BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 19/2014/tt-bgdđt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG



tải về 452.93 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích452.93 Kb.
#36435
1   2   3   4   5   6

V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kỹ năng

I. Một số vấn đề chung

1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ba-na;

2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ba-na;

3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ba-na.



- Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ba-na đối với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt;

- Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ba-na;

- Nắm vững các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ba-na.


- Kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ba-na;

- Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ba-na nói riêng;

- Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ba-na nói riêng.


II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ba-na

1. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Ba-na

a) Một số đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Ba-na


- Hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Ba-na sinh sống.

- Kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Ba-na sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ba-na.

b) Văn hóa dân tộc Ba-na

- Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Ba-na).

 


- Kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Ba-na và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào người Ba-na.

c) Văn học dân tộc Ba-na

- Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Ba-na;

- Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Ba-na.



- Kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Ba-na, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Ba-na vào thực tiễn dạy tiếng Ba-na, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học.

2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ba-na

a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Ba-na



- Hiểu đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Ba-na;

- Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Ba-na.



- Kỹ năng nhận diện và phân tích các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm;

- Kỹ năng vận dụng các quy tắc viết chữ tiếng Ba-na để nói, viết đúng và nhanh.



b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ba-na

- Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép);

- Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Ba-na.



- Kỹ năng nhận diện và phân tích các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ;

- Kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ba-na, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ba-na.



c) Ngữ pháp tiếng Ba-na

- Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;

- Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt, câu đơn và câu ghép).



- Kỹ năng nhận diện, phân tích các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;

- Kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Ba-na và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ba-na.



III. Phương pháp dạy học tiếng Ba-na

1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ba-na

a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Ba-na


- Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp).

- Kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Ba-na.

b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Ba-na

- Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Ba-na (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know - Want - Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. tiếng Ba-na.

- Kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Ba-na và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Ba-na.

c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Ba-na

- Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Ba-na.

- Kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Ba-na: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra.

d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Ba-na

- Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức, cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Ba-na của người học.

 


- Kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Ba-na của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá;

- Sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học.



đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm.

- Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp.

- Kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Ba-na.

e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học

- Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Ba-na.

- Kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Ba-na;

- Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Ba-na và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Ba-na.



2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Ba-na

a) Phát triển các kỹ năng nghe, nói tiếng Ba-na

 


- Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Ba-na cho người học;

- Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Ba-na.

- Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Ba-na phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói;

- Thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Ba-na cho người học;



 

 

- Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Ba-na.

b) Phát triển các kỹ năng đọc tiếng Ba-na

- Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Ba-na cho người học;

- Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.

 

 



- Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc;

- Thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Ba-na cho người học;

- Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Ba-na.


c) Phát triển các kỹ năng viết tiếng Ba-na

- Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Ba-na cho người học;

- Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Ba-na.

 

 



- Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Ba-na;

- Thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Ba-na cho người học;

- Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Ba-na.


d) Phát triển các kỹ năng dùng từ và đặt câu tiếng Ba-na

- Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Ba-na; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Ba-na trong hoạt động giao tiếp;

- Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Ba-na trong giao tiếp của người học.

 


- Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

- Thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

- Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Ba-na.


VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ba-na ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được xây dựng như một chương trình khung, làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng (gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) biên soạn tài liệu bồi dưỡng; triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.

2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.

3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Ba-na; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Ba-na trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Ba-na; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.

4. Ph­ương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:

- Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;

- Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Ba-na;

- Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;

- Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;

- Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;

- Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;

- Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.

5. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

6. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở đào tạo bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Ba-na ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

 
CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG Ê-ĐÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho đối tượng chưa qua đào tạo sư phạm tiếng dân tộc Ê-đê, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Ê-đê trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:

a) Về kiến thức:

- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Ê-đê nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;

- Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ê-đê;

- Xu hướng phát triển của giáo dục phổ thông nói chung, tiếng dân tộc Ê-đê nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế;

- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ê-đê, các hình thức tổ chức, quản lý dạy học, các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ê-đê của người học.

b) Về kỹ năng:



- Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ê-đê;

- Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Ê-đê: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Ê-đê; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ê-đê của người học;

- Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Ê-đê: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Ê-đê phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

c) Về thái độ:

- Ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Ê-đê;

- Thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Ê-đê;

- Ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Ê-đê, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.



II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Giáo viên dạy môn tiếng Ê-đê trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

2. Các đối tượng là giáo viên có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Ê-đê nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Ê-đê.

III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức



Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu:

Trong đó:



165 tiết

- Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số:

3 tiết

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Ê-đê:

57 tiết

- Phương pháp dạy học tiếng Ê-đê:

105 tiết


tải về 452.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương