Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt


Tình hình nghiên cứu trong nước



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang27/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 
Ngành chăn nuôi nước ta đang đứng trước thách thức lớn, để có thể cạnh tranh 
được với các nước khác khi chúng ta gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế 
(AFTA, WTO và TPP). Yêu cầu của ngành chăn nuôi là phải có giống có năng suất 
sinh trưởng, sinh sản và chất lượng sản phẩm tốt, đặc biệt là sản phẩm phải có giá 
trị trí tuệ nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. o đó, việc 
nghiên cứu tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đang là một đòi h i cấp bách. 
Xu hướng tiêu dùng, ngày càng đòi h i sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao và đảm 
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã thúc đẩy người chăn nuôi phát triển và sử dụng 
các giống lợn ngoại, lợn lai ngoại ngoại để tạo ra lợn nuôi thịt có năng suất và chất 
lượng cao. Các cơ sở chăn nuôi lợn quốc doanh đang chịu một sức ép cạnh tranh 
khốc liệt từ phía các công ty nước ngoài vì họ có lợi thế về vốn, quy mô và kinh 
nghiệm sản xuất... Từ thực tế trên cho thấy, việc cải thiện và nâng cao năng suất, 
chất lượng đàn lợn giống để đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang là nhiệm vụ 
vừa cấp bách, vừa lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của một cơ sở sản xuất giống. 
1.2.2.1. Những nghiên cứu về ứng dụng GTG trong công tác giống lợn 
Những năm gần đây, phương pháp ước lượng giá trị giống BLUP đã trở nên 
phổ iến trên thế giới và ắt đầu ứng dụng ở iệt Nam. 
Tạ Thị Bích uyên và cs., (2001), đã sử dụng phương pháp BLUP để xác định 
giá trị giống cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sống/lứa. Kiều Minh Lực và cs., 
(2001), đã ứng dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống một số tính trạng 
ở đàn lợn nái Phú Sơn và Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình 
Thắng (TTNC-HLCN).
Một số tác giả ước đầu đã nghiên cứu các phần mềm như ietpig ( õ ăn Sự 
và cs., 2002) và phần mềm HeoNAC (Kiều Minh Lực và cs., 1999), đã được một số 
cơ sở ứng dụng thử nghiệm. Trong mấy năm gần đây, phương pháp BLUP đã được 


38 
đẩy mạnh, ứng dụng trong chọn lọc ở một số cơ sở chăn nuôi. Tuy nhiên, số cơ sở 
có thể ứng dụng được cũng còn rất hạn chế. ì để làm được, đòi h i kỹ thuật viên 
sử dụng các phần mềm phải có kiến thức về vi tính cũng như sự am hiểu về toán di 
truyền. Các chuyên gia như: Kiều Minh Lực. (2001), đã xác định giá trị giống cho 
đàn lợn thuần ở trại lợn Phú Sơn Trần Thị ân và Nguyễn Ngọc Tuân. (2001), xác 
định giá trị giống cho tính trạng dày mỡ lưng và số con sơ sinh sống/ổ Trịnh Công 
Thành và ương Minh Nhật. (2005), đã đánh giá giá trị giống qua 3 thế hệ chọn lọc 
và qua từng năm cho đàn lợn thuần tại xí nghiệp lợn giống Đông Á, xí nghiệp chăn 
nuôi lợn giống Cấp I, - Phú Sơn và TTNC-HLCN Bình Thắng Tạ Thị Bích uyên 
và cs.,(2007), đã đánh giá giá trị giống của một số tính trạng kinh tế quan trọng của 
đàn lợn giống nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương Phạm Thị Kim 
ung và Tạ Thị Bích uyên. (2009) cũng ước tính giá trị giống về tính trạng số con 
sơ sinh sống/lứa của 5 dòng cụ kỵ nuôi tại trại giống hạt nhân Tam Điệp 
iệc xây dựng chỉ số chọn lọc kết hợp giá trị giống của các tính trạng chọn 
lọc, đã ắt đầu được quan tâm tại một số trại lợn giống. Đối với các tính trạng sinh 
sản của hai giống Yorkshire và Landrace, Đoàn ăn Giải và ũ Đình Tường. 
(2004) đã áo cáo tiến ộ di truyền ước đầu ở hai giống lợn trên tại Xí nghiệp lợn 
giống Đông Á ằng việc áp dụng chỉ số chọn lọc sau: 
I = 169 * GTG
CSS
+ 16 * GTG
P21
Trong đó: 
GTG
css
: Giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ 
GTG
P21
: Giá trị giống của khối lượng 21 ngày tuổi/ổ 
Bằng việc sử dụng chỉ số chọn lọc nái sinh sản trên đây, Đoàn ăn Giải và ũ 
Đình Tường. (2004) đã cho iết, tiến ộ di truyền ình quân về số con sơ sinh 
sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ tương ứng là 0,045 con/năm và 0,056kg/ổ đối 
với giống Yokshire 0,047con/năm và 0,070kg/ổ đối với giống Landrace trong 3 
năm từ 2001 - 2004. Một số cơ sở giống lợn khác như Công ty Chăn nuôi lợn Phú 
Sơn ( ương Minh Nhật. 2004 Trịnh Công Thành và ương Minh Nhật. 2005), Xí 
nghiệp lợn giống cấp I, Xí Nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp và Xí nghiệp chăn nuôi 
lợn ưỡng Sanh (Trịnh Công Thành. 2002) hay Trung tâm NC & HLCN Bình 


39 
Thắng (Nguyễn ăn Hùng và Trịnh Công Thành. 2006), cũng đã xây dựng các chỉ 
số chọn lọc cho các dòng cha, dòng mẹ và cũng cho những kết quả tương tự. 
Trịnh Hồng Sơn. (2014), nghiên cứu về GTG ước tính của các tính trạng sinh 
sản, sinh trưởng và cho thịt của dòng lợn đực VCN03 cho biết: 5% nái có GTG cao 
nhất của từng tính trạng được chọn vào đàn hạt nhân nhằm nâng cao năng suất chất 
lượng nái là 18 con với GTG trung bình của tính trạng số con sơ sinh sống/ổlà 
+0,987 (+0,728 - +1,551; Số con cai sữa/ổ là +0,550 (+0,424 - +1,115); Khối lượng 
sơ sinh sống/ổ là +0,227 (+0,200 - +0,415); Khối lượng sơ sinh sống/con là +0,036 
(+0,026 - +0,066); Khối lượng cai sữa/ổ là +3,930 (+3,201 - + 6,401); và khối 
lượng cai sữa/con là +0,219 (+0,174 - +0,350). 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương