BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà



tải về 2.93 Mb.
trang4/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

Các cú đồng nhất có thể đổi chỗ cho nhau được để X và A có thể chuyển đổi được vị trí cho nhau: Tom is the leader = The leader is Tom. Các cú định tính không thể đổi chỗ cho nhau được. Để giải thích hai khái niệm “định tính” và “đồng nhất”, chúng ta sẽ xem xét kiểu quan hệ sâu “ X is A”. Trong kiểu quá trình quan hệ này, động từ điển hình nhất là “be” (là), còn “X” và “A” là hai cụm danh từ. Ngoài ra, nhiều động từ khác “be” cũng xuất hiện, và đây cũng là một đặc điểm khu biệt khác: các động từ dùng trong các cú quan hệ định tính và đồng nhất thuộc vào hai lớp khác nhau. Cũng có những sự khác nhau trong các kiểu của thành phần định danh xuất hiện như là sự đồng nhất và như là thuộc tính.

Trong phương thức định tính, một thực thể có một phẩm chất nào đó được gán cho hay quy gán cho nó, được gọi là thuộc tính (attribute), còn thực thể được quy gán gọi là thực thể (carrier). Có bốn đặc điểm của cú quan hệ định tính phân biệt chúng với các cú quan hệ đồng nhất.

+ Cụm danh từ đóng chức năng thuộc tính điển hình là cụm danh từ không xác định. Nó không thể là danh từ riêng hay đại từ.

+ Động từ hiện thực hóa quá trình là động từ thuộc các lớp “quy qán” (ascriptive): become (trở thành), turn into (chuyển thành), grow into (phát triển thành), get (trở lên), go (hóa), remain (vẫn), stay (cứ), keep (giữ), seem, appear (dường như), qualify as (có khả năng như là), turn out (hóa ra, té ra), end up as (kết thúc như là), look (trông như), sound (nghe như), smell (ngửi thấy như), feel (cảm thấy), taste (nếm thấy), be (là).

+ Thành phần để dò các cú kiểu này là : what, how, what...like?

+ Những cú này không thể đảo ngược được: không có các hình thức bị động.

Có sự trùng lặp giữa các quá trình tinh thần với các quá trình quan hệ và có thể được giải thích bằng cả hai cách. Có bốn biểu hiện chính: bổ nghĩa phụ, giai đoạn bị đánh dấu, thì và cấu trúc cú. Nhưng bốn tiêu chí này không thường xuyên trùng hợp, và không phải mọi trường hợp đều được phân biệt rõ ràng thành phạm trù này hay phạm trù kia.

Trong phương thức đồng nhất, một vật có một bản sắc được phân cho nó; nghĩa là thực thể này được dùng để xác định thực thể kia: “x được xác định bởi a” hay “a dùng để xác định bản ngã của x”. Về cấu trúc, thành phần x, thành phần được xác định (đồng nhất), là bị đồng nhất thể (identified), và thành phần a, dùng để xác định, là đồng nhất thể (identifier).

Những đặc điểm của cú quan hệ đồng nhất tương phản với những đặc điểm của cú quan hệ định tính:

+ Cụm danh từ hiện thực hóa chức năng đồng nhất thể điển hình là cụm danh từ xác định, hoặc là danh từ riêng hay đại từ. Hình thức duy nhất với tính từ làm chính tố là hình thức so sánh cao nhất.

+ Động từ hiện thực hóa quá trình thuộc một trong các lớp động từ “đẳng thức” (equative): play (đóng vai), act as (hoạt động như là), function as (đóng chức năng như là), serve as (dùng như là), mean (nghĩa là), indicate (thể hiện, chỉ ra), suggest (gợi ra), imply (hàm chỉ), show (chỉ), betoken (chứng tỏ), mark (đánh dấu), reflect (phản ánh), equal (bằng), add up to (tăng lên đến), make (làm thành), comprise (bao gồm), feature (đóng vai trò nổi bật), include (kể cả), represent (thể hiện), constitute (hình thành), form (tạo thành), exemplify (ví dụ), illustrate (minh họa), express (diễn tả), signify (chứng tỏ), realise (hiện thực hóa), spell (giải thích rõ), stand for (nói lên, thể hiện), be (là), become (trở thành), remain (vẫn là)...

+ Phần dò cho các cú quan hệ này là which; who; which/who...as.

+ Những cú này có thể đảo ngược được vị trí. Tất cả động từ trừ những động từ trung hòa be, become, remain và những động từ có các giới từ đứng sau như act as đều có hình thức bị động. Các cú có be đảo vị trí không thay đổi hình thức của động từ. Thành phần đồng nhất thể thường mang âm sắc nổi bật. Trong thực tế, nó không phải là như vậy; nó chỉ là mẫu thức điển hình, bởi vì chính thành phần xác định là thành phần có khả năng mang thông tin mới. Do đó, Bị đồng nhất thể – Đồng nhất thể không thể chỉ thuần túy chỉ giải thích như là thông tin Mới – Cũ trong quan hệ đồng nhất; bởi vì Bị đồng nhất thể – Đồng nhất thể là hai chức năng thể hiện trong khi thông tin Mới – Cũ là hai chức năng ngôn bản. Các cú quan hệ đồng nhất có sự lựa chọn về dạng; chúng có hình thức chủ động và bị động. Sự khác nhau này hoàn toàn có hệ thống, một khi chúng ta nhận ra cấu trúc của Biểu hiện và Giá trị: dạng chủ động là dạng trong đó Chủ ngữ là Biểu hiện (giống với trường hợp của các cú vật chất trong đó chủ động là hình thức trong đó chủ ngữ cũng là Hành thể). Sự khác nhau quan trọng nhất là động từ điển hình của quá trình quan hệ đồng nhất, đó là động từ be, không có hình thức bị động.

Với một động từ khác be, thành phần nào là Biểu hiện, thành phần nào là Giá trị là hoàn toàn rõ, bởi vì điều này có thể được xác định bằng dạng: nếu cú là cú chủ động, thì Chủ ngữ là Biểu hiện, trong khi đó nếu cú là Bị động, thì Chủ ngữ là Giá trị.

Sự phân biệt tương tự giữa phương thức định tính và phương thức sở hữu cũng được thấy trong hai kiểu quá trình khác: quá trình quan hệ sở hữu và quá trình quan hệ chu cảnh.

+ Quan hệ chu cảnh: trong kiểu quá trình này, mối quan hệ giữa hai vế là mối quan hệ thời gian, địa điểm, phong cách, nguyên nhân, đồng hành, vai diễn, vấn đề hay góc cạnh. Đây là những thành phần chu cảnh trong cú tiếng Anh.

Trong phương thức định tính: thành phần chu cảnh là thuộc tính được gán cho một thực thể nào đó. Chúng có hai hình thức: chu cảnh được thể hiện dưới hình thức Thuộc tính và chu cảnh được thể hiện dưới hình thức Quá trình.

Trong phương thức đồng nhất, chu cảnh có hình thức của mối quan hệ giữa hai thực thể; thực thể này được liên hệ với thực thể kia bởi đặc điểm thời gian, địa điểm hay phong cách,v.v... Giống như cú quan hệ chu cảnh định tính, mẫu thức này có thể được tổ chức về ngữ nghĩa theo một trong hai cách: như là một đặc điểm của tham thể hoặc như là một đặc điểm của quá trình.

+ Quan hệ sở hữu: Trong kiểu quan hệ sở hữu, mối quan hệ giữa hai vế là mối quan hệ sở hữu, thực thể này chiếm hữu thực thể kia.

Trong phương thức định tính, mối quan hệ sở hữu một lần nữa có thể được diễn đạt hoặc như là thuộc tính hoặc như là quá trình. Nếu mối quan hệ được nhập mã như là Thuộc tính, thì nó có hình thức của một cụm danh từ sở hữu, vật bị sở hữu là Đương thể còn Sở hữu thể là thuộc tính. Nếu mối quan hệ được nhập mã như là Quá trình, thì hai khả năng xuất hiện. Hoặc Sở hữu thể là Đương thể và Bị sở hữu thể là Thuộc tính. Hoặc bị sở hữu thể là Đương thể và Sở hữu thể là Thuộc tính.

Trong phương thức đồng nhất, sở hữu có hình thức của mối quan hệ giữa hai thực thể, và một lần nữa mối quan hệ này được tổ chức theo hai cách: hoặc như là một đặc điểm của các tham thể hoặc như là một đặc điểm của quá trình. Mối quan hệ giữa các tham thể Sở hữu thể và Bị sở hữu là quan hệ của Biểu hiện và Giá trị.

Ngoài ba kiểu Quá trình chính đã được trình bày ở trên còn có ba kiểu Quá trình phụ – định vị trên đường ranh giới mỗi kiểu quá trình chính:



- Quá trình hành vi: có chung những đặc điểm của quá trình vật chất và quá trình tinh thần. Đây là những quá trình (điển hình của con người) chỉ hành vi tâm sinh lí, như thở, ho, cười, mơ...Chúng là những quá trình rõ ràng nhất trong toàn bộ sáu kiểu quá trình bởi vì chúng không có những đặc điểm được xác định riêng. Tham thể “ứng xử” được gọi tên là Ứng thể (behavier), điển hình là một thực thể có ý thức giống như Cảm thể; nhưng quá trình về mặt ngữ pháp giống quá trình hành động hơn. Đường ranh giới giữa các quá trình hành vi là bất định; nhưng chúng ta có thể nhận ra các kiểu chính sau đây:

+ Các quá trình (cận tinh thần) ý thức được thể hiện như là các hình thức ứng xử như: look (nhìn), watch (theo dõi), stare (lườm)...

+ Các quá trình phát ngôn (cận phát ngôn) như hành vi như: talk (nói), chatter (nói huyên thuyên)...

+ Các quá trình sinh lí thể hiện trạng thái của ý thức như: cry (khóc), laugh (cười), frown (chau mày)...

+ Các quá trình sinh lí khác như: breathe (thở), cough (ho), faint (ngất xỉu)...

+ Các tư thế của thân thể (cận vật chất) các thú tiêu khiển như: sing (hát), dance (múa), lie down (nằm xuống)...

Quá trình hành vi hầu như là các quá trình trung tính; mẫu thức điển hình nhất là một cú chỉ gồm có Ứng thể và Quá trình.

- Quá trình phát ngôn: có chung những đặc điểm của quá trình quan hệ và quá trình tinh thần. Đây là các quá trình nói năng, bao hàm bất kì kiểu trao đổi ý nghĩa tượng trưng nào với chức năng là Phát ngôn thể. Quá trình phát ngôn có những mẫu thức riêng biệt. Bên cạnh khả năng có thể phóng chiếu, chúng chứa đựng ba chức năng tham thể khác ngoài chức năng Phát ngôn thể: Tiếp ngôn thể (receiver), Ngôn thể (verbiage), và Đích ngôn thể (Target). Các quá trình phát ngôn không yêu cầu tham thể có ý thức. Phát ngôn thể có thể là bất kì một cái gì tạo ra tín hiệu. Tiếp ngôn thể là tham thể với nó lời nói được hướng tới. Ngôn thể là chức năng tương ứng với cái được nói ra. Nó có thể có một trong hai ý nghĩa sau đây: Nó có thể là nội dung của cái được nói ra, nó cũng có thể là tên gọi của lời nói. Đích ngôn thể là thực thể được nhắm tới bởi quá trình phát ngôn.

- Quá trình hiện hữu: có chung những đặc điểm của quá trình vật chất và quá trình quan hệ. Các quá trình này thể hiện một cái gì đó tồn tại hay xảy ra. Ví dụ: There was a little guinea-pig; there seems to be a problem. Điển hình của các cú hiện hữu là chúng có chứa động từ be; ở khía cạnh này chúng cũng giống các cú quan hệ. Nhưng những động từ khác thường xuất hiện khác với các động từ trong cú quan hệ định tính và các cú đồng nhất. Một nhóm động từ có quan hệ mật thiết với ý nghĩa “tồn tại” hay “xảy ra” như: exist, remain, arise,occur, come about, happen, take place. Một nhóm các động từ khác chứa đựng một đặc điểm chu cảnh nào đó như chỉ thời gian: follow, ensue, chỉ địa điểm: sit, stand, hang, rise, stretch, emerge, grow. Nhưng một số lượng lớn các động từ khác cũng có thể được dùng trong phạm vi các cú hiện hữu trừu tượng như: erupt, flourish, prevail. Thường xuyên, một cú hiện hữu chứa một thành phần chu cảnh tách biệt chỉ thời gian hay địa điểm; nếu thành phần chu cảnh là Đề ngữ thì chủ ngữ there có thể bị lược bỏ – nhưng nó vẫn sẽ xuất hiện nếu có thành phần câu hỏi đính kèm. Sự vật hay sự kiện được cho là tồn tại được gọi là Hiện Hữu thể (existent). Trên nguyên tắc, có thể tồn tại bất kì một hiện tượng nào được giải thích như là một “sự vật”: người, sự vật, thể chế, vật trừu tượng...

Tóm lại, có thể tóm tắt các kiểu quá trình như sau:



Kiểu quá trình

Phạm trù ý nghĩa

Tham thể

vật chất:

hành động

sự kiện

hành vi

tinh thần:

tri giác

tình cảm

tri nhận



phát ngôn

quan hệ:

định tính

đồng nhất

hiện hữu


hành động

hành động

xảy ra

ứng xử


cảm giác

nhìn thấy

cảm thấy

nghĩ


nói năng

tồn tại

định tính

đồng nhất/xác định

tồn tại


Hành thể, Đích thể

Ứng thể

Cảm thể, Hiện tượng

Phát ngôn thể, Đích ngôn thể

Đương thể, Thuộc tính

Bị đồng nhất thể, Đồng nhất thể

Biểu hiên, Giá trị

Hiện hữu thể




1.2.4.2. Câu với chức năng lời trao đổi: diễn đạt quan hệ liên nhân

Trong mỗi hệ thống ngôn ngữ có những phương tiện hình thức đánh đấu những hành động nói nhằm thể hiện các thái độ khác nhau trong giao tiếp thông qua các kiểu câu như: câu trình bày, nghi vấn, cầu khiến... Để phát triển cuộc thoại, người nghe có thể tỏ thái độ bằng cách đặt thêm những câu hỏi, những yêu cầu... nhằm triển khai cuộc thoại. Có thể nói cái đang xảy ra trong các ngôn bản này là một thành phần cụ thể của câu được đưa đi đẩy lại trong một loạt những trao đổi hỏi đáp và nó được gọi là thành phần Thức (Mood), và bao gồm hai tiểu thành phần: chủ ngữ (subject), là một cụm danh từ, và tác tử Hữu định (finite) là một phần của cụm động từ.



Thức

Phần dư

The duke

has

given that teapot away

chủ ngữ

hữu định




Ngài công tước đã vứt chiếc ấm trà đi

Chủ ngữ, khi nó xuất hiện lần đầu tiên thì có thể là một cụm danh từ và khi được nhắc lại thì nó có thể là một đại từ nhân xưng. Chủ ngữ cung cấp phần còn lại của cái hình thành nên một phán đoán, đó là một cái gì đó qua quy chiếu của nó nhận định có thể được khẳng định hay phủ nhận. Đề ngữ không đánh dấu của cú tuyên bố là Chủ ngữ. Chủ ngữ điển hình của cú đề nghị là người nói (speaker) và của Chủ ngữ của yêu cầu là người đang được nói với (người nghe). Chủ ngữ trong những cú như vậy thường là Hành thể.

Thành phần Hữu định là một trong số ít những tác tử động từ biểu đạt thì (tense) hay tình thái. Tuy nhiên trong một số trường hợp thành phần Hữu định và động từ có nghĩa từ vựng (lexical verb) được “kết lại” với nhau thành một từ đơn lẻ, ví dụ như: loves, gave... Thành phần Hữu định có chức năng làm cho nhận định trở nên hữu định. Nghĩa là nó giới hạn nhận định; nó đưa nhận định trở lại thực tế để trở thành một cái gì đó có thể tranh cãi được. Cách đơn giản để biến một cái gì đó có thể tranh cãi được là tạo cho nó một điểm quy chiếu theo thời gian và không gian; và đây là chức năng mà thành phần Hữu định đảm nhiệm. Nó liên hệ nhận định với ngôn cảnh trong sự kiện lời nói. Điều này có thể được thực hiện bằng một trong hai cách. Hoặc thông qua quy chiếu thời điểm nói, còn gọi là Thì chính yếu (primary tense), hoặc thông qua tham chiếu đánh giá của người nói, còn gọi là Tình thái (modality). thì chính yếu có nghĩa là thời gian chỉ quá khứ, hiện tại và tương lai ở thời điểm nói, nó là thời điểm liên hệ với bây giờ. Tình thái có nghĩa là sự đánh giá của người nói về những khả năng, hay bổn phận tham gia vào điều mà họ nói. Do đó, tính Hữu định được diễn đạt thông qua tác tử động từ có thể là thời gian, có thể là tình thái. Nhưng có một đặc điểm kèm theo khác rất cơ bản của tính Hữu định, đó là điểm phân cực (polarity). Đây là sự lựa chọn giữa khẳng định và phủ định. Để cho một điều gì đó có thể tranh cãi được, thì nó phải được cụ thể hóa để phân cực: hoặc nó là như thế hoặc không phải là như thế. Vì vậy, cùng với việc diễn đạt thì và tình thái, thành phần Hữu định còn hiện thực hóa cả đặc điểm phân cực nữa. Mọi tác tử đều xuất hiện dưới cả hai hình thức hoặc khẳng định hoặc phủ định. Tính Hữu định kết hợp việc cụ thể hóa hoặc quy chiếu thời gian hoặc quy chiếu tình thái đối với sự kiện lời nói. Nó hình thành nên thành phần động từ trong Thức.



Các tác tử thời gian




Quá khứ

Hiện tại

Tương lai

Khẳng định

did, was, had, used to

does, is, has

will, shall, would, should

Phủ định

didn’t, wasn’t, hadn’t, didn’t use to

doesn’t, isn’t, hasn’t

won’t, shan’t, wouldn’t, shouldn’t

Các tác tử tình thái




Thấp

Trung bình

Cao

Khẳng định

can, may, could, might, dare

will, would, should, is/ was to

must, ought to, need, has/have to

Phủ định

needn’t, doesn’t/didn’t + need to, have to

won’t, wouldn’t, shouldn’t, isn’t, wasn’t

mustn’t, oughtn’t to , can’t, couldn’t, mayn’t, mightn’t, hasn’t/hadn’t to

Chủ ngữ và thành phần hữu định có liên hệ chặt chẽ với nhau và kết hợp với nhau để hình thành nên một thành tố được gọi là Thức (Mood). Thức là thành phần hiện thực hóa sự lựa chọn Thức trong cú. Đôi khi nó được gọi là thành phần Tình thái (modal).

Phần còn lại của câu được gọi là phần Dư (Residue). Đôi khi nó được gọi là “phán đoán” (proposition). Nguyên tắc chung ở phía sau của việc thể hiện thành phần Thức trong cú là như sau: Phạm trù ngữ pháp được sử dụng đặc thù để trao đổi thông tin là Thức chỉ định (indicative); trong thức chỉ định, cách diễn đạt đặc trưng của một nhận định là cú tuyên bố (declarative), cách diễn đạt đặc trưng của một câu hỏi là thức nghi vấn (interrogative); và trong phạm trù thức nghi vấn, có một sự phân biệt tiếp theo giữa có – không (yes-no) cho các câu hỏi có cực, và các câu hỏi bắt đầu bằng thành phần WH cho các câu hỏi yêu cầu nội dung. Các đặc điểm này được diễn đạt như sau:

+ Sự hiện diện của thành phần Thức bao gồm Chủ ngữ cộng với thành phần Hữu định, hiện thực hóa đặc điểm “chỉ định”;

+ Trong phạm trù chỉ định, cái mà có tầm quan trọng là trật tự của Chủ ngữ và thành phần Hữu định:

Trật tự chủ ngữ đứng trước Hữu định hiện thực hóa đặc điểm tuyên bố.

Trật tự Hữu định đứng trước Chủ ngữ hiện thực hóa đặc điểm “nghi vấn có-không”;

Trong cú nghi vấn có thành phần Wh- trật tự của nó là:

Chủ ngữ đứng trước thành phần Hữu định nếu thành phần Wh- là chủ ngữ; Hữu định đứng trước Chủ ngữ là trật tự ngược lại.

Phần Dư bao gồm các thành phần chức năng thuộc ba kiểu: Vị ngữ (predicator), bổ ngữ (complement), và phụ ngữ (adjunct). Trên nguyên tắc chỉ có thể có một vị ngữ, một bổ ngữ và một số lượng bất định các Phụ ngữ. Trật tự điển hình của các thành phần trong phần Dư là: Vị ngữ + (các) bổ ngữ + (các) phụ ngữ. Phụ ngữ hay Bổ ngữ có thể xuất hiện trong chức năng Đề ngữ hoặc thành phần WH – trong cú nghi vấn hoặc là Đề ngữ đánh dấu trong cú tuyên bố. Điều này không có nghĩa là nó trở thành một thành phần của Thức; nó vẫn nằm trong phần Dư. Kết quả là phần Dư bị tách thành hai bộ phận: nó trở nên gián đoạn. Tuy nhiên, trong phạm trù phụ ngữ nói chung có hai kiểu đặc biệt không theo các nguyên tắc sắp xếp trật tự, và trong thực tế không nằm trong phần Dư. Chúng là Phụ ngữ tình thái và phụ ngữ hợp. Một thành phần khác xuất hiện trong cấu trúc cú như là một sự trao đổi, nhưng lại nằm ngoài hai thành phần Thức và Dư là thành phần Hô ngữ. Đây cũng là một thành phần cơ động, nó xuất hiện hoặc ở vị trí Đề ngữ hoặc giữa Đề ngữ và Thuyết ngữ (nhưng thường không ở giữa thành phần Thức và phần Dư, hoặc ở vị trí cuối cú. Nó có thể đi theo một cú thuộc bất kì chức năng nào của Thức nhưng đi với các cú yêu cầu nhiều hơn là các cú tuyên bố.

- Đối với các cú nghi vấn có WH-, Thành phần WH- là thành phần khu biệt trong cấu trúc liên nhân của cú. Chức năng của nó là cụ thể hóa thực thể mà người hỏi muốn được cung cấp. Thành phần này thường chiếm vị trí Đề ngữ trong cú. Thành phần WH- thường trùng khớp với một trong ba chức năng Chủ ngữ, Bổ ngữ hay Phụ ngữ. Nếu nó trùng hợp với chủ ngữ thì nó là một phần của thành phần Thức và do đó trật tự trong thành phần Thức phải là Chủ ngữ – Hữu định. Mặt khác, nếu thành phần WH- trùng khớp với Bổ ngữ hay Phụ ngữ, thì nó là một phần của phần Dư, và trong trường hợp đó trật tự nghi vấn điển hình trong thành phần Thức tự khẳng định lại nó, và chúng ta có thành phần Hữu định đứng trước chủ ngữ. Ví dụ:


Where

have

all the flowers

gone

Phụ ngữ có WH

Hữu định

Chủ ngữ

Vị ngữ

Phần dư

Thức








tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương