BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 19/2014/tt-bgdđt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 452.93 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích452.93 Kb.
#36435
1   2   3   4   5   6

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG CHĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho đối tượng chưa qua đào tạo sư phạm tiếng dân tộc Chăm, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Chăm trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:

a) Về kiến thức:

- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Chăm nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;

- Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Chăm;

- Xu hướng phát triển của giáo dục phổ thông nói chung, tiếng dân tộc Chăm nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế;

- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm, các hình thức tổ chức, quản lý dạy học, các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Chăm của người học.

b) Về kỹ năng:



- Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Chăm;

- Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Chăm: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Chăm; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Chăm của người học;

- Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Chăm: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Chăm phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

c) Về thái độ:

- Ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Chăm;

- Thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Chăm;

- Ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.



II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Giáo viên dạy môn tiếng Chăm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

2. Các đối tượng là giáo viên có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Chăm nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Chăm.

III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức



Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu:

Trong đó:



165 tiết

- Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số:

3 tiết

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Chăm:

57 tiết

- Phương pháp dạy học tiếng Chăm:

105 tiết

2. Nội dung chương trình

 

Tên học phần

Tổng số tiết

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

I

Một số vấn đề chung

3

3

0

1

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học

1

1

0

2

Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

1

1

0

3

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số

1

1

0

II.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Chăm

57

27

30

1.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Chăm

12

6

6

a)

Một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Chăm

2

2

 

b)

Văn hóa dân tộc Chăm

5

2

3

c)

Văn học dân tộc Chăm

5

2

3

2.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Chăm

45

21

24

a)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Chăm; vấn đề phương ngữ trong tiếng Chăm

15

7

8

b)

Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Chăm

15

7

8

c)

Ngữ pháp tiếng Chăm

15

7

8

III.

Phương pháp dạy học tiếng Chăm

105

47

58

1.

Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm

45

19

26

a)

Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Chăm

5

3

2

b)

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Chăm

10

5

5

c)

Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Chăm

5

2

3

d)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Chăm của người học

5

2

3

đ)

Thiết kế giáo án, nhật kí, quản lý hồ sơ sư phạm

15

7

8

e)

Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Chăm

5

 

5

2.

Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Chăm

60

28

32

a)

Dạy học nghe, nói tiếng Chăm

15

7

8

b)

Dạy học đọc tiếng Chăm

15

7

8

c)

Dạy học viết tiếng Chăm

15

7

8

d)

Dạy học luyện từ và câu tiếng Chăm

15

7

8

 

Tổng cộng:

165

77

88


tải về 452.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương