Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học cần thơ viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học thực tập cơ SỞ SẢn xuấT



tải về 1.76 Mb.
trang24/47
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.76 Mb.
#51022
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   47
Đề-cương-TT-CSSX-FINAL

3.5. Tình hình nghiên cứu


Những năm trước, cá chốt có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Thịt cá chắc, ngọt và không tanh “nặng” như cá tra hay basa nên được người dân ưa chuộng. Hiện, giá cá thương phẩm trên thị trường cao nên nguồn lợi cá chốt tự nhiên được khai thác nhiều để cung cấp cho nhu cầu thực phẩm và con giống nuôi, nhất là vào mùa sinh sản.

Năm 2013, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp – Đại học Bạc Liêu đã nghiên cứu sinh sản thành công loài cá này, hiện đang hoàn thiện quy trình để đưa vào sản xuất giống cung cấp cho người nuôi. Cá chốt dễ nuôi, ít bệnh, ăn tạp và nuôi được ở cả nước ngọt, lợ nên đang thu hút được sự chú ý của những hộ nuôi cá nhỏ lẻ. Hiện, nguồn giống của cá chốt vẫn chủ yếu khai thác ngoài tự nhiên và tập trung nhiều vào tháng 6 – 10.

Nhóm nghiên cứu của Võ Thị Thanh Bình (2019) đã thực hiện nghiên cứu về khả năng chịu đựng một số yếu tố trong môi trường nước ( nhiệt độ, pH và nồng độ oxy hòa tan) của cá chốt bông ở các giai đoạn phôi, cá mới nở và cá 10 ngày tuổi. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng nhiệt độ cao và thấp của phôi là 32,5oC và 22,3 oC ; cá mới nở là 36,7 oC và 18,7 oC; cá 10 ngày tuổi là 38,6 oC và 15,0ºC . Ngưỡng pH cao và thấp ở giai đoạn phổi là 10,7 và 4,4 ; cá mới nở là 10,2 và 3,7 ; cá 10 ngày tuổi là 10,2 và 3,8 . Ngưỡng ôxy của cá chất bông giai đoạn phôi , cá mới nở và cả 10 ngày tuổi lần lượt là 17 1,1 ; 1,0 mg O2/ L . Cá chốt bông giai đoạn sau nở chịu đựng những yếu tố bất lợi của môi trường tốt hơn giai đoạn phổi . Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng cho các nghiên cứu và sản xuất giống và bảo tồn loài cá này trong tương lai.

Nghiên cứu kích thích sinh sinh sản nhân tạo cá chốt bông được thực hiện với não thùy (tuyến yên) cá (fish pituitary gland, FPG), human chorionic gonadotropin (HCG) và luteinizing hormone releasing hormone analogue (LHRHa). Cả ba chất kích thích sinh sản (CKTSS) đều có tác dụng gây chín và rụng trứng trên cá ở tất cả các nghiệm thức. Liều tối ưu để gây chín noãn bào và rụng trứng cá chốt bông của FPG là 10 mg/kg, của HCG là 4.000 UI/kg và của LHRHa là 120 μg/kg cá cái. Thời gian hiệu ứng của các CKTSS cá chốt bông là 9 – 11 giờ. Ở liều quyết định tối ưu của LHRHa (120 μg/kg cá cái) và thời gian hiệu ứng (10 giờ), các chỉ tiêu sinh sản đạt cao nhất là: tỉ lệ cá đẻ 64,5%, tỉ lệ thụ tinh 70%, tỉ lệ nở 44,5%, sức sinh sản tương đối 38.500 trứng/kg cá cái và tỉ lệ sống của cá bột 39,3%.

Nghiên cứu của Lê Quốc Việt (2014) được thực hiện nhằm xác định khả năng thích ứng độ mặn và nhu cầu protein để góp phần phát triển kỹ thuật sản xuất giống cá chốt. Thí nghiệm về độ mặn được bố trí ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức khác nhau (0, 5, 10, 15, 20) và được lặp lại 4 lần. Thí nghiệm xác định nhu cầu đạm được bố trí với 6 mức khác nhau (20, 25, 30, 35, 40, 45% đạm), cùng mức năng lượng là 4,1 Kcal/g. Kết quả cho thấy ương ấu trùng cá chốt với độ mặn 0 – 20 cho tỉ lệ sống dao động 89,73 – 95,83% và hàm lượng đạm trong thức ăn khoảng 40% cho tốc độ tăng trưởng (6,2% /ngày) và tỉ lệ sống tốt nhất (99,33%). Kết quả nghiên cứu này có thể được ứng dụng vào thực tế sản xuất giống cá chốt.

Nghiên cứu ảnh hưởng của pH nước lên sinh lý máu và màu sắc của cá chốt bông (Pseudomystus siamensis) với trọng lượng từ 4 – 6 g/con được tiến hành trong điều kiện thực nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần với các giá trị pH khác nhau (pH = 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11). Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chết tích lũy của cá chốt bông sau 24 giờ cao nhất tại pH = 11 (100%), kế đến là pH = 10 (70,83%) và pH = 3 (62,5%). Ở các giá trị pH = 4, 5, 6, 7, 8, 9 không có hiện tượng cá chết sau 24 giờ. Ngưỡng pH thấp nhất và cao nhất gây chết 50% cá chốt bông trong 24 giờ là 3,04 và 9,95. Sau 24 giờ tiếp xúc, số lượng hồng cầu và bạch cầu tổng của cá tăng cao tại nghiệm thức pH = 3, 9 và 10, đạt cao nhất tại nghiệm thức pH = 3 (1,87 x106 tb/mm3 và 1,59 x 105 tb/mm3). Sau 8 tuần nuôi thì số lượng hồng cầu và bạch cầu tổng tăng cao nhất tại pH = 8 (2 ± 0,23 x 106 tb/mm3 và 1,27 ± 0,26 x 105 tb/mm3). Trong môi trường pH càng cao thì màu sắc cá càng sáng.



tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương