BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tậP ĐOÀn bưu chính viễn thông việt nam



tải về 0.57 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích0.57 Mb.
#34636
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.4 Các vấn đề về QoS

3.4.1 Điều khiển phiên


Đây là vấn đề trọng tâm quan trọng nhất trong quá trình hội tụ các mạng cố định và di động. Trong kiến trúc IMS, chức năng này được thực hiện bởi CSCF nhằm đảm bảo liên lạc thông suốt giữa các hệ thống mạng khác nhau và quản lý (thiết lập, duy trì và điều khiển) phiên tại lớp ứng dụng từ đầu cuối đến đầu cuối. Quá trình này liên quan đến các hoạt động như:

  • Đăng ký vị trí và thông tin thuê bao

  • Xác định năng lực người dùng hay cụ thể hơn là tính năng của các thiết bị đầu cuối của người dùng

  • Điều chỉnh các yêu cầu và thiết lập các tham số cho phiên truyền thông đa phương tiện

  • Thay đổi và chấm dứt một phiên hiện tại.

3.4.2 Điều khiển QoS từ đầu cuối đến đầu cuối (End-to-End)


IMS đã định nghĩa các cơ chế điều khiển QoS trong mạng di động không dây. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một cơ chế hoàn chỉnh nào cho việc điều khiển QoS từ đầu cuối đến đầu cuối cho mạng tích hợp cố định và di động.

Kiến trúc DiffServ hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các mạng lõi hiện nay yêu cầu phải cấu hình các tham số một cách đồng nhất để có thể đạt được một chỉ số QoS cụ thể. Để có thể làm được điều này, các ứng dụng được chia thành bốn lớp khác nhau (CoS), mỗi lớp có các tham số QoS riêng và tầng vận chuyển sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ dựa trên các tham số này.



Bảng 3.1: CoS tại lớp ứng dụng


CoS

Premium

Gold

Silver

Best Effort

Đặc tính

Trễ và Jitter thấp, thời gian thực song hướng,…

Thời gian thực đơn hướng

Cần bản tin trả lời cho các bản tin yêu cầu

Trễ lớn

Ứng dụng

VoIP, Video Conferencing,..

Thoại và video thông thường

Web, Telnet

E-mail, FTP

3.4.2.1 Điều khiển từ đầu cuối đến đầu cuối các chính sách ở tầng dịch vụ


Phương pháp điều khiển QoS này sử dụng cơ chế quản lý mạng dựa trên các chính sách. Để thực hiện điều này, CSCF phải tương tác với các server ứng dụng khác như PDF, SIP UE để điều chỉnh các tham số QoS phù hợp cho phiên truyền thống. PDF sẽ có trách nhiệm thực hiện các chính sách ở tầng ứng dụng và xác thực các yêu cầu kênh từ các SIP Proxy.



Hình 3.15: Các khối chức năng và hoạt động cơ bản của PDF

3.4.2.2 Cơ chế QoS ở tầng vận chuyển


Các phần tử mạng cơ bản tại tầng vận chuyển bao gồm Router biên, Media Gateway, Media Server và các thiết bị đầu cuối SIP. Chức năng chính của tầng này là tạo kết nối đầu cuối - đầu cuối cho dòng lưu lượng, điều khiển chấp nhận kết nối, thực hiện các chính sách lưu lượng và phân bổ tài nguyên.

3.4.3 Quản lý dịch vụ và ứng dụng


Với sự hỗ trợ của SIP, kiến trúc IMS cho phép chia sẻ dữ liệu thuê bao (được lưu trong HSS) cho nhiều ứng dụng khác nhau. Nó cũng cho phép chia sẻ tài nguyên hệ thống nhằm đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. SIP cũng hoàn toàn có khả năng cung cấp một cơ chế hỗ trợ việc quản lý các dịch vụ và ứng dụng.

3.5 Kết luận và khuyến nghị


Cùng với sự hỗ trợ của SIP và việc đưa các dịch vụ này vào mạng hội tụ cố định - di động, việc truy cập và sử dụng các dịch vụ này sẽ trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Đây cũng là mục tiêu hướng tới của kiến trúc mạng hội tụ trong tương lai.

Vì thế định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn là:



  • Thực hiện đo kiểm, đánh giá thực tế về chất lượng một số dịch vụ đã đưa ra trong luận văn.

  • Tìm hiểu, xây dựng và triển khai thêm nhiều loại hình dịch vụ mới cho mạng 3G

Trong quá trình hoàn thành luận văn, em cũng đã đánh giá thực trạng phát triển mạng viễn thông nói chung và dịch vụ cho mạng 3G dựa trên SIP nói riêng. Qua đó, em cũng đưa ra một số khuyến nghị để phát triển bền vững các dịch vụ mới cho mạng 3G cũng như hệ thống viễn thông :

  • SIP ngày càng trở nên phổ biến và đã trở thành một giao thức báo hiệu chính trong mạng NGN. Vì vậy việc tiêu chuẩn hóa giao thức báo hiệu SIP cho mạng viễn thông Việt nam là cần thiết.

  • Tiêu chuẩn mới nhất cho phần lõi của SIP (SIP-core) được ban hành bởi IETF trong tài liệu RFC 3261. Sau SIP-core, nhiều mở rộng của SIP đã được phát triển như các mở rộng của SIP cho mạng NGN như SIP-profile trong cấu trúc IMS của 3GPP, SIP-profile cho dịch vụ VoIP của MSF. Việc chuẩn hóa phần mở rộng của SIP cần phải thực hiện khi đã xác định được mô hình và cấu trúc mạng NGN.

  • Song song với việc chuẩn hóa giao thức SIP, cần phải chuẩn hóa SDP vì SDP được SIP sử dụng như một phương tiện mô tả phiên.

  • Xây dựng mô hình thử nghiệm mạng 3G và sau 3G với các dịch vụ hội tụ mới như dịch vụ video đa phương tiện, dịch vụ hội tụ cố định/di động, Internet vô tuyến và các dịch vụ trong nhà…

  • Nâng cấp mạng chuyển tải đảm bảo chất lượng QoS cao. Xây dựng hệ thống bảo an thống nhất. Chuyển từ IPv4 sang IPv6.

  • Nâng cấp mạng truy nhập: phát triển mạng thuê bao hữu tuyến FTTH, phát triển mạng truy nhập vô tuyến băng rộng WLAN, HPI, 3G, 4G.

  • Xây dựng mô hình mạng mở để đáp ứng được các loại hình dịch vụ.

  • Hội tụ cố định - di động thành mạng IP duy nhất dựa trên kiến trúc IMS.





tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương