Bộ giáo dụC & ĐÀo tạo trưỜng đẠi học giao thông vận tải tp. Hcm ngàNH: luật và chính sách hàng hảI    tiểU luậN



tải về 300.75 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu17.01.2024
Kích300.75 Kb.
#56347
1   2   3   4   5   6   7
tiểu luân luật dân sự

4. Phương Pháp Nghiên Cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài đánh giá thực trạng thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay có thể bao gồm các bước sau:
1. Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi và giới hạn của đề tài.
2. Tổng quan lý luận về khái niệm, nguyên tắc, hình thức và điều kiện của thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.
3. Phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay, nhận diện các vấn đề, khó khăn và thách thức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và người để lại di sản.
4. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và phát triển kinh tế - xã hội.

5. Kết Cấu Của Đề Tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài có 4 chương
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4

Chương I. Khái niệm chung về thừa kế
1.1 Khái niệm quyền thừa kế
Theo nghĩa rộng : Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền nghĩa vụ của người thừa kế.
Theo nghĩa hẹp : Là quyền của cá nhân để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác.
Được quy định trong các văn bản pháp luật :

  • Khoản 2, điều 32, Hiến Pháp 2013 “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế

được pháp luật bảo hộ “.

  • Điều 609 Luật dân sự 2015 “ Cá nhân có quyền để lại di chúc để định đoạt tài

sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc “.

1.2. Đặc điểm
Thứ nhất : Pháp luật về thừa kế mang bản sắc giai cấp.
Ở mỗi chế độ khác nhau có quy định về thừa kế khác nhau, tùy thuộc vào chính chất của chế độ sở hữu trong xã hội đó. Trong xã hội mà nền tảng kinh tế của chúng được dựa vào chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì thừa kế sẽ bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột trong xã hội đó. Trong chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp bóc lột chiếm giữ các tư liệu sản xuất của xã hội, di sản họ để lại cho con cái không chỉ là của cải vật chất mà còn truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của giai cấp đó với nhân dân lao động.
Thứ hai : Pháp luật về thừa kế có mỗi quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu.
Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù có mầm mống và xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, tồn tại song song trong mọi hình thức kinh tế- xã hội. Sở hữu là yếu tố đầu tiên để từ đó làm xuất hiện quyền thừa kế, thì thừa kế là phương tiện để duy trì xác lập quyền sở hữu. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, mọi của cải vật chất điều thuộc về bộ lạc hoặc thị tộc, chưa xác lập quyền sở hữu cá nhân thì về mặt pháp lý quyền thừa kế không tồn tại. Đến giai đoạn chiếm hữu nô lệ đã bắt đầu xác lập quyền sở hữu, khi các tù binh không bị giết đi mà được trao cho các cá nhân để làm nô lệ, khi đó mới có mầm mống ra đời của quyền thừa kế. Các tài sản, nô lệ của người chết được những người chung huyết thống thừa kế lại, không bị lọt ra ngoài.
Các nhà nước hiện đại khi vận động phát triển cũng có những quy định về quyền sở hữu khác nhau, kéo theo đó sự thay đổi của quyền thừa kế.


tải về 300.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương