BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 0.72 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.72 Mb.
#5086
1   2   3   4


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




11. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 48 /2012/TT-BGDĐT

Ngày 11 tháng12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)




I. MỤC TIÊU:

Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở hệ dự bị đại học (DBĐH) nhằm giúp cho học sinh (HS).



1. Về kiến thức:

- Biết được mối quan hệ xã hội giữa con người với cộng đồng và đặc điểm của từng cộng đồng, nhất là cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

- Hiểu được các chính sách quan trọng của Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, về tôn giáo, dân số, môi trường; kinh tế,văn hoá; an ninh và quốc phòng.

- Biết được bản chất Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Hiểu bản chất và vai trò của pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Hiểu quyền về nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước.



2. Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích đánh giá các hiện tượng, các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

- Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị của pháp luật.

- Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phê phán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.



3. Về thái độ:

- Yêu quê hương, đất nước; bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.

- Tin tưởng vào các đường lối, chủ trương của Đảng chống các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch âm mưu gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tôn trọng và thực hiện theo pháp luật và các quy định chung của cộng đồng, của tập thể.

- Xây dựng niềm tin và mục đích sống cao đẹp của thanh niên trong giai đoạn mới hiện nay.



II. YÊU CẦU

Học sinh hiểu rõ về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, hiểu sâu hơn về Cộng đồng dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước, Pháp luật. Trên cơ sở đó, nâng cao trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng trong học tập, rèn luyện và trách nhiệm của công dân với Nhà nước, Pháp luật


III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

STT

Chương

Tên chương




Số tiết




Tổng số

Lý thuyết

Bài tập

1

I

Cá nhân với cộng đồng

15

13

2

2

II

Công dân với nhà nước và pháp luật

12

11

1






Tổng

27






Kiểm tra kết thúc môn học: 01 tiết (trong giờ lên lớp) hoặc cho đề mở, học sinh làm ở nhà, nộp bài cho giáo viên)


IV. ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Chương I

CÁ NHÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (15 tiết)
I. CÁ NHÂN VỚI CỘNG ĐỒNG(8 tiết)

1. Cộng đồng xã hội.

1.1. Khái niệm cộng đồng

1.2. Những đặc điểm của cộng đồng

1.2.1. Tính ổn định bền vững

1.2.2. Tính khác biệt

1.3. Cá nhân trong cộng đồng

1.3.1. Cá nhân là gì?

1.3.2. Những đặc điểm của cá nhân

1.3.3. Cá nhân tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau (gia đình, trường học, nhóm bạn, cộng đồng mang tính chất nghề nghiệp…)

2. Một số hình thức cộng đồng.

2.1. Gia đình

2.1.1. Chức năng của gia đình

2.1.2. Các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên

2.2. Cộng đồng dân cư

2.2.1. Dân cư, cộng đồng dân cư, các dạng chủ yếu của cộng đồng dân cư (nhấn mạnh dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người)

2.2.2. Một số chính sách KT-XH đảm bảo sự phát triển của cộng đồng dân cư.

2.3. Cộng đồng các đoàn thể chính trị - xã hội.

2.3.1 Đảng cộng sản Việt Nam.

2.3.2. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

2.3.3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

3. Vai trò của cá nhân đối với sự phát triển cộng đồng

3.1. Những điều kiện phát triển cộng đồng.

3.1.1. Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân.

3.1.2. Đoàn kết, hợp tác và đấu tranh.

3.1.3. Dân chủ và kỷ luật.

3.2. Vai trò của cá nhân đối với sự phát triển cộng đồng.

3.2.1. Lao động và học tập - xây dựng đất nước giàu mạnh.

3.2.2. Bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển bền vững.

3.2.3. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

3.2.4. Bảo vệ tổ quốc, chống diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ.


II. CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM (7 tiết)

1. Quan niệm chung về dân tộc và cộng đồng dân tộc

2. Một số đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam

2.1. Là một quốc gia có nhiều dân tộc.

2.2. Có truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù lao động trong quá trình dựng nước và giữ nước.

2.3. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.

2.4. Các dân tộc ít người chủ yếu cư trú ở miền núi, vùng sâu, biên giới có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

2.5. Các dân tộc có trình độ phát triển không đồng đều.

2.6. Có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng và mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng.

3. Một số quan điểm, chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng, nhà nước Việt Nam

3.1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc và tôn giáo.

3.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và tôn giáo.

4. Trách nhiệm của thanh niên học sinh sinh viên dân tộc ít người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4.1. Học để có đủ tri thức, phẩm chất, trở về góp phần xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước.

4.2. Sống hòa nhập, hợp tác trong cộng đồng.

4.3. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.


Chương II

CÔNG DÂN VỚI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT(12 tiết)

1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

1.1. Nguồn gốc của Nhà nước.

1.2. Bản chất của Nhà nước.

1.3. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.3.1. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1.3.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.



2. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật

2.1. Nguồn gốc của pháp luật.

2.2. Bản chất của pháp luật.

2.3. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.3.1. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2.3.2. Sơ lược hệ thống pháp luật Việt Nam.

2.3.3. Tăng cường pháp chế XHCN trong giai đoạn hiện nay.

3. Trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và pháp luật

3.1. Khái niệm công dân.

3.2. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

3.2.1. Tại sao và thế nào là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

3.2.2. Làm thế nào để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có hiệu quả nhất.

3.3. Trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và pháp luật

3.3.1. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp. Rèn luyện đạo đức. Cần nhận thức sâu sắc: phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí là con đương cơ bản để thoát khoải nghèo nàn, lạc hậu, giải quyết các vấn đề bình đẳng dân tộc.

3.3.2. Sẵn sàng, tích cực tham gia lao động - lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, say mê nghề nghiệp.

3.3.3. Chăm lo xây dựng đời sống cho gia đình hạnh phúc, tiến bộ; hòa nhập cộng đồng, tham gia công tác xã hội.

3.3.4. Bảo vệ tài nguyên, môi trường để phát triển bền vững.

3.3.5. Hiểu biết, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật ; vận động mọi người cùng thực hiện tốt.

4. Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và Pháp luật

4.1. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

4.2. Những nguyên tắc để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân.

4.3. Các quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Các loại quyền và nghĩa vụ về chính trị: Quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trung thành với Tổ quốc).

- Các quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội.



- Các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.




KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
(đã kí)


Bùi Văn Ga







tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương