Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang50/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
 
 
 
 
 
 
 
 
 


154 
KẾT LUẬN 
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu và hết sức quan trọng trong 
quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị 
hại là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự, khi pháp luật trao cho 
người bị hại định đoạt việc đưa hành vi có dấu hiệu tội phạm xử lý theo trình 
tự tố tụng hình sự thông qua quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án.
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, Luận án 
“Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” 
đã đạt được một số kết quả sau:
1. Luận án đã khái quát về khởi tố vụ án hình sự trong quá trình tiến 
hành tố tụng hình sự, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản nhất về người bị 
hại và vai trò của người bị hại trong tố tụng hình sự, và rút ra khái niệm quy 
định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại; đồng thời phân tích làm rõ 
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành quy định khởi tố vụ án theo yêu 
cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam; trên cơ sở đó chứng 
minh bản chất pháp lý của quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị 
hại chính là quyền buộc tội của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, 
có tính chất “tư tố”, là điều kiện phát sinh quyền công tố của Nhà nước nhưng 
nằm trong giới hạn của quyền công tố.
2. Luận án nghiên cứu, so sánh quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của 
người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam với pháp luật một số quốc gia trên 
thế giới như Cộng hoà Liên bang Đức, Liên bang Nga, Trung Quốc trên cơ sở 
đó rút ra một số điểm khác biệt, làm cơ sở cho việc đề xuất tham khảo, vận 
dụng một số nội dung hợp lý phù hợp với điều kiện Việt Nam. 


155 
3. Luận án đã phân tích thực trạng áp dụng pháp luật, những vướng mắc 
bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người 
bị hại, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật: 
- Về phạm vi áp dụng quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người 
bị hại: Luận án đề xuất loại bỏ trường hợp phạm tội có tính chất nghiêm trọng, 
nguy hiểm cao cho xã hội là tội Cố ý gây thương tích thuộc trường hợp có tính 
chất côn đồ, sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại 
cho nhiều người; đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng đối với một số tội ít 
nghiêm trọng, xâm phạm quyền sở hữu tài sản như tội chiếm giữ trái phép tài 
sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, 
tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tội xâm phạm quyền tác giả, 
quyền liên quan. 
- Về chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự: Luận án đề xuất 
sửa đổi khái niệm người bị hại theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng được 
coi là người bị hại bao gồm cơ quan, tổ chức nhằm đảm bảo sự công bằng, 
bình đẳng giữa các chủ thể trong tố tụng hình sự; thiệt hại của người bị hại là 
thiệt hại trực tiếp và có mối liên hệ nhân quả với hành vi xâm hại. Đồng thời 
bổ sung quy định trong trường hợp người bị hại chết hoặc không xác định được 
người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về 
tâm thần hoặc thể chất thì CQĐT có quyền khởi tố.
- Về thủ tục yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố của người bị hại: Luận án đề 
xuất quy định trong luật về thời hạn yêu cầu khởi tố vụ án, hình thức yêu cầu 
khởi tố và rút yêu cầu khởi tố phải thể hiện trong đơn, trừ trường hợp đặc biệt 
người bị hại không thể làm đơn được vì lý do khách quan thì được quyền yêu 
cầu bằng miệng. Bổ sung yêu cầu khởi tố vụ án hoặc yêu cầu không khởi tố vụ 


156 
án hình sự vào cơ sở khởi tố vụ án tại Điều 100 BLTTHS và trường hợp 
không khởi tố vụ án hình sự tại Điều 107 BLTTHS. Bổ sung quy định về 
trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố nhưng bị can, bị cáo không đồng ý 
thì vụ án vẫn được tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung; quy định trường hợp 
người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ, bao gồm cả 
trường hợp rút yêu cầu khởi tố ại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm để điều 
chỉnh hết các tình huống phát sinh trong thực tiễn. 
- Về việc người bị hại tham gia xét hỏi và buộc tội tại phiên tòa: Luận 
án đề xuất sửa đổi bổ sung quy định về trình tự tham gia xét hỏi tại phiên tòa 
theo hướng người bị hại có quyền trực tiếp đặt câu hỏi đối với bị cáo và những 
người tham gia tố tụng khác, trong phần tranh luận KSV trình bày lời luận tội, 
tiếp theo người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc 
tội, rồi mới tới bị cáo trình bày lời bào chữa.
- Để quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đi vào thực 
chất thì người bị hại phải có những quyền năng pháp lý phù hợp để thực hiện 
tốt chức năng tố tụng của họ, Luận án đề xuất bổ sung quyền của người bị hại 
trong giai đoạn trước xét xử, theo hướng cho phép người bị hại hoặc người đại 
diện hợp pháp của họ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến 
vụ án (nếu không thuộc bí mật nhà nước) để phục vụ cho việc buộc tội; được 
tham gia vào một số hoạt động thu thập chứng cứ do các cơ quan tiến hành tố 
tụng tiến hành; được cung cấp các quyết định tố tụng liên quan đến xử lý vụ 
án; được tiếp cận hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để ghi chép, sao chụp 
tài liệu để chuẩn bị lý lẽ, lập luận cho việc buộc tội. 
- Bên cạnh đó, cần hướng dẫn giải thích một số nội dung đang phát sinh 
vướng mắc trong thực tiễn như vấn đề thay đổi quyết định khởi tố vụ án, 


157 
trường hợp trong vụ án có nhiều người bị thiệt hại nhưng chỉ có một người 
yêu cầu hoặc vụ án có nhiều bị can nhưng người bị hại chỉ rút yêu cầu đối với 
một người, hướng dẫn việc thực hiện quyền của người bị hại “được thông báo 
về kết quả điều tra”, về sự có mặt của người bị hại tại phiên tòa trong trường 
hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.
Tác giả hy vọng, các kiến nghị của Luận án sẽ góp phần vào việc hoàn 
thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung, nâng cao hiệu quả áp 
dụng quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại nói riêng.
Tuy nhiên đây là một vấn đề phức tạp, do vậy Luận án khó tránh khỏi 
khiếm khuyết nhất định. Tác giả Luận án mong nhận được đóng góp, chỉ dẫn 
cụ thể của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp và những ai quan 
tâm đến đề tài để giúp cho Luận án được hoàn thiện hơn.


158 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương