BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà



tải về 2.93 Mb.
trang3/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

Hai bảng trên cho thấy câu A, B có cấu trúc giống nhau, đồng thời là những câu diễn đạt cùng một sự việc (trong một trường hợp dùng nào đó), nhưng lại có hai cấu hình nghĩa biểu hiện khác nhau, đem lại hai cấu trúc nghĩa biểu hiện khác nhau: chủ thể logic ở A đứng trước vị tố, ở B thì đứng sau vị tố. Và trường hợp chủ thể logic đứng trước vị tố, theo tiêu chuẩn của logic, phải được coi là thuận.

Tóm lại, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, câu thường có một trật tự cơ bản là S-V-O. Vị trí của một từ trong câu thường được đánh giá theo chức năng ngữ pháp của nó trong mối quan hệ với các từ khác trong câu. Cả hai ngôn ngữ đều coi trật tự từ như là một phương tiện ngữ pháp và trật tự từ đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, không có một ngôn ngữ nào mà trật tự từ của nó hoàn toàn cố định cũng như không có ngôn ngữ nào mà trật tự từ của nó hoàn toàn tự do.

1.2.3. Mô hình câu

Các mô hình cấu trúc câu phổ biến ca tiếng Anh và tiếng Việt được công nhận là:

- Chủ -Vị

- Chủ -Vị - Bổ

- Chủ -Vị -Tân

- Chủ -Vị -Tân ngữ gián tiếp- Tân ngữ trực tiếp

- Chủ -Vị -Tân – Bổ

- Chủ -Vị - Trạng ...

Trong luận án này, các mô hình cấu trúc câu được khảo sát có sự tham gia của các thành phần: Chủ, Vị, Bổ, Tân, hoặc Trạng, tùy theo sự tương ứng với mỗi một mô hình nói trên.



1.2.3.1. Mô hình câu tiếng Anh

Theo quan điểm của Quirk (1985), tiếng Anh là một ngôn ngữ thiên chủ ngữ và có chủ ngữ ngữ pháp đứng ở vị trí đầu tiên trong mô hình cấu trúc cơ bản của câu đơn trần thuật với tư cách là dạng thức chuẩn của câu. Có hai cách phân chia câu đã được áp dụng rộng rãi trong ngữ pháp tiếng Anh.

Cách thứ nhất là câu được chia thành hai phần gồm Chủ ngữ (Subject) và Vị ngữ (Predicate). Vị ngữ lại được chia nhỏ thành Operator (trợ động từ thứ nhất) và Predication (vị ngữ không ngôi). Với cách phân chia này ta có hai mô hình cơ bản là:

+ Subject + Predicate

+ Subject + Operator + Predication.

Cách thứ hai là câu được phân chia thành năm thành phần bắt buộc: S (subject), V (verb), O (object), C (Complement) và A (adverbial). Với cách phân chia này ta có bảy mô hình câu cơ bản được hình thành dựa trên khả năng kết hợp các thành phần câu theo trật tự thông thường là: SV, SVO, SVC, SVA, SVOO, SVOC, SVOA.



1.2.3.2. Mô hình câu tiếng Việt

Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ học, có ba loại câu trần thuật tiếng Anh là SVO, SVC và SVA, có sự tương ứng như sau với các loại câu tiếng Việt:

- Loại Câu SVO tiếng Anh có sự tương đương với loại câu tiếng Việt sau: câu hai thành phần có vị ngữ động từ cụ thể là câu biểu thị đối tượng của hành động đi với động từ ngoại động: câu chứa vị tố động từ tính, câu có nòng cốt song phần đơn giản.

- Loại câu SVC tiếng Anh tương đương với các loại câu tiếng Việt sau đây: câu hai thành phần có vị ngữ danh từ hay tổ hợp danh từ (có hệ từ hay không có hệ từ); câu tả có nghĩa về trạng thái biến hóa, về tính chất của sự vật; câu luận dùng để định nghĩa, giới thiệu, biểu thị quá trình suy luận.

- Loại câu SVA tiếng Anh tương với các loại câu tiếng Việt sau đây: câu chỉ quan hệ có vị tố là những từ chỉ quan hệ dùng không độc lập (có hệ từ hay không có hệ từ); câu không có chủ ngữ, câu tồn tại định vị, câu nòng cốt đơn, song phần đơn.

1.2.4. Câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống của MAK. Halliday, câu được phân tích dựa trên ba bình diện về chức năng nghĩa của câu:

1.2.4.1. Câu với chức năng biểu hiện: diễn đạt kinh nghiệm

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta thường đề cập đến một hoặc những sự thể nào đó trong kinh nghiệm của mình. Việc này thực hiện được là nhờ ngôn ngữ có phương tiện tương thích với nó, đó chính là câu trong chức năng biểu hiện. Câu có vai trò trọng tâm bởi vì nó chứa đựng một nguyên tắc cơ bản để mô hình hóa kinh nghiệm – đó là nguyên tắc thực tế được hình thành nên từ các quá trình (process). Hệ thống ngữ pháp qua đó phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác (transitivity). Hệ thống chuyển tác phân thế giới kinh nghiệm thành một tập hợp các kiểu quá trình có thể xử lí được. Đó là: quá trình vật chất (material processes), quá trình tinh thần (mental processes) và quá trình quan hệ (relational processes). Vật chất, tinh thần và quan hệ là ba kiểu quá trình chính trong hệ thống chuyển tác tiếng Anh. Trên đường ranh giới giữa quá trình vật chất và quá trình tinh thần là các quá trình hành vi (behavioural processes): các quá trình thể hiện những biểu hiện bên ngoài của hành động nội tâm, thể hiện ra bên ngoài các quá trình của ý thức và trạng thái sinh lí. Trên đường ranh giới giữa quá trình tinh thần và quá trình quan hệ là phạm trù của những quá trình phát ngôn (verbal processes): các mối quan hệ tượng trưng được thiết lập trong ý thức của con người và được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ, như là sự phát ngôn và thể hiện ý nghĩa. Và trên đường ranh giới giữa quá trình quan hệ và quá trình vật chất là quá trình liên quan đến sự hiện hữu (quá trình hiện hữu – existential processes), qua đó các hiện tượng thuộc tất cả các loại thuần túy được công nhận “là” – tồn tại, hay xảy ra. Mỗi quá trình gồm ba thành phần: chính quá trình; các tham thể trong quá trình; và các chu cảnh (cảnh huống) liên quan đến quá trình.

Những quá trình cung cấp khung tham chiếu để giải thích kinh nghiệm của chúng ta về những gì đang diễn ra. Các khái niệm quá trình, tham thể, và chu cảnh là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực được thể hiện trong các cấu trúc ngôn ngữ như thế nào. Các tham thể và các cảnh huống được gọi chung là các vai nghĩa. Vai nghĩa của câu trong tiếng Anh bao gồm:

+ Hành thể (actor)/người/vật trải qua sự biến (undergoer/processed)

Hành thể, hay “kẻ gây ra hành động” (Halliday, 1994: 109), là chủ thể mang đặc điểm của động vật, và hẹp hơn nữa là của người, tiến hành một hành động và có chủ định. Hay người/vật trải qua sự biến là chủ thể trải qua một sự kiện không chủ định.

Cùng được mã hóa bằng một đại từ hay một (ngữ đoạn) danh từ, Hành thể hay Người/vật trải qua sự biến đều có thể làm chủ ngữ/chủ đề trong câu.

+ Chu cảnh (circumstance)

Về nguyên tắc, chu cảnh mang tính tùy chọn thường được thể hiện bằng thành phần mang trạng tính (adverbial) cụ thể là trạng từ/trạng ngữ (adverb/adverbial phrase), giới ngữ (prepositional phrase), ngữ vị từ nguyên thể (to-infinitive phrase) hay tiểu cú hữu hạn (finite clause) có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong câu trần thuật tiếng Anh. Sự xuất hiện của vai nghĩa này trong câu tiếng Anh và tiếng Việt luôn chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố khác trong câu. Có nhiều loại chu cảnh khác nhau như: chu cảnh chỉ thời gian, chu cảnh chỉ không gian, chu cảnh chỉ cách thức, chu cảnh chỉ sự đội lốt, chu cảnh chỉ sự liên đới, chu cảnh chỉ sự đại diện, chu cảnh chỉ sự hỗ tương, chu cảnh chỉ sự so sánh, chu cảnh chỉ phương tiện, chu cảnh chỉ nguyên nhân, chu cảnh chỉ mục đích, chu cảnh chỉ kết quả, chu cảnh chỉ điều kiện...

Trên thực tế, sự xuất hiện của vai nghĩa này trong câu tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, chịu tác động của nhiều yếu tố khác trong câu. Có thể phân loại chu cảnh dựa trên ý nghĩa mà chúng biểu đạt.

+ Tác thể (agent) và Lực tác động (force)

Tác thể là chủ thể của hành động chuyển tác thường mang nét nghĩa của người hoặc động vật chủ định: 1) hoạt động theo một kiểu nào đó để tạo ra một thực thể không hề tồn tại trước hoặc 2) thực sự tác động vào một đối tượng nào đó và làm cho nó có được trạng thái hiện tồn, biến đổi hay không còn tồn tại nữa.



+ Đối thể (patient)

Đối thể (patient), cái đối tượng bị tác động hay là “kẻ mà quá trình mở rộng tới” (Halliday, 1994: 110), có thể làm chủ ngữ /chủ đề của câu.



+ Tiếp thể (recipient)

Tiếp thể, người tiếp nhận “hàng hóa” hay “dịch vụ” (Halliday, 1994) làm chủ ngữ/chủ đề của câu có vị từ ở thái bị động nơi mà tác thể có thể ở dạng ngầm ẩn hay hiển lộ.



+ Công cụ (instrument) hay phương tiện (means)

Công cụ (instrument) hay phương tiện (means) có thể làm chủ ngữ/đề ngữ trong câu.



+ Cảm thể (senser), còn gọi là nghiệm thể (experiencer), là thực thể có “cảm giác, nhận thức, tri giác” (Halliday,1994:114) thường xuất hiện cùng với hiện tượng (phenomenon), còn được gọi là mục tiêu (goal), là cái “được cảm, được nghĩ hay tri nhận”.

+ Hiện tượng (Phenomenon)

Hiện tượng còn được gọi là Mục tiêu (Goal), cái “được cảm, được nghĩ hay được thấy” [Halliday, 1994: 117], làm chủ ngữ/chủ đề trong câu.



+ Đương thể (carrier)

Đương thể là một thực thể hoặc bất kì một sự việc gì được quy gán cho một thuộc tính nào đó. Đương thể được thể hiện bằng một danh từ riêng; một danh ngữ xác định hoặc bất định; một đại từ; một ngữ vị từ nguyên thể; một vị danh ngữ; một tiểu cú vô hạn hay hữu hạn và đều đã được danh ngữ hóa và phụ ngữ hóa bằng tác tử for (để mà), that (rằng) hay a wh-word (một từ bắt đầu bằng wh).



+ Bị đồng nhất thể (identified), gồm cả bị sở hữu thể (possessed) và đồng nhất thể (identifier).

Bị đồng nhất thể là thực thể được xác định bằng cách bị đồng hóa với một thực thể khác – được gọi là đồng nhất thể – thông qua quá trình quan hệ đồng nhất. Quá trình này được mã hóa bằng một số lượng khá phong phú các vị từ đẳng thức (equative), (Halliday, 1994: 123).

Đồng nhất thể có thể được thể hiện bằng một danh từ; một danh ngữ xác định; một đại từ nhân xưng, một tính từ ở dạng so sánh cực cấp; vị danh ngữ; một ngữ vị từ nguyên thể; hay một tiểu cú hữu hạn. Câu có quan hệ đồng nhất cho phép đảo hai diễn tố của nó. Khi đồng nhất thể theo sau vị từ ở thái chủ động trong câu bị đảo ra đầu câu, nó sắm vai bị đồng nhất thể trong các câu có vị từ ở thái bị động.

+ Phát ngôn thể (sayer)

Trong quá trình phát ngôn được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ kiểu trao đổi ý nghĩa mang tính tượng trưng nào, “Phát ngôn thể là bất kỳ cái gì tạo ra tín hiệu” (Halliday, 1994: 140). Câu có chủ ngữ/chủ đề là phát ngôn thể là một câu phức với vế trước là tiểu cú phát ngôn (verbal clause) và theo sau là tiểu cú bị phóng chiếu (projected clause), tức ngôn thể (verbiage) hay “cái được nói ra”, (Halliday, 1994: 148).



+ Đích ngôn thể (target)

Đích ngôn thể (target) “thực thể được quá trình phát ngôn nhắm tới” (Halliday, 1994: 110), làm chủ ngữ/chủ đề trong câu.



+ Ngôn thể (verbiage)

Được mã hóa bằng một tiểu cú (hữu hạn) bị phóng chiếu đứng trước hay bao bọc phát ngôn thể, ngôn thể – “cái được nói ra” (Halliday, 1994: 148).

Được mã hóa bằng một đại từ hay một danh ngữ, ngôn thể làm chủ đề/chủ ngữ trong câu. Khi ngôn thể không được mã hóa bằng một đại từ hay một danh ngữ, nó không thể làm chủ đề/ chủ ngữ của câu bị động. Ngôn thể cũng không đảo ra đầu câu làm chủ đề/ chủ ngữ được nếu phát ngôn thể mà nó cùng xuất hiện trong câu thuộc loại vô ý thức.

+ Tiếp ngôn thể (receiver)

Tiếp ngôn thể – “người tiếp nhận lời nói” trong quá trình phát ngôn, (Halliday, 1994: 144), làm chủ đề/chủ ngữ trong câu.



+ Hữu thể (Existent)

Hữu thể là cái gì đó tồn tại, xuất hiện hay tan biến trong một cái khung thời gian, không gian hay cảnh huống. Về nguyên tắc, đó có thể là “bất kỳ một hiện tượng nào được giải thích như là một “sự vật”: người, vật, thể chế, vật trừu tượng.” (Halliday, 1994: 142).

Mã hóa quá trình tồn tại trong câu luôn ở thái chủ động ngoài be còn có những vị từ có quan hệ mật thiết với ý nghĩa xảy ra/bột phát và tồn tại/hiện hữu như: exist (có, tồn tại), live (sống), result (có), remain/stay (ở lại), occur/happen/come out (xảy ra).v.v..., những vị từ có chứa một đặc điểm chu cảnh nào đó, chỉ thời gian như: follow (tiếp theo), ensure (theo sau), chỉ không gian như: sit (ở), stand (đứng), lie (nằm)..., chỉ cách thức như: float (lơ lửng, bồng bềnh), flutter (phất phới, lung linh)..., những vị từ mang nghĩa hiện hữu, trừu tượng như: flourish (phát đạt), prevail (thịnh hành)... (Halliday, 1994: 142).

+ Ứng thể (Behavier)

Ứng thể – “một thực thể có ý nghĩa”, (Halliday, 1994:139), vừa giống cảm thể/nghiệm thể vì cả hai vai nghĩa này đều có ý thức, vừa giống hành thể vì chúng mang nét nghĩa động. Cái mà ứng thể (điển hình là con người) thường làm là không chủ ý và thực hiện các hành vi tâm sinh lý như breathe (thở), cough (ho), weep (khóc thầm), sign (thở dài), faint (ngất xỉu)...



+ Cương vực (Range)

[Halliday,1994: 146-149] cho rằng Cương vực là thành phần cụ thể hóa phạm vi của quá trình”. Không làm Chủ ngữ kiêm Chủ đề, cương vực vẫn có vai trò hết sức đặc sắc trong câu trần thuật tiếng Anh vì có quan hệ với ba vai nghĩa khác nhau là Đối thể, Hiện tượng/Mục tiêu và Ngôn thể trong ba quá trình lớn là vật chất, tinh thần và phát ngôn.

Cách phân tích tam phân của các quá trình là cái nằm ở phía sau sự phân biệt ngữ pháp giữa động từ, danh từ, và các từ loại còn lại, một mẫu thức mà trong hình thức này hay hình thức kia có lẽ là phổ biến trong các ngôn ngữ của loài người. Có thể thể hiện cách phân tích này như sau:


Kiểu thành phần

Được hiện thực hóa điển hình bởi

quá trình

cụm động từ

các tham thể

cụm danh từ

chu cảnh

cụm trạng từ hay cú đoạn

Các khái niệm quá trình, tham thể và chu cảnh là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực được thể hiện trong các cấu trúc ngôn ngữ như thế nào. Tuy nhiên, khi chúng ta phân tích ngữ pháp của cú, chúng ta không sử dụng những khái niệm này bởi vì chúng khá khái quát. Chúng ta sẽ cần phải công nhận các chức năng cụ thể hơn những chức năng này và có thể khác theo từng kiểu quá trình được thể hiện một.

- Các quá trình vật chất: các quá trình hành động

Thành phần “logic” (trong nét nghĩa này) là một chức năng trong cấu trúc chuyển tác. Quan điểm truyền thống về chuyển tác trong nền ngữ học châu Âu là như sau: (1) Mỗi quá trình đều có một hành thể. (2) Một số quá trình, nhưng không phải tất cả, cũng có tham thể thứ hai gọi là Đích thể (goal). Ví dụ:




Ông thị trưởng giải tán ủy ban

The mayor

Dissolved

the committee

Hành thể

quá trình

đích thể

Quá trình vật chất là các quá trình “hành động”. Chúng diễn đạt khái niệm một thực thể nào đó “làm” một cái gì đó – mà có thể được thực hiện “sang” một thực thể khác. Mặt khác, thực thể khác có thể là thực thể được tạo ra bởi quá trình, không tồn tại trước. Do đó, có thể phân biệt giữa kiểu “tác động vào/tới” hay/và kiểu mang lại (bring out) hay tạo vật (creative) trong các quá trình vật chất. Tham thể được hình thành do kết quả của quá trình tạo vật vẫn được gọi là Đích thể; những cú như vậy cũng có hai sự lựa chọn chủ động và bị động. Ví dụ:

A: cú chủ động

B: cú bị động

con sư tử vồ người khách du lịch




người khách du lịch bị con sư tử vồ

the lion

caught

the tourist

the tourist

was caught

by the lion

hành thể

QTVC

đích thể

đích thể

QTVC

hành thể

Trong cả hai trường hợp (A) và (B): the lion “con sư tử” (hành thể) là “kẻ gây ra hành động”. The tourist “người khách du lịch” (đích thể) xuất hiện trong quá trình đồng thời với “hành thể”, vì thế sự thể hiện có thể xuất hiện dưới một trong hai hình thức: hoặc dạng chủ động (A) hoặc dạng bị động (B). Với một quá trình cụ thể, một tham thể nhất định sẽ đóng một vai diễn rõ ràng nào đó. Tuy nhiên, ngay cả với những quá trình cụ thể, vẫn có một số quá trình mà Hành thể là không chủ tâm, và do đó ở một khía cạnh nào đó giống Đích thể. Với những quá trình trừu tượng hơn, chúng ta thường thấy sự khác biệt rất ít giữa dạng chủ động và dạng bị động.

Nói tóm lại, trong tiếng Anh có một lớp nghĩa gồm một quá trình với các tham thể cụ thể: một Hành thể bắt buộc và một Đích thể tùy thuộc. Đây chính là lớp cú quá trình vật chất. Quá trình vật chất không cần thiết phải là các sự kiện vật chất, cụ thể; chúng có thể là những hành động, những sự kiện trừu tượng.

- Các quá trình tinh thần: các quá trình cảm giác

Quá trình tinh thần thể hiện qua các cú chỉ tình cảm, tri nhận và tri giác. Đối với cú thể hiện bằng quá trình tinh thần chúng ta không thể giải thích cả hai hình thức chủ động hay bị động là một dạng đặc biệt của nhau, mà mỗi cú có hình thức bị động riêng biệt của nó. Ví dụ:



No one believed his story

tương xứng với

His story convinced no one

Children fear ghosts

Ghosts frighten children

Ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng các cặp động từ thể hiện quá trình tinh thần: believe – convince; fear – frighten có liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa, và chúng được giải thích như là những hình thức khác nhau của cùng một từ.

Có những cú không giống với các cú vật chất và cần phải được giải thích theo một cách khác. Các cú chỉ tinh thần bao gồm các cú chỉ cảm giác (feeling), suy nghĩ (thinking) và tri giác (perceiving). Phạm trù “cú tinh thần” được khu biệt về mặt ngữ pháp với các cú vật chất theo các tiêu chí sau:

+ Trong một cú thuộc quá trình tinh thần, thường có một tham thể là người; đó là tham thể có thể cảm được – cảm giác, tri nhận, tri giác. Đặc điểm quan trọng của tham thể này là nó được “ban cho ý thức”. Nói cách khác, tham thể tham gia vào quá trình tinh thần là tham thể được gọi theo đại từ he (anh ấy), hoặc she (chị ấy), chứ không phải it (nó).

+ Đối với thành phần chính yếu khác trong cú tinh thần, đó là thành phần được cảm, được tri nhận, hay được tri giác, thì tình hình lại ngược lại. Nghĩa là, tập hợp các sự vật đảm nhiệm vai diễn này trong cú không chỉ bị hạn chế vào bất kì phạm trù ngữ nghĩa hay phạm trù ngữ pháp cụ thể nào, nó thường rộng hơn tập hợp các tham thể có thể có trong một cú vật chất. Nó có thể không phải chỉ là một “sự vật” (thing) và còn cả một “thực thể” (fact) nữa. Thuật ngữ “thực thể” có hình thức tương đương với thuật ngữ “siêu hiện tượng” (metaphenomenon). Một siêu hiện tượng là một cái gì đó được xây dựng như là một tham thể bởi phóng chiếu – nghĩa là, như là một ngôn bản gián tiếp hay ngôn bản “được thông báo lại” điển hình là dưới hình thức của một cú có that (rằng) nếu như thức cơ bản là thức tuyên bố.

+ Các quá trình tinh thần là các quá trình cảm giác (feeling), suy nghĩ (thinking), và nhìn thấy (seeing). Các tham thể trong quá trình tinh thần là Cảm thể (senser) và Hiện tượng (phenomenon). Cảm thể là vật có ý thức có thể cảm, nghĩ hay thấy. Hiện tượng là tham thể được “cảm” – được cảm, được nghĩ hay được thấy. Trong toàn bộ phạm trù quá trình tinh thần, ba đặc điểm: cảm, nghĩ và thấy – hình thành ba tiểu loại chính được gọi bằng các thuật ngữ khái quát hơn là tri giác (perception), tình cảm (affection), và tri nhận (cognition). Quá trình vật chất là các quá trình có một tham thể “nội hướng” và các quá trình có hai tham thể “ngoại hướng”. Với quá trình tinh thần không có sự phân biệt nào giữa hai kiểu; về tiềm năng tất cả các quá trình tinh thần đều bao gồm cả Cảm thể và Hiện tượng. Ví dụ:


Nó làm tai tôi đau

It

hurts

my ears

Hiện tượng

Quá trình: tình cảm

Cảm thể

- Các quá trình quan hệ: các quá trình tồn tại

Quá trình quan hệ có thể được cho là những quá trình tồn tại. Trong cú quan hệ, có hai phần của “sự tồn tại”: cái này được cho là “là”của cái kia. Nói cách khác, một mối quan hệ được thiết lập giữa hai thực thể tách biệt. Mọi ngôn ngữ đều chứa đựng trong ngữ pháp của nó một cấu trúc có hệ thống các quá trình quan hệ. Hệ thống các quá trình quan hệ trong tiếng Anh hoạt động theo ba kiểu chính: quan hệ sâu (intensive): “x is a” (x là a), quan hệ chu cảnh (circumstantial): “x is at a” (x ở a) và quan hệ sở hữu: “x has a” (x có a). Mỗi kiểu xuất hiện dưới hai phương thức tách biệt: định tính (attributive) và đồng nhất (identifying).

Sự tương tác của chúng tạo ra sáu phạm trù cú quan hệ như được trình bày bảng dưới đây:

Phương thức Kiểu

1. Định tính

2. Đồng nhất

(1) Sâu

Sara is wise

Tom is the leader; The leader is Tom

(2) Chu cảnh

The fair is on Tuesday

Tomorrow is the 10th; 10th is tomorrow

(3) Sở hữu

Peter has a piano

The piano is Peter’s; Peter’s is the piano



tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương