Bộ giáo dụC & ĐÀo tạo trưỜng đẠi học giao thông vận tải tp. Hcm ngàNH: luật và chính sách hàng hảI    tiểU luậN



tải về 300.75 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu17.01.2024
Kích300.75 Kb.
#56347
1   2   3   4   5   6   7
tiểu luân luật dân sự

2.2 Thừa kế theo pháp luật
2.2.1 Khái niệm và những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự theo pháp luật quy đinh,
Trường hợp xảy ra thừa kế là khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế trong di chúc chết cùng lúc, không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định thừa kế theo di chúc mà không có quyền hoặc từ chối nhận di sản. Đối với những phần di sản không được chia theo di chúc thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

2.2.2 Người thừa kế theo pháp luật
Khác với người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và được pháp luật chia theo hàng thừa kế sau đây :
Hàng thừa kế thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha, mẹ, cha đẻ, mẹ đẻ, con ruột, con nuôi của người chết.
Hàng thứ hai bao gồm : ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoài, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người chết.
Hàng thừa kề thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng nhận di sản bằng nhau. Trừ khi những người thừa kế hàng thứ nhất đều chết thì những người ở hàng thừa kế thứ hai được nhận di sản, tương tự như vậy ở hàng thừa kế thứ ba.
Con nuôi hoặc cha mẹ nuôi có giấy tờ xác nhận đầy đủ thì có thể nhận di sản thừa kế của nhau

Chương III. Đánh giá thực trạng thừa kế ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị
3.1 Thực trạng thừa kế hiện nay
Nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, ngoài những vụ tranh chấp đất đai giáp ranh, liền kề giữa hàng xóm thì chủ yếu là tranh chấp di sản thừa kế do ông bà, cha mẹ để lại. Có nhiều gia đình chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng nộp đơn khởi kiện tại Toà; dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn hay thuê người đến doạ nạt, hành hung người nhà… chỉ để nhận lại vài mét đất ruộng, đất ở là di sản mà cha mẹ để lại. Những trường hợp như vậy, dù thắng hay thua, cũng đều để lại nỗi đau tinh thần và cả sức khoẻ cho những người trong cuộc, đáng tiếc hơn là họ đã đánh mất một thứ tình cảm gia đình thiêng liêng lớn lao, không vật chất nào sánh bằng.
Ngoài ra, mặt trái của sự phát triển kinh tế – xã hội khiến giá trị đạo đức và sự gắn kết giữa các thành viên gia đình của một bộ phận người dân không được bền chặt, dễ bị tác động của vật chất. Họ đặt giá trị vật chất lên cao hơn giá trị tinh thần và tình cảm gia đình, vì thế những trường hợp tranh chấp xảy ra đều là do anh em không tự thỏa thuận được, sự thỏa thuận không công bằng dẫn tới không đồng thuận, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những đồng thừa kế cùng hàng hoặc cậy quyền, tham lam, bất chấp pháp luật, tình thân… Trong đó, đáng lo ngại nhất là do lòng tham, lợi dụng mối quan hệ xã hội rộng để lo lót, bóp méo sự thật để được pháp luật công nhận di sản đó của riêng mình thông qua việc làm di chúc, biên bản họp hội đồng gia tộc, tặng cho tài sản giả, giả mạo chữ ký…


tải về 300.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương