gia yêu cầu liên quan đến bất kì tội phạm nào được thực hiện trước khi dẫn độ và khác với tội phạm liên quan đến việc dẫn độ nếu người này có cơ hội rời lãnh thổ của quốc gia yêu cầu trong vòng 30 ngày kể từ khi được tha lần cuối.



Điều 696-40

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi chính phủ Pháp đã có được việc dẫn độ một người phù hợp với công ước ngày 27/9/1996 liên quan đến việc dẫn độ giữa các thành viên của Liên minh Châu Âu, người vì thế bị dẫn độ có thể bị truy tố hoặc kết tội về một tội thực hiện trước khi giao nộp ngoài tội liên quan đến việc dẫn độ nếu công khai từ bỏ, sau khi giao nộp, quyền được hưởng lợi từ nguyên tắc đặc biệt theo những điều kiện sau.

Người từ bỏ phải liên quan đến các tội phạm cụ thể được thực hiện trước khi dẫn độ. Điều này là không thể bị thay đổi. Điều này được tiến hành tại phòng điều tra của toà án phúc thẩm có quyền tài phán nơi người liên quan bị tống giam hoặc cư trú.

Khi người bị dẫn độ trình diện, theo đó việc xét xử được tiến hành công khai, phòng điều tra ghi chú danh tính người này và nhận các tuyên bố. Hồ sơ chính thức được soạn thảo liên quan đến điều này. Người liên quan, được luật sư trợ giúp nếu có, và nếu cần có người phiên dịch, được phòng điều tra thông báo về các hậu quả pháp lý của việc từ bỏ nguyên tắc đặc biệt liên quan đến vị trí theo luật hình sự và bản chất không thể thay đổi của việc từ bỏ.

Nếu, khi trình diện, người bị dẫn độ tuyên bố từ bỏ quyền đối với nguyên tắc đặc biệt, phòng điều tra, sau khi nghe công tố viên và luật sư của người này, chính thức ghi nhận điều này. Phán quyết của phòng ghi chi tiết các vấn đề liên quan đến việc từ bỏ.
Điều 696-41

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi việc dẫn độ một người nước ngoài được chấp thuận cho chính phủ Pháp và chính phủ một nước bên thứ ba về phần mình kiện chính phủ Pháp về việc dẫn độ cùng một cá nhân liên quan đến một vấn đề có trước khi dẫn độ, ngoài vấn đề đã được xét xử tại Pháp, và không liên quan đến nó, chính phủ chỉ đồng ý, nếu có lý do làm như vậy, sau khi có được sự đồng ý của quốc gia đầu tiên cho phép việc dẫn độ.

Tuy nhiên, điều kiện này không được thực hiện khi người bị dẫn độ đã có lý do rời lãnh thổ nước Pháp trong thời hạn quy định tại điều 696-39.
MỤC IV

CÁC QUY ĐỊNH HỖN HỢP

Các điều từ 696-42 đến 696-47


Điều 696-42

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc dẫn độ bằng cách chuyển giao đến lãnh thổ Pháp hoặc tàu thuyền thuộc cơ quan hàng hải Pháp một người không mang quốc tịch Pháp do một chính phủ khác giao nộp được Bộ trưởng Tư pháp uỷ quyền, căn cứ vào một yêu cầu đơn giản thông qua kênh ngoại giao, cùng với các tài liệu cần thiết chứng minh là không liên quan đến chính trị hoặc thuần tuý là một tội ít nghiêm trọng trong quân đội.

Việc uỷ quyền này có thể chỉ dành cho các quốc gia mà, trong phạm vi lãnh thổ của họ, trao đổi cách thức tương tự với chính phủ Pháp.

Việc vận chuyển được thực hiện dưới sự hộ tống của các sỹ quan Pháp, và với chi phí của chính phủ yêu cầu.


Điều 696-43

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Phòng điều tra phán quyết đơn xin dẫn độ quyết định liệu có phù hợp để chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cổ phiếu, tài sản, tiền hoặc vật không tiêu hao cho chính phủ yêu cầu.

Việc chuyển giao này có thể xảy ra cho dù việc dẫn độ không thể xảy ra vì người được yêu cầu đã chết hoặc mất tích.

Phòng điều tra ra lệnh hoàn trả lại giấy tờ và các đồ vật khác nói trên không liên quan đến các vấn đề mà người được yêu cầu bị buộc tội. Cơ quan này phán quyết các yêu cầu của bên thứ ba và các bên hợp pháp khác nếu có.


Điều 696-44

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi, trong tố tụng hình sự xảy ra ở nước ngoài, chính phủ nước ngoài thấy cần có một thủ tục tố tụng hoặc một phán quyết đối với một cá nhân cư trú trên lãnh thổ Pháp được thông báo cho người này, tài liệu được gửi phù hợp với các hình thức quy định tại các điều 696-8 và 696-9, kèm theo, nếu có, bản dịch tiếng Pháp. Việc tống đạt này được thực hiện với tư cách cá nhân, theo yêu cầu của công tố viên. Hồ sơ gốc của việc tống đạt được gửi cho chính phủ yêu cầu thông qua các kênh tương tự.


Điều 696-45

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi, trong tố tụng hình sự xảy ra ở nước ngoài, chính phủ nước ngoài thấy cần nhận vật chứng hoặc tài liệu do các cơ quan Pháp nắm giữ, đơn yêu cầu điều này được gửi theo các hình thức quy định tại các điều 696-8 và 696-9. Trừ khi bất kì việc xem xét cụ thể nào cho thấy một điều khác thì yêu cầu này được cho phép, với điều kiện là vật chứng và tài liệu được trả lại càng nhanh càng tốt.


Điều 696-46

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi xét hỏi một nhân chứng cư trú tại Pháp được chính phủ nước ngoài thấy là cần thiết, chính phủ Pháp, thụ lý đơn được gửi theo các hình thức quy định tại các điều 696-8 và 696-9, buộc người này trả lời việc triệu tập được gửi cho người này.


Điều 696-47

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Việc gửi của cá nhân bị giam giữ, nhằm thực hiện việc đối chất, phải được yêu cầu theo các hình thức quy định tại các điều 696-8 và 696-9. Trừ khi bất kì việc xem xét cụ thể nào cho thấy một điều khác thì yêu cầu này được cho phép, với điều kiện là người bị giam giữ nói trên được trả lại càng nhanh càng tốt.


THIÊN XI

TỘI ÍT NGHIÊM TRỌNG VÀ NGHIÊM TRỌNG TRONG QUÂN ĐỘI VÀ XÂM PHAM LỢI ÍCH CĂN BẢN CỦA QUỐC GIA

Các điều từ 697 đến 702


CHƯƠNG I

TRUY TỐ, ĐIỀU TRA VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI ÍT NGHIÊM TRỌNG VÀ NGHIÊM TRỌNG QUÂN SỰ TRONG THỜI BÌNH

Các điều từ 697 đến 698-9

MỤC I


THẨM QUYỀN XÉT XỬ

Các điều từ 697 đến 697-3


Điều 697

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa phúc thẩm, một tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền điều tra và xét xử, những tội phạm quy định tại Điều 697-1, nếu là khinh tội.

Sau khi lấy ý kiến của Hội đồng thẩm phán, một số thẩm phán sẽ được phân công tham gia Hội đồng chuyên xét xử về tội phạm trong lính vực quân sự.

Trong phạm vi quản hạt của mỗi Tòa phúc thẩm cũng có một Tòa đại hình xét xử những trọng tội quy đinh tại Điều 697-1.

Căn cứ vào đề nghị chung của Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chính phủ ra Nghị định quy định danh sách các Tòa án nói trên.


Điều 697-1

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Những Tòa án quy định tại Điều 697 có quyền xét xử tội phạm quân sự quy định tại Quyển II, Bộ luật về Tòa án quân sự. Các tòa án này cũng có thẩm quyền xét xử những quân nhân phạm trọng tội và khinh tội thông thường khi thi hành nhiệm vụ. Những trọng tội và khinh tội này được quy định tại các Điều từ 61 đên 63, Bộ luật về Tòa án quân sự.

Các Tòa án này có thẩm quyền xét xử những người thành niên phạm tội hoặc đồng phạm tham gia thực hiện tội phạm.

Trái với các quy định ở khoản 1, điều này, các Tòa án nói trên không có thẩm quyền xét xử những tội phạm hình sự thông thường do quân nhân trong lực lượng hiến binh vi phạm phải khi làm nhiệm vụ cảnh sát tư phát hoặc cảnh sát hành chính; tuy nhiên, các Tòa án này vẫn có thẩm quyền xét xử những tội phạm thực hiện trong khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự.

Nếu Tòa tiểu hình quy định tại Điểu 687 tuyên bố không có thẩm quyền xét xử vụ ciệc cho Viện Công tố để truy tố trước Tòa án có thẩm quyền xét xử. Trong quyết định này, Tòa Tiểu hình có thể ra lệnh bắt giam hoặc giam giữ bị cáo sau khi nghe ý kiến của Viện Công tố.


Điều 697-2

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Trong thời bình, nếu không thành lập Tòa án quân sự bên cạnh một lực lượng đóng quân hoặc hoạt động ngoài lãnh thổ nước Công hòa Pháp, những trọng tội và khinh tội đáng lẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án này sẽ do một trong số các Tòa án quy định tại Điều 697 xét xử, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.
Điều 697-3

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa án quy định tại điều 697 được xác định theo quy đinh tại các Điều 43,52 và 663. Tòa án nơi đóng quân hoặc nơi đổ bộ cũng có thẩm quyền. Ngoài ra, Tòa án có thẩm quyền xét xử nhân viên của tàu áp tải.

MỤC II


THỦ TỤC TỐ TỤNG

Các điều từ 698 đến 698-9


Điều 698

Các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của các toà án đề cập tại điều 697 được điều tra và xét xử theo các nguyên tắc của Bộ luật này, tuân theo những quy định cụ thể tại các điều từ 698-1 đến 698-9.

Tuy nhiên, công tố viên cấp quận có thẩm quyền theo điều 43 có thẩm quyền tiến hành hoặc giám sát việc tiến hành các biện pháp tố tụng khẩn cấp và yêu cầu thẩm phán điều tra tiến hành vì mục đích này.
Điều 698-1

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền theo lãnh thổ, tiến hành khởi tố mà không phương hại đến các quy định tại Điều 36. Viện trưởng Viện Công tố xem xét, giải quyết những sự việc mà mình được biết, đặc biệt là thông qua tố giác của Bộ trường Bộ Quốc phòng, hoặc nhà trức trách quân sự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền, trừ trường hợp trọng tội hoặc khinh tội quả tang. Ngoài trường hợp khẩn cấp, người được hỏi ý kiến phải trả lời trong thời hạn một tháng. Việc hỏi ý kiến được thực hiện bằng mọi biện pháp và phải được ghi vào hồ sơ tố tụng.

Đơn tố giác và ý kiến nói trên phải được ghi vào hồ sơ tố tụng, nếu không sẽ vô hiệu, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc trừ trường hợp người được hỏi ý kiến không trả lời trong thời hạn quy định.

Nhà chức trách quân sự nêu tại khoản 1, điều này được ủy quyền theo quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Điều 698-2

Người nào bị thiệt hại cá nhân trực tiếp do tội phạm đề cập tại đoạn một điều 697-1 gây ra có quyền kiện dân sự đòi bồi thường thiệt hại. Bên bị thiệt hại có thể khởi tố theo các điều kiện quy định tại các điều từ 85 trở về sau.


Điều 698-3

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Nếu Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm, thẩm phán điều tra, sỹ quan cảnh sát tư pháp thấy cần phải xác định tội phạm, truy tìm người hoặc vật có liên quan đến tội phạm tại các doanh trại quân đội theo yêu cầu nhà chức trách quân sự cho phép vào những nơi đó.

Trong yêu cầu này phải nói rõ tính chất và lý do của việc điều tra, trừ trường hợp không cần nêu lý do. Nhà chức trách quân sự phải chấp nhận yêu cầu và cử người tham gia điều tra.

Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm, thẩm phán điều tra và , sỹ quan cảnh sát tư pháp phải phối hợp với người đại diện của nhà chức trách quân sự để giữ bí mật quân sự. Người đại diện của nhà chức trách quân sự phải giữ bí mật điều tra.
Điều 698-4

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Các Điều từ 73 đến 77, 93, 94, 137, 302, từ 307 đến 318, 357, 371, 375, 377 và 384, khoản 2, Bộ luật về Tòa án quân sự được áp dụng. Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật này, bị can, bị cáo hoặc người bị kết án là quan nhân bị giam giữ ở những nơi riêng biệt.

Điều 698-5

Các điều từ 73 đến 77, 93, 94, 137, 204, 349, 357, 366, 368, 369, 371, 373, 374, 375, 377 và đoạn hai điều 384 Bộ luật Tư pháp Quân đội được áp dụng. Phù hợp với điều 135 của Bộ luật này, người thuộc diện thẩm tra tư pháp, bị cáo hoặc công chức bị kết án phải được tạm giam tại các cơ sở riêng.


Điều 698-6

Ngoại trừ các quy định tại Thiên I Quyển II, và cụ thể là các điều 240 và 248, đoạn một, và tuân thủ các quy định của điều 698-7, toà đại hình quy định tại điều 697 gồm một chánh án cùng với, khi toà án giải quyết ở cấp sơ thẩm, sáu hội thẩm, hoặc khi toà án giải quyết kháng cáo, tám hội thẩm. Những hội thẩm này được chỉ định như quy định tại các đoạn 2 và 3 điều 248 và các điều từ 249 đến 253.

Toà án được thành lập như vậy áp dụng các quy định của Thiên I Quyển II theo các tiêu chuẩn sau:

1º không xem xét các quy định liên quan đến bồi thẩm đoàn hoặc bồi thẩm viên;

2º quy định tại các điều từ 254 đến 267, 282, 288 đến 292, 293, các đoạn 2 và 3, 295 đến 305 không áp dụng;

3º để thực hiện các điều 359, 360 và 362, các quyết định được ban hành bằng cách bỏ phiếu theo đa số.

Ngoại trừ các quy định tại đoạn hai điều 380-1, trong các trường hợp nếu quyết định của toà đại hình, được ban hành theo quy định tại điều này, bị kháng cáo, toà hình sự của Toà án Thượng thẩm có thể chỉ định cùng một toà đại hình, nhưng bao gồm các thành viên khác, để xem xét kháng cáo.
Điều 698-7

Các quy định của điều 698-6 chỉ áp dụng đối với việc xét xử các tội nghiêm trọng thông thường được thực hiện trong khi thi hành công vụ của nhân viên quân đội nếu có nguy cơ tiết lộ bí mật quốc phòng.

Nếu cáo trạng được lập theo điều 214, đoạn một, phòng điều tra nêu rõ nếu cần là có nguy cơ tiết lộ bí mật quốc phòng, và ra lệnh cho toà đại hình thụ lý vụ án được thành lập phù hợp với các quy định của điều 698-6.
Điều 698-8

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Các Tòa án quân sự được thành lập ngay trong thời kỳ chiến tranh.

Khi các Tòa án quân sự chưa thực sự hoạt động thì vụ việc thuộc thẩm quyền của các Tòa này sẽ do các Tòa án quy định tại Điều 697 giải quyết. Các Tòa án này sẽ thôi tiến hành xét xử ngay sau khi các Tòa án quân sự hoạt động và tiến hành xét xử.


Điều 698-9

Bằng việc nêu trong quyết định là việc xét xử công khai có nguy cơ làm tiết lộ bí mật quốc phòng, toà án xét xử nêu tại điều 697 có thể phán quyết, trong một quyết định tại phiên toà công khai, là tố tụng sẽ tiến hành qua máy thu hình. Nếu ra lệnh như vậy, thì cũng áp dụng cho việc tuyên bất kì quyết định riêng biệt nào về các quy định của luật hoặc các trường hợp ngoại lệ.

Quyết định về tính chất của vụ án luôn được tuyên tại phiên toà công khai.
Điều 700

(Luật số 82-621 ngày 21-7-1982) Trong trường hợp giới nghiêm hoặc trường hợp khẩn cấp, ,theo đề nghị của Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ tư pháp và Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Hội đồng Bộ trưởng có thể ra Nghị định thành lập những Tòa án quân sự khu vực theo quy định tại Bộ luật về Tòa án quân sự.

Thẩm quyền của các Tòa án này được quy định tại Bộ luật về Tòa án quân sự trong thời kỳ chiến tranh và tại các đạo luật đặc biệt về tình trạng giới nghiêm hoặc tình trạng khẩn cấp.

Về thủ tục tố tụng, những đạo luật về tình trạng giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp chỉ được áp dụng nếu phù hợp với các quy định về tố tụng hình sự quân sự trong thời kỳ chiến tranh.

CHƯƠNG II



TOÀ ÁN CÓ THẨM QUYỀN XÉT XỬ TRONG THỜI CHIẾN, TỔNG ĐỘNG VIÊN, TÌNH TRẠNG BAO VÂY HOẶC KHẨN CẤP

Các điều từ 699 đến 700


Điều 701

Trong thời kỳ chiến tranh, cac tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng xaamphamj những lợi ích cơ bản của quốc gia và các tội phạm khác có liên quan do Tòa án quân sự điều tra và xét xử theo quy định tại Bộ luật về Tòa án quân sự.

Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có quyền thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện những hoạt động cần thiết và yêu cầu thẩm phán điều tra ở cùng Tòa trợ giúp. Trong trường hợp đó, áp dụng các quy định tại các điều từ 698-1 đến 698-5.

Khi tình trạng khẩn cấp chấm dứt, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm phải ngừng can thiệp hoặc yêu cầu thẩm phán điều tra ngừng can thiệp.


Điều 702

Trong thời bình, các tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng xâm phạm những lợi ích cơ bản của Quốc gia sẽ do Tòa hình sự thông thường điều tra và xét xử theo quy định tại Bộ luật này.

Nếu sự việc bị truy tố cấu thành tội nghiêm trọng hay tội ít nghiêm trọng quy định tại các điều từ 411-1 đến 411-11 và từ 413-1 đến 413-12, Bộ luật hình sự hoặc một tội có liên quan thì thẩm quyền xét xử được chuyển cho các Tòa án quy định tại các Điều 697 và 698-6.

Nếu Tòa tiểu hình quy định tại Điều 697 tuyên bố không có thẩm quyền xét xử vụ kiện đã thụ lý thì phải ra quyết định chuyển vụ việc cho Viện công tố để truy tố trước Tòa án có thẩm quyền. Trong quyết định này, Tòa án có thể ra lệnh bắt hoặc giam bị cáo, sau khi có ý kiến của Viện công tố.


CHƯƠNG III

TỘI ÍT NGHIÊM TRỌNG VÀ NGHIÊM TRỌNG VÀ XÂM PHẠM LỢI ÍCH CĂN BẢN CỦA QUỐC GIA

Các điều từ 701 đến 702


tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương